Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Isaac Phạm
Xem chi tiết
Xuân Tuấn Trịnh
28 tháng 4 2017 lúc 17:06

viết có dấu đi bạn

Akane Hoshino
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Anh Thư
1 tháng 3 2018 lúc 20:23

°F = (°C × 1.8) + 32
°C = (°F - 32) ⁄ 1,8

dang thao van
Xem chi tiết
Duong hanh trang
18 tháng 2 2019 lúc 8:04

Công như nhau, vì không một máy cơ đơn giản nào cho tao lợi về công, lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt hại bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.

Nguyễn Hoàng Anh Thư
19 tháng 2 2019 lúc 20:28

Khi sử dụng máy cơ đơn giản thì ta lợi về lực nhưng thiệt về đường đi, giả sử sử dụng ròng rọc động ta được lợi 2 lần về lực nhưng lại thiệt 2 lần về đường đi nghĩa là không lợi về công, khi không sử dụng máy ta không lợi về lực không thiệt về đường đi. Vậy công đều như nhau

Nguyễn Thị Hằng
Xem chi tiết
Strike Eagle
29 tháng 10 2018 lúc 15:34

Bạn tham khảo nha:

Tinh thần nhân đạo đã trở thành linh hồn của nhiều tác phẩm văn học. Nội dung ấy được thể hiện dưới nhiều màu sắc, hình thức. Trong văn học trung đại, một trong những biểu hiện của tinh thần nhân đạo là tấm lòng nhân ái đối với số phận mong manh, nhiều bất hạnh của người phụ nữ. Qua tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, nội dung đó được thể hiện qua tấm lòng trân trọng của tác giả đối với những vẻ đẹp dung dị, cao cả của người phụ nữ cũng như đồng cảm với những bất hạnh mà cuộc đời họ phải hứng chịu.

      Người phụ nữ Việt Nam muôn đời nay được ngợi ca bởi vẻ đẹp dịu dàng, kín đáo và tâm hồn đôn hậu bao dung. Người phụ nữ hiện lên trong “Chuyện người con gái Nam Xương” cũng vậy. Đó là nàng Vũ Nương đẹp nết đẹp người và đầy tự trọng.

       Nàng có một “tư dung tốt đẹp" nức tiếng xa gần. Chẳng vậy mà Trương Sinh - một người “con nhà hào phú” phải xin mẹ trăm lạng vàng rước nàng về làm vợ. Chẳng những vậy, nàng còn là người phụ nữ hiền hậu nết na, người vợ hiền, dâu thảo, người mẹ thương con.

       Trong mối quan hệ vợ chồng hằng ngày, biết chồng “có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức.” Vũ Nương đã “giữ gìn khuôn phép, không lần nào vợ chồng phải đến nỗi bất hoà”.Hai vợ chồng chia li, Vũ Nương một lòng nghĩ đến sự an nguy của chồng “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi. [...] Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trông liễu rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình, thương người đất thú! Dù có thư tín nghìn hàng, cũng sợ không có cánh hồng bay bổng”. Như vậy là nàng không hề nghĩ đến vinh hoa phú quý, chỉ nghĩ đến chân thành với tình vợ chồng keo sơn. Xa chồng, Vũ Nương thuỷ chung, tấm lòng luôn tha thiết hướng về chồng: “Ngày qua tháng lại, thoắt đã nửa năm, mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi, thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được".

     Trương Sinh trở về, nghi cho Vũ Nương một cái oan thảm khốc; dùng những lời lẽ tàn nhẫn mà nhiếc móc nàng. Nhưng ngay cả khi ấy, Vũ Nương vẫn nói năng đúng mực, tha thiết bày tỏ nỗi niềm và ước mong về cuộc sống gia đình hạnh phúc.

      Trong mối quan hệ với mẹ chồng, nàng hết lòng chăm sóc mẹ chồng lúc ốm đau: “Nàng hết sức thuốc thang lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn”. Khi mẹ chồng mất, nặng thương yêu, lo lắng chu toàn: “Nàng hết lời thương xót, phàm việc ma chay tế lễ, lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình.”. Tấm lòng nàng dành cho mẹ chồng khiến bà cảm động để khi mất, những lời cuối cùng thiêng liêng của cuộc đời bà dành để chúc phúc cho con dâu. Xưa nay, trong dân gian vẫn lưu truyền câu nói “mẹ chồng con dâu” để chỉ mối quan hệ vốn không yên ấm giữa hai đối tượng này nhưng qua thái độ của người mẹ chồng đối với Vũ Nương người đọc thấu hiểu tấm lòng chân thành, sâu sắc đối với mẹ chồng của nàng.

      Với con, Vũ Nương đã hết sức nuôi dạy, bảo ban, thương yêu và chiều chuộng con (để đến nỗi một trong những hành động vô tư của nàng đã trở thành nguyên nhân buộc nàng tự vẫn...).

       Không chỉ vậy, với tư cách là một cá nhân trong xã hội, ở Vũ Nương còn nổi bật lên lòng tự trọng đầy cảm động. Bị chồng hiểu lầm, bị hàm oan tức tưởi, dẫu vẫn còn khao khát hạnh phúc trần gian nhưng Vũ Nương đã chọn cái chết để chứng minh phẩm tiết trong sạch của mình. Hành động này cho thấy lòng tự trọng, ý thức giữ gìn danh dự, tiết hạnh ở người phụ nữ đáng trân trọng này.

        Ngợi ca vẻ đẹp của “người con gái Nam Xương”, Nguyễn Dữ đã góp tiếng nói chung vào cảm hứng ngợi ca người phụ nữ đầy nhân văn của văn học trung đại. Bên cạnh Vũ Nương của Nguyễn Dữ ta còn có thể kể đến chị em Thúy Kiều, Thúy Vân của Nguyễn Du, người chinh phụ trong thơ của Đặng Trần Côn và Đoàn Thị Điểm,...

       Nhưng trong xã hội phong kiến thời kì suy sụp, thối nát, cái đẹp thường đi liền với nỗi bất hạnh và những tai họa khôn lường: “Chữ tài liền với chữ tai một vần”. Khi ấy, văn học lại cất lên tiếng nói đồng cảm với những thân phận bị “gió dập sóng vùi” chẳng biết “tấp vào đâu”.

       Nàng Vũ Nương của Nguyễn Dữ cũng phải hứng chịu nhiều bất hạnh.

       Trước hết, nàng có một cuộc hôn nhân không được lựa chọn. Với vẻ đẹp vốn có, đáng ra nàng phải được kén một tấm chồng đức tài tương xứng. Nhưng đáng tiếc thay, cuộc đời lại chỉ dành cho nàng một gã Trương Sinh. Đó là một kẻ vô học nhưng giàu có “con nhà hào phú” “xin mẹ trăm lạng vàng” lấy nàng về làm vợ. Người phụ nữ vẹn toàn này không có quyền lựa chọn cho mình một người chồng tương xứng. Cuộc hôn nhân của nàng do vàng bạc mở đường, đó như một cuộc trao đổi, mua bán đầy tính thương mại.

       Về đến nhà chồng, Vũ Nương phải hết sức giữ gìn trước con người rất mực đa nghi của Trương Sinh: “đối với vợ phòng ngừa quá sức”. Nhưng hạnh phúc phải do cả hai bên vợ chồng cùng đắp vun gìn giữ. Sau mấy năm dài đằng đẵng mong ngóng chồng về, cái giá Vũ Nương nhận được thật quá chua xót.

        Khi chồng đi lính, đêm đêm để con đỡ tủi và lòng mình đỡ nhớ, Vũ Nương chỉ bóng mình trên vách rồi bảo con đó là cha nó. Nhưng thiện ý của nàng đã bị hiểu lầm. Nghe con nói kể về người cha đêm đêm vẫn đến của nó, Trương Sinh với tính đa nghi sẵn có đã hiểu oan cho tấm lòng thủy chung của Vũ Nương. Chàng ta vội nghe lời con trẻ mà không suy xét đúng sai: “Tính chàng hay ghen, nghe con nói vậy, đinh ninh là vợ hư, mối nghi ngờ ngày càng sâu, không có gì gỡ ra được". Rồi hồ đồ, độc đoán không đếm xỉa đến những lời thanh minh của vợ, đối xử tệ bạc, vũ phu với Vũ Nương: “chỉ lấy chuyện bóng gió này nọ mà mắng nhiếc nàng, và đánh đuổi đi”.

       Trước nỗi oan không gì giãi bày được (vì Trương Sinh không nói rõ nguyên cớ việc nổi giận của mình), cuộc đời Vũ Nương bế tắc: nếu sống thì phải mang cái tiếng phản chồng đầy ô nhục. Bởi vậy, dẫu vẫn còn khao khát vương vấn hạnh phúc trần gian, nàng đành chấp nhận cái chết, trầm mình xuống sông Hoàng Giang.

        Thân phận nhỏ nhoi, bèo bọt của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến là vậy, họ không được làm chủ cuộc sống của mình, luôn luôn là kẻ bị động, hứng chịu những oan khiên, cay đắng. Số phận bất hạnh của Vũ Nương gợi đến bao phong ba bão táp đã đi qua cuộc đời của những Đạm Tiên, Thúy Kiều, Tiểu Thanh, người cung nữ, người chinh phụ,... trong văn học trung đại.

         Nhưng nếu chỉ dừng lại ở đó, tác phẩm của Nguyễn Dữ không tiến xa hơn câu chuyện dân gian là mấy. Nguyễn Dữ đã vô cùng trăn trở với số phận của người con gái đa đoan trong tác phẩm của mình. Tin tưởng và yêu mến nhân vật, nhà văn đã để nàng gửi mình chốn cung mây dưới nước của Linh Phi. Chốn ấy dẫu chẳng được sum vầy cùng con trẻ, người thân song vẫn là nơi biết trọng những tâm hồn trong đẹp. Vũ Nương trở về nhân gian trong ánh sáng lung linh kì ảo của ánh nến, mặt nước diệu kì.

     “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ đã góp một tiếng nói nhân ái, nhân đạo để đòi quyền được sống, được hưởng hạnh phúc của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến suy tàn. Chính cảm hứng nhân đạo trong tác phẩm đã giúp “Chuyện người con gái Nam Xương” của ông đi suốt những năm tháng lịch sử thăng trầm của dân tộc.



 

Trần Tuệ Nhi
29 tháng 10 2018 lúc 15:40

Bài bạn Hoàng hay nhưng hơi dài !

( Ý kiến riêng nhé ! Đừng ném đá )

Nguyễn Thanh Tính
30 tháng 10 2018 lúc 21:20
Phê phán chế độ phong kiến đã cho đạp, vùi dập người phụ nữ, dồn họ đến bước đường cùng.
nu hoang ngoi sao
Xem chi tiết
Hanh Ta
Xem chi tiết
Yoko đáng yêu
21 tháng 6 2018 lúc 10:04

e da thuc hien roi. bien phap: an day du chat , an chin, uong soi.khong an qua nhieu chat dam, chat beo

1 số phương pháp chế biến thức ăn ko sử sụng nhiệt là: gỏi, muối chua, đống đá(cái này thì làm kem)

700.000 6 nguoi khach

ta có:

Người1có 100.000 : trái cây(50.000); nước ngọt( 10.000). Bánh kẹo số tiền còn lại

người 2 có 100.000: trái cây(50.000); nước ngọt( 10.000). Bánh kẹo số tiền còn lại

người 3 có 100.000 :  trái cây(50.000); nước ngọt( 10.000). Bánh kẹo số tiền còn lại

người 4 có 100.000: trái cây(50.000); nước ngọt( 10.000). Bánh kẹo số tiền còn lại

người 5 có 100.000  trái cây(50.000); nước ngọt( 10.000). Bánh kẹo số tiền còn lại

 trái cây(50.000); nước ngọt( 10.000). Bánh kẹo số tiền còn lại để cho người 6 có 100.000

còn thùa 100.000 nữa mua trái cây luôn sau đó chia dều

k cho mik nha

mik dành nhiều thời gian để tra lời cho bạn lắm đó

nguyen cong hoan
Xem chi tiết
Tokisaki Kurumi
19 tháng 4 2016 lúc 20:42

Gọi 2008x2002 là A,gọi 2006x2004 là B
Xét vế A,ta thấy :

A = 2008 x 2002 = ( 2006 + 2 ) x 2002 = 2006 x 2002 + 2 x 2002

Xét vế B,ta thấy

B = 2006 x 2004 = 2006 x ( 2002 + 2 ) = 2006 x 2002 + 2006 x 2

Vì 2006 x 2002 = 2006 x 2002 và 2 x 2002 < 2006 x2 nên 2008 x 2002 < 2006 x 2004

sakura antena
19 tháng 4 2016 lúc 20:49

2008va2002<2006va2004

Đức Thành
19 tháng 4 2016 lúc 20:55

Ta có: 2008.2002 = (2006 + 2) . 2002

                           =2006 . 2002 + 2002 . 2

                           =2006 . 2002 + 4004

         2006.2004 = 2006 . (2002 + 2)

                          =2006 . 2002 + 4012

 Ta thấy: 2006 . 2002 +4004 < 2006 . 2002 + 4012 (4004 < 4012)

 =>2008 . 2002 < 2006 . 2004 

thien hoang
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Anh Thư
24 tháng 2 2019 lúc 18:36

(tự tóm tắt nhé)

225kJ = 225000J; 30' = 1/2h; 180kJ = 180000J

Công suất máy thứ nhất:

\(P_1=\dfrac{A_1}{t_1}=\dfrac{225000}{\dfrac{1}{2}}=450000\left(W\right)\) (P ở ây là công suất)

Công suất máy thứ hai:

\(P_2=\dfrac{A_2}{t_2}=\dfrac{180000}{\dfrac{3}{4}}=240000\left(W\right)\)

Tỉ số \(\dfrac{P_1}{P_2}=\dfrac{450000}{240000}=1,875\)

(ròi cn j Thư chả hỉu, bn vận dụng nhé)

Siddharth Shukla
Xem chi tiết
_Detective_
5 tháng 5 2016 lúc 21:57

Ta có: 99x99=99x(98+1) = 99x98+99

98x100= 98x(99+1) = 98x99+98

Ta có: 98x99=98x99 mà 99> 98 => 99x99>98x100