(1) Hai văn bản trên có những điểm gì giống và khác nhau
SGK/ 113
Hai văn bản đề nghị trong sgk giống nhau:
- Người đề nghị, người nhận đề nghị, mục đích việc đề nghị
- Hai văn bản khác nhau ở phần nội dung trình bày cụ thể.
a) Hãy đọc hai văn bản báo cáo trên và xem các mục trong văn bản được trình bày theo thứ tự nào. Cả hai văn bản có những điểm gì giống và khác nhau?
Những phần nào là quan trọng, cần chú ý trong cả hai văn bản báo cáo?
(Gợi ý: Muốn xác định được cần trả lời một số câu hỏi: Báo cáo với ai? Ai báo cáo? Báo cáo về vấn đề gì? Báo cáo để làm gì?)
b) Từ văn bản trên, hãy rút ra cách làm một văn bản báo cáo.
a. Các mục trong cả hai văn bản báo cáo được trình bày theo thứ tự:
+ (1) Quốc hiệu và tiêu ngữ
+ (2) Địa điểm, ngày tháng làm báo cáo
+ (3) Tên văn bản: Báo cáo về nội dung gì
+ (4) Nơi nhận báo cáo
+ (5) Người (tổ chức) báo cáo
+ (6) Nêu sự việc, lí do và kết quả đã làm được
+ (7) Chữ kí và họ tên người báo cáo
- Hai văn bản báo cáo trên giống nhau về cách trình bày các mục và khác nhau ở nội dung cụ thể.
- Những mục quan trọng, cần chú ý trong hai câu văn bản báo cáo trên là: (3), (4), (5), (6).
b. Cách làm một báo cáo là tuân thủ theo 7 mục như câu a, và cần lưu ý:
- Trình bày cần trang trọng, rõ ràng và sáng sủa.
- Nội dung không nhất thiết phải trình bày đầy đủ tất cả, nhưng cần chú ý các mục (5), (4), (3), (6).
1)hai văn bản trên có những điểm gì giống và khác nhau
2)viết giấy đề nghị nhằm mục đích gì
3)giấy đề nghị cần chú ý những yêu cầu gì về nội dung và hình thức trình bày
4)hãy rút ra cách làm một văn bản đề nghị
Ai giúp mk với !!!
tham khảo nha bạn
2)Viết giấy đề nghị nhằm mục đích: Nêu lên ý của mình lên một cá nhân hoặc cơ quan có thẩm quyền để đạt được một nhu cầu hoặc một quyền lợi chính đáng nào đó.
3)*Giấy đề nghị có những yêu cầu:
- Nội dung:Ai đề nghị?Đề nghị ai?Đề nghị điều gì?
-Hình thức:
+Trình bày trang trọng,ngắn gọn,sáng sủa.
+Theo một số mục quy định sẵn
4)
- Người đề nghị, người nhận đề nghị, mục đích việc đề nghị
- Hai văn bản khác nhau ở phần nội dung trình bày cụ thể
Đọc các đề bài đã cho (trang 22 SGK Ngữ văn 9 tập 2) và trả lời câu hỏi:
a) Các đề bài trên có điểm gì giống nhau? Chỉ ra những điểm giống nhau đó
a, Các đề bài trên giống nhau: thể hiện sự việc, hiện tượng được biểu dương, sự việc hiện tượng không tốt thì phê phán, nhắc nhở
- Dạng đề thường: nhận xét, nêu ý kiến, bày tỏ thái độ
Câu 1 (trang 100, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Quan sát hai bản tin (a và b), từ đó nhận xét điểm giống nhau và khác nhau về nội dung và hình thức trình bày của hai bản tin này.
- Nhận xét điểm giống nhau:
+ Nội dung chính: Thông tin về lễ hội Đền Hùng 2019
+ Nêu được rõ về thời gian, địa điểm tổ chức, các sự kiện theo từng ngày trong khuôn khổ lễ hội.
- Điểm khác nhau giữa hai bản tin:
+ Bản tin a: Bên cạnh những thông tin về thời gian, địa điểm tổ chức, bản tin này với hình thức trình bày bằng ngôn ngữ nên thông tin cụ thể được tới người đọc về quy mô, những đặc sắc trong lễ hội có thể thu hút các du khách tham gia.
+ Bản tin b: Được trình bày bằng hình thức phi ngôn ngữ nên bản tin b giúp người đọc hình dung cụ thể, trực quan hơn với những hình ảnh, thông tin ngắn gọn, dễ nắm bắt. Bản tin gồm có thời gian tổ chức, các yêu cầu cần lưu ý khi tham dự lễ hội và hướng dẫn đường đi.
Văn bản thông báo và văn bản tường trình có những điểm nào giống nhau, những điểm nào khác nhau?
Văn bản thông báo và văn bản tường trình có những điểm giống và khác nhau:
+ Giống: đều cùng tuân thủ những thể thức trình bày đầy đủ: thời gian, địa điểm, sự việc, người có liên quan.
+ Khác: Báo cáo thì trình bày những công việc đã làm, đã thực hiện được để người khác được biết. Tường trình: trình bày thiệt hại hoặc mức độ trách nhiệm của người tường trình trong các sự việc xảy ra sự việc cần xem xét lại.
Đọc bảng tổng kết sau(trang 169, 170 SGK Ngữ văn 9 tập 2) và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới.
4. Từ bảng trên, hãy cho biết kiểu văn bản và hình thức thể hiện, thể loại tác phẩm văn học có gì giống nhau và khác nhau.
c) Tác phẩm văn học như thơ, truyện, kịch có khi nào sử dụng yếu tố nghị luận không? Cho ví dụ và cho biết yếu tố nghị luận đó có đặc điểm gì?
c. Trong các tác phầm như thơ, truyện, kịch có thể sử dụng yếu tố nghị luận.
Ví dụ :Trong đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán, Nguyễn Du đã vận dụng phương thức nghị luận qua lời lập luận gỡ tội của Hoạn Thư:
- Là đàn bà nên ghen tuông là chuyện bình thường.
- Hoạn Thư cũng đối xử tốt với Kiều, khi Kiều trốn cũng không đuổi theo.
- Hoạn Thư và Kiều chung chồng => đều là nạn nhân chế độ đa thê
- Hoạn Thư lỡ gây đau khổ cho Kiều, giờ chỉ biết trông chờ vào sự khoan dung của nàng.
=> Lập luận chặt chẽ, logic, khiến Kiều không thể xử phạt.
* Trong văn tự sự, yếu tố nghị luận là yếu tố phụ, mục đích sử dụng là làm cho đoạn văn thơ thêm sâu sắc. Yếu tố này được sử dụng khi người viết muốn người nghe suy nghĩ về một vấn đề nào đó, thường được diễn đạt bằng hình thức lập luận, làm câu chuyện tăng thêm phần triết lí.
Hãy đọc hai mẫu đơn tr.132-133 SGK và cho biết các mục trong đơn này được trình bày như thế nào. Theo em, cả hai mẫu đơn có những điểm gì giống nhau và khác nhau? Những phần nào là quan trọng không thể thiếu được trong cả hai mẫu đơn.
- Cả 2 đơn đề được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, khoa học.
- Giống: Đều có phần mở đầu, kết thúc, thứ tự sắp xếp các mục.
- Khác:
+ Đơn theo mẫu: đầy đủ thông tin cá nhân, phần nội dung ghi nguyện vọng, không ghi lý do.
+ Đơn không theo mẫu: Không ghi thông tin đầy đủ cá nhân, nội dung đơn thì đủ hai nội dung gửi đơn, vì sao gửi đơn.
- Những phần quan trọng không thể thiếu:
+ Quốc hiệu, tiêu ngữ, địa điểm, tên đơn, nơi gửi, họ tên người gửi, trình bày sự việc, lí do và nguyện vọng, cam đoan, kí tên.
Đọc hai đoạn trích (trang 26, 27 SGK Ngữ văn 11 tập 2) và trả lời các câu hỏi.
- Chỉ ra ý kiến, quan điểm mà Nguyễn Dữ và Nguyễn Đình Thi đã bác bỏ ở hai đoạn trích trên.
- Cách bác bỏ và giọng văn của hai tác giả có những nét gì khác nhau?
- Anh (chị) rút ra được những bài học gì về cách bác bỏ?
- Nguyễn Dữ bác bỏ ý kiến “Cứng quá thì gãy”
- Nguyễn Đình Thi bác bỏ những ý kiến không chính xác về thơ
* Cách bác bỏ và giọng văn của hai tác giả có nét khác nhau:
- Nguyễn Dữ dùng lí lẽ và dẫn chứng để trực tiếp bác bỏ ý kiến sai lầm. Cách lập luận bác bỏ của đoạn văn
+ Nêu ý kiến sai lầm: “ Cứng quá thì gãy”
+ Dùng lí lẽ để bác bỏ “Kẻ sĩ chỉ lo không cứng cỏi được... chịu đổi cứng ra mềm”
+ Dùng dẫn chứng: “Ngô Tử Văn... thật là xứng đáng”
- Bác bỏ luận điểm: thơ là những lời đẹp, đề tài đẹp
- Bác bỏ bằng cách đưa ra những bằng chứng thực tế: có những bài thơ không đẹp như Hồ Xuân Hương, một số câu thơ của Nguyễn Du, có những bài thơ đề tài không đẹp như trong Bô-đơ-le, đề tài trong thơ kháng chiến