Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Anime Chibi
Xem chi tiết
Thùy Trang
26 tháng 3 2019 lúc 5:45

Câu 1:

Dựa vào tính chất của nước người ta có thể chia ra làm 2 loại hồ. Đó là hồ nước ngọt và hồ nước mặn.

Câu 2:

Một vài loại hồ được phân loại theo nguồn gốc hình thành mà em biết là : Hồ móng ngựa, hồ miệng núi lửa, hồ thủy điện, hồ nhân tạo,...

Nguyễn Văn Lĩnh :))
Xem chi tiết
Minh Lệ
Xem chi tiết

Các nguồn lực phát triển kinh tế rất đa dạng, mỗi loại nguồn lực đóng vai trò nhất định đối với sự phát triển kinh tế.

 

Dựa vào nguồn gốc

Dựa vào phạm vi lãnh thổ

Phân loại

- Vị trí địa lí: tự nhiên, kinh tế, chính trị và giao thông.

- Tự nhiên: địa hình, khí hậu, đất, nước, sinh vật, biển, khoáng sản.

- Kinh tế - xã hội: dân cư và lao động, vốn, thị trường, khoa học công nghệ, kĩ thuật, giá trị lịch sử văn hóa, chính sách và xu thế phát triển.

- Nguồn lực trong nước: Bao gồm vị trí địa lí, nguồn lực tự nhiên, dân cư, xã hội, lịch sử, văn hóa, hệ thống tài sản quốc gia, đường lối chính sách của đất nước,...

- Nguồn lực ngoài nước: Bao gồm thị trường, khoa học - kĩ thuật và công nghệ, nguồn vốn, kinh nghiệm về tổ chức và quản lí sản xuất, kinh doanh, bối cảnh quốc tế,... từ bên ngoài.

Vai trò

- Vị trí địa lí được xem là nguồn lực có lợi thế so sánh trong phát triển kinh tế.

- Nguồn lực tự nhiên là cơ sở tự nhiên của mọi quá trình sản xuất. Đó là những nguồn vật chất vừa phục vụ cho cuộc sống, vừa phục vụ cho phát triển kinh tế.

- Nguồn lực kinh tế - xã hội có vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế; là cơ sở để lựa chọn chiến lược phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước trong từng giai đoạn.

- Nguồn lực trong nước đóng vai trò quan trọng, có tính chất quyết định trong việc phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.

- Nguồn lực ngoài nước đóng vai trò quan trọng, thậm chí đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia ở từng giai đoạn lịch sử cụ thể.

 

Minh Lệ
Xem chi tiết

Dựa theo nguồn gốc hình thành, có thể chia các hồ tự nhiên thành 2 nhóm chính:

- Hồ có nguồn gốc nội sinh:

+ Hồ kiến tạo: hình thành do các đứt gãy lớn (VD: Hồ Bai-can).

+ Hồ núi lửa: hình thành trên miện núi lửa đã tắt (VD: hồ Crây-tơ,…).

- Hồ có nguồn gốc ngoại sinh:

+ Hồ do băng hà tạo ra

+ Hồ bồi tụ do sông (VD: hồ Hoàn Kiếm).

- Ngoài ra còn có hồ nhân tạo (hồ Hoà Bình)

Minh Lệ
Xem chi tiết

Một số ứng dụng của GPS:

- Ứng dụng trong giao thông hàng không;

- Ứng dụng trong việc xác định vị trí bằng điện thoại thông minh;

- Định vị và dẫn đường;

- Ứng dụng vào các hoạt động nghỉ ngơi, giải trí;

- Cảnh báo trước các địa điểm có thể xảy ra thiên tai như động đất, sóng thần,…

- Tìm kiếm đồ vật bị thất lạc, giám sát trẻ tự kỉ, người già, người mất trí nhớ,…

𝓗â𝓷𝓷𝓷
15 tháng 12 2022 lúc 8:17

Một số ứng dụng GPS mà em biết:

- Định vị,dẫn đường

- Tìm kiếm lại đồ đã bị mất

Minh Lệ
Xem chi tiết

Sự khác nhau giữa các loại cơ cấu kinh tế

Loại cơ cấu

Cơ cấu theo ngành

Cơ cấu theo thành phần kinh tế

Cơ cấu theo lãnh thổ

Thành phần

- Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản.

- Công nghiệp và xây dựng.

- Dịch vụ.

- Kinh tế trong nước (kinh tế Nhà nước, kinh tế ngoài Nhà nước).

- Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

- Toàn cầu và khu vực.

- Quốc gia.

- Vùng.

Ý nghĩa

Bộ phận cơ bản nhất của cơ cấu kinh tế, phản ánh trình độ phân công lao động xã hội và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Dựa vào tính chất của hoạt động sản xuất, người ta chia ra thành ba nhóm ngành chính gồm: nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản; Công nghiệp và xây dựng; dịch vụ.

Cơ cấu theo thành phần kinh tế phản ánh khả năng khai thác năng lực tổ chức sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế trong nền kinh tế. Vị thế của các thành phần kinh tế có sự thay đổi ở các giai đoạn khác nhau. Các thành phần kinh tế này có tác động qua lại với nhau, vừa hợp tác lại vừa cạnh tranh trên cơ sở bình đẳng trước pháp luật.

Là sản phẩm của quá trình phân công lao động theo lãnh thổ. Những sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, nguyên nhân lịch sử,... đã dẫn đến sự phát triển không giống nhau giữa các vùng. Cơ cấu theo lãnh thổ phản ánh trình độ phát triển, thế mạnh đặc thù của mỗi lãnh thổ.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
14 tháng 8 2023 lúc 0:51

Tham khảo!

Thành phố Hồ Chí Minh, còn gọi bằng tên cũ phổ biến là Sài Gòn, là thành phố lớn nhất Việt Nam và là một siêu đô thị trong tương lai gần. Đây còn là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, giải trí và giáo dục tại Việt Nam. Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố trực thuộc trung ương thuộc loại đô thị đặc biệt của Việt Nam cùng với thủ đô Hà Nội. Thành phố này hiện có 16 quận, 1 thành phố và 5 huyện, tổng diện tích 2.095 km2

Hatake Kakashi
Xem chi tiết
Chán như con gián đứt đu...
19 tháng 1 2019 lúc 21:30

.............................................................................................................

thông báo,đã trả lời đầu tiên!!

Minh Lệ
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
2 tháng 9 2023 lúc 8:49

Phương pháp giải:

Đọc thông tin mục 3 (Đường sông, hồ) và kết hợp hiểu biết của bản thân.

Lời giải chi tiết:

* Tình hình phát triển và phân bố của đường sông, hồ trên thế giới

- Tình hình phát triển:

 + Phát triển từ rất sớm.

+ Nhờ việc cải tiến phương tiện vận tải, cải tạo hệ thống sông, hồ đã góp phần nâng cao năng lực vận tải đường sông, hồ. 

 + Để tăng cường khả năng giao thông vận tải, người ta đã tiến hành cải tạo sông ngòi, đào các kênh nối liền các lưu vực vận tải đường thuỷ và kết nối với cảng biển.

- Phân bố:

+ Một số hệ thống sông, hồ có khả năng giao thông lớn như: sông Ða-nuýp, Rai-nơ ở châu Âu; sông Trường Giang, Mê Công, sông Hằng ở châu Á; sông Mi-xi-xi-pi, A-ma-dôn, Ngũ Hồ ở châu Mỹ; sông Nin, sông Công-gô ở châu Phi. 

+ Các quốc gia phát triển mạnh hệ thống giao thông sông, hồ: Hoa Kỳ, Liên bang Nga và Ca-na-đa.

* Các hệ thống sông, hồ có giá trị về giao thông trên thế giới và ở Việt Nam

- Ở Việt Nam: sông Hồng, sông Thái Bình, sông Đồng Nai, sông Cửu Long,…

- Trên thế giới: sông Von-ga, sông I-ê-nit-xây, sông Ô-bi ở Liên bang Nga; sông Nin, sông Công-gô ở châu Phi,…

* Tình hình phát triển và phân bố của đường sông, hồ trên thế giới

- Tình hình phát triển:

 + Phát triển từ rất sớm.

+ Nhờ việc cải tiến phương tiện vận tải, cải tạo hệ thống sông, hồ đã góp phần nâng cao năng lực vận tải đường sông, hồ. 

 + Để tăng cường khả năng giao thông vận tải, người ta đã tiến hành cải tạo sông ngòi, đào các kênh nối liền các lưu vực vận tải đường thuỷ và kết nối với cảng biển.

- Phân bố:

+ Một số hệ thống sông, hồ có khả năng giao thông lớn như: sông Ða-nuýp, Rai-nơ ở châu Âu; sông Trường Giang, Mê Công, sông Hằng ở châu Á; sông Mi-xi-xi-pi, A-ma-dôn, Ngũ Hồ ở châu Mỹ; sông Nin, sông Công-gô ở châu Phi. 

+ Các quốc gia phát triển mạnh hệ thống giao thông sông, hồ: Hoa Kỳ, Liên bang Nga và Ca-na-đa.

* Các hệ thống sông, hồ có giá trị về giao thông trên thế giới và ở Việt Nam

- Ở Việt Nam: sông Hồng, sông Thái Bình, sông Đồng Nai, sông Cửu Long,…

- Trên thế giới: sông Von-ga, sông I-ê-nit-xây, sông Ô-bi ở Liên bang Nga; sông Nin, sông Công-gô ở châu Phi,…