Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Chu Thanh Hằng
Xem chi tiết
Hieu DZ
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Bách
Xem chi tiết
Diệp Vi
3 tháng 2 2021 lúc 11:33

Câu 1 : a) Nội dung

Là những nhận định sau kinh nghiệm của con người về lao động, sản xuất ,về c/s trog gia đình , xã hội . Nội dung ấy vừa phong phú , vừa vững chắc vì nó đã được đúc kết từ nhiều thế hệ con người

b )Đặc điểm

Tục ngữ có tính chất đúc kết, khái quát hóa những nhận xét cụ thể thành những phương châm, chân lý. Hình tượng của tục ngữ là hình tượng ngữ ngôn được xây dựng từ những biện pháp so sánh, nhân hóa, ẩn dụ...

Đa số tục ngữ đều có vần, gồm 2 loại: vần liền và vần cách. Các kiểu ngắt nhịp: trên yếu tố vần, trên cơ sở vế, trên cơ sở đối ý, theo tổ chức ngôn ngữ thơ ca... Sự hòa đối là yếu tố tạo sự cân đối, nhịp nhàng, kiến trúc vững chắc cho tục ngữ. Hình thức đối: đối thanh, đối ý. Tục ngữ có thể có 1 vế, chứa 1 phán đoán, nhưng cũng có thể có thể gồm nhiều vế, chứa nhiều phán đoán.

Diệp Vi
3 tháng 2 2021 lúc 11:34

Câu 2 :

- So sánh: 

* Giống nhau:

- Đều là những đơn vị có sẵn trong ngôn ngữ và lời nói, đều sử dụng hình ảnh để diễn đạt, dùng cái đơn nhất để nói cái chung và được sử dụng ở nhiều hình ảnh khác nhau trong đời sống.

* Khác nhau:

- Tục ngữ thường là câu hoàn chỉnh.

- Tục ngữ diển đạt trọn vẹn 1 phán đoán hay lời khuyên, kết luận.

- Tục ngữ là câu, mỗi câu tục ngữ được coi là 1 văn bản đặc biệt.

- Thành ngữ thường có đơn vị tương đương như từ mang hình thức cố định.

- Thành ngữ có chức năng: gọi tên sự vật, tính chất, trạng thái hayhanhf động của sự vật, hiện tượng.

- Thành ngữ chưa được gọi là câu, văn bản.

Ví dụ:

Thành ngữ:

- Văn võ song toàn.

- Ếch ngồi đáy giếng.

Tục ngữ:

-    Chuồn chuồn bay thấp thì mưa

   Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.

- Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

  Đêm tháng mười chưa cười thì tối.

Diệp Vi
3 tháng 2 2021 lúc 11:36

Câu 3 : * Sự giống nhau giữa thành ngữ và tục ngữ là: cả hai đều là những sản phẩm của sự nhận thức của nhân dân về các sự vật và hiện tượng của thế giới khách quan, đều chứa đựng và phản ánh tri thức của nhân dân.

* Sự khác nhau:- Tục ngữ là một câu nói hoàn chỉnh, diễn đạt trọn vẹn một ý (ví dụ: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng); còn thành ngữ chỉ là một cụm từ, một thành phần câu, diễn đạt một khái niệm có hình ảnh (ví dụ: Mẹ tròn con vuông). Nội dung của tục ngữ thuộc về đúc rút những kinh nghiệm đời sống, kinh nghiệm lịch sử - xã hội của nhân dân (ví dụ: Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống; Chuồn chuồn bay thấp thì mưa/ Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm).- Thành ngữ lại mang tính biểu trưng, khái quát và giàu hình tượng nên thường dùng nghệ thuật tu từ ẩn dụ hoặc nghệ thuật tu từ hoán dụ. Chẳng hạn "Chân cứng đá mềm". Chính vì vậy, thành ngữ dễ gây được ấn tượng mạnh mẽ với người nghe, người đọc, hiệu quả biểu đạt và biểu cảm rất cao nên nhân dân thường dùng xen vào lời ăn tiếng nói (ví dụ: Tôi chúc anh đi "chân cứng đá mềm")...Một điểm đáng chú ý nữa là, tục ngữ thường dùng độc lập, vì nó là một câu và diễn đạt một ý trọn vẹn. Chẳng hạn, người ta thường nhắc nhau: "Lờì nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau". Còn thành ngữ mới chỉ là một cụm từ, nên người ta thường dùng xen trong câu nói. Chẳng hạn: "Chúng ta không nên "đâm bị thóc, chọc bị gạo".

hỏi đáp
Xem chi tiết
Ai Ai
Xem chi tiết
Nguyễn Thái Sơn
16 tháng 4 2020 lúc 21:33

câu 1:

Đặc điểm hình thức của tục ngữ:

- Ngắn gọn: Mỗi câu tục ngữ chỉ có một số lượng từ không nhiều. Có câu rất ngắn

- Thường có vần, nhất là vần lưng

- Các vế đối xứng nhau cả về hình thức và nội dung.

câu 2:

Tục ngữ

                                     Ý nghĩa

                   Những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

a) Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

 b) Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.

c) Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ. d) Tháng bảy kiến bò , chỉ lo lại lụt.

e) Tấc đất tấc vàng

h) Nhất nước, nhị phân, tâm can, từ giống.

 i) Nhất thì, nhì thục.

Phản ánh truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của nhân dân trong việc quá sát các hiện tượng thiên nhiên và trong lao động sản xuất

                   Những câu tục ngữ về con người và xã hội

a) Một mặt người bằng mười mặt của.

b) Cái răng, cái tóc là góc con người.

 c) Đói cho sạch, rách cho thơm.

 d) Học ăn, học nói, học gói , học mở.

 e) Không thầy đố mày làm nên.

g) Học thầy không tày học bạn

h) Thương người như thể thương thân.

 i) Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

k) Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

Nhằm tôn vinh giá trị con người, đưa ra lời nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất và lối sống mà con người cần phải có.

Khách vãng lai đã xóa
Trần Thị Quỳnh Chi
16 tháng 4 2020 lúc 21:36

Câu 1: 

Đặc điểm hình thức của tục ngữ:

- Ngắn gọn: Mỗi câu tục ngữ chỉ có một số lượng từ không nhiều. Có câu rất ngắn: “Tấc đất, tấc vàng; Nhất thì, nhì thục”.

- Thường có vần, nhất là vần lưng: “Nhất thì, nhì thục”, “Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa”.

- Các vế đối xứng nhau cả về hình thức và nội dung.

“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối”.

Câu 2: 

Những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất đã phản ánh, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của nhân dân trong việc quan sát các hiện tượng thiên nhiên và trong lao động sản xuất. Những kinh nghiệm ấy là “túi khôn” của nhân dân nhưng chỉ có tính chất tương đối chính xã vì không ít kinh nghiệm được tổng kết chủ yếu dựa vào quan sát.

Khách vãng lai đã xóa
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
9 tháng 8 2018 lúc 8:21

Câu tục ngữ: Ráng mỡ gà có nhà thì giữ

- Ngắn gọn: Số lượng từ: 7 từ

- Thường có vần, nhất là vần lưng: từ “gà” vần với từ “nhà”

- Hai vế đối xứng cả hình thức lẫn nội dung: “ráng mỡ gà” đối với vế “có nhà thì giữ”

- Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh: hình ảnh “ráng mỡ” ở chân trời báo hiệu trời sắp có mưa bão lớn.

Oanh Ngô
Xem chi tiết
Lê Phương Mai
10 tháng 2 2022 lúc 18:14

Câu 1 : Em tự làm 

Câu 2 :

`-` Cái răng, cái tóc là góc con người

`+` Nội dung : Tôn vinh giá trị con người, nói lên tính nết tốt đẹp của mỗi con người

`+` Nghệ thuật : 

`@` Diễn đạt ngắn gọn hàm xúc.

`@` Sử dụng hình  ảnh  hoán dụ tạo sinh động cho lời văn.

`-` Một mặt người bằng mười mặt của

`+` Nội dung : nói lên con người, sức khỏe của con người còn quý hơn vàng bạc.

`+` Nghệ thuật : 

`@` diễn đạt ngắn gọn , xúc tích.

`@` Sử dụng hình ảnh  so sánh, ẩn dụ, nói quá, nhằm nói lên giá trị con người.

 

nguyễn ừ uế
Xem chi tiết
Đỗ Nguyễn Như Bình
Xem chi tiết
Thời Sênh
6 tháng 3 2019 lúc 18:31
Về đặc điểm ngắn gọn: Mỗi câu tục ngữ chỉ có một số lượng từ không nhiều. Có câu chỉ có 6 đến 8 chữ, có những câu chỉ có 4 chữ như “Tấc đất, tấc vàng” hay “Nhất thì nhì thục”, thể hiện sự đúc kết cô đọng những kinh nghiệm của ông cha ta trải qua bao đời. Vần: Tám câu tục ngữ câu nào cũng có vần, đại đa số là vần lưng (vần nằm ở giữa câu) có những câu có tới hai vần. Ví dụ:

Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng,
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.
Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.

Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt.

Nhất canh, trì, nhì canh viên, tam canh điền.

Nhất nước, nhì phân, tam cần tứ giống

Nhất thì, nhì thục

Các câu tục ngữ đối xứng nhau cả về nội dung và hình thức:

Đêm tháng năm >< Ngày tháng mười
Mau><vắng, nắng >< mưa

==> Qua phép đối đã làm nổi bật sự khác biệt của các hiện tượng thời tiết diễn ra. Qua đó, phép đôi cũng làm cho câu tục ngữ trở nên dễ nói nghe, dễ đi vào lòng người.

Các câu tục ngữ sử dụng hình ảnh rất sinh động, gần gũi với đời sống lao động của người nông dân. Lập luận chặt chẽ giúp câu tục ngữ, sử dụng các biện pháp nghệ thuật tiêu biểu như ẩn dụ, so sánh, phóng tác giả dân gian đã nhấn mạnh vai trò của các yếu tố tự nhiên như thời tiết, đất đai đối với sản xuất nông nghiệp.

=> Như vậy, bằng lối nói ngắn gọn, có vần, có nhịp, giàu hình ảnh, những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất là sự đúc rút kinh nghiệm, là những kiến thức quý báu cho phát triển nông nghiệp – một ngành phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Đó là những bài học có ý nghĩa góp phần phòng tránh thiên tai và phát triển sản xuất.