Những câu hỏi liên quan
Phong
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Uyên Nhi
15 tháng 10 2021 lúc 15:21

Sau khi giành độc lập, Ngô Quyền chỉ xưng Vương, bởi vì Vướng cũng có nghĩa là vua (tước hiệu của vua nước nhỏ, chịu thần phục của nước khác) nhưng ở đây không phải Ngô Quyền chịu thần phục phong kiến phương Bắc mà ông nhận thức được rằng mô'i quan hệ bang giao 'giữa ta và Trung Quốc là rất quan trọng, nên ông thận trọng chỉ xưng Vương, chưa lên ngôi Đế để tránh sự đối đầu với phong kiến phương Bắc khi nền độc lập của ta còn non trẻ.

Bình luận (0)
Trường Nguyễn Công
15 tháng 10 2021 lúc 15:31

vì đế là từ dành cho những nước lớn như trung quốc...

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
22 tháng 5 2019 lúc 13:26

- Ngô Quyền sau khi giành đươc độc lập cho Tổ quốc chỉ xưng vương: Vương là tước hiệu của vua nước nhỏ, chịu thần phục các nước khác, ở đây không phải Ngô Quyền thần phục phương Bắc mà ông nhận thức được rằng mối quan hệ bang giao giữa ta và Trung Quốc là rất quan trọng, nên ông thận trọng chỉ xưng vương để tránh sự đối đầu với phong kiến phương Bắc khi nền độc lập của ta còn non trẻ. (1 điểm)

- Đinh Bộ Lĩnh là người Việt đầu tiên xưng đế, Hoàng đế là tước hiệu của vua nước lớn, mạnh có nhiều nước thần phục, như vậy so với Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh đã tiến thêm một bước trong việc xây dựng chính quyền độc lập, tự chủ, khẳng định chủ quyền quốc gia dân tộc, nước Đại Cồ Việt độc lập ngang hàng với Trung Quốc chứ không phải phụ thuộc, Hoàng đế nước Việt ngang hàng với Hoàng đế Trung Quốc. Mặt dù xưng đế nhưng ông ý thức đươc quan hệ bang giao rất quan trọng giữa ta và Trung Quốc. (Mùa xuân năm 970, ông sai sứ thần sang giao hảo với nhà Tống). (1 điểm)

Bình luận (0)
Nguyễn Hữu Tài
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phương Mi
25 tháng 4 2016 lúc 21:45

*Diễn biến cuộc khởi nghĩa Lý Bí:

- Mùa xuân năm 542, Lý Bí phất cờ khởi nghĩa, hào kiệt khắp nơi kéo về tụ nghĩa... Chưa đầy 3 tháng sau, nghĩa quân đã đánh chiếm được hầu hết các quận huyện. Tiêu Tư phải bỏ thành Long Biên chạy về Trung Quốc. 
- Cuộc tấn công đàn áp của nhà Lương :
+ Lần thứ nhất : Tháng 4 năm 542, Lý Bí chủ động kéo quân lên phía Bắc và đánh bại quân Lương, giải phóng thêm Hoàng Châu.
+ Lần thứ hai: Đầu năm 543, Lý Bí chủ động đón đánh địch ở Hợp Phố, quân giặc bị đánh tan.

* ​Những việc làm của Lý Bí sau thắng lợi của cuộc khởi nghĩa: Mùa xuân năm 544, Lý Bí lên ngôi Hoàng đế, đặt tên nước là Vạn Xuân, đóng đô ở cửa sông Tô Lịch (Hà Nội), đặt niên hiệu là Thiên Đức, lập triều đình với hai ban văn, võ.

* Việc Lý Bí xưng đế và đặt tên nước là Vạn Xuân thể hiện nước ta là một nước độc lập, tự chủ, sánh vai ngang hàng với Trung Quốc, nước ta có bờ cõi, giang sơn riêng chứ không phải là một châu quận nội thuộc Trung Quốc. Còn việc đặt tên nước là Vạn Xuân với mong muốn cho nền độc lập của đất nước mãi trường tồn, để nhân dân luôn có cuộc sống ấm no hạnh phúc, đất nước mãi thanh bình như vạn mùa xuân.

Bình luận (0)
Đào Hồng Khánh
14 tháng 4 2017 lúc 19:39

Mùa xuân năm 542, Lý Bí phất cờ nổi dậy. Khởi nghĩa thành công nhanh chóng. Trong vòng chưa đầy 3 tháng, nghĩa quân đã chiếm được hầu hết các quận, huyện. Thứ sử Tiêu Tư run sợ, vội vã bỏ thành Long Biên (Yên Phong - Bắc Ninh) rút chạy về Trung Quốc. Lý Bí đem quân vào Long Biên, ổn định tình hình mọi mặt. Được tin Long Biên thất thủ, vua Lương lập tức hạ lệnh cho quân phản công chiếm lại. Bọn xâm lược vừa kéo sang đã bị Lý Bí cho quân mai phục đánh tan.

Đầu năm sau (543), vua Lương lại lệnh cho quân sang xâm lược lần nữa. Bọn tướng chỉ huy quân Lương lúc này vừa khiếp sợ, vừa mệt mỏi, đang còn dùng dằng chưa dám tiến quân, Lý Bí chủ động ra quân đón đánh địch ở bán đảo Hợp Phố (bấy giờ thuộc châu Giao). Quân Lương mười phần chết đến bảy, tám. Tướng địch bị giết gần hết, kẻ sống sót cũng bị vua Lương bắt phải tự tử.

Mùa xuân năm 544, sau khi đánh đuổi được quân đô hộ và đánh lùi hai lần phản công xâm lược của nhà Lương, Lý Bí tự xưng hoàng đế tức Lý Nam Đế. Lý Nam Đế lấy tên nước là Vạn Xuân (2), đặt kinh đô ở miền cửa sông Tô Lịch (Hà Nội) và cho dựng điện Vạn Thọ (3) làm nơi vua quan họp bàn việc nước. Triều đình gồm có hai ban văn võ. Phạm Tu được cử đứng đầu hàng quan võ, Tinh Thiều đứng đầu quan văn, Triệu Túc làm thái phó (chức quan cao, cột trụ của triều đình), Triệu Quang Phục là tướng trẻ, có tài, cũng được trọng dụng. Lý Nam Đế lại cho dựng một ngôi chùa đặt tên là chùa Khai Quốc (4).

Bình luận (0)
Thắng Vũ
26 tháng 4 2019 lúc 19:54

sex

Bình luận (0)
Vũ Thu Hà
Xem chi tiết
kudo shinichi
3 tháng 10 2019 lúc 21:31

đế và vương cùng nghĩa nha

Bình luận (0)
kudo shinichi
3 tháng 10 2019 lúc 21:33

đế và vương cùng nghĩa nha bn

Bình luận (0)
Hoàng Thị Kim Ánh
Xem chi tiết
Đỗ Thị Minh Phương
29 tháng 10 2021 lúc 10:36

Ngô Quyền sau khi giành độc lập cho Tổ quốc chỉ xưng vương còn Đinh Bộ Lĩnh sau khi thống nhất đất nước xưng đế bởi vì:
- Vương là tước hiệu của vua nước nhỏ, chịu thần phục của nước khác, ở đây không phải Ngô Quyền thần phục phong kiến phương Bắc mà ông nhận thức được rằng mối quan hệ giao bang giữa ta và Trung Quốc là rất quan trọng, nên ông thận trọng chỉ xưng vương để tránh sự đối đầu với phong kiến phương Bắc khi nền độc lập của ta còn non trẻ.
- Đinh Bộ Lĩnh là người Việt đầu tiên xưng đế, Hoàng đế là tước hiệu của vua nước lớn, mạnh có nhiều nước thần phục nên so với thời Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh đã tiến thêm một bước trong việc xây dựng chính quyền đôc lập, tự chủ, khẳng định chủ quyền quốc gia dân tộc, nước Đại Cồ Việt ngang hàng với Trung Quốc chứ không phải phụ thuộc, Hoàng đế nước Việt ngang hàng với Hoàng đế Trung Quốc. Mặc dù xưng đế nhưng ông ý thức được quan hệ giao bang rất quan trọng giữa ta và Trung Quốc.

Còn bài vẽ sơ đồ thì tạm thời mình chưa làm đc nhé:)))

Bình luận (0)
Pham Trong Bach
Xem chi tiết
Cao Minh Tâm
25 tháng 1 2019 lúc 14:00

Hướng dẫn giải:

Sự kiện Thuộc thế kỉ
Cuộc khởi nghĩa do Hai Bà Trưng lãnh đạo đã nổ ra ở quận Giao Chỉ vào năm 40. I
Lý Bí tự xưng đế tức là Lý Nam Đế, lập ra nước Vạn Xuân vào năm 544. VI
Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh xưng đế, tập nên nhà Đinh và đặt tên nước là Đại Cồ Việt. X
Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giành thắng lợi năm 1427, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, lập ra nhà Hậu Lê. XV
Bình luận (0)
Tuấn Anh
Xem chi tiết
Khánh Ngọc
4 tháng 10 2019 lúc 21:00

Câu 1 : Ngô Quyền sau khi giành độc lập cho Tổ quốc chỉ xưng vương còn Đinh Bộ Lĩnh sau khi thống nhất đất nước xưng đế bởi vì:
- Vương là tước hiệu của vua nước nhỏ, chịu thần phục của nước khác, ở đây không phải Ngô Quyền thần phục phong kiến phương Bắc mà ông nhận thức được rằng mối quan hệ giao bang giữa ta và Trung Quốc là rất quan trọng, nên ông thận trọng chỉ xưng vương để tránh sự đối đầu với phong kiến phương Bắc khi nền độc lập của ta còn non trẻ.
- Đinh Bộ Lĩnh là người Việt đầu tiên xưng đế, Hoàng đế là tước hiệu của vua nước lớn, mạnh có nhiều nước thần phục nên so với thời Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh đã tiến thêm một bước trong việc xây dựng chính quyền đôc lập, tự chủ, khẳng định chủ quyền quốc gia dân tộc, nước Đại Cồ Việt ngang hàng với Trung Quốc chứ không phải phụ thuộc, Hoàng đế nước Việt ngang hàng với Hoàng đế Trung Quốc. Mặc dù xưng đế nhưng ông ý thức được quan hệ giao bang rất quan trọng giữa ta và Trung Quốc.

Câu 2 : Nền kinh tế thời Đinh - Tiền Lê có bước phát triển là do các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế của nhà nước như:

- Các chính sách khuyến nông: tổ chức lễ cày “tịch điền”, khuyến khích nhân dân khai khẩn đất hoang, các công việc trị thủy, bảo vệ sức kéo,…

- Nhà nước chú trọng phát triển thủ công nghiệp nhà nước với nhiều xưởng thủ công quy mô lớn, tập trung nhiều thợ giỏi và khuyến khích phát triển các nghề thủ công truyền thống trong nhân dân.

- Giữ mối quan hệ hòa hảo với nhà Tống để nhân dân hai nước qua lại trao đổi hàng hóa với nhau. Cho đúc tiền đồng để lưu thông trong nước,…

Bình luận (0)
Cẩm Ly Nguyễn
Xem chi tiết
Trần Quỳnh Mai
13 tháng 5 2016 lúc 8:53

Vương chỉ những ông vua ở các nước nhỏ. Đế tuy cũng là vua nhưng nó ở vị trí cao hơn, vua của nước lớn. Lý Bí muốn xây dựng nước ta giàu mạnh như nước phương Bắc nên ông xưng đế, đồng thời sánh ngang với vua phương Bắc luôn

Bình luận (2)
Lê Văn Nam
6 tháng 5 2019 lúc 18:38

mik bí quá mới lên đây xem! hi hi...oaoa

Bình luận (0)
Bé xoài
Xem chi tiết
Minh Nhân
18 tháng 4 2021 lúc 21:01

Tham Khảo !

Nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lý Bí:

- Nhân dân căm ghét chế độ đô hộ nên đã hưởng ứng nhiệt tình cuộc khởi nghĩa.

- Nghĩa quân có tinh thần chiến đấu kiên cường, dũng cảm, quyết tâm đánh đuổi kẻ thù, giành độc lập dân tộc.

- Có sự lãnh đạo tài tình của Lý Bí.

Sau khi giành thắng lợi, Lý Bí đã:

- Lên ngôi Hoàng đế (Lý Nam Đế) vào đầu năm 544.

- Đặt tên nước là Vạn Xuân, đóng đô ở cửa sông Tô Lịch (Hà Nội), đặt niên hiệu là Thiên Đức (đức trời).

- Thành lập triều đình với hai ban văn, võ.

Bình luận (1)

*Nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lý Bí:

- Nhân dân căm ghét chế độ đô hộ nên đã hưởng ứng nhiệt tình cuộc khởi nghĩa.

- Nghĩa quân có tinh thần chiến đấu kiên cường, dũng cảm, quyết tâm đánh đuổi kẻ thù, giành độc lập dân tộc.

- Có sự lãnh đạo tài tình của Lý Bí.

* Sau khi giành thắng lợi, Lý Bí đã:

- Lên ngôi Hoàng đế (Lý Nam Đế) vào đầu năm 544.

- Đặt tên nước là Vạn Xuân, đóng đô ở cửa sông Tô Lịch (Hà Nội), đặt niên hiệu là Thiên Đức (đức trời).

- Thành lập triều đình với hai ban văn, võ

Bình luận (1)
Genj Kevin
18 tháng 4 2021 lúc 21:02

Nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lý Bí:

- Nhân dân căm ghét chế độ đô hộ nên đã hưởng ứng nhiệt tình cuộc khởi nghĩa.

- Nghĩa quân có tinh thần chiến đấu kiên cường, dũng cảm, quyết tâm đánh đuổi kẻ thù, giành độc lập dân tộc.

- Có sự lãnh đạo tài tình của Lý Bí.

Sau khi giành thắng lợi, Lý Bí đã:

- Lên ngôi Hoàng đế (Lý Nam Đế) vào đầu năm 544.

- Đặt tên nước là Vạn Xuân, đóng đô ở cửa sông Tô Lịch (Hà Nội), đặt niên hiệu là Thiên Đức (đức trời).

- Thành lập triều đình với hai ban văn, võ.

Bình luận (1)