Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Kỳy Duyên
Xem chi tiết
Hồng Trần²ᵏ⁸(leo)
3 tháng 4 2021 lúc 20:01
Phạm Duy Tốn là một trong những cây bút mở đầu cho thể loại truyện ngắn hiện đại, trong đó có tác phẩm “ Sống chết mặc bay”. Tác phẩm đã thể hiện rõ nét nỗi khổ của người dân trong thời kỳ xã hội thối nát, bọn quan lại cường hào thì ăn chơi phè phỡn, không quan tâm tới vận mệnh của người dân.

Tác phẩm đã đem lại sự tò mò của người đọc ở ngay tiêu đề. Nhan đề bắt nguồn từ một câu tục ngữ nổi tiếng và rất quen thuộc của dân gian ta “Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi”. Câu tục ngữ phê phán, lên án trước thái độ của những kẻ chỉ biết vun vén, lo cho lợi riêng mình trong khi đó lại thản nhiên, lãnh đạm, thờ ơ thậm chí vô lương tâm trước tính mạng của những người con người mà mình phải có trách nhiệm. Tác giả chỉ chọn phần đầu của câu tục ngữ mà không chọn cả câu bởi ông muốn tạo ra sự tò mò, hấp dẫn người đọc. Bởi trong câu chuyện này thì chỉ có phần đầu mới phù hợp với nội dung, cốt truyện. Và như ý kiến nhận xét trên đây đã đề cập, “Sống chết mặc bay” không phải để “tiền thầy bỏ túi” mà để các quan thoái thác trách nhiệm, “tự do” với cuộc ăn chơi của mình.

Xuyên suốt tác phẩm, tác giả đã lấy bối cảnh là một cuộc hộ đê của dân làng XX… giữa mùa nước dâng cao. Không gian tác phẩm chỉ gồm hai địa điểm: đê và đình. Ngoài đê, dân tình hối hả, cực nhọc hộ đê. Trong đình, quan phụ mẫu và nha lại chơi đánh bài tổ tôm. Không gian truyện quả thực rất hẹp nhưng hai đối tượng xã hội mà tác phẩm dựng lên lại là hai giai cấp tiêu biểu, vốn có những mâu thuẫn gay gắt trong lòng xã hội đương thời: nông dân và quan lại phong kiến. Và qua công việc hộ đê trong phạm vi một làng nhỏ, tác phẩm đã đề cập đến những vấn đề xã hội to lớn: đó là sự khốn khổ của người dân quê trong cơn lụt lội; thói vô trách nhiệm của bọn quan lại…”.

Trong hoàn cảnh vô cùng khắc nghiệt, trời tối đen như mực, nước sông Nhị Hà đang dâng lên, thế mà hàng trăm con người đang phải đội đất, vác tre, bì bõm dưới bùn lầy, trong mưa gió để cố giữ lấy đê. Ngược lại hoàn toàn với cảnh đó cách đó vài trăm thước, trong đình đèn điện sáng trưng nhộn nhịp người đi lại, “quan phụ mẫu” uy nghi chễm chệ có lính gãi chân, có lính quạt hầu, thản nhiên đánh bài: “Một người quan phụ mẫu uy nghi, chễm chệ ngồi. Tay trái dựa gối xếp, chân phải duỗi thẳng ra, để cho tên người nhà quỳ ở dưới đất mà gãi. Một tên lính lệ đứng bên cầm quạt lông chốc chốc sẽ phẩy. Tên đứng khoanh tay trực hầu điếu đóm. Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, tráp đồi mồi, hai bên nào ống thuộc bạc, nào đồng hồ vàng và cơ man những vật dụng quý phái sang trọng khác”. Nhà văn đã dùng thủ pháp tương phản để đan xen hai hoàn cảnh: sự khốn khổ, điêu đứng của người dân và sự ung dung, an nhàn vô trách nhiệm của tên quan “phụ mẫu”.

Sự tài tình khéo léo trong ngòi bút của tác giả thể hiện ở chỗ, hai hình ảnh hoàn toàn đối ngược với nhau tạo nên hai nghịch cảnh. Chính điều này càng gây ra nỗi căm phẫn trong lòng người đọc. Trời càng lúc càng mưa to, đê càng lúc càng sụt lở nhiều, dân càng lúc càng đuối sức. Thì ở trong đình, ván bài của quan càng lúc càng hồi hộp, càng gần đến hồi “gay cấn”. Kết hợp với nghệ thuật tương phản là thủ pháp tăng cấp, Phạm Duy Tốn ép không gian truyện đến nghẹt thở. Cao trào của tác phẩm dâng lên khi có người nhà quê chạy vào run rẩy báo: “Đê vỡ mất rồi”, quan phụ mẫu không những không lo lắng mà còn lớn tiếng quát: “Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày” rồi tiếp tục thản nhiên đánh bài!

Với ngòi bút sắc sảo khi nhà văn miêu tả cảnh dân – quan, ta thấy cuộc sống nhân dân khổ đến cùng cực, sự sống mong manh, bè lũ quan lại tiêu biểu là tên quan phụ mẫu thì vô trách nhiệm và lòng lang dạ thú đến tận cùng. Hiện thực ấy được thu nhỏ qua bức tranh hộ đê vô cùng gian khổ. Nhà văn cảm thông chia sẻ với cuộc sống thê thảm của người dân trong cảnh hộ đê và cảnh điêu linh của dân sau khi đê vỡ. Đó là sự tố cáo phê phán thái độ thờ ơ vô trách nhiệm của bè lũ quan lại. Thái độ vô trách nhiệm ấy đã trở thành một tội ác đối với dân. Trong xã hội lúc bấy giờ, không phải chỉ có một mình tên quan phụ mẫu sống vô trách nhiệm với dân mà còn rất nhiều tên quan cũng thờ ơ với số phận của nhân dân giống tên quan phụ mẫu này. Xây dựng hình ảnh một tên quan phụ mẫu nhưng tác giả đã thay lời nhân dân tố cáo những tên quan lại vô lại làm hại dân hại nước đang tồn tại trong xã hội mà tác giả đang sống.

“Xung quanh một không gian hẹp nhưng “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn lại đề cập đến những vấn đề xã hội to lớn: đó là sự khốn khổ của người dân quê trong cơn lụt lội; thói vô trách nhiệm của bọn quan lại…”. Ý kiến nhận xét đó đã khái quát được thành công về mặt nội dung tư tưởng của truyện ngắn hiện đại đầu tiên trong nền văn học nước nhà.

Trong cuộc sống xã hội phong kiến xưa có rất nhiều những kẻ vô lương tâm, lòng lang dạ thú như tên quan phụ mẫu. Trong xã hội nay thì khác, nhà nước đã rất chú trọng đến đời sống nhân dân nhưng vẫn không ít kẻ vì lợi riêng mà mặc cho số phận, sinh mang của nhân dân. Và bởi vậy, có thể khẳng định rằng, giá trị hiện thực của truyện ngắn này vẫn còn nguyên vẹn ý nghĩa tới ngày nay.

Có thể nói tác phẩm Sống chết mặc bay là lời tố cáo của nhân dân với xã hội phong kiến thối nát, tạo điều kiện cho những kẻ mất nhân tính tồn tại và gieo rắc nỗi khổ cho nhân dân. Tác giả đã thương cảm cho số phận của nhân dân phải chịu nhiều áp bức bóc lột 
trần bảo an
14 tháng 4 2021 lúc 21:06

Dẫn chứng:

- Trong lúc dân chúng đang vất vả ngâm mình trong bùn, đối mặt với cơn giận dữ của thiên nhiên thì tên quan phụ mẫu lại ngồi trên đình cao, an toàn, ung dung như chốn công đường thời buổi thái bình.

- Quan còn kéo theo các thầy: thầy đề, đội nhất, thông nhì, chánh tổng, ngồi hầu bài. Quan đi hộ đê mà đem theo những đồ vật xa xỉ: trầu vàng, cau đậu, rễ tía, đồng hồ vàng,...

- Không khí trong đình thật êm ái, chỉ có tiếng "dạ", "bẩm", "bốc" thật ung dung, nhẹ nhàng, điềm tĩnh.

- Quan sung sướng ù ván bài, trong khi dân chúng chìm trong biển nước, nhà cửa tan hoang, tình cảnh nghìn sầu muôn thảm.

Chúc bạn học tốt nhahihi

Phạm Lan Chi
Xem chi tiết
Aaron Lycan
14 tháng 5 2021 lúc 8:36

Bài "Sống chết mặc bay" đã lên án gay gắt ten quan phủ lòng lang dạ thú, Ở đây là tên quan phụ mẫu, được cử đến hộ đê nhưng hắn lại không hề ra chỉ đạo giúp dân mà hắn lại chỉ ngồi trong đình, chỗ vúng trĩa, cao ráo nhất để hưởng thụ. Quang cảnh tĩnh mịch, đèn tháp sáng trưng, kẻ hầu người hạ đi lại tấp nập. quan phủ uy nghi chễm chệ ngồi, có người quạt, người gãi chân, người hầu điếu đóm.  Về khoản ăn uống thì ngài xơi bát yến hấp đường phèn, trầu vàng, câu đậu, rễ tía,...lại thêm cả đồng hồ vàng, ống vôi bạc, ví thuốc, tăm bông,...đúng là một kẻ giàu sang lấy danh nghĩa đi hộ để để khoe khoang của cải

Bài này của mk là của cô mk cho viết nha, ko chép mạng đâu

huy cccc
Xem chi tiết
ngọc lan
Xem chi tiết
Na Gaming
17 tháng 5 2022 lúc 21:42

Tham Khảo

Nhà văn Phạm Duy Tốn là một nhà văn thành công, với nhiều nhân vật để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc. Trong đó, không thể không nhắc đến nhân vật viên quan phụ mẫu trong truyện Sống chết mặc bay. Nhân vật này không có tên họ cụ thể, nhưng chỉ qua miêu tả cũng biết ông ta là một vị quan lớn, gánh những ước mong, tin tưởng của nhân dân. Vì họ gọi ông ấy là viên quan phụ mẫu cơ mà. Ấy thế nhưng, viên quan phụ mẫu ấy, lại chẳng quan tâm, đoái hoài gì đến những con dân của mình. Khi trăm họ đang lầm than, ngụp lặn trong nước lũ để tìm cách giữ lại chút gì đó cho mình. Thì ông ta lại điềm nhiên tận hưởng những thứ đắt đỏ, quý giá. Ông ta đến ngôi đình trên đồi cao, khô ráo sạch sẽ, rồi sung sướng đánh bài, ăn tổ yến. Ngài rung đùi, chép miệng, rồi ù, niềm hạnh phúc vỡ òa. Ngoài kia đê cũng vỡ, muôn dân đớn đau, tiếng kêu thấu tận trời xanh. Mà quan cha mẹ lại đang hân hoan khi thắng ván bài, chẳng mảy may quan tâm đến những gì xảy ra ngoài đình kia. Hình ảnh viên quan phụ mẫu độc ác, vô lương tâm ấy khiến độc giả phải căm phẫn, phải tức giận. Thật khó mà quên được.

ERROR?
17 tháng 5 2022 lúc 21:51

refer

Trong văn bản Sống chết mặc bay của nhà văn Phạm Duy Tốn, em đặc biệt ấn tượng với nhân vật viên quan phụ mẫu. Nhân vật này được đặt trong thế đối lập và tương phản với những người dân nghèo, qua đó bộc lộ được bản chất xấu xa, độc ác của hắn. Là một viên quan phụ mẫu, đáng nhẽ ra hắn phải yêu thương và chăm sóc những người dân như con cái của mình. Thế nhưng không, hắn ta chỉ biết chăm chăm vào hưởng lạc cho riêng mình mà bỏ bê cái gọi là sứ mệnh. Trong khi người dân ngụp lặn trong biển mưa để hòng níu giữ chút của cải cuối cùng trước khi đê vỡ. Thì tên quan phụ mẫu lại ở trên đình cao, hút thuốc phiện, uống chè yến và đánh tổ tôm. Đỉnh điểm, là tiếng cười ré lên sung sướng khi ù một ván bài của tên độc ác ấy, đã át đi cả tiếng la hét đau đớn của bao sinh mạng dưới chân đồi khi đê vỡ. Niềm sung sướng độc ác ấy, đã khiến hắn cam tâm chửi rủa những người lính tội nghiệp, đòi bỏ tù họ chỉ vì dám báo tin chẳng tốt lành khi hắn đang vui. Chao ôi, biết bao sinh linh nhỏ bé bị vùi dập trong cơn mưa bão lại chẳng bù vào được một giây phút ù tổ tôm của tên quan phụ mẫu. Đó chính là một kẻ máu lạnh cần được lên án mạnh mẽ. Và qua hình mẫu nhân vật ấy, tác giả đã phê phán cả một hệ thống quan lại vô nhân tính lúc bấy giờ. Bởi những tên quan phụ mẫu độc ác không chỉ có một mà có rất nhiều. Cũng như có vô vàn những số phận nhỏ bé bị vùi dập dưới bàn tay chúng.

 

vu mai thu giang
Xem chi tiết
Doraemon
30 tháng 3 2019 lúc 11:00

Với cách kết hợp tài tình giữa phép tương phản và tâng cấp, Phạm Duy Tốn đã thể hiện rõ thái độ vô trách nhiệm, bàn quan của tên quan phụ mẫu trong tác phẩm "Sống chết mặc bay" - một tên "lòng lang dạ sói". Hãy thử tưởng tượng mà xem, khi lũ con dân của mình đang "chân lấm tay bùn, trăm lo nghìn sợ, đem thân yếu hèn mà đối với sức mưa to nước lớn, để bảo thủ lấy tính mạng gia tài" thì quan phụ mẫu lại đang say sưa trong ván bài. Với hắn, có lẽ những ván bài đỏ đen còn quan trọng gấp vạn lần tính mạng con dân. Ôi thôi, liệu cái ván bài đó có đáng để hi sinh hơn mấy trăm mạng ngươi chứ! Thật là một tên vô lại! Mà ấy còn chưa hết, thậm chí khi "đứa con" của ngài chạy vào nói: "Bẩm...quan lớn...đê vỡ mất rồi!", hắn còn quát vào mặt, đe doạ: "....Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng , thời ông bỏ tù …..! Có biết không?..." rồi đuổi ra.

Thật đúng là kẻ vô lương tâm, độc ác! Liệu cái xã hội có đầy rẫy nhưng kẻ như vậy sẽ ra sao đây! Phải nói rằng, tác phẩm "Sống chết mặc bay" quả là một tác phẩm tuyệt vời!

hok tốt

No Name
30 tháng 3 2019 lúc 11:02

Khi đó, ván bài quan đã chờ rồi. Ngài xơi bát yến vừa xong, ngồi khểnh vuốt râu, rung đùi, mắt đang mải trông đĩa nọc, bỗng nghe ngoài xa, tiếng kêu vang trời dậy đất. Mọi người đều giật nảy mình, duy quan vẫn điềm nhiên, chỉ lăm le chực người ta bốc trúng quân mình chờ mà hạ. Vì ngài sắp ù to.

Có người khẽ nói:

- Bẩm, dễ có khi đê vỡ!

Ngài cau mặt, gắt rằng:

- Mặc kệ!

Rồi ngồi xếp bài lại, quay gối dựa sang bên tay phải, nghiêng mình bảo thầy đề lại:

- Có ăn không thì bốc chứ!

Thầy đề vội vàng:

- Dạ, bẩm, bốc.

Vừa lúc đó thì tiếng người kêu rầm rĩ, càng nghe càng lớn. Lại có tiếng ào ào như thác chảy xiết; rồi lại có tiếng gà, chó, trâu, bò kêu vang tứ phía.

Bấy giờ ai nấy ở trong đình, đều nôn nao sợ hãi. Thốt nhiên(38) một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất cả chạy xông vào thở không ra lời:

- Bẩm... quan lớn... đê vỡ mất rồi!

Quan lớn đỏ mặt tía tai, quay ra quát rằng:

- Đê vỡ rồi!... Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! Có biết không?... Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?

- Dạ, bẩm....

- Đuổi cổ nó ra!

Ngài quay mặt vào, lại hỏi thầy đề:

- Thầy bốc quân gì thế?

- Dạ, bẩm, con chưa bốc.

- Thì bốc đi chứ!

Thầy đề tay run cầm cập, thò vào đĩa nọc, rút ra một con bài, lật ngửa, xướng rằng:

- Chi chi(39)!

Quan lớn vỗ tay xuống sập kêu to:

- Đây rồi!... Thế chứ lại!

Rồi ngại vội vàng xòe bài, miệng vừa cười vừa nói:

- Ù! Thông tôm, chi chi nảy(40)!... Điếu, mày!

...

Ấy, trong khi quan lớn ù ván bài to như thế, thì khắp mọi nơi miền đó, nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết; kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước, chiếc bóng bơ vơ, tình cảnh thảm sầu, kể sao cho xiết!

Vũ Thị Lan Anh
30 tháng 3 2019 lúc 12:58

Tác phẩm lấy bối cảnh là mùa lũ về trên làng X. giữa đêm đen nông dân cực nhọc chống chọi với mưa lũ để cứu đê: "Gần một giờ đêm. Trời mưa tâm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X thuộc phủ X xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đê thấm lâu rồi, không khéo thì vỡ mất". Tính mạng "con dân" cả vùng đang bị đe dọa nghiêm trọng. "Kẻ thì thuổng, người thì cuốc, người đội đất, kẻ vác tre" người nào người nấy lướt thướt nhu chuột lột . Là quan huyện của dân, đáng ra, quan phải sát cánh bên dân cùng dân chống đỡ. Hay chí ít ra là phải họp bàn với các chức sắc để bàn cách đối phó. Nhưng không, khi tất cả dân đen đang hối hả lo cho khúc đê thì quan đang chễm chệ trong đình. "Cách đó chừng bốn năm trăm thước. Đình ấy cũng ở trong mặt đê, nhưng cao mà vững chãi, dẫu nước to thế nữa, cũng chẳng việc gì", trong đình "đèn thắp sáng trưng", "nha lệ lính tráng, kẻ hầu người hạ đi lại nhộn nhịp". Giữa cảnh vui vẻ, hoan lạc ấy, quan huyện trở thành trung tâm với phong thái đường bệ, kẻ cả: quan phụ mẫu uy nghi chễm chệ ngồi" “Tay trái dựa gối xếp, chân phải duỗi thẳng ra, để cho tên người nhà quỳ ở dưới đất mà gãi. Một tên lính lệ đứng bên cầm quạt lông chốc chốc sẽ phẩy. Tên đứng khoanh tay trực hầu điếu đóm. Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, tráp đồi mồi, hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng và cơ man những vật dụng quý phái sang trọng khác”. Quan như không hề hay biết đến tình trạng thảm thương của dân chúng. Sự vô trách nhiệm ấy khiến người đọc bất bình và không hiếu tại sao lại có kẻ vô tình đến vậy. Là một người thường vô tâm với cảnh ngộ bi đát của dân chúng đã không đành, huống chi, đây lại là bậc quan dân!
 
Bản chất vô nhân đạo, lối sống "sống chết mặc bay" của tên quan huyện đã dần lộ rõ. Mưa gió và sinh mạng hàng ngàn con người không được quan chú ý bằng một trăm hai mươi lá bài đen đỏ. Không khí trong đình vẫn tĩnh mịch y trang, chỉ đôi khi nghe tiếng quan gọi "điếu mày”, tiếng "dạ", tiếng "bốc", "Bát sách! Ăn", "Thất văn... phỗng"... Thú vui bài bạc, ma lực đỏ đen đã làm bọn quan lại đánh mất lương tri, nhân tính. "Nước sông dẫu nguy không bằng nước bài cao thấp", hình ảnh so sánh thể hiện sự táng tận hương tâm của lũ vô lại. Cuối cùng, đê vỡ. Quan đỏ mặt tía tai "đê vỡ rồi thời ông cách cổ chúng mày". Đoạn, lại bình thản quay mặt hỏi thầy đề: "Thầy bốc quan gì thế?". Ván bài "ù to". Quan sung sướng, cười hả hê, đắc chí và cũng chính lúc ấy "nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết"...
 
Đến đây, không còn là sự bất bình mà là nỗi căm ghét, oán hận đã trào dâng. Tên quan phụ mẫu quá là kẻ táng tận lương tâm, lòng lang dạ sói. Hắn tưởng như không còn chút tình người và tính người trong huyết quản.
 
Xây dựng hình ảnh nhân vật tên quan phụ mẫu, Phạm Duy Tốn muốn tố cáo lực lượng sai nha, chức sắc phong kiến với bản chất ích kỉ, tàn nhẫn đã không có chút trách nhiệm đối với cuộc sống của nhân dân. Bỏ nhân dân trong cảnh “sống chết mặc bay" điêu linh, khốn khổ. Chính điều đó đã làm nên giá trị hiện thực và nhân đạo cho bông hoa đầu mùa của truyện ngắn hiện đại Việt Nam

Ngọc Diệp
Xem chi tiết
vu mai thu giang
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Hoàng
30 tháng 3 2019 lúc 8:23

Bài tham khảo:

Xã hội phong kiến ngày xưa đầy rẫy bất công ,oan trái ,tầng lớp thông trị chỉ biết ăn chơi sa đoạ và chạ đạp người dân.Trong truyện ngắn ‘Sộng chết mặc bay’,tác giả tài hoa Phạm Duy Tốn đã xây dựng nên 1 quan phụ mẫu điển hình như thế.Câu chuyenj lấy bối cảnh ở làng X thuộc xã X ,vào lúc nửa đêm khi nông dân phải vật lộn với thiên nhien dể hộ đê thị trong đình,1 tên lòng lan dạ sói mà nhân dân vẫn gọi là quan phụ mẫu đang ung dung chơi tổ tôm trong đình,mặc cho nhân dân phải lam lũ chống chọi với thiên tai.Khinh bỉ thay,phẫn nộ thay cho tên vô nhân đạo,hắn đi hộ đê mạ đem theo bao nhiêu thứ :nào yến hấp đường phèn ,nào ống thuốc bạc, nào dao chuôi ngà,nào tăm bông ….Xem ra xa hoa,sung sướng lắm. Trong lúc lũ con dân của hắn đang tầm tả ngoai kia mà hắn có thể ăn chơi phè phỡn trên nỗi khổ của họ.Bỗng có tiếng kêu vang dậy trời đất ,rồi 1 người vội vã chạy vào nói với hắn là đê đã vỡ ,nhưng tên vô lương tâm ấy không những không nghĩ cách cứu đê mà còn quát mắng người dân khổ sở ấy,điều đó đã chứng minh quan phụ mãu là 1 tên vô lương tâm.Khi đê vỡ cũng là lúc quan ù ván bài to nhất,tình cảnh bên ngoài rơi vào cảnh nghìn sầu muôn thảm. người sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn. Tất cả lênh đênh mặt nước nhưng quan lại được sự sung sướng khi ván bài đã ù to nhưng trên tính mạng của người dân vô tội.Tính cách xa hoa , vô trách nhiệm của tên lòng lang dạ sói đã dẫn đến hậu quả thảm sầu cho người dân

vu mai thu giang
30 tháng 3 2019 lúc 8:55

cảm ơn nha

Mạc Hà
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thu Phương
4 tháng 8 2021 lúc 19:50

Tham khảo:

Sống chết mặc bay truyện ngắn nổi tiếng nhất của nhà văn Phạm Duy Tốn. Không chỉ thành công trong việc đổi mới lối viết, tác giả còn cho người đọc thấy chân dung của tên quan phụ mẫu vô trách nhiệm, mất nhân tính – đại diện cho giai cấp thống trị lúc bấy giờ.

Tên quan phụ mẫu là người được cử đi để hộ đê ở làng X, phủ X. Lúc bấy giờ mưa như trút nước, đê đã bị thẩm lậu nhiều đoạn và nguy cơ vỡ rất cao, nhân dân ai nấy đều lo lắng sợ hãi, kẻ cuốc người thuổng hết sức hộ đê. Những tưởng rằng kẻ đứng đầu, kẻ vẫn được coi là cha mẹ của nhân dân sẽ cùng mọi người hộ đê để vượt qua cơn nguy khốn này, nhưng thực tế lại hoàn toàn trái ngược.

Quan phụ mẫu ở một nơi cao ráo, sạch sẽ, dù đê có vỡ cũng không ảnh hưởng gì đến ngài. Khung cảnh nơi quan phụ mẫu ở thật ấm cúng, sạch sẽ “đèn thắp sáng trưng; nha lệ, lính tráng đi lại rộn ràng” nơi đó quan phụ mẫu uy nghi, chễm chệ ngồi. Bên cạnh ngài với biết bao sơn hào, hải vị: bát yến hấp đường phèn, trầu vàng, cau đậu, rễ tía,… kẻ hầu người hạ túc trực kẻ gãi chân, kẻ phẩy quạt. Thật nhàn nhã và sung sướng biết bao.

Ngài nào đâu có biết ngoài kia dân phu đang khổ cực, khốn cùng đến mức nào. Chung quanh sập nơi ngài ngồi còn có thầy đề, đội nhất, thông nhì ngồi hầu ngài chơi tam cúc. Khung cảnh vô cùng trang nghiêm, tĩnh mịch, chỉ nghe thấy tiếng của quan phụ mẫu, những tiếng dạ vâng của kẻ hầu bài ngài. Cả một hệ thống quan lại hưởng lạc, ăn chơi trong khi người dân đang phải oằn mình chống lại thiên nhiên dữ tợn. Hai khung cảnh đối lập này càng làm rõ hơn bộ mặt độc ác của tên quan phụ mẫu.

Nhưng sự độc ác ấy còn được tác giả khắc họa thêm nữa, và tăng cao hơn nữa ở hai cuộc đối thoại của ngài với lính tráng và dân phu. Lần thứ nhất, khi quan đang “ngồi khểnh vuốt râu, rung đùi, mắt mải trông đĩa nọc” thì ngoài ra xa có tiếng kêu váng lên khiến ai nấy đều giật nảy mình, riêng quan vẫn điềm nhiên vì ngài sắp ù to, có người bẩm: “Bẩm, dễ có khi đê vỡ”, viên quan phụ mẫu buông một câu hết sức vô trách nhiệm: “Mặc kệ” rồi tiếp tục ván bài của mình.

Lần thứ hai, lần này bộ mặt tàn ác, vô nhân tính của hắn của thể hiện rõ nét hơn. “Bẩm quan lớn … đê vỡ mất rồi”, bấy giờ ai cùng nôn nao sợ hãi, còn quan phủ quát tháo ầm ĩ: “Đê vỡ rồi!... Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! Có biết không? Lính đấu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy”.

Những tưởng ông ta sẽ sợ hãi mà ra xem tình hình ra sao, nhưng hắn lại tiếp tục ván bài của mình. Khi ván bài của hắn ù to cũng chính là lúc khắp mọi nơi nước ngập lênh láng, người sống không có chỗ ở, kẻ chết không có chỗ chôn, tình cảnh vô cùng thương tâm.

Bằng nghệ thuật tương phản tác giả đã vạch trần bộ mặt tàn ác bất nhân của tên quan phụ mẫu. Hắn chỉ lo ăn chơi hưởng lạc, bóc lột nhân dân, chứ tuyệt đối không quan tâm tới số phận, cuộc sống của họ. Ngôn ngữ nhân vật giản dị, bộc lộ tính cách độc ác, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày.

Với sự sắp xếp tình tiết hợp lí, ngôn ngữ đặc trưng cho từng nhân vật, tác giả đã khắc họa thành công chân dung của tên quan phụ mẫu độc ác, mất nhân tính, hắn cũng chính là kẻ đại diện cho giai cấp cầm quyền lúc bấy giờ. Đồng thời qua tác phẩm cũng thể hiện niềm cảm thương sâu sắc cho số phận của những người dân bất hạnh, nghèo khổ.

 
Vịt nho  :U
4 tháng 8 2021 lúc 19:51

Tham khảo 

Sống chết mặc bay - tên của truyện ngắn đã thể hiện sâu sắc bộ mặt tên Quan phụ mẫu vô trách nhiệm với công việc của mình, mặc cho dân chúng đối mặt với cái chết còn hắn thì chỉ lo không ù được ván bài, ngài cứ sống chết mặc bay

bạn coi thử :>

Ngân Thương
Xem chi tiết
Thu Hằng
4 tháng 5 2022 lúc 21:20

tk

Viên quan phụ mẫu trong văn bản Sống chết mặc bay là một viên quan xấu xa và độc ác. Hắn ta mang danh là quan cha quan mẹ của nhân dân nhưng lại hành xử không xứng đáng với danh hiệu đó dù chỉ một chút. Trong khi nhân dân phải ngụp lặn trong màn mưa, nước lũ thì hắn lại thích chí ngồi trên đình cao mà hút thuốc phiện, uống chè yến, đánh tổ tôm. Trong khi người dân đau khổ, tuyệt vọng vì phải chịu mất trắng tất cả khi đê vỡ, thì hắn lại tập trung vui vẻ tận hưởng ván tổ tôm sắp ù. Tột đỉnh của sự căm phẫn, là tiếng gào thét đau đớn của người dân khi cơn lũ cuốn trôi tất cả cũng bị tiếng hét ù sung sướng của viên quan phụ mẫu. Biện pháp tương phản rõ rệt đã làm bật lên được lòng dạ độc ác, bạc bẽo đến đáng sợ của tên quan phụ mẫu kia. Qua đó, tác giả lên án và tố cáo mạnh mẽ những kẻ làm quan lại chỉ biết hưởng lạc mà không biết lo cho dân. Hình mẫu tên quan phụ mẫu độc ác trong truyện Sống chết mặc bay chính là tiêu biểu cho hằng hà những tên quan xấu xa như vậy trong xã hội hiện thực. Thật đáng buồn thay!

Lã Giang
4 tháng 5 2022 lúc 21:22

Qua tác phẩm Sống chết mặc bay thì dường như Phạm Duy Tốn đã khác họa thành công và rõ nét nhất thái độ vô trách nhiệm, bàn quan của tên quan phụ mẫu, xây dựng chân thật nhất một tên quan"lòng lang dạ sói". Hãy thử tưởng tượng mà xem, khi những con dân của mình đang "chân lấm tay bùn, trăm lo nghìn sợ, đem thân yếu hèn mà đối với sức mưa to nước lớn, để bảo thủ lấy tính mạng gia tài" thì quan phụ mẫu - người phải chăm lo việc này lại đang say sưa trong ván bài. Với hắn, có lẽ những ván bài đỏ đen còn quan trọng gấp vạn lần tính mạng của con dân. Ôi thôi, liệu cái ván bài đó có đáng để hi sinh hơn mấy trăm mạng ngươi chứ! Thật đúng là một tên vô lại! Mà ấy còn chưa hết, thậm chí khi "đứa con" của ngài chạy vào nói: "Bẩm...quan lớn...đê vỡ mất rồi!", hắn còn quát vào mặt, đe doạ: "....Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng, thời ông bỏ tù …..! Có biết không?..." rồi đuổi ra. Thật đúng là một kẻ vô lương tâm, độc ác! Phải nói rằng, tác phẩm Sống chết mặc bay chính là một tác phẩm lên án cái xã hội phong kiến thối nát một cách triệt để nhất.