Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
thanhmai
Xem chi tiết
Cô Nguyễn Vân
22 tháng 2 2020 lúc 8:44

Cử đầu vọng minh nguyệt

Đê đầu tư cố hương

- Cử đầu: ngẩng đầu

- Vọng minh nguyệt: vọng không đơn giản là nhìn để thấy mà còn có nghĩa là chiêm nghiễm. => Tâm hồn thi sĩ

- Đê đầu: cúi đầu

- Tư cố hương: nhớ cố hương

=> Vầng trăng không chỉ là người bạn tri âm tri kỉ mà còn là vầng trăng kết nối quá khứ với hiện tại, kết nối tác giả với quê hương.

=> Nỗi ưu tư chính là nỗi nhớ quê.         

Nhà thơ cố gắng kìm nén nỗi nhớ quê nhưng nỗi nhớ lại càng mạnh mẽ hơn.

Khách vãng lai đã xóa
Hn . never die !
22 tháng 2 2020 lúc 8:50

Hai hành động liền nhau thể hiện tình yêu quê hương sâu nặng của tác giả :
+ Hành động “ngẩng đầu”: kiểm nghiệm cảm giác mơ hồ của tác giả sương hay trăng ?
=>Từ không gian hẹp tác giả hướng ra không gian rộng.
+ Hành động “cúi đầu” Thể hiện sự liền mạch trong cảm xúc của nhân vật trữ tình : Nhìn thấy vầng trăng, tác giả chạm vào nỗi nhớ nhà, không muốn đối diện với nỗi buồn quá lâu.
-Cúi đầu xuống để tránh nỗi buồn nhưng lập tức nỗi nhớ quê hương tràn về trong tâm tưởng.

Khách vãng lai đã xóa
ko bt nha 3
22 tháng 2 2020 lúc 9:12

Đề bài:Qua các bài ca dao, bài thơ văn đã học ở lớp 7 em hãy phân tích để làm sáng tỏ nhận định của Đặng Thai Mai: “Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay”

gợi ý : Đề nói tới tv đẹp, hay. Các bạn xem trong bài tg đã chung minh tv đẹp hay ở mặt nào thì phân tích dẫn chứng ở mặt đó

Mở bài giới thiệu tác giả, tác phẩm và nêu vấn đề cần nghị luận, giới hạn là các bài thơ văn lop 7

Thân bài cần giải thích những đặc sắc của tv ở mặt nào , xem đoạn đầu của bài văn chỗ tg nói thế nghĩa là nói rằng í

Phần chứng minh lần lượt phân tích mộ số dẫn chứng về ca dao, bài thơ trung đại như bài côn sơn ca, qua đèo ngang, bạn đến chơi nhà...ở các mặt nghệ thuật diễn đạt, biện pháp tu từ... qua đó thể hiện đuọc những nội dung gì ở mỗi bài

Sau khi phân tích dẫn chúng chúng ta chốt lại vấn đề vừa cm

làm hộ mik nha mn

Khách vãng lai đã xóa
Đỗ Hữu Phong
Xem chi tiết
 Phạm Trà Giang
16 tháng 12 2018 lúc 21:03

Chúng ta thấy câu thơ thứ 3 và câu thứ 4 đối nhau ở 2 tư thế "cúi" và "ngẩng". Cái tình trong bài thơ đã bộc lộ rõ hơn. Rõ ràng đây là 1 bài thơ tả cảnh ngụ tình. Tâm trạng của nhà thơ đã thực sự bộc lộ đó là nỗi nhớ cồn cào quê hương. Như ta đã biết, thuở nhỏ Lí bạch thường lên núi Nga Mi múa kiếm cà ngắm trăng, khi lớn lên trở thành nhà thơ ông lại thường xa quê nay đây mai đó. Thế nhưng dù cho năm tháng trôi qua thì tình cảm của ông đối với quê hương vẫn sâu đậm và tha thiết, chỉ cần nhìn ánh trăng thôi cũng đủ để gợi cho ông những cảm xúc dạt dào, tha thiếtvề chốn cũ. Và ánh trăng "đêm nay" đã khiến cho tâm hồn ông trĩu nặng nỗi nhớ quê, nhớ về nơi ông sinh ra, ở đó có những người thân của ông, nơi đó có biết bao kỉ niệm về những ngày thơ ấu, những năm tháng thăng trầm cua 1 đời người.
+ Hành động "ngẩng đầu": kiểm nghiệm cảm giác mơ hồ của tác giả sương hay trăng? Từ không gian hẹp tác giả hướng ra không gian rộng (0,5 điểm).
+ Hành động "cúi đầu" ® Thể hiện sự liền mạch trong cảm xúc của nhân vật trữ tình: Nhìn thấy vầng trăng, tác giả chạm vào nỗi nhớ nhà, không muốn đối diện với nỗi buồn quá lâu ® Cúi đầu xuống để tránh nỗi buồn nhưng lập tức nỗi nhớ quê hương tràn về trong tâm tưởng.

Phạm Khánh Linh
Xem chi tiết
Thái Hưng Mai Thanh
10 tháng 2 2022 lúc 22:42

Tham khảo:

Câu 1:

Hai hành động liền nhau thể hiện tình yêu quê hương sâu nặng của tác giả:
+ Hành động “ngẩng đầu”: kiểm nghiệm cảm giác mơ hồ của tác giả sương hay trăng ? Từ không gian hẹp tác giả hướng ra không gian rộng
+ Hành động “cúi đầu”   Thể hiện sự liền mạch trong cảm xúc của nhân vật trữ tình: Nhìn thấy vầng trăng, tác giả chạm vào nỗi nhớ nhà, không muốn đối diện với nỗi buồn quá lâu. Cúi đầu xuống để tránh nỗi buồn nhưng lập tức nỗi nhớ quê hương tràn về trong tâm tưởng.

Câu 2:

 

Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ…

Hỏi ai gây dựng nên non nước này?

Ca dao dân ca là một bộ phận văn học đặc sắc trong nền văn học Việt Nam. Những bài ca dao ngắn gọn nhưng nội dung ý nghĩa thì vượt lên trên giới hạn của câu chữ. Trong kho tàng ca dao ấy có rất nhiều những bài ca dao nói về tình cảm gia đình, tình anh em, tình yêu nước và đặc biệt còn có cả sự tự hào những cảnh đẹp và truyền thống lịch sử nước nhà. Bài ca dao Rủ nhau xem cảnh kiếm hồ là một bài ca dao như thế.

Ba câu thơ đầu trong bài ca dao thể hiện sự mời gọi và những cảnh đẹp nên thơ trữ tình nơi Hồ Gươm nơi ngày xưa vua Lê Lợi đã trả gươm cho rùa vàng:

Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ

Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn

binh giang ru nhau xem canh kiem ho
Đài Nghiên, tháp Bút chưa mòn

!
Hai từ “Rủ nhau” thể hiện sự mời gọi, sự thân thiện và háo hức với những cảnh đẹp nơi Hồ Gươm lộng gió. Động từ “xem” kết hợp các địa danh như Kiếm Hồ, cầu Thê Húc, chùa Ngọc Sơn và những cái tên như Đài Nghiên, tháp Bút như vừa liệt kê ra những cảnh đẹp lại vừa như mời gọi du khách đến nơi đây. Từng câu thơ thể hiện được sự tự hào của tác giả nói riêng của nhân dân ta nói chúng về truyền thống quý báu của dân tộc ta được thể hiện một cách cụ thể qua những địa danh nơi Hồ Gươm.

Đặc biệt câu thơ cuối “Hỏi ai gây dựng nên non nước này?” vừa là một câu hỏi lại vừa là một câu nói biết ơn đến những thế hệ ông cha đã gây dựng nên cho con dân Việt Nam chúng ta một đất nước tươi đẹp hòa bình như hôm nay.

Có thể nói cả bài ca dao đã vẽ lên một cảnh đẹp Hồ Gươm của nước ta. Ở đây chúng ta không những được tận hưởng những cảnh đẹp nên thơ trữ tình mà chúng ta còn tự hào về truyền thống dân tộc và biết ơn quý trọng công sức của cha ông.

sky12
10 tháng 2 2022 lúc 22:54

Câu 1:

- Ngẩng đầu: Thể hiện hành động nhìn lên ánh trăng sáng của tác giả từ đó gợi sự liên tưởng từ không gian nhỏ bé hướng tới một nơi rộng lớn hơn (trong đó đặc biệt là về quê hương).Gợi nỗi niềm nhớ quê của người con xa xứ bấy lâu.

- Cúi đầu: Khắc họa nỗi nhớ da diết,tình cảm của tác giả với quê hương.Không chỉ vậy,trong thứ tình cảm ấy còn mang một chút hổ thẹn,buồn tủi của một người con xa cách quê nhà nhiều năm.

\(\Rightarrow\) Hai hành động liền nhau cho ta thấy sự mạch lạc trong cảm xúc của nhân vật trữ tình(ở đây là tác giả) đồng thời thể hiện tình yêu quê hương tha thiết của nhà thơ Lý Bạch.

Câu 2: Tham khảo

Câu thơ kết cất lên như sự thăng hoa của cảm xúc tự hào: “Hỏi ai gây dựng nên non nước này”. Như vậy, Hà Nội chính là biểu tượng cho vẻ đẹp của cả nước. Nó vừa là vẻ đẹp tự nhiên vừa là vẻ đẹp linh thiêng trong tâm hồn dân tộc. Đại từ “ai” phiếm chỉ được sử dụng thể hiện lòng biết ơn, sự thành kính của con người đối với lớp lớp cha ông đã dày công bồi đắp công trình.

Đỗ Huy
11 tháng 2 2022 lúc 0:29

bài này khá hay

Cao Trần Yến Nhi
Xem chi tiết
Phương Thảo
18 tháng 11 2016 lúc 22:58

Chúng ta thấy câu thơ thứ 3 và câu thứ 4 đối nhau ở 2 tư thế “cúi” và “ngẩng”. Cái tình trong bài thơ đã bộc lộ rõ hơn. Rõ ràng đây là 1 bài thơ tả cảnh ngụ tình. Tâm trạng của nhà thơ đã thực sự bộc lộ đó là nỗi nhớ cồn cào quê hương. Như ta đã biết, thuở nhỏ Lí bạch thường lên núi Nga Mi múa kiếm cà ngắm trăng, khi lớn lên trở thành nhà thơ ông lại thường xa quê nay đây mai đó. Thế nhưng dù cho năm tháng trôi qua thì tình cảm của ông đối với quê hương vẫn sâu đậm và tha thiết, chỉ cần nhìn ánh trăng thôi cũng đủ để gợi cho ông những cảm xúc dạt dào, tha thiếtvề chốn cũ. Và ánh trăng “đêm nay” đã khiến cho tâm hồn ông trĩu nặng nỗi nhớ quê, nhớ về nơi ông sinh ra, ở đó có những người thân của ông, nơi đó có biết bao kỉ niệm về những ngày thơ ấu, những năm tháng thăng trầm cua 1 đời người.

Phương Thảo
18 tháng 11 2016 lúc 23:01

Bài ca dao ca ngợi vẻ đẹp của một địa danh được coi là “biểu tượng thu nhỏ” của Đất nước Việt Nam: Cảnh Hồ Gươm với các nét đặc sắc mang trong mình âm vang lịch sử và văn hoá. Đây là câu hỏi rất tự nhiên, âm điệu nhắn nhủ, tâm tình. Đây là dòng thơ xúc động, sâu lắng nhất trong bài ca dao, tác động trực tiếp vào tình cảm của người đọc, người nghe. Câu hỏi nhưng để khẳng định và nhắc nhở công lao xây dựng non nước của ông cha ta qua nhiều thế hệ. Cảnh Kiếm Hồ và những cảnh trí khác của Hồ Gươm trong bài được nâng lên tầm non nước, tượng trưng cho non nước. Câu hỏi còn hàm ý nhắc nhở các thế hệ con cháu phải biết giữ gìn, xây dựng non nước cho xứng đáng với truyền thống cha ông.

Phương Thảo
18 tháng 11 2016 lúc 23:02

“Hỏi ai gây dựng nên non nước này?”

Với giọng điệu tự nhiên, tâm tình, nhắn nhũ là lời khẳng định về công lao to lớn của cha ông ta trong việc xây dựng cơ đồ cho dân tộc. ơ đây, những địa danh của hồ Gươm được nâng lên thành biểu trưng cho truyền thống lịch sử - văn hoá của dân tộc Việt Nam. Qua đó, muốn nhắc nhở thế hệ hôm nay và mai sau cần giừ gìn và tiếp tục xây dựng những truyền thống văn hoá tôt đẹp ấy.

 
nguyễn thị thanh ngọc
Xem chi tiết
Nguyễn Hải Đăng
17 tháng 4 2017 lúc 21:27

Tác giả ngẩng đầu: nhìn trăng sáng là để tận hưởng vẻ đẹp của đêm trăng,ánh trăng sáng đẹp.

Tác giả cúi đầu: khi nhìn trăng sáng tác giả bỗng nhớ về quê hương nơi chôn rau cắt rốn của mình,gợi nhớ đến vầng trăng xưa trên quê cũ thuở nào.

trương viết minh
Xem chi tiết
GV Ngữ Văn
15 tháng 1 2019 lúc 17:30

a.

Đầu giường ánh trăng rọi => Ánh trăng rọi đầu giường. Chủ ngữ là "ánh trăng".

Ngỡ mặt đất phủ sương => (Khiến tôi) ngỡ là mặt đất phủ sương. Chủ ngữ là nhân vật trữ tình "tôi" (khuyết chủ thể)

Ngẩng đầu nhìn trăng sáng => (Tôi) ngẩng đầu nhìn trăng sáng. Chủ ngữ vốn là nhân vật trữ tình "tôi" nhưng bị khuyết đi, ẩn đi

Cúi đầu nhớ cố hương. => (Tôi) cúi đầu nhớ cô hương. Chủ thể vốn là nhân vật trữ tình "tôi" được ẩn đi.

b. Hiện tượng xuất hiện trong bài thơ trên là: Trông trăng nhớ quê hương. Nghĩa là nhìn ngắm một vật, có điểm gợi nhớ, nhớ về quê hương. Đây là hiện tượng phổ biến xuất hiện trong thơ ca. 

Ví dụ: Quê hương khuất bóng hoàng hôn

         Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai.

=> Khói sương xuất hiện trên sông khiến người đưa tiễn nhớ về quê hương.

Hay: "Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ

          Màu nước xanh, cá bạc chiếc buồm vôi

         Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi

         Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá."

=> Con thuyền khiến nhà thơ nhớ về quê hương làng chài.

 nguyễn hà
Xem chi tiết
❤Cô nàng ngốc ❤
25 tháng 4 2018 lúc 14:13

Hai hành động liền nhau thể hiện tình yêu quê hương sâu nặng của tác giả:
+ Hành động “ngẩng đầu”: kiểm nghiệm cảm giác mơ hồ của tác giả sương hay trăng ? Từ không gian hẹp tác giả hướng ra không gian rộng
+ Hành động “cúi đầu” ® Thể hiện sự liền mạch trong cảm xúc của nhân vật trữ tình: Nhìn thấy vầng trăng, tác giả chạm vào nỗi nhớ nhà, không muốn đối diện với nỗi buồn quá lâu ® Cúi đầu xuống để tránh nỗi buồn nhưng lập tức nỗi nhớ quê hương tràn về trong tâm tưởng.

❤Cô nàng ngốc ❤
25 tháng 4 2018 lúc 14:13

Chúng ta thấy câu thơ thứ 3 và câu thứ 4 đối nhau ở 2 tư thế "cúi" và "ngẩng". Cái tình trong bài thơ đã bộc lộ rõ hơn. Rõ ràng đây là 1 bài thơ tả cảnh ngụ tình. Tâm trạng của nhà thơ đã thực sự bộc lộ đó là nỗi nhớ cồn cào quê hương. Như ta đã biết, thuở nhỏ Lí bạch thường lên núi Nga Mi múa kiếm cà ngắm trăng, khi lớn lên trở thành nhà thơ ông lại thường xa quê nay đây mai đó. Thế nhưng dù cho năm tháng trôi qua thì tình cảm của ông đối với quê hương vẫn sâu đậm và tha thiết, chỉ cần nhìn ánh trăng thôi cũng đủ để gợi cho ông những cảm xúc dạt dào, tha thiếtvề chốn cũ. Và ánh trăng "đêm nay" đã khiến cho tâm hồn ông trĩu nặng nỗi nhớ quê, nhớ về nơi ông sinh ra, ở đó có những người thân của ông, nơi đó có biết bao kỉ niệm về những ngày thơ ấu, những năm tháng thăng trầm cua 1 đời người.
+ Hành động "ngẩng đầu": kiểm nghiệm cảm giác mơ hồ của tác giả sương hay trăng? Từ không gian hẹp tác giả hướng ra không gian rộng (0,5 điểm).
+ Hành động "cúi đầu" ® Thể hiện sự liền mạch trong cảm xúc của nhân vật trữ tình: Nhìn thấy vầng trăng, tác giả chạm vào nỗi nhớ nhà, không muốn đối diện với nỗi buồn quá lâu ® Cúi đầu xuống để tránh nỗi buồn nhưng lập tức nỗi nhớ quê hương tràn về trong tâm tưởng.

❤Cô nàng ngốc ❤
25 tháng 4 2018 lúc 14:14

Ngẩng đầu là cử chỉ phóng tầm mắt lên cao, hòa mình vào thiên nhiên tươi đẹp.
- Cúi đầu là hướng suy nghĩ vào lòng mình là 1 trạng thái trầm mặc, 1 tư thế bất động đã đi vào suy tư.

(Bạn chọn cái nào cũng đc nha)

Huyền Thụn
Xem chi tiết
Cuồng Sơn Tùng M-tp
Xem chi tiết
Đỗ Ngọc Thoa
2 tháng 6 2017 lúc 8:34

cử đầu vọng minh nguyệt

đê đầu tư cố hương.

cử: ngẩng lên, hướng lên.Đơn giản là tác giả chỉ đang chiêm ngưỡng cảnh đẹp của đêm trăng, hòa lòng mình vào vẻ đẹp của thiên nhiên, trời đất.Vì khi xưa, lúc còn ở quê nhà, vào những đêm trăng sáng, Lý Bạch thường trèo lên đỉnh núi để ngắm trăng.Cho nên khi Đê: cúi đầu, thì tác giả nhớ về vầng trăng quê hương, nhớ đến những ngày đi ngắm trăng và nhớ tất cả những gì thuộc về quê hương của mình.

Cô muốn hỏi các em là: nếu không có hành động cử đầu, liệu có hành động đê đầu k?Từ đó, chỉ ra mối quan hệ giữa hai hành động này

Ai trả lời được trước và có những giải thích hợp lý, cô sẽ tick nhé.

Hồng Hạnh pipi
2 tháng 6 2017 lúc 15:23

Mạch cảm xúc của bài thơ có lẽ được hình thành từ đây.

Trong nỗi nhớ da diết quê hương, nhà thơ đang mơ màng ngủ, thì nhận ra ánh trăng đang lọt qua khe cửa khiến người ngỡ ngàng ko biết là sương hay là trăng. Nhà thơ ngẩng đầu lên như 1 hành động xác nhận. Nhưng rồi chính cái hành động đó đã làm trào lên nỗi nhớ mãnh liệt của con người xa quê, xa xứ, liền cúi đầu như đang cố nén cảm xúc, cố ghìm lại nỗi đau phải chia xa.

Đỗ Thanh Thu
16 tháng 4 2017 lúc 9:22
* Yêu cầu về nội dung: Hai hành động liền nhau thể hiện tình yêu quê hương sâu nặng của tác giả: + Hành động “ngẩng đầu”: kiểm nghiệm cảm giác mơ hồ của tác giả sương haytrăng ? Từ không gian hẹp tác giả hướng ra không gian rộng (0,5 điểm). + Hành động “cúi đầu” ® Thể hiện sự liền mạch trong cảm xúc của nhân vật trữ tình: Nhìn thấy vầng trăng, tác giả chạm vào nỗi nhớ nhà, không muốn đối diện với nỗi buồn quá lâu ® Cúi đầu xuống để tránh nỗi buồn nhưng lập tức nỗi nhớ quê hương tràn về trong tâm tưởng (1,0 điểm). * Yêu cầu về hình thức: (0,5 điểm) Học sinh viết hoàn chỉnh một văn bản ngắn có đủ ba phần, diễn đạt tốt, kết cấu mạch lạc. ​chúc p hk tốt