Phân biệt sự khác nhau giữa sinh sản hữu tính và sinh sản vô tính
Cho biết sự khác nhau giữa sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.
Sự khác nhau giữa sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính:
- Sinh sản vô tính: không có sự hợp nhất của các giao tử đực với giao tử cái. Con sinh ra giống nhau và giống hệt mẹ về di truyền.
- Sinh sản hữu tính: có sự hợp nhất của giao tử đực (n) với giao tử cái (n) để hình thành hợp tử (2n), hợp tử phát triển thành phôi và thành cá thể mới mang thông tin di truyền của cả bố và mẹ.
Nêu sự khác biệt giữa sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính ở thực vật bằng cách hoàn thành bảng sau:
Đặc điểm | Sinh sản vô tính
| Sính sản hữu tính |
Giao tử tham gia sinh sản | Không có. | Giao tử đực và giao tử cái. |
Cơ quan sinh sản | Sinh sản bằng bào tử và sinh sản sinh dưỡng (rễ, thân, lá). | Hoa. |
Đặc điểm cây con hình thành | Cây con sinh ra giống nhau và giống cây ban đầu. | Tạo ra những cây con mới đa dạng, kết hợp được các đặc tính tốt của cây bố và mẹ. |
Ví dụ | Đoạn thân, củ của cây khoai lang cho cây mới. | Hạt của cây mướp mọc lên cây mướp mới. |
Cho biết sự khác nhau giữa hai hình thức sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.
Tham khảo:
Con cái sinh ra giống nhau và giống bố mẹ. Sinh sản vô tính có 2 hình thức là sinh sản bằng bào tử và sinh sản sinh dưỡng không qua phân bào nguyên nhiễm. Sinh sản hữu tính là quá trình hợp nhất các giao tử đực (n) và cái (n) thành hợp tử (2n) khởi đầu cá thế mới.
Câu 1: Cho biết sự khác nhau giữa sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.
Sinh sản hữu tính khác với sinh sản vô tính là sinh sản hữu tính có 3 giai đoạn mà sinh sản hữu tính không có:
+ Hình thành giao tử (n) nhờ giảm phân
+ Có sự hợp nhất hai loại giao tử (n) đực và cái (n) (thụ tinh) thành hợp tử 2n, có sự tổ hợp vật chất di truyền.
+ Hợp tử 2n phát triển thành phôi và thành cơ thể.
Vai trò của sinh sản vô tính trong thực tiễn và cho ví dụ
2. Sinh sản hữu tính
- Vẽ sơ đồ hữu tính ở sinh vật
- Sự khác và giống nhau giữa sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính
Giống nhau | Khác nhau | Các Đại diện | |
Ss vô tính | |||
Ss hữu tính |
- Nêu những yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản ở sinh vật. Cho vd minh họa.
ai trò của hình thức sinh sản sinh dưỡng đối với ngành nông nghiệp là rất quan trọng. Ví dụ, hình thức sinh sản này cho phép duy trì được các tính trạng tốt có lợi cho con người, nhân nhanh giống cây cần thiết trong thời gian ngắn, tạo được các giống cây trồng sạch bệnh, như giống khoai tây sạch bệnh, phục chế được các giống cây trồng quý đang bị thoái hoá nhờ nuôi cây mô và tế bào thực vật, giá thành thấp hiệu quả kinh tế cao
1) vai trò của sinh sản vô tính trong thực tiễn là :
+ giâm cành , chiết cành , ghép mặt giúp cây trồng màu cho thu hoạch , nag cao chất lượng sản phẩm
+nhân giống vô tính trong ống nghiệm có thể sản xuất rất nhiều cây giống
Phân biệt sinh sản vô tính với sinh sản hữu tính. Cho ví dụ một số thực vật và động vật sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.
Tham khảo!
Tiêu chí | Sinh sản vô tính | Sinh sản hữu tính |
Khái niệm | Là hình thức sinh sản tạo ra cơ thể mới với các đặc điểm giống cá thể ban đầu mà không có sự đóng góp vật chất di truyền của cá thể khác. | Là hình thức sinh sản có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái tạo thành hợp tử, hợp tử phát triển thành cơ thể mới. |
Cơ sở tế bào học | Dựa trên cơ sở quá trình nguyên phân. | Dựa trên cơ sở quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh. |
Đặc điểm di truyền | Vật chất di truyền của các cơ thể con giống nhau và giống cơ thể mẹ. | Vật chất di truyền của các cơ thể con được tái tổ hợp từ hai nguồn khác nhau nên có sự sai khác. |
Điều hòa sinh sản | Được điều hòa chủ yếu bởi hệ thống kiểm soát chu kì tế bào. | Được điều hòa bởi các hormone. |
Ý nghĩa | Tạo ra các cá thể thích nghi với điều kiện sống ổn định. | Tạo ra các cá thể thích nghi tốt với các điều kiện sống thay đổi. |
Ví dụ | - Thực vật: Cây chuối, gừng, hành, thuốc bỏng, rau má,… - Động vật: Hải quỳ, bọt biển, thủy tức, sao biển, giun dẹp,… | - Thực vật: Bí ngô, dưa chuột, chanh, bưởi,… - Động vật: Chim, ếch, cá, trâu, bò, mèo, gà,… |
1. Sinh Sản vô tính là gì? Vai trò của sinh sản vô tính trong thực tiễn và cho ví dụ
2. Sinh sản hữu tính?
- Vẽ sơ đồ hữu tính ở sinh vật
- Sự khác và giống nhau giữa sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính
Giống nhau Khác nhau Các Đại diện
Ss vô tính
Ss hữu tính
- Nêu những yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản ở sinh vật. Cho vd minh họa
*****Khái niệm: SSVT: là kiểu sinh sản không có sự hợp nhất của giao tử đực(n) và giao tử cái(n) để tạo thành hợp tử. con sinh ra từ một phần của cơ thể mẹ.
SSHT: là kiểu sinh sản có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái để tạo thành hợp tử (2n). Hợp tử phát triển thành cơ thề mới.
****** Cơ sờ tế bào học: SSVT: nguyên phân
SSHT: nguyên phân, giảm phân, thụ tinh.
******Ưu điểm: SSVT:
- ca 1thể sống độc lập đơn lẻ vẫn có thể tạo con cháu = >có lợi cho trường hợp mất độ quần thể thấp.
- tạo ra các cá thể mới giống nhau và giống ca 1thể mẹ về đặc điểm di truyền.
= tạo ra các cá thể có khả năng thích nghi với môi trường sống ổn định, ít biến động==> quần thể phát triển nhanh.
SSHT:
-tạo ra số lượng lớn con cháu trong một thời gian tương đối ngắn.
tạo ra các ca 1thể mới tất đa dạng về đặc điểm di truyền, nên đv có khả năng thcíh nghi cao với môi trường sống thay đổi.
*****nhược điểm;
SSVT: khi điều kiện sống thay đổi thì có thể hành loạt ca 1thể bị chết, thậm chí toàn bộ quần thể bị tiêu diệt.
SSHT: không có lợi trong trường hợp mật độ quần thể thấp.
Vi khuẩn có thể hình thành các loại bào tử nào? Nêu sự khác biệt giữa bào tử sinh sản và nội bào tử ở vi khuẩn? Bào tử vô tính và bào tử hữu tính ở nấm khác nhau như thế nào?
+ Vi khuẩn có thể hình thành các loại bào tử: ngoại bào tử, bào tử đốt và nội bào tử.
+ Sự khác biệt giữa bào tử sinh sản (ngoại bào tử và bào tử đốt) với nội bào tử của vi khuẩn:
- Bào tử sinh sản: có khả năng sinh sản, kém bền với nhiệt.
- Nội bào tử: không có khả năng sinh sản, hình thành khi cơ thể gặp điều kiện sống bất lợi hoặc cần chuyển sang giai đoạn sống mới, bền với nhiệt nhờ lớp vỏ là canxi đipicôlinat.
+ Ở nấm, bào tử vô tính có thể là bào tử kín hoặc bào tử trần, được hình thành qua nguyên phân. Bào tử hữu tính là bào tử được hình thành qua giảm phân.
Phân biệt sinh sản hữu tính và sinh sản vô tính ở sinh vật.
Điểm phân biệt | Sinh sản vô tính | Sinh sản hữu tính |
Sự tham gia của tính đực, cái | - Không có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái, tế bào mẹ trực tiếp sinh trưởng và phát triển tạo thành cơ thể mới. | - Có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái thông qua thụ tinh tạo thành hợp tử (2n), hợp tử phát triển thành cơ thể mới. |
Đặc điểm di truyền | - Các thế hệ con mang đặc điểm di truyền giống nhau và giống mẹ. - Ít đa dạng về mặt di truyền. | - Các thế hệ con mang đặc điểm di truyền của cả bố và mẹ, có thể xuất hiện tính trạng mới. - Có sự đa dạng di truyền cao hơn. |
Khả năng thích nghi | - Tạo ra các cá thể thích nghi với điều kiện sống ổn định. | - Tạo ra các cá thể thích nghi tốt với đời sống thay đổi. |
câu 1 phân biệt sự phát triển trải qua biến thái và không biến thái ở sinh vật
câu 2.so sánh sinh sản hữu tính và sinh sản vô tính
sinh sản cô tính | sinh sản hữu tính | |
giống nhau | ||
khác nhau | ||
các đại diện |
câu 6 . phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện
Câu 1 :
Phát triển không qua biến thái: là kiểu phát triển mà con non có đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí tương tự con trưởng thành. Con non phát triển thành con trưởng thành không trải qua giai đoạn lột xác.
Phát triển qua biến thái: là kiểu phát triển mà ấu trùng có hình dạng, cấu tạo và sinh lí khác con trưởng thành. Ấu trùng trải qua lột xác nhiều lần biến đổi thành con trưởng thành.
Câu 2 :
Sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính
- Giống nhau : Cả hai đều là hình thức sinh sản và đều hình thàn cá thể mới , đảm bảo sự phát triển của loài
- Khác nhau :
+ Sinh sản vô tính : Không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái,con sinh ra từ 1 phần cơ thể mẹ , con giống mẹ
+ Sinh sản hữu tính : Có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái thông qua thụ tinh tạo hợp tử, hợp tử phát triển thành cơ thể mới , con giống cả bố và mẹ
- Các đại diện :
+ Sinh sản vô tính : thủy tức , giun dẹp , cây dương xỉ , cây thuốc bỏng ,...
+ Sinh sản hữu tình : gà , chó , cây lúa ,...
Câu 6 :
- Phản xạ không điều kiện là những phản xạ có từ khi sinh ra :
+ Tự nhiên, bẩm sinh mà có.
+ Không dễ bị mất đi.
+ Mang tính chủng thể, di truyền.
+ Số lượng có hạn.
+Thực hiện nhờ tuỷ sống và những bộ phận hạ đẳng của bộ não, bằng mối
liên hệ thường xuyên và đơn nghĩa của sự tác động giữa các bộ phận tiếp
nhận này hay bộ phận tiếp nhận khác và bằng sự phản ứng đáp lại nhất
định => Cung phản xạ đơn giản.
+ Những phức thể phức tạp và những chuỗi phản xạ không điều kiện được
gọi là những bản năng.
VD: khi em bé mới sinh thì phải bú sữa, khi bạn bị ong đốt thì bạn kêu á,...
-Phản xạ có điều kiện là những phản xạ trong quá
trình mình sống tác động lên mình, cũng giống
như 1 thói quen vậy:
+ Có được trong đời sống, được hình thành trong những điều kiện nhất định.
+ Dễ bị mất đi nếu không được củng cố, tập luyện.
+ Mang tính cá nhân, không di truyền.
+ Số lượng vô hạn.
+ Được hình thành bằng cách tạo nên những dây liên lạc tạm thời trong vỏ não => Cung phản xạ phức tạp, có đường liên hệ tạm thời.
VD: bạn hay dậy sớm buổi sáng, bạn duy trì như thế trong một thời gian dài. như thế, sau này cứ đến giờ đó là bạn tỉnh dậy, bất kể không có báo thức
Chúc bn hc tốt !
Câu 1:
Phát triển không qua biến thái: là kiểu phát triển mà con non có đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí tương tự con trưởng thành. Con non phát triển thành con trưởng thành không trải qua giai đoạn lột xác.
Phát triển qua biến thái: là kiểu phát triển mà ấu trùng có hình dạng, cấu tạo và sinh lí khác con trưởng thành. Ấu trùng trải qua lột xác nhiều lần biến đổi thành con trưởng thành.
1.Phát triển không qua biến thái: là kiểu phát triển mà con non có đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí tương tự con trưởng thành. Con non phát triển thành con trưởng thành không trải qua giai đoạn lột xác.
Phát triển qua biến thái: là kiểu phát triển mà ấu trùng có hình dạng, cấu tạo và sinh lí khác con trưởng thành. Ấu trùng trải qua lột xác nhiều lần biến đổi thành con trưởng thành.