Nguyễn Thị Thanh Mai
B1:Chỉ ra các biện pháp tu từ có trong những câu sau: 1.Chú mèo đen nhà em rất đáng yêu. 2.Gần mực thì đen,gần đèn thì rạng. 3.Đầu bạc tiễn đầu xanh. 4.Mỏ cốc như cái dùi sắt,chọc xuyên cả đất. 5.Bóng đá quyến rũ tôi hơn những công thức toán học. 6.Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. 7.Tàu dừa chiếc lược chải vào mây xanh/Quả dừa đàn lợn con nằm trên cao. 8.Côn Sơn suối chảy rì rầm Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai. 9.Ông là buổi trời chiều/Cháu là ngày r...
Đọc tiếp

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Minh Hân
Xem chi tiết
hoàng thị thanh hoa
17 tháng 12 2021 lúc 15:08

1/ - sử dụng biện pháp tu từ là so sánh

    - vì nó có từ như

    - tác dụng là : so sánh mỏ cốc dài như cái dùi sắt sắc nhọn

2/ - sử dụng biện pháp tu từ là nhân hóa

    - vì dế mèn lúc này cũng đã có tính cách như con người ( khiêu căng , sốc nổi )

    - tác dụng là : làm cho câu văn thêm gợi hình gợi cảm , có sức cuốn hút nhờ nhân hóa dế mèn một loài động vật có những suy nghĩ , hành động tính cách như con người .

Isaac
Xem chi tiết
Jane Hanna Paul
8 tháng 2 2019 lúc 14:53

a. Phép nhân hóa: Tôi giơ tay ôm nước vào lòng

Hải Yến Lê
Xem chi tiết
bui thi phuong hue
19 tháng 1 2018 lúc 20:34

so sánh làm cho câu văn sinh động hơn

Hải Yến Lê
1 tháng 2 2018 lúc 18:36

Trả lời rõ ra đi các bn

Lucy Heartfilia
Xem chi tiết
Cá Chép Nhỏ
25 tháng 7 2019 lúc 10:19

I) Tham khảo mạng

II) Không cop :v a." mực-đen" : Ẩn dụ cho môi trường xấu

                             "đèn-sáng" : Ẩn dụ cho môi trường tốt

Câu tục ngữ khuyên cta phải biết chọn MT sống thích hợp cho mình

b. Nhân hóa : Hàng bưởi là ng mẹ, quả bưởi là đứa con

    Ẩn dụ        : Đầu tròn trọc lóc ẩn dụ cho những trẻ sơ sinh.

c.Câu thơ diễn tả đc cảm xúc của con cháu dành cho ng bà. Đó là tình ythw , lòng kính trọng và biết ơn vì bà như trái ngon, ngọt, quí giá.

Thảo Nguyễn『緑』
25 tháng 7 2019 lúc 10:18

Làng tôi có nhiều cảnh đẹp. Cây gạo chùa Công nở hoa đỏ rực mùa hè. Hàng đề cổ thụ chùa Yên xanh um, thấp thoáng tượng Bụt ốc, tượng La Hán..,. sơn son thếp vàng. Nhưng đẹp nhất, thân mật nhất là cây đa cổ thụ đình Hạ.

Cây đa có nhiều rễ phụ, gốc đa xù xì như bầy trăn cổ quái đang bò lượn. Phải đến năm, sáu người lớn vòng tay lại mới ôm nổi gốc đa. Lá đa to và dày bằng bàn tay, dày và óng mượt. Búp đa màu đồng điếu, nhọn hoắt như ngọn giáo của các dũng sĩ thời xưa. Từ mùa xuân đến mùa đông, tán đa xanh biếc, toả bóngmột vùng trời. Ngọn đa xanh non màu cổ tích, như đội mây, như che mưa nắng cho mái đình, cho cổng tam quan.

Cành đa, ngọn đa là mái nhà êm ấm của lũ chim trời. Là nơi trú ngụ của chúng trong những ngày mưa bão. Là nơi ca hát đón chào bình minh của đàn sơn ca. Là nơi chia mồi, tranh giành quả ngon, trái ngọt của bầy sáo sậu, sáo mỏ vàng khi mùa đa chín. Ngọn đa là nơi quạ khoang làm tổ. là nơi chú cò trắng ngồi ung dung, ngất nghểu ngắm cánh đồng xanh trong bóng xế tà....

Gốc đa đình Hạ ôm ấp quán nước chè xanh của bà cụ Tứ, quây quần mẹt bánh đúc lạc của bà Na, là nơi ngồi nghỉ chân chuyện trò của các bác thợ cày, của khách đi đường trong những ngày nắng hạ.

Cây đa làng tôi đã trên hai trăm tuổi. Bà con làng tôi, già trẻ gái trai, ai cũng yêu quý, tự hào coi cây đa như vị Thần hoàng làng. Cây đa đã rũbóng, che mát tâm hồn dân làng tôi, lưu giữ bao kỉ niệm cảm động một thời loạn lạc. Tình quê vơi đầy, dào dạt trong lòng tôi ôm ấp bóng da xanh.

Tôi đã bao lần ngắm nhìn cây đa làng tôi. Chiều chiều đi học về, đứng từ xa nhìn bóng đa in thảm trên nền trời xanh, tôi bâng khuâng đứng lặng ngắm nhìn, và thấy lòng mình yên tĩnh lạ. Cây đa cao ngất tầng không là hình bóng quê hương yêu quý của tôi. Giấc ngủ tuổi thơ của tỏi đã có bóng đa trùm mát rượi.

Nguồn : mạng. (http://nhungbaivanhay.net/ta-cay-co-thu-cua-que-huong-em-23-1786.html)

=))

Toán học is my best:))
25 tháng 7 2019 lúc 10:20

Trước cổng trường em có một cây cổ thụ rất to, tán cây xòe ra che mát một gốc trời. Đó ko phải là cây phượng vĩ mà là cây Phượng Vĩ.

Gốc phượng không biết đã có tự bao giờ. Em chỉ biết, ngày đầu tiên theo chân mẹ đến trường là em đã thấy nó đứng sừng sững ngay trước cổng với dáng uy nghi, trông giống như một bác bảo vệ chăm chỉ, lúc nào cũng tập trung canh gác cổng trường một cách khẩn trương. Gốc phượng sần sùi, ước chừng cả hai bạn học sinh ôm mới giáp. Từ mặt đất đổ lên ngọn khoảng hai mét, thân cây phân ra thành nhiều cành, nhánh. Lá phượng hao hao giống lá me nhưng to hơn một chút có một màu xanh lặc lìa, trông mát mắt, chen chút với nhau tạo thành một tán lá rộng lớn giống như một cây dù thiên nhiên khổng lồ, che mát cả một góc sân, trước cổng trường. Dưới gốc phượng này, không biết đã qua bao nhiêu ngày, bao nhiêu lần chúng em đứng chờ mẹ đónvà nô đùa với nhau mà không sợ bị nắng...Nhưng lúc em thích nhất, cũng là lúc em buồn nhất là khi tiếng ve ngân nga rãi rác khắp sân trường. Em có cảm giác, cây phượng từ từ trở mình cho ra những chùm hoa đỏ thắm lác đác trên cây. Lúc này cũng là lúc chúng em miệt mài học tập để chuẩn bị cho kì thì cuối học kì. Vừa thi xong thì tiếng ve cũng rộ lên giòn giã liên hồi, thật kỳ diệu cây dù thiên nhiên ấy như được khoác trên mình một màu đỏ rực rỡ của những chùm phượng vĩ. Lúc đó cũng là lúc chúng em tạm chia tay gốc phượng, mái trường để nghỉ hè.

AAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAA! Tuyệt làm sao gốc cổ thụ trước cổng trường. Mai này lớn lên buộc phải rời xa. Chắc chắn, gốc phượng, sân trường sẽ là một kỉ niệm dễ quên trong đời học sinh của chúng em. Em ước mong sao,300 năm nữa có dịp được trở lại trường, gốc phượng ấy vẫn xấu xí và như một hố rác, để chúng em có một chút ít kỉ niệm ôn lại thời thơ ấu.

Trần Thị Mai
Xem chi tiết
Huỳnh Ngọc Ngân
Xem chi tiết
GV Ngữ Văn
27 tháng 2 2019 lúc 17:25

Ta có thể thấy hình tượng hoa sen: dù sống ở chốn bùn lầy nhơ bẩn nhưng vẫn vươn đài cao kiêu hãnh và nở những đóa hoa tinh khiết.

      "Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng

     Nhị vàng bông trắng lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn."

Hay hình tượng những con người dù sống trong sự kìm kẹp, áp bức, mua chuộc của địch nhưng không vì bạc lụa, tiền vàng mà làm tay sai cho địch. (Hình tượng những nhân vật trong tác phẩm văn học) Những đứa trẻ nhà nghèo, thậm chí là sinh ra trong cái ác cái xấu như chú bé Hồng trong "Trong lòng mẹ"(Trích Những ngày thơ ấu), không vì những reo rắc, xúc xiểm của bà cô mà trở nên ghét bỏ mẹ.

Hoặc trong cuộc sống đời thường: có những đứa trẻ vốn được sinh ra trong môi trường tốt, nhưng rèn rũa không tốt, chây ì, ỉ lại mà phát triển lệch lạc. Nhưng cũng có những đứa trẻ nhà nghèo nhưng biết vươn lên, không vì cái nghèo mà nhụt chí, nản lòng, vẫn rất thành công, thành đạt.

=> Như vậy, nói gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng là vì thế.

nhatduy
Xem chi tiết
TV Cuber
15 tháng 3 2022 lúc 22:58

tham khảo

 

  Từ xưa, nhân dân ta đã khẳng định rằng môi trường xã hội và đặc biệt là mối quan hệ bạn bè có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình hình thành nhân cách, đạo đức của mỗi con người. Câu tục ngữ: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng đã nói lên điều đó.

   Để nêu lên một bài học hoặc một kinh ngiệm, ông cha ta thường mượn hình ảnh của sự vật có liên quan đến con người để thể hiện ý của mình. Mực có màu đen. (Ngày xưa, mực Tàu được đúc thành thỏi dài, khi dùng thì đem mài với nước, lấy bút lông chấm vào nước để viết chữ Hán. Nếu sơ ý bị mực dây vào chân tay, quần áo thì khó tẩy sạch). Từ thực tế đó, người xưa mượn mực để ám chỉ những cái xấu xa. Còn đèn là vật phát ra ảnh sáng. Đến gần đèn ta sẽ được soi sáng. Cho nên đèn tượng trưng cho điều tốt đẹp, sáng sủa. Mượn hai hình ảnh tương phản nhau là mực và đèn, câu tục ngữ ngầm nhở: Nếu giao du với với hạng người xấu, ta sẽ bị tiêm nhiễm thói hư tật xấu; nếu ta kết bạn với những người tốt thì ta sẽ học tập được nhiều điều hay, điều tốt.

 

   Quan sát thực tế cuộc sống hằng ngày xảy ra xung quanh, ta sẽ thấy ý nghĩ của câu tục ngữ trên là đúng.

   Xét trong phạm vi gia đình thì cha mẹ, anh chị là tấm gương để cho con em noi theo. Nếu cha mẹ hòa thuận và coi trọng việc giáo dục con cái, anh em yêu thương nhau thì đó là gia đình hạnh phúc, sẽ có được những đứa con ngoan ngoãn, hiếu thảo, giỏi giang. Ngược lại, nếu cha mẹ lục đục, anh em bất hòa thì con cái sẽ hư hỏng, khó nên người.

 

   Ngoài xã hội, nếu tiếp xúc thường xuyên với những đối tượng xấu xa, lừa đảo, giựt giọc, chà đạp lên nhau để sống thì một ngày nào đó, ta sẽ bị tiêm nhiễm thói hư tật xấu. Người xưa đã khẳng định: Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài và có lời khuyên chân lí:

Thói thường gần mực thì đen Anh em bạn hữu phải nên chọn người.

   Đối với lứa tuổi học sinh, việc kết bạn là hết sức quan trọng. Nếu chơi với những bạn chăm ngoan, học giỏi, lẽ phép, biết kính trên nhường dưới... thì chúng ta sẽ học tập được những đức tính tốt đẹp và sẽ trở thành người tốt. Bạn bè sẽ giúp đỡ nhau để cùng tiến bộ.

   Ý nghĩa của câu tục ngữ trên từ lâu nay đã được công nhận nhưng trong một lần tranh luận ở lớp, bạn em lại cho rằng: Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đãrạng. Suy ngẫm lại, em thấy ý kiến của bạn ấy cũng có lí phần nào, song không phải vì thế mà ý nghĩa của câu tục ngữ bị phủ nhận.

   Quả thật, yếu tố con người vô cùng quan trọng. Nếu làm chủ được bản thân, có ý chí, lập trường, quan điểm vững vàng thì chúng ta khó bị tha hóa bới cái xấu.

  
Lê Phương Mai
15 tháng 3 2022 lúc 23:00

Em tham khảo (lưu ý tham khảo cách viết không phải chép trên mạng đou nha, bài tự viết hoàn toàn)

undefined

undefined

undefined

Mai Nguyệt
Xem chi tiết
  

      Một trong những yếu tố quan trọng để hình thành nhân cách con người là môi trường sống. Bởi thế nhân dân ta đã có câu “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Nhưng yếu tố con người còn quan trọng hơn cả môi trường sống. Bởi con người tốt hay xấu phụ thuộc rất nhiều vào bản lĩnh của chính con người đó. Vì thế gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng.

      “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Quả đúng như vậy, thường xuyên sử dụng bút mực, bị mực dây ra tay là điều khó tránh khỏi. Ngồi gần đèn, được đèn chiếu vào đương nhiên sẽ sáng sủa. Cũng như con người, nếu sống trong môi trường tốt sẽ dễ thành người tốt, còn sống trong môi trường xấu sẽ dễ thành kẻ xấu.

      “Gần mực thì đen”, Chí Phèo trong truyện của nhà văn Nam Cao, vốn là anh nông dân hiền lành, chất phác bỗng nhiên bị nghi ngờ có tội, phải đi ở tù. Sau bao năm, trở về quê cũ, Chí Phèo thay đổi hẳn. Hắn đã trở thành con quỷ dữ ở làng Vũ Đại. Chính nhà tù của xã hội thực dân phong kiến đen tối, khắc nghiệt đã đày đọa cuộc sống con người, làm thay đổi con người như thế. Ngược lại, “gần đèn thì rạng”, câu chuyện Mẹ hiền dạy con là minh chứng rõ nét nhất. Mạnh Tử khi còn bé được sống gần trường học nên biết lỗ phép, biết chăm chỉ học hành. Giả sử người mẹ của Mạnh Tử cho cậu bé sống gần chợ hay nghĩa địa thì chưa chắc sau này Mạnh Tử đã trở thành bậc đại hiền của Trung Quốc.

      Nhưng cùng có lúc gần mực chưa chắc đã đen, bởi lúc đó ta cẩn thận. Lại có khi, gần đèn chưa chắc đã rạng, bởi ta cố tình ngồi khuất. Bởi vậy, phẩm chất của con người nằm ở chính bản lĩnh con người ấy. Sống trong môi trường xấu mà biết giữ mình thì cũng như viên ngọc quý sáng ngời giữa đêm đen. Còn sống trong môi trường tốt mà không chịu thường xuyên tu dưỡng thì cũng chỉ như những thanh thép, để lâu ngày không tôi luyện sẽ han gỉ, trở thành vật vô dụng. Trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm, có những chiến sĩ tình báo luôn hoạt động thầm lặng. Chiến trường của họ không đầy bom rơi lửa đạn nhưng cũng thật cam go, khắc nghiệt, sống giữa sự xa hoa, những lời lẽ tán đương cùa quân địch, liệu họ có phản bội Tổ quốc? Làm thế nào để bên ngoài vỏ bọc lính ngụy bên trong họ vẫn giữ vững phẩm chất anh bộ đội Cụ Hồ? Sống quanh những lời xì xầm bị coi là Việt gian, liệu họ có dũng cảm tiếp tục công việc  ấy, đòi hỏi người chiến sĩ tinh báo không chỉ cần hộ óc nhanh mà còn cần một bản lĩnh vững vàng đế tự chiến đấu với bản thân. Trong văn học, ta thấy điều này thể hiện rất rõ. ở truyện Những người khốn khổ(Victo Huygi), những con người dù có khổ sở về vật chất nhưng trong tâm hồn họ vẫn luôn itàn đầy ánh sáng của sự sống, của niềm lạc quan, yêu đời. Chú bé Ga-vơ-rốt dù rất nghèo, thậm chí còn phải ngủ trong bụng voi ở công viên, nhưng cậu bé luôn vui vẻ. Chú bé đã dũng cảm chống lại kẻ địch. Hình ảnh và tâm  hồn cao thượng của chú sẽ luôn sống mãi trong lòng các thế hệ bạn đọc. Cô bé Cô-dét dù sống trong tầng lớp dưới đáy xã hội Pháp nhưng tâm hồn cô luôn tr trẻo. Chú bé Rê-mi (Không gia đình) dù chưa tìm được cha mẹ, phải sống ngoài xã hội nhưng không bị nhiễm thổi xấu ở đời.  Và trong đôi mắt của Rê-mi luôn thấy sự tràn ngập niềm yêu thương. Ngược lại, thật đáng buồn khi ngày nay có một số bạn trẻ sống trong những gia đình khá giả, nề nếp, được đi học nhưng lại nhiễm tộ nạn, trở nên hư hỏng.

Mai Nguyệt
Xem chi tiết
Amee
30 tháng 3 2021 lúc 22:46

tham khảo

Một trong những yếu tố quan trọng để hình thành nhân cách con người là môi trường sống. Bởi thế nhân dân ta đã có câu “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Nhưng yếu tố con người còn quan trọng hơn cả môi trường sống. Bởi con người tốt hay xấu phụ thuộc rất nhiều vào bản lĩnh của chính con người đó. Vì thế gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng.

      “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Quả đúng như vậy, thường xuyên sử dụng bút mực, bị mực dây ra tay là điều khó tránh khỏi. Ngồi gần đèn, được đèn chiếu vào đương nhiên sẽ sáng sủa. Cũng như con người, nếu sống trong môi trường tốt sẽ dễ thành người tốt, còn sống trong môi trường xấu sẽ dễ thành kẻ xấu.

      “Gần mực thì đen”, Chí Phèo trong truyện của nhà văn Nam Cao, vốn là anh nông dân hiền lành, chất phác bỗng nhiên bị nghi ngờ có tội, phải đi ở tù. Sau bao năm, trở về quê cũ, Chí Phèo thay đổi hẳn. Hắn đã trở thành con quỷ dữ ở làng Vũ Đại. Chính nhà tù của xã hội thực dân phong kiến đen tối, khắc nghiệt đã đày đọa cuộc sống con người, làm thay đổi con người như thế. Ngược lại, “gần đèn thì rạng”, câu chuyện Mẹ hiền dạy con là minh chứng rõ nét nhất. Mạnh Tử khi còn bé được sống gần trường học nên biết lỗ phép, biết chăm chỉ học hành. Giả sử người mẹ của Mạnh Tử cho cậu bé sống gần chợ hay nghĩa địa thì chưa chắc sau này Mạnh Tử đã trở thành bậc đại hiền của Trung Quốc.

      Nhưng cùng có lúc gần mực chưa chắc đã đen, bởi lúc đó ta cẩn thận. Lại có khi, gần đèn chưa chắc đã rạng, bởi ta cố tình ngồi khuất. Bởi vậy, phẩm chất của con người nằm ở chính bản lĩnh con người ấy. Sống trong môi trường xấu mà biết giữ mình thì cũng như viên ngọc quý sáng ngời giữa đêm đen. Còn sống trong môi trường tốt mà không chịu thường xuyên tu dưỡng thì cũng chỉ như những thanh thép, để lâu ngày không tôi luyện sẽ han gỉ, trở thành vật vô dụng. Trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm, có những chiến sĩ tình báo luôn hoạt động thầm lặng. Chiến trường của họ không đầy bom rơi lửa đạn nhưng cũng thật cam go, khắc nghiệt, sống giữa sự xa hoa, những lời lẽ tán đương cùa quân địch, liệu họ có phản bội Tổ quốc? Làm thế nào để bên ngoài vỏ bọc lính ngụy bên trong họ vẫn giữ vững phẩm chất anh bộ đội Cụ Hồ? Sống quanh những lời xì xầm bị coi là Việt gian, liệu họ có dũng cảm tiếp tục công việc  ấy, đòi hỏi người chiến sĩ tinh báo không chỉ cần hộ óc nhanh mà còn cần một bản lĩnh vững vàng đế tự chiến đấu với bản thân. Trong văn học, ta thấy điều này thể hiện rất rõ. ở truyện Những người khốn khổ(Victo Huygi), những con người dù có khổ sở về vật chất nhưng trong tâm hồn họ vẫn luôn itàn đầy ánh sáng của sự sống, của niềm lạc quan, yêu đời. Chú bé Ga-vơ-rốt dù rất nghèo, thậm chí còn phải ngủ trong bụng voi ở công viên, nhưng cậu bé luôn vui vẻ. Chú bé đã dũng cảm chống lại kẻ địch. Hình ảnh và tâm  hồn cao thượng của chú sẽ luôn sống mãi trong lòng các thế hệ bạn đọc. Cô bé Cô-dét dù sống trong tầng lớp dưới đáy xã hội Pháp nhưng tâm hồn cô luôn tr trẻo. Chú bé Rê-mi (Không gia đình) dù chưa tìm được cha mẹ, phải sống ngoài xã hội nhưng không bị nhiễm thổi xấu ở đời.  Và trong đôi mắt của Rê-mi luôn thấy sự tràn ngập niềm yêu thương. Ngược lại, thật đáng buồn khi ngày nay có một số bạn trẻ sống trong những gia đình khá giả, nề nếp, được đi học nhưng lại nhiễm tộ nạn, trở nên hư hỏng.

 

 
      Tóm lại, câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” đã giúp la thấy rằng môi trường sống có ảnh hưởng không nhỏ đến mỗi con người. Nhưng dù môi trường không lốt nếu có bản lĩnh thì ta vẫn như đóa sen thơm ngát: “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.