Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Trương Quang Nghĩa
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Kim Tuyến
Xem chi tiết

Bảng thống kê những sự kiện lịch sử chính của lịch sử hiện đại từ năm 1917- 1945

Niên đại

Những sự kiện chính

Kết quả

Tháng 2-1917

Cách mạng dân chủ tư sản Nga thắng lợi .

-Lật đổ chế độ Nga Hòang .

-Hai chính quyền song song tồn tại .

7-11-1917

Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng 10 Nga thắng lợi .

-Lật đổ chính phủ lâm thời tư sản .

-Thành lập nước Cộng hòa Xô viết và chính phủ Xô Viết , xóa bỏ chế độ người bóc lột người , xây dựng chế độ mới .

1918-1921

Cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ chính quyến xô Viết .

Xây dựng hệ thống chính trị – nhà nước mới , thực hiện các cải cách xã hội chủ nghĩa , đánh thắng thù trong giặc ngoài.

1921-1941

Liên Xô xây dựng CNXH .

-Công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa , tập thể hóa nông nghiệp .

-Liên Xô từ nước nông nghiệp trở thành cường quốc công nghiệp XHCN .

1918-1923

Cao trào cách mạng ở Châu Âu , châu Á.

-Các Đảng Cộng sản thành lập .

Quốc tế cộng sản thành lập và lãnh đạo phong trào .

1924-1929

Thời kỳ ổn định và phát triển của CNTB .

Sản xuất công nghiệp phát triển nhanh , chính trị ổn định .

1929-1933

Khủng hỏang kinh tế ở Mỹ và lan rộng ra tòan thế giới tư bản .

Kinh tế giảm sút nghiêm trọng , thất nghiệp, bất ổn về chính trị .

1933-1939

Các nước tư bản tìm cách thoát khỏi khủng hỏang kinh tế .

-Đức- Ý- Nhật phát xít hóa chế độ chính trị , chuẩn bị chiến tranh bành trướng xâm lược .

- Anh- Pháp- Mỹ thực hiện cải cách kinh tế, chính trị , duy trì chế độ dân chủ tư sản .

1939-1945

Chiến tranh thế giới thứ hai .

- Thế giới trong tình trạng chiến tranh .

-CNPX Đức – ý -Nhật thất bại hòan tòan

-Thắng lợi về Liên Xô, các nước đồng minh và nhân loại tiến bộ trên tòan thế giới .

Chọn một số sự kiện lịch sử tiêu biểu từ 1917-1945, giải thích lý do chọn sự kiện đó :

- Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 thành công , chủ nghĩa xã hội trở thành hiện thực ở một nước đã tác động to lớn đến tình hình thế giới .

- Phong trào cách mạng ở các nước tư bản Âu- Mỹ 1918-1923 lên cao và có bước chuyển biến mới , ở nhiều nước Đảng Cộng sản ra đời , Quốc tế Cộng sản thành lập và lãnh đạo cách mạng đi theo con đường cách mạng tháng Mười .

- Trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Châu Á , cùng với sự phát triển của phong trào tư sản , giai cấp tư sản bắt đầu trưởng thành và tham gia lãnh đạo cách mạng .

- Sau vài năm phát triển , các nước tư bản lâm vào cuộc khủng hỏang kinh tế 1929-1933 dẫn đến sự thắng lợi và lên cầm quyền của chủ nghĩa phát xít Đức , Ý , Nhật . Trong khi đó để thoát khỏi khủng hỏang kinh tế , Anh –Pháp -Mỹ thực hiện cải cách kinh tế – xã hội .

- Chiến tranh thế giới thứ hai 1939-1945 gây ra những tổn thất khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại , đã kết thúc một thời kỳ phát triển của lịch sử thế giới hiện đại.

Khách vãng lai đã xóa
Dat Nguyễn hữu
Xem chi tiết
Long Sơn
18 tháng 1 2022 lúc 21:15

Tham khảo

Sự việc chính mà tác giả kể lại ở đoạn trích Trong lòng mẹ: Cuộc gặp gỡ cảm động của Hồng và mẹ. - Sự việc ấy được tập trung thể hiện ở phần cuối của văn bản.

Tham khảo:

Sự việc chính mà tác giả kể lại ở đoạn trích Trong lòng mẹ: Cuộc gặp gỡ cảm động của Hồng và mẹ. - Sự việc ấy được tập trung thể hiện ở phần cuối của văn bản.

Trần Đức Long
Xem chi tiết
Cùng học Toán
29 tháng 4 2019 lúc 20:11

Đề thi kì 2 lớp 6 môn Văn 2018 - THCS Lê Khắc Cẩn

PHẦN I : ĐỌC – HIỂU  ( 4.0 điểm)

            Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi

             “Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như một tấm kính lau hết mây, hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kỳ hết. Tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông.”

                                                                                    ( Ngữ văn 6 – tập 2)

Câu 1 ( 0.5 điểm) : Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả của văn bản chứa đoạn trích trên  là ai?

Câu 2 ( 0.25 điểm) : Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn?

Câu 3 ( 0.25 điểm) : Nội dung của đoạn văn trên là gì?

Câu 4 ( 0.25 điểm)  : Câu văn : “Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kỳ hết.”, vị ngữ của câu có cấu tạo như thế nào?

a. Động từ.

b. Cụm động từ.

c. Tính từ.

d. Cụm tính từ.

Câu 5 ( 0.25 điểm) : Nếu viết : “Nhú lên dần dần, rồi lên cho kỳ hết.” thì câu văn mắc phải lỗi gì?

a. Thiếu chủ ngữ.

b. Thiếu vị ngữ.

c. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ.

d. Thiếu bổ ngữ.

Câu 6(1,0 điểm): Xác định và nêu ngắn gọn tác dụng của biện pháp tu từ chính trong đoạn văn? 

Câu 7( 1,5 điểm)  : Nêu một vài  suy nghĩ, tình cảm  của em được gợi ra từ đoạn văn trên  .

Phần II : Làm văn ( 6.0 điểm)

            Tả một người thân trong gia đình mà em yêu quý nhất.

Nguyễn Tiến Đạt
Xem chi tiết
hương phạm
1 tháng 5 2018 lúc 20:29

Câu 1 

- Giống:

+ Xương đầu

+ Cột sống: Xương sườn, xương mỏ ác

+ Xương chi: Đai vài, chi trên; đai hông, chi dưới

- Khác

Xương thỏ

Xương thằn lằn

Đốt sống cổ 7 đốt

Nhiều hơn

Xương sườn kết hợp với đốt sống lưng và xương ức tạo thành lồng ngực (có cơ hoành)

Xương sườn có cả ở đốt thắt lưng

Các chi thẳng góc, nâng cơ thể lên cao

Các chi nằm ngang



 

Trần Quốc Việt
1 tháng 5 2018 lúc 21:01

1) -Thỏ: 

    +Có 8 đốt sống cổ.

    +Chưa có cơ hoành.

    -Thằn lằn:

    +Có 7 đốt sống cổ.

    +Xuất hiện cơ hoành tham gia vào hô hấp.

2) *Ếch đồng:

+Tuần hoàn: Tim 3 ngăn (hai tâm thất, một tâm nhĩ), 2 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu pha.

+Hô hấp: Hô hấp bằng da và phổi.

-Thằn lằn:

+Tuần hoàn: Tim 4 ngăn, tâm thất có vách ngăn hụt, 2 vòng tuần hoàn, máu ít pha đi nuôi cơ thể.

+Hô hấp:

Phổi có nhiều vách ngăn, nhiều mạch máu bao quanh.

Sự thông khí ở phổi nhờ sự co dãn của các cơ liên sườn làm thay đổi thể tích lồng ngực.

*Chim bồ câu: 

-Tuần hoàn: Tim 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi (giàu ôxi).

-Hô hấp:

Phổi có mạng ống khí (phế nang), một số ống khí thông với túi khí làm tăng diện tích trao đổi khí.

Sự thông khí do:

+Sự hút-đẩy của túi khí khi bay.

+Sự thay đổi thể tích lồng ngực khi đậu.

Hạo LÊ
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Minh
20 tháng 10 2016 lúc 19:29

lớp mình thì tự chọn

Lưu Hạ Vy
20 tháng 10 2016 lúc 19:29

Hạo LÊ mk thấy bn nên làm đề cây tre hơn đó . Vì hình ảnh của cây tre được gắn liền vs lịch sử , con người Việt Nam mờ , trong những câu truyện truyền thuyết : Thánh gióng cx có hình ảnh của tre !Đó là ý kiến của mk !vui

Nguyen Thi Mai
20 tháng 10 2016 lúc 19:32

Mình chọn biểu cảm cây phượng cơ bạn Hạo LÊ à bởi vì nó có nhiều đặc điểm biểu cảm lắm bạn à, mình sẽ viết bài này vào thứ 7 tuần này

Nguyễn Phương Trà
Xem chi tiết
Nya arigatou~
29 tháng 9 2016 lúc 19:59

Bạn nhấp vô link sau lafcos nè:

http://onthionline.net/de-thi/item/7128363/de-kiem-tra-15-phut-lich-su-(co-dap-an).html

Nya arigatou~
29 tháng 9 2016 lúc 20:00
Họ tên:……………………………
Lớp 7a.. KIỂM TRA 15 PHÚT
MÔN: LỊCH SỬ
NĂM 2010 – 2011
ĐỀ:
I. Trắc nghiệm: 3đ.
Hãy chọn ý đúng và khoanh vào chữ cái đầu câu .
Câu 1/ Cuộc khởi nghĩa chống quân Minh do Lê Lợi, Nguyễn Trãi lãnh đạo chính thức nổ ra vào năm nào ? Ở đâu ?
Năm 1417, ở núi Lam Sơn – Thanh Hóa.
Năm 1418, ở núi Chí Linh – Nghệ An.
Năm 1418, ở núi Lam Sơn – Thanh Hóa.
Năm 1418, ở núi Lam Sơn – Hà Tỉnh.
Câu 2/ Để cứu chủ tướng Lê Lợi trong lúc nguy khốn, Lê Lai đã làm gì ?
Thay Lê Lợi lãnh đạo kháng chiến.
Giúp Lê Lợi rút quân an toàn.
Đóng giả Lê Lợi và hi sinh thay chủ tướng.
Tất cả đều đúng.
Câu 3/ Trận Chi Lăng – Xương Giang, nghĩa quân Lam Sơn đã tiêu diệt bao nhiêu quân giặc ?
A. 5 vạn. B. 10 vạn. C. 15 vạn. D. 20 vạn.
Câu 4/ Nước Đại Việt thời Lê Sơ được chia làm mấy đạo ?
A. 1 đạo. B. 10 đạo. C. 13 đạo. 15 đạo.
II. Tự luận: 7đ
Câu 1/ Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê Sơ và nhận xét về bộ máy nhà nước này ? 5đ.
Câu 2/ Hãy trình bày những nét chính về tình hình nông nghiệp thời Lê Sơ ?2đ
Hết 
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………  
Nguyễn Phương Trà
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Tiến
18 tháng 12 2016 lúc 16:11

mày thi rồi con gì

 

Nguyễn Quốc Minh
Xem chi tiết
Lê Yến Nhi
10 tháng 11 2016 lúc 15:35

Sau chiến tranh thế giới thứ II, để chống lại phong trào giải phóng dân tộc đang ngày càng dâng cao ở Cuba, tháng 3 - 1952, Mỹ điều khiển tướng Batixta làm cuộc đảo chính thiết lập một chế độ độc tài quân sự. Sau khi lên cầm quyền, Batixta giải tán Quốc hội, xoá bỏ bản Hiến pháp tiến bộ được ban hành năm 1940, cấm các đảng phái chính trị hoạt động và tàn sát hàng chục nghìn chiến sĩ yêu nước Cuba, cầm tù hàng chục vạn người (trong những năm 1952 - 1958). Dưới ách thống trị độc tài khủng bố của Batixta, phong trào đấu tranh của nhân dân Cuba vẫn không ngừng phát triển.

Ngày 26-7- 1953, 135 thanh niên yêu nước do một luật sư trẻ tuổi Phiđen Caxtơrô chỉ huy, đã mở cuộc tấn công vào trại lính Môncađa (trại lính lớn thứ hai ở Cuba) nằm ở thành phố Xanchiagô, nhằm thức tỉnh nhân dân Cuba, cướp kho vũ khí của địch phân phát cho nhân dân, phát động nhân dân nổi đậy lật đổ chế độ độc tài Batixta.

Cuộc khởi nghĩa Môncađa bị bại lộ và thất bại, nhiều chiến sĩ cách mạng hi sinh, Phiđen Caxtơrô cùng nhiều chiến sĩ bị bắt cầm tù. Mặc dù vậy, tiếng súng Môncađa đã mở đầu cho giai đoạn phát triển mới của cách mạng Cuba, tổ chức ''Phong trào 67-7'' ra đời, đảm nhiệm sứ mệnh lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc

Cách mạng Cuba chuyển sang đấu tranh vũ trang để giành thắng lợi. Năm 1955, Phiđen Caxtơrô được trả lại tự do và bị trục xuất sang Mêhicô, ở đây, ông lại tập hợp những người yêu nước tự quyên góp tiền mua sắm vũ khí, luyện tập quân sự. Với tinh thần kiên cường cách mạng, ngày 25-11-1956, Phiđen Caxtơrô cùng 81 chiến sĩ đã từ Mêhicô đáp tàu ''Granma'' vượt biển trở về Tổ quốc.

Sau 7 ngày vượt biển, khi 81 chiến sĩ bước lên bờ, chưa kịp triển khai lực lượng thì họ đã bị quân đội Batixta đã bao vây và tấn công. Các chiến sĩ cách mạng rút lui vào cánh đồng mía gần đó, quân địch đốt chung quanh.

Trong cuộc chiến đấu không cân sức ấy, phần lớn các chiến sĩ đã anh dũng hy sinh, chỉ còn lại 12 người, trong đó có Phiđen Caxtơrô. 12 chiến sĩ này đã rút về vùng rừng núi Xiera Maextơra hiểm trở để xây dựng căn cứ địa cách mạng. Được sự tham gia và giúp đỡ của nhân dân, căn cứ địa cách mạng Xiera Maextơra nhanh chóng được củng cố và mở rộng, lực lượng nghĩa quân ngày càng đông đảo và chiến tranh du kích được phát triển rộng khắp cả nước.

Bước sang những năm 1957 - 1958, phong trào đấu tranh vũ trang đã lan rộng khắp mọi miền đất nước Cuba, nhiều căn cứ địa mới được thành lập và lực lượng vũ trang cách mạng đã có những đơn vị lớn mạnh.

Giữa tháng 11 - 1958, Bộ tổng chỉ huy các lực lượng vũ trang khởi nghĩa đã ra lệnh tổng công kích trên khắp các mặt trận.

Để chống lại phong trào cách mạng, từ tháng 5 đến tháng 8 năm 1958, Batixta tập trung quân đội tiến hành càn quét khu vực căn cứ địa cách mạng đầu não Xiera Maextơra. Cuộc càn quét đã bị thất bại nặng nề, quân của Batixta đã bị loại khỏi vòng chiến đấu lên tới trên 1.000 tên, trong đó có 443 tên đã bị bắt sống.

Sau thắng lợi to lớn này, nghĩa quân chuyển sang tấn công trên các mặt trận và đã giải phóng nhiều vùng rộng lớn. Cuối tháng 12 - 1958, nghĩa quân chiếm được pháo đài Xanta Cơlara án ngữ thủ đô La Habana. Trước nguy cơ sụp đổ, ngày 30-12-1958, Batixta bỏ trốn ra nước ngoài.

Ngày 1-1-1959, được sự phối hợp chặt chẽ của cuộc tổng bãi công chính trị của công nhân và nhân dân La Habana, nghĩa quân đã tiến vào chiếm lĩnh thủ đô mà không cần phải nổ súng. Chế độ độc tài Batixta đã bị lật đổ. Cách mạng dân tộc dân chủ của nhân dân Cuba giành thắng lợi, chấm dứt 5 thế kỷ đô hộ của chủ nghĩa thực dân, giành độc lập đất nước.

Ngay sau khi cách mạng thắng lợi, trong vòng chưa đầy 2 năm, Chính phủ cách mạng Cuba do Phiđen Caxtơrô đứng đầu đã hoàn thành triệt để những cải cách dân chủ: cải cách ruộng đất, quốc hữu hoá các xí nghiệp của tư bản nước ngoài, thực hiện các quyền tự do dân chủ v.v... Sau khi đánh thắng đội quân đánh thuê của Mỹ đổ bộ vào bãi biển Hirôn ngày 17 - 5 - 1961, Chính phủ bắt tay vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Để đáp ứng yêu cầu lãnh đạo cách mạng trong giai đoạn mới, Phong trào 26 tháng 7, Đảng Xã hội nhân dân Cuba và Ban chỉ đạo Phong trào 13 tháng 3 đã hợp nhất thành ''Tổ chức cách mạng thống nhất'' (26-7-1961) và đến năm 1965 đổi tên thành Đảng Cộng sản Cuba.

Một tick nếu thích và theo dõi nếu cần nhé bạn ♥♥♥