Những câu hỏi liên quan
Ninh Nguyễn Trúc Lam
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
28 tháng 10 2016 lúc 20:30

1. ví dụ : sinh sản bằng bào tử ở nấm , sinh sản phân đôi ở trùng roi , mọc chồi ở thủy tức .

弃佛入魔
28 tháng 10 2016 lúc 19:35

Con thằn lằn bị đứt đuôi rồi tái sinh một bộ phận không phải là sinh sản

Sinh sản là có cá thể mới tạo thành

Bình Trần Thị
28 tháng 10 2016 lúc 20:31

2. không phải vì đó là sự tái sinh một bộ phận chứ không phải sinh sản .

Phan Mai Hoa
Xem chi tiết
Võ Hà Kiều My
14 tháng 12 2016 lúc 20:43

1.Chuyển hóa năng lượng là quá trình biến đổi năng lượng sinh ra trong cơ thể thành các dạng năng lượng khác cần thiết cho sự sống và liên quan chặt chẽ tới chuyển hóa chất. Trong quá trình biến đổi năng lượng không sinh thêm và cũng không mất đi mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác.

Năng lượng chuyền hóa trong cơ thể theo trình tự như sau:

-Qua hoạt động ăn uống để lấy chất dinh dưỡng.

-Qua hoạt động tiêu hóa để biến thức ăn thành chất dinh dưỡng.

-Nhờ hoạt động hô hấp oxi hóa thành năng lượng cung cấp cho hoạt động sống của con người.

Võ Hà Kiều My
17 tháng 12 2016 lúc 19:19

Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực(tinh trùng) và tế bào sinh dục cái(trứng)

VD: cá chép...

Sinh sản hữ tính là hình thức sinh sản có sự kết hợp giữa teesbaof sinh dục đực(tinh trùng) và tế bào sinh dục cái(trứng)

VD: thỏ

Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
7 tháng 8 2023 lúc 12:38

Tham khảo:

- Ví dụ về loài sinh vật có sinh sản hữu tính: người, gà, chó, mèo, trai sông, giun đất,...
- Ví dụ về sinh vật có sinh sản vô tính: các loại khoai, cây mía, dương xỉ.

Tu Pham Van
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
12 tháng 12 2016 lúc 18:49

6.Các phản xạ không điều kiện là phản xạ bẩm sinh, được di truyền, mang tính chất của loài, tương đối ổn định trong suốt đời sống của cá thể, là phản xạ phát sinh khi có kích thích thích ứng tác động lên các trường thụ cảm nhất định. Các phản xạ có điều kiện là các phản xạ tập nhiễm được trong đời sống của cá thể, mang tính chất của cá thể, có thể bị mất đi khi điều kiện tạo ra nó không còn nữa, là phản xạ có thể được hình thành với các loại kích thích khác nhau tác động lên các trường thụ cảm khác nhau.

Các phản xạ có điều kiện được thành lập trên cơ sở của bất cứ phản xạ không điều kiện nào, nên có thể phân loại các phản xạ có điều kiện theo các phản xạ không điều kiện. Tuy nhiên, theo cách thức hình thành, theo tính chất của các kích thích có thể phân chia các phản xạ có điều kiện thành các phản xạ có điều kiện tự nhiên, phản xạ có điều kiện nhân tạo.

Bình Trần Thị
12 tháng 12 2016 lúc 18:42

1.Sinh sản là một quá trình sinh học tạo ra các sinh vật riêng biệt mới. Sinh sản là một đặc điểm cơ bản của tất cả sự sống.

Bình Trần Thị
12 tháng 12 2016 lúc 18:42

2. có 2 hình thức sinh sản : sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính .

Stellar Phan
Xem chi tiết
Dương Thu Hiền
13 tháng 10 2016 lúc 18:45

- Hiện tượng con thằn lằn bị đứt đuôi rồi tái sinh đuôi mới không được coi là sinh sản vô tính vì nó chỉ tái sinh một bộ phận chứ không phải hình thành cơ thể mới từ cơ thể ban đầu.

 

Lý Nguyệt Viên
17 tháng 10 2016 lúc 15:15

Ê mày , bà sinh bã kiu học bài nào dị

弃佛入魔
20 tháng 10 2016 lúc 20:43

Câu hỏi của bạn rất là hay

Con thằn lằn bị đứt đuôi rồi tái sinh không phải sinh sản.Vì nó chỉ tái sinh một bộ phận(đuôi) chứ không phải hình thành cơ thể mới.

CHÚC BẠN HỌC TỐT haha

Minh Lệ
Xem chi tiết
ひまわり(In my personal...
8 tháng 8 2023 lúc 15:51

Tham khảo!

 

Tiêu chí

Sinh sản vô tính

Sinh sản hữu tính

Khái niệm

Là hình thức sinh sản tạo ra cơ thể mới với các đặc điểm giống cá thể ban đầu mà không có sự đóng góp vật chất di truyền của cá thể khác.

Là hình thức sinh sản có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái tạo thành hợp tử, hợp tử phát triển thành cơ thể mới.

Cơ sở tế bào học

Dựa trên cơ sở quá trình nguyên phân.

Dựa trên cơ sở quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.

Đặc điểm di truyền

Vật chất di truyền của các cơ thể con giống nhau và giống cơ thể mẹ.

Vật chất di truyền của các cơ thể con được tái tổ hợp từ hai nguồn khác nhau nên có sự sai khác.

Điều hòa sinh sản

Được điều hòa chủ yếu bởi hệ thống kiểm soát chu kì tế bào.

Được điều hòa bởi các hormone.

Ý nghĩa

Tạo ra các cá thể thích nghi với điều kiện sống ổn định.

Tạo ra các cá thể thích nghi tốt với các điều kiện sống thay đổi.

Ví dụ

- Thực vật: Cây chuối, gừng, hành, thuốc bỏng, rau má,…

- Động vật: Hải quỳ, bọt biển, thủy tức, sao biển, giun dẹp,…

- Thực vật: Bí ngô, dưa chuột, chanh, bưởi,…

- Động vật: Chim, ếch, cá, trâu, bò, mèo, gà,…

Minh Lệ
Xem chi tiết

- Vai trò của sinh sản hữu tính ở sinh vật:

+ Tạo ra các cá thể mới đa dạng, đảm bảo sự phát triển liên tục của loài và sự thích nghi của loài trước môi trường sống luôn thay đổi.

+ Tạo ra nguồn nguyên liệu phong phú cho chọn giống.

- Ứng dụng sinh sản hữu tính ở sinh vật: Trong chăn nuôi và trồng trọt, con người đã ứng dụng sinh sản hữu tính để tạo ra thế hệ con mang các đặc điểm tốt của cả bố lẫn mẹ, đáp ứng nhu cầu đa dạng của con người.

- Ví dụ:

+ Ở ngô, tiến hành cho hoa đực (bông cờ) của cây ngô tím có hạt ngọt, bắp to thụ phấn với hoa cái của cây ngô nếp ta hạt dẻo, màu trắng sẽ thu được các bắp ngô tím hạt dẻo, bắp to.

+ Cho lai hữu tính giữa giống lợn thuần chủng Đại Bạch và giống lợn Ỉ Việt Nam đã tạo ra giống lợn lai Ỉ - Đại Bạch lớn nhanh, trọng lượng xuất chuồng lớn, tỉ lệ nạc cao, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

sakura ichiko
Xem chi tiết
Mỹ Viên
17 tháng 4 2016 lúc 9:38

1/ Thời vụ trồng rừng:

-Miền Bắc:

 +Mùa xuân , thu

-Miền Nam, Trung

 +Mùa mưa 

Người ta phải trồng cây đúng thời vụ là vì: các loại cây khác nhau có nhu cầu khác nhau về các  điều kiện ngoại cảnh. Cho nên, muốn cho cây sinh trưởng, phát triển tốt thì phải trồng cây vào thời điểm có khí hậu, thời tiết phù hợp nhất đổi với cây. Có như vậy cây mới sử dụng được các yếu tố ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm... của môi trường phù hợp nhất và hiệu quả nhất.
 

phạm anh dũng
17 tháng 4 2016 lúc 15:06

Sinh sản hữu tính là một quá trình tạo ra một sinh vật mới bằng cách kết hợp vật chất di truyền từ hai sinh vật. Nó xảy ra ở cả những sinh vật nhân chuẩn[1][2]và sinh vật nhân sơ:[3] ở những sinh vật nhân chuẩn đa bào, một cá thể được tạo ra một lần nữa; còn ở những sinh vật nhân sơ, tế bào ban đầu có vật chất di truyền bổ sung hoặc chuyển đổi. Trong một quá trình được gọi là tái tổ hợp di truyền, vật chất di truyền (DNA) có nguồn gốc từ hai cá thể khác nhau cùng tham gia để mà các dãy tương đồng được xếp thẳng hàng với nhau, và theo sau bởi sự trao đổi thông tin di truyền. Sau khi nhiễm sắc thể tái tổ hợp mới được hình thành, nó sẽ được truyền cho thế hệ con cháu.

Nhung Nguyễn
17 tháng 4 2016 lúc 15:18

câu 1: 

+ Làm dược liệu. Vd: khỉ, hươu, hươu xạ

+ Làm thực phẩm. Vd: Lợn, trâu, bò

+ Sức kéo. Vd: Trâu, bò, ngựa

+ Nguyên liệu cho mĩ nghệ. Vd: Ngà voi, sừng trâu, bò

+Vật liệu thí nghiệm. Vd: Khỉ, chó, thỏ, chuột

Những biện pháp bảo vệ thú:

+ Đẩy mạnh phong trào bảo vệ sinh vật hoang dã

+ Tổ chức chăn nuôi những loài có giá trị kinh tế.

+v.v...

hồ bảo thành
Xem chi tiết
Bùi Trân Châu
17 tháng 5 2016 lúc 11:11

1/ Các hình thức sinh sản ở động vật là: Sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.

- Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái. Con sinh ra kế thừa đặc điểm của 1 cá thể.

- Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái. Con sinh ra kế thừa đặc điểm của 2 cá thể.

2/ Sự tiến hoá của hệ thần kinh qua các ngành đã học: Từ chỗ hệ thần kinh chưa phân hoá (Động vật nguyên sinh) đến hệ thần kinh hình mạng lưới (Ruột khoang), tới chỗ hình chuỗi hạch với hạch não, hạch dưới hầu, chuỗi hạch bụng( giun đốt) đến hình chuỗi hạch với hạch não lớn, hạch dưới hầu, chuỗi hạch ngực và bụng (Chân khớp) hoặc hệ thần kinh hình ống với bộ não và tủy sống ở Động vật có xương sống

3/ Biện pháp đấu tranh sinh học: Là biện pháp sử dụng sinh vật hoặc sản phẩm của chúng nhằm ngăn chặn hoặc giảm bớt các thiệt hại do sinh vật hại gây ra.

Các biện pháp đấu tranh sinh học:

- Sử dụng thiên địch tiêu diệt trực tiếp sinh vật gây hại

VD: Mèo bắt chuột.

- Sử dụng thiên địch đẻ trứng vào sinh vật gây hại hay trứng của sâu hại

VD: Bướm đêm đẻ trứng lên cây xương rồng, ấu trùng nở ra ăn cây xương rồng.

VD: Ong mắt đỏ đẻ trứng lên trứng sâu xám, ấu trùng nở ra ăn trứng sâu xám.

- Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm diệt sinh vật gây hại.

VD: Sử dụng vi khuẩn Myoma và Calixi để tiêu diệt thỏ

- Gây vô sinh diệt động vật gây hại

VD: Tuyệt sản ruổi đực ruồi cái không sinh sản được