Những câu hỏi liên quan
08-Lớp 7/8 Phạm Nguyên B...
Xem chi tiết
trần văn trung
Xem chi tiết
Huỳnh Quang Sang
14 tháng 2 2018 lúc 20:48

“Mùa xuân của tôi” là phần đầu bài tuỳ bút “tháng giêng mơ về trăng rét ngọt” trong kiệt tác văn chương “Thương nhớ mười hai” của nhà văn Vũ Bằng. Vũ Bằng (1913 – 1984) là nhà văn, nhà báo Hà Nội, đã nổi tiêng trước năm 1945. Ông viết tác phẩm này tại Sài Gòn trong những năm tháng đất nước bị chia cắt, gửi gắm bao nỗi “sầu biệt li vơi sáng đầy chiều” nhớ vợ con gia đình, nhớ quê hương, nhớ Bắc Việt, nhớ Hà Nội…”. Mỗi tháng ông có một nỗi nhớ, nhớ triền miên, nhớ dằng dặc suốt năm.

 

Tháng giêng và mùa xuân Hà Nội. Mùa xuân Bắc Việt đối với Vũ Bằng sao nhớ thế. Nỗi nhớ ấy, nỗi buồn đẹp ấy là của khách “thiên lí tương tư”.

“Ai cũng chuộng mùa xuân “ và “mê luyến mùa xuân” nên càng “trìu mến” tháng giêng, tháng đầu của mùa xuân. Tình cảm ấy rất chân tình “không gì lạ hết”. Cách so sánh đối chiếu của Vũ Bằng rất phong tình gợi cảm: “ Ai bảo non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân”. Một cách viết duyên dáng, cảm xúc cứ trào ra qua các điệp ngữ: “ai bảo được…”, “ai cấm được…ai cấm được.. ai cấm được”. Chữ “thương” được nhắc lại 4 lần, liên kết với chữ “yêu”, chữ “nhớ” đầy ấn tượng và
rung động.

Là một khách tài từ yêu cảnh sắc thiên nhiên “yêu sông xanh núi tím” rất đa tình, yêu nhan sắc giai nhân “đôi mày như trăng mới in ngần” yêu những “mộng ước của mình”. Nhưng Vũ Bằng đã tâm sự là mình “yêu nhất mùa xuân không phải vì thế”. Câu văn như nhún nhảy: “tôi yêu…tôi yêu.. và tôi cũng xây mộng… những yêu nhất…”.Thoáng gợi một câu thơ Kiều Nguyễn Du, một cách viết tài hoa.

Mùa xuân mà Vũ Bằng thương nhớ và yêu nhất là mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân Hà Nội, nơi có gia đình và vợ con ông, nơi mà ông đã nhiều năm tháng cách biệt. Ông nhớ cái “mưa riêu riêu”, cái “gió lành lạnh” cùa mùa xuân quê huơng. Ông thương nhớ những âm thanh mùa xuân Bắc Việt: “tiếng nhạn kêu trong đêm xanh,  tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng”.. Tình  thương nhớ mùa xuân Bắc Việt của Vũ Bằng rất thiết tha nồng nàn cháy bỏng. Ta thấy tâm hồn ông trang trải khắp cảnh sắc và con người, từ xóm thôn đến bầu Trời, từ lễ hội mùa xuân đến tiếng trống chèo, đến câu tình ca thôn nữ.


Bình luận (0)
trần văn trung
12 tháng 2 2018 lúc 20:23

ai nhanh nhất mình tích cho

Bình luận (0)
❊ Linh ♁ Cute ღ
12 tháng 2 2018 lúc 21:56

google đâu !!

Bình luận (0)
Nana
Xem chi tiết
Laville Venom
8 tháng 5 2021 lúc 21:04

 Nổi bậc nhất trong phong cách hồ Chí Minh là sự kết hợp giữa lối sống giản dị và khí tiết thanh cao. Đây không phải lối sống kham khổ của những người tự tìm vui trong cảnh nghèo, giản dị mà không sơ sài, đạm bạc không gợi cảm giác cơ cực. Từ cách bài trí cho đến ăn ở, sinh hoạt hằng ngày đều thể hiện sự thanh thản, ung dung. Bản lĩnh, ý chí của một người chiến sĩ cách mạng đã hòa nhập cùng tâm hồn nhà thơ lớn. Vẻ đẹp tâm hồn Người có sự hòa quyện rất mạnh giữa lãng mạn với hiện thực. Bởi thế, tuổi trẻ ngày nay học tập từ phong cách Hồ Chí Minh là cần xây dựng một lối sống giản dị, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội. Giản dị từ cách sống, cách làm việc, lời nói và trong ứng xử với người khác. Biết tiết kiềm sức lao động, tiết bạc, không xa hoa, lãng phí, không đua đòi, đố kị lẫn nhau. Xây dựng lối sống giản dị là để sống hòa hợp với thế giới xung quanh, chuyển biến của thời đại và gìn giữ phẩn cách chứ không phải làm cho có, để khoe mẽ hay chạy theo xu thế. Ngoài ra, cũng cần tích cực, chủ động trong việc tiếp thu tri thức và văn hóa nhân loại, đặc biệt là qua việc trau dồi vốn ngoại ngữ… Tiếp thu cái mới, cái hiện đại nhưng phải giữ được những nét đẹp trong văn hóa truyền thống của dân tộc. Sống giản dị là lối sống thanh cao, thể hiện bản lĩnh sống mạnh mẽ, tích cực và phù hợp với thời đại ngày nay. Khi thiên nhiên suy kiệt và các giá trị truyền thống đang bị tàn phá nghiêm trọng, đạo đức suy thoái khó cứu vãn, sống giản dị là một trong những cách sống đáng lựa chọn nhất đối với tuổi trẻ ngày nay.

tk

Bình luận (0)
Phinh
8 tháng 5 2021 lúc 21:21

(Cj tự viết mở bài nha , e ko bt diễn đạt).Trc hết ,em hc đc từ Bác tình yêu Nc , yêu nhân dân ,yêu thiên nhiên ,yêu cs . Em cx hc đc từ Bác tinh thần ham hc hỏi , hăng say lao động , tinh thần lạc quan .   Chúng em cũng  em học được từ bác  lối sống giản dị khiêm tốn không cầu kỳ xa hoa lãng phí.  Để làm được điều đó em phải bắt đầu từ những việc nhỏ nhất luôn có Ý thức học hỏi hoàn thiện bản thân sống chân thành cởi mở  với tất cả mọi người không bi quan chán nản khi gặp những khó khăn thử thách có như vậy ,em mới trở thành một người tốt góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc ngày càng giàu đẹp 

Bình luận (0)
Nguyệt Trâm Anh
Xem chi tiết
Liên Hồng Phúc
22 tháng 11 2016 lúc 19:45
I. LẬP DÀN Ý: 1. Mở bài: – Những câu hát về chủ đề tình cảm gia đình khá phổ biến trong ca dao – dân ca. – Một số câu tiêu biểu thể hiện đời sống tinh thần phong phú của người lao động. 2. Thân bài: Công cha như núi Thái Sơn … ghi lòng con ơi! – Khẳng định công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ nhắc nhở con cái phải có bổn phận đáp đền chữ hiếu, bởi hiếu nghĩa là gốc của đạo làm người. – Nghệ thuật so sánh có tính chất ước lệ: Công cha với núi cao,nghĩa mẹ với biển rộng nhấn mạnh ý đó. – Âm hưởng nhịp nhàng, du dương, thích hợp làm bài hát ru con, chứa đựng lời khuyên nhủ chí tình về đạo làm người. 3. Kết bài: – Ca dao trữ tình nảy sinh và phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống tình cảm phong phú của người lao động. – Những câu ca dao chứa đựng nghĩa tình sẽ sống mãi trong lòng người đọc.II. VIẾT BÀI: Trong đời sống tình cảm của con người, tình yêu cha mẹ, vợ con bao giờ cũng chiếm một vị trí quan trọng. Cha mẹ là người sinh thành nuôi dưỡng, là người có kinh nghiệm sống mà con cái luôn kính yêu. Bởi vậy, đã có rất nhiều bài thơ, bài ca dao viết về chủ đề này. Bài ca dao sau đây chính là tiếng hát đi từ trái tim lên miệng của con cái đối với công lao trời biển của cha mẹ:
Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông.
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi !

Bài ca dao thật sâu sắc, chân thật. Nhân dân ta đã diễn tình cảm của con cái đối với cha mẹ một cách tài tình. Mượn hình ảnh núi Thái Sơn, một ngọn núi cao nổi tiếng của Trung Quốc, ví với công cha, phải chăng người xưa muốn nói lên một cách cụ thể công lao của cha thật to lớn, vĩ đại, trong viếc nuôi dạy con cái trưởng thành. Còn hình ảnh so sánh ơn nghĩa của mẹ Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông cũng rất đúng, rất hay. Cách so sánh đó thật tài tình và chứng tỏ người xưa hiểu quy luật tự nhiên nên đã có sự so sánh rất tinh tế này.

Công ơn của cha mẹ đối với con cái như núi cao, biển rộng. Một hình ảnh vẽ chiều đứng hài hoà hình ảnh, vẽ chiều ngang dựng lên một không gian bát ngát mênh mông rất gợi cảm. Chỉ những hình ảnh to lớn, cao rộng không cùng và vĩnh hằng ấy mới diễn tả hết công sinh thành và nuôi dưỡng con cái đối với cha mẹ. Qua nghệ thuật so sánh, qua cách sử dụng từ ngữ đặc tả... ba câu đầu của bài ca dao đã khẳng định và ca ngợi công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái. Đây không phải là những lời giáo huấn, không phải là những đòi hỏi về công lao của cha mẹ đối với con cái mà đây là tiếng hát ru ngọt ngào, là lời tâm tình truyền cảm lay động con tim của mỗi người.

Bài ca dao mộc mạc, chân tình, nhưng qua bài ca dao này, em tự thấy mình phải có gắng hơn nữa, em quyết tâm sẽ học thật giỏi, làm thật nhiều việc tốt để trong gia đình em luôn có nụ cười rạng ngời của cha mẹ. Bở em biết rằng: Con cái ngoan mang lại hạnh phúc cho cha mẹ, con cái hư sẽ là kẻ đào mồ chôn cha mẹ.    
Bình luận (1)
Dung Nguyen
22 tháng 11 2016 lúc 20:25

1.LẬP DÀN Ý

a.Mở bài

viết 1 bài hát hoặc viết mở đầu

c.Kết bài

nói tình cảm của mình đối với gia đình hoặc từng người trong gia đình gì đó

=mình chỉ biết viết thế này thôi, còn thân bài dài qua nên mình ko viết được

CHÚC BẠN LÀM BÀI TỐT NHA ^.^

 

Bình luận (1)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
31 tháng 7 2019 lúc 16:39

b. Khi đề bài yêu cầu phân tích, cảm nhận và suy nghĩ biểu thị những yêu cầu định hướng cách làm bài.

    + Phân tích là muốn định hướng cụ thể về thao tác, khi đó phải phân tách, xem xét đối tượng dưới nhiều góc độ, đối chiếu, so sánh… để từ đó đi đến nhận định về đối tượng.

    + Cảm nhận và suy nghĩ là muốn nhấn mạnh đến việc đưa ra cảm thụ, ấn tượng riêng (cảm nhận) và nhận định, đánh giá (suy nghĩ) về đối tượng; đối với loại yêu cầu này, để thuyết phục, chứng minh được ý kiến của mình, người làm cũng phải tiến hành giảng giải bằng các thao tác như phân tích, giải thích…

    + Với đề bài không có lệnh cụ thể, người làm tự lựa chọn những thao tác cần thiết để làm rõ, chứng minh cho ý kiến của mình về đối tượng được nêu ra trong đề bài.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
22 tháng 11 2018 lúc 14:01

Hình tượng sóng- người phụ nữ đang yêu, hình tượng trung tâm, nổi bật của bài thơ:

    + Mượn sóng để diễn tả nỗi lòng, tình yêu, trái tim phức tạp, tha thiết

    + Sóng có phẩm chất, tính cách giống “em”

- Sóng, những suy nghĩ, trăn trở khi nghĩ về tình yêu

    + Tìm cội nguồn của sóng, và khát vọng muốn được hiểu mình, hiểu người mình yêu và tình yêu

    + Trái tim của tuổi trẻ khát khao yêu thương, quy luật tự nhiên

- Nỗi nhớ, sự chung thủy của người phụ nữ khi yêu

    + Bày tỏ trực tiếp nỗi nhớ thương người yêu

    + Sự tin tưởng, đợi chờ chung thủy trong tình yêu

- Khát vọng tình yêu vĩnh cửu

    + Sự lo âu, trăn trở của người phụ nữ trước cuộc đời dài rộng và tình yêu lớn lao

    + Sóng là biểu tượng cho tình yêu trường tồn, mãnh liệt

Bình luận (0)
phạm hồng lê
Xem chi tiết
Cherry Trần
20 tháng 12 2016 lúc 20:14

1.Mở bài:

– Truyện ngắn Cuộc chia tay của những con búp bê của tác giả Khánh Hoài được trao giải Nhì cuộc thi viết về thiếu nhi do Viện khoa học giáo dục và Tổ chức cứu trợ trẻ em Thụy Điển tổ chức năm 1992.

– Nội dung truyện đề cập đến những vấn đề bức xúc của gia đình và xã hội, cụ thể là nạn li hôn dẫn tới sự tan vỡ gia đình và nỗi bất hạnh của trẻ thơ. 2. Thân bài:

* Nỗi khổ tâm của hai anh em Thành và Thủy khi cha mẹ li hôn:

+ Thành: Đau lòng khi nghĩ đến chuyện phải chia tay với đứa em gái yêu quý.

– Suốt đêm, nghe tiếng khóc tức tưởi của em, Thành phải cắn chặt môi để khỏi bật lên tiếng khóc, nhưng nước mắt cứ tuôn ra như suối, ướt đầm cả gối và hai cánh tay áo.

– Cố giấu kín nỗi buồn, rón rén đi ra ngoài, ngồi xuống gốc cây hồng xiêm. Thấy em gái theo ra thì thương em vô cùng, kéo em ngồi xuống và khẽ vuốt lên mái tóc – Chua chát nghĩ rằng cảnh vật vẫn vui tươi như mọi ngày mà sao tai họa lại giáng xuống đầu hai anh em nặng nề như vậy.

– Những kỉ niệm đẹp đẽ, cảm động của tình anh em ruột thịt hiện lên rõ ràng trong tâm trí càng làm cho Thành đau đớn.

– Lúc phải chia đôi đồ chơi theo lệnh của mẹ, Thành nhường tất cả cho em gái. + Thủy: Tủi thân và hoảng sợ trước cảnh ngộ éo le của gia đình.

– Biết tin bố mẹ li hôn, Thủy khóc suốt đêm.

– Nghe mẹ ra lệnh chia đồ chơi, Thủy bất giác run lên bần bật, kinh hoàng đưa cặp mắt tuyệt vọng nhìn anh. Cặp mắt… buồn thăm thẳm, hai bờ mi đã sưng mọng lên vì khóc nhiều.

– Thấy anh ra vườn, Thủy len lén ra theo, ngồi nép bên cạnh anh…
– Lúc chia đồ chơi, thay anh đặt hai con búp bê Vệ Sĩ và Em Nhỏ ra hai phía, Thủy giận dữ mắng: Sao anh ác thế? Bởi bé không muốn chúng phải xa nhau.

– Cô bé thương anh, nhường cả cho anh hai con búp bê và bắt anh hứa không bao giờ để chúng ngồi cách xa nhau.

* Ao ước của hai anh em Thành và Thủy:

– Mãi mãi được sống bên nhau cùng cha mẹ, dưới mái ấm gia đình hạnh phúc.

– Mong cho hai con búp bê cũng không bao giờ phải xa nhau.

3. Kết bài:

– Truyện mang tính xã hội rất cao. Tác giả khẳng định li hôn là một vấn đề nhức nhôi, gây ra những hậu quả đau lòng mà con cái phải gánh chịu.

– Cuộc chia tay đầy đau đớn giữa hai đứa trẻ trong truyện có ý nghĩa nhắc nhở, cảnh báo mọi người: Gia đình là tổ ấm hạnh phúc vô cùng quý giá nên phải cố gắng giữ gìn, bảo vệ nó.

– Tính chân thực, nghệ thuật miêu tả tâm lí tinh tế khiến người đọc xúc động.

Bình luận (0)
Cherry Trần
20 tháng 12 2016 lúc 20:15

1.Mở bài:

– Truyện ngắn Cuộc chia tay của những con búp bê của tác giả Khánh Hoài được trao giải Nhì cuộc thi viết về thiếu nhi do Viện khoa học giáo dục và Tổ chức cứu trợ trẻ em Thụy Điển tổ chức năm 1992.

– Nội dung truyện đề cập đến những vấn đề bức xúc của gia đình và xã hội, cụ thể là nạn li hôn dẫn tới sự tan vỡ gia đình và nỗi bất hạnh của trẻ thơ.

2. Thân bài:

* Nỗi khổ tâm của hai anh em Thành và Thủy khi cha mẹ li hôn:

+ Thành: Đau lòng khi nghĩ đến chuyện phải chia tay với đứa em gái yêu quý.

– Suốt đêm, nghe tiếng khóc tức tưởi của em, Thành phải cắn chặt môi để khỏi bật lên tiếng khóc, nhưng nước mắt cứ tuôn ra như suối, ướt đầm cả gối và hai cánh tay áo.

– Cố giấu kín nỗi buồn, rón rén đi ra ngoài, ngồi xuống gốc cây hồng xiêm. Thấy em gái theo ra thì thương em vô cùng, kéo em ngồi xuống và khẽ vuốt lên mái tóc – Chua chát nghĩ rằng cảnh vật vẫn vui tươi như mọi ngày mà sao tai họa lại giáng xuống đầu hai anh em nặng nề như vậy.

– Những kỉ niệm đẹp đẽ, cảm động của tình anh em ruột thịt hiện lên rõ ràng trong tâm trí càng làm cho Thành đau đớn.

– Lúc phải chia đôi đồ chơi theo lệnh của mẹ, Thành nhường tất cả cho em gái.

+ Thủy: Tủi thân và hoảng sợ trước cảnh ngộ éo le của gia đình.

– Biết tin bố mẹ li hôn, Thủy khóc suốt đêm.

– Nghe mẹ ra lệnh chia đồ chơi, Thủy bất giác run lên bần bật, kinh hoàng đưa cặp mắt tuyệt vọng nhìn anh. Cặp mắt… buồn thăm thẳm, hai bờ mi đã sưng mọng lên vì khóc nhiều.

– Thấy anh ra vườn, Thủy len lén ra theo, ngồi nép bên cạnh anh…
– Lúc chia đồ chơi, thay anh đặt hai con búp bê Vệ Sĩ và Em Nhỏ ra hai phía, Thủy giận dữ mắng: Sao anh ác thế? Bởi bé không muốn chúng phải xa nhau.

– Cô bé thương anh, nhường cả cho anh hai con búp bê và bắt anh hứa không bao giờ để chúng ngồi cách xa nhau.

* Ao ước của hai anh em Thành và Thủy:

– Mãi mãi được sống bên nhau cùng cha mẹ, dưới mái ấm gia đình hạnh phúc.

– Mong cho hai con búp bê cũng không bao giờ phải xa nhau.

3. Kết bài:

– Truyện mang tính xã hội rất cao. Tác giả khẳng định li hôn là một vấn đề nhức nhôi, gây ra những hậu quả đau lòng mà con cái phải gánh chịu.

– Cuộc chia tay đầy đau đớn giữa hai đứa trẻ trong truyện có ý nghĩa nhắc nhở, cảnh báo mọi người: Gia đình là tổ ấm hạnh phúc vô cùng quý giá nên phải cố gắng giữ gìn, bảo vệ nó.

– Tính chân thực, nghệ thuật miêu tả tâm lí tinh tế khiến người đọc xúc động.

  
Bình luận (0)
Dương Thu Hiền
20 tháng 12 2016 lúc 20:29

Câu 1:

1. Mở bài:
– Truyện ngắn Cuộc chia tay của những con búp bê của tác giả Khánh Hoài được trao giải Nhì cuộc thi viết về thiếu nhi do Viện khoa học giáo dục và Tổ chức cứu trợ trẻ em Thụy Điển tổ chức năm 1992.
– Nội dung truyện đề cập đến những vấn đề bức xúc của gia đình và xã hội, cụ thể là nạn li hôn dẫn tới sự tan vỡ gia đình và nỗi bất hạnh của trẻ thơ.


2. Thân bài:
* Nỗi khổ tâm của hai anh em Thành và Thủy khi cha mẹ li hôn:
+ Thành: Đau lòng khi nghĩ đến chuyện phải chia tay với đứa em gái yêu quý.
– Suốt đêm, nghe tiếng khóc tức tưởi của em, Thành phải cắn chặt môi để khỏi bật lên tiếng khóc, nhưng nước mắt cứ tuôn ra như suối, ướt đầm cả gối và hai cánh tay áo.
– Cố giấu kín nỗi buồn, rón rén đi ra ngoài, ngồi xuống gốc cây hồng xiêm. Thấy em gái theo ra thì thương em vô cùng, kéo em ngồi xuống và khẽ vuốt lên mái tóc.
– Chua chát nghĩ rằng cảnh vật vẫn vui tươi như mọi ngày mà sao tai họa lại giáng xuống đầu hai anh em nặng nề như vậy.
– Những kỉ niệm đẹp đẽ, cảm động của tình anh em ruột thịt hiện lên rõ ràng trong tâm trí càng làm cho Thành đau đớn.
– Lúc phải chia đôi đồ chơi theo lệnh của mẹ, Thành nhường tất cả cho em gái.

+ Thủy: Tủi thân và hoảng sợ trước cảnh ngộ éo le của gia đình.
– Biết tin bố mẹ li hôn, Thủy khóc suốt đêm.
– Nghe mẹ ra lệnh chia đồ chơi, Thủy bất giác run lên bần bật, kinh hoàng đưa cặp mắt tuyệt vọng nhìn anh. Cặp mắt… buồn thăm thẳm, hai bờ mi đã sưng mọng lên vì khóc nhiều.
– Thấy anh ra vườn, Thủy len lén ra theo, ngồi nép bên cạnh anh…
– Lúc chia đồ chơi, thay anh đặt hai con búp bê Vệ Sĩ và Em Nhỏ ra hai phía, Thủy giận dữ mắng: Sao anh ác thế? Bởi bé không muốn chúng phải xa nhau.
– Cô bé thương anh, nhường cả cho anh hai con búp bê và bắt anh hứa không bao giờ để chúng ngồi cách xa nhau.
* Ao ước của hai anh em Thành và Thủy:
– Mãi mãi được sống bên nhau cùng cha mẹ, dưới mái ấm gia đình hạnh phúc.
– Mong cho hai con búp bê cũng không bao giờ phải xa nhau.


3. Kết bài:
– Truyện mang tính xã hội rất cao. Tác giả khẳng định li hôn là một vấn đề nhức nhôi, gây ra những hậu quả đau lòng mà con cái phải gánh chịu.
– Cuộc chia tay đầy đau đớn giữa hai đứa trẻ trong truyện có ý nghĩa nhắc nhở, cảnh báo mọi người: Gia đình là tổ ấm hạnh phúc vô cùng quý giá nên phải cố gắng giữ gìn, bảo vệ nó.

– Tính chân thực, nghệ thuật miêu tả tâm lí tinh tế khiến người đọc xúc động.

Bình luận (0)
Vy Võ
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thu Phương
13 tháng 8 2021 lúc 23:16

Tham khảo:

image

Bình luận (0)
Phùng Anh Tuấn
Xem chi tiết
Hoàng Anh Thư
4 tháng 12 2016 lúc 12:37

bài 1: Cảm nhận của .. về văn bản Nam quốc sơn hà là:

bài thơ “Nam quốc sơn hà” của Lí Thường Kiệt là một khúc anh hùng ca của dân tộc, nó không chỉ vang lên đầy hào sảng, mạnh mẽ cũng không kém phần tự hào khi chỉ ra ranh giới, chủ quyền lãnh thổ của dân tộc, nó lại réo rắt, đanh thép khi kết tội kẻ thù, vạch ra kết quả bi thảm mà lũ giặc phải đón nhận khi cố tình xâm lăng dân tộc độc lập mà anh hùng ấy. Vượt lên trên tất cả những giá trị nội dung, nghệ thuật thông thường, “Nam quốc sơn hà” của Lí Thường Kiệt đã trở thành một áng thơ văn bất hủ, bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc Việt Nam. .......( câu 2 tớ ko biết, ...)

Câu 2: cảm nhận:

Bài thơ thể hiện niềm tự hào to lớn về sức mạnh chiến thắng của dân tộc ta và làm sống lại những năm tháng hào hùng đánh đuổi quân xâm lược Nguyên – Mông. Đồng thời nó nhắc nhở mỗi người Việt Nam phải biết nâng cao ý thức trách nhiệm công dân trong việc bảo vệ và dựng xây đất nước thanh bình, giàu đẹp, bền vững muôn đời.

Câu 3: bài thơ nói lên vẻ đẹp của người phụ nữ đang ở tuổi còn tre, người phụ nữ xinh đẹp, phẩm chất trong sáng cảu người phụ nữ ở xã hội xưa. Nhưng người họ đâu được sống sung sướng, họ luôn chịu số phận bất hạnh. lênh đênh, luôn phụ thuộc vào người đàn ông.

( viết ko hay cho lắm, tớ chỉ viết đc xưa, còn nay thì ...)

 

 

 

 

Bình luận (4)
Nguyễn Trần Thành Đạt
5 tháng 12 2016 lúc 15:52

Đề 2:

Việt nam là đất nước có lịch sử dân tộc đáng tự hào. Trải qua biết bao thăng trầm trong lịch sử, đã có những lúc đất nước ta bị xâm lược, đô hộ cả ngàn năm. Thế nhưng dù trong hoàn cảnh nào thì toàn dân tộc Việt Nam vẫn mang ý chí mạnh mẽ, quyết tâm không bao giờ chịu làm nô lệ của kẻ khác. Và trong lịch sử đầy chói lọi ấy, “phò giá về kinh” ( tụng giá hoàn kinh sư) của thượng tướng Trần Quang Khải hiện lên như một viên ngọc sang- là khúc ca khải hoàn đầu tiên của dân tộc. Đây là bài thơ đầu tiên trong lịch sử được sang tác ra để nói lên ý chí tự hảo dân tộc Việt Nam trong cuộc chiến đấu tranh và đã giành được thắng lợi trước quân Mông Nguyên.“phò giá về kinh” được sang tác trong hoàn cảnh tướng Trần Quang Khải được vinh dự phò giá nhà vua để trở về kinh thành sau kế hoạch “vườn không nhà trống “ của vua tôi nhà Trần chống lại quân xâm lược. Mở đầu bài thơ hai câu thơ nói lên thắng lợi hung tráng của quân dân ta trong chiến đấu với quân xâm lược.

 

Đoạt sáo chương dương độ
Cầm Hồ Hàm Tử quan

Hay

Chương Dương cướp giáo giặc
Hàm Tử bắt quân thù

Mở đầu là hình ảnh của những địa điểm diễn ra những trận đánh lớn mà tại đó, quân và dân ta đã đạt được những thắng lợi vang dội. Tại sao lại là hai địa điểm Chương Dương và hàm Tử. Để giải thích điều này, chúng ta hãy cùng nhau quay lại lịch sử của dân tộc. Trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên đời Trần, quân và dân ta đã giành được rất nhiều thắng lợi trong nhiều chiến dịch, nổi bật nhất trong số đó là trận chiến trên sông bạch Đằng. thế nhưng tướng Trần Quang Khải lại nhắc tới trận Chương Dương và hàm Tử trước. Bởi lẽ, đây là hai trận chiến cuối cùng mang tính quyết định chiến thắng toàn bộ quân xâm lược. Trước đó, để đánh lừa quân địch, toàn bộ kinh thành đã phải sơ tán đi tới khu vực nông thôn theo kế sách “vườn không nhà trống”. có lẽ thế nên khi được vinh dự phò tá nhà vua trở về kinh thành, tướng Trần Quang khải mới không thể đè nén được xúc động và thể hiện sự tự hào, vui sướng cho chiến thắng của nhân dân ta.

Bình luận (0)