Giải thích tại sao Thú là lớp ĐV CXS phát triển đa dạng và thích nghi vs nhiều mt khác nhau???
Vì sao lớp Chân khớp lại đa dạng về cấu tạo cơ thể?
Có nhiều loài.
Sự thích nghi với điều kiện và môi trường sống khác nhau.
Thần kinh phát triển cao.
Có số lượng cá thể lớn.
Câu 1:Vì sao ếch chỉ sống ở nơi ẩm ướt ? Em đã làm gì để bảo vệ lưỡng cư?
Câu 2: Trình bày cấu tạo ngoài chim bồ câu ?
Câu 3: Giải thích tại sao nói thú phát triển đa dạng và thích nghi với nhiều môi
trường sống khác nhau?
Câu 4: Lớp chim có những đặc điểm chung nào? Kể tên 4 đại diện của lớp
chim?
Câu 5: Hãy nêu 3 ví dụ cụ thể chứng minh 3 lợi ích của lưỡng cư? Muốn bảo vệ
những loài lưỡng cư có ích ta cần làm gì?
Câu 6: Vì sao cá voi được xếp vào lớp thú mà cá sấu lại xếp vào lớp bò sát?
trả lời 1 trong tất cả những câu trên cũng đc , ai nhan mik tik cho
cảm ơn
Câu 1:Vì sao ếch chỉ sống ở nơi ẩm ướt ? Em đã làm gì để bảo vệ lưỡng cư?
Ếch thường sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ nước và thường bắt mồi về đêm vì: - Ếch chủ yếu hô hấp qua da. Da ếch cần ẩm để thực hiện khuyếch tán không khí dễ dàng, nếu môi trường không đủ ẩm, da ếch bị khô, ếch không thực hiện được quá trình trao đổi khí sẽ chết.
Câu 2: Trình bày cấu tạo ngoài chim bồ câu
Thân hình thoi: giảm sức cản không khí khi bay
Chi trước biến thành cánh: quạt gió, cản không khí khi hạ cánh
Chi sau (3 ngón trước, 1 ngón sau, có vuốt): giúp chim bám chặt và cành cây và khi hạ cánh
Lông ống có các sợi lông làm phiến mỏng: tăng diện tích cánh chim khi giang ra
Lông tơ: giữ nhiệt và làm ấm cơ thể
Mỏ: mỏ sừng bao lấy hàm không có răng => làm đầu chim nhẹ
Cổ dài, khớp đầu với thân: phát huy tác dụng của giác quan, bắt mồi, rỉa lông
Câu 3: Giải thích tại sao nói thú phát triển đa dạng và thích nghi với nhiều môi
Hệ thần kinh phát triển nên các phản ứng rất nhanh và độ chính xác cao, khả năng định hướng tốt. Chính vì vậy, thú có khả năng di chuyển, phát tán và thích nghi được với nhiều môi trường sống khác nhau và có số lượng loài rất lớn, hiện có khoảng 4600 loài với 26 bộ.
TL:
- Cá voi được xếp vào lớp Thú bởi vì chúng có đặc điểm giống với các loài thú khác:
+ Thở bằng phổi (cho nên có hiện tượng cá voi nổi đầu trên mặt nước để thở)
+ Tim 4 ngăn hoàn chỉnh
+ Động vật máu nóng và hằng nhiệt,
+ Đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ
+ Có lông mao (mặc dù rất ít).
+ Đuôi cá thẳng đứng và chuyển động kiểu trái phải. Đuôi cá voi nằm ngang và chuyển động lên xuống.
- Cá sấu thuộc lớp Mặt thằn lằn theo quan điểm phân loại hiện tại và lớp Bò sát truyền thống vì:
+ Có BỐN CHI
+ Tim 4 ngăn (là 1 đặc điểm bất thường của cá sấu so với các loài bò sát khác chỉ có tim 3 ngăn và vách hụt ở giữa tâm thất) (ở đây đừng hiểu lầm nhé, cá sấu vẫn là ĐV biến nhiệt)
+ Thở bằng phổi
+ Đẻ ít trứng (theo mình biết thì không quá 10) trong khi cá thực sự đẻ đến hàng trăm nghìn quả
HT
Câu 1: Giải thích vì sao ếch thường sống ở nơi ẩm ướt gần bờ nước và bắt mồi về ban đêm.
Câu 2: Trình bày sự sinh sản và phát triển có biến thái ở ếch.
Câu 3: Nêu đặc cấu tạo trong của thằn lằn thích nghi với đời sống ở trên cạn.
Câu 4: Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn.
Câu 5: Trình bày đặc điểm chung của lớp chim, lớp chim có vai trò j đối vs tự nhiên và con người.
Câu 6: Nêu ưu điểm của sự thai sinh so vs đẻ trứng và noãn thai sinh.
Câu 7: Ý nghĩa và tác dụng của cây giới ĐV? Cá voi có quan hệ họ hàng vs thỏ hơn hay vs cá chép hơn.
Câu 8: Nêu lợi ích của đa dạng sinh học. Các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh hk.
Câu 9: Thế nào là ĐV quý hiếm. Các biện pháp bảo vệ ĐV quý hiếm.
Câu 1:Vì ếch hô hấp bằng da là chủ yêu, nếu sống xa nơi ẩm ướt và nguồn nước da ếch sẽ khô, cơ thể mất nước ếch sẽ có nguy cơ bị chết.
Câu 2: Vào mùa sinh sản (cuối xuân, sau những trận mưa vào đầu hạ), ếch đực “kêu gọi ếch cái” để ghép đói. Ếch cái cõng ếch đực trên lưng, ếch đực ôm ngang ếch cái, chúng tìm đốn bờ nước để đẻ.
Ếch cái đẻ đến đâu, ếch đực ngồi trên tưới tinh đến đó. Sự thụ tinh xảy ra bên ngoài cơ thể nên được gọi là thụ tinh ngoài. Trứng tập trung thành từng đám trong chất nhầy nổi trên mặt nước, trứng phát triển, nở thành nòng nọc. Trải qua một quá trình biến đổi phức tạp qua nhiều giai đoạn nòng nọc dần mọc 4 chân và rụng đuôi để trở thành ếch con.
Câu 3:Những đặc điểm cấu tạo bên trong của thằn lằn thích nghi với đời sống ở cạn:
- Hô hấp bằng phổi nhờ sự co dãn của cơ liên sườn.
- Tâm thất có vách ngăn hụt, máu nuôi cơ thể ít pha trộn.
- Thằn lằn là động vật biến nhiệt.
- Cơ thể giữ nước nhờ lớp vảy sừng và sự hấp thụ lại nước trong phân, nước tiểu.
- Hệ thần kinh và giác quan tương đối phát triển.
1Nêu các đại diện thuộc bộ lớp ngành ( lưỡng cư-> thú)
2 Nêu và phân tích đặc điểm cấu tạo ngoài của thằng lằng bóng thích nghi với hoàn toàn trên cạn.
3. Phân tích các đặc điểm cấu tạo của thú ăn thịt thích nghi với chế độ ăn thịt.
4 giải thích sự phân bố không đồng đều về đa dạng sinh học của động vật đế lạnh, đế nóng, nhiệt đới gió mùa.
giúp mik vs T.T
Nêu đặc điểm thích nghi với đời sống của lớp bò sát? Nêu đặc điểm thích nghi với đời sống bay lượn của lớp chim bồ câu? Nêu đặc điểm thích nghi với đời sống đa dạng của lớp thú? Phân tích đặc điểm tiến hóa về môi trường sống và di chuyển của các lớp trong giới động vật? Phân tích đặc điểm tiến hóa về sinh sản của các lớp trong giới động vật? Phân tích đặc điểm tiến hóa nhằm thích nghi với môi trường sống của lớp thú? Phân tích đặc điểm chung của động vật trong môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng?
1. Sự đa dạng của lớp thú thể hiện ở đặc điểm nào
2. Lớp thú có đặc điẻm cơ bản nào để phân biệt với các lớp khác.
3. Tại sao thú mỏ vịt đẻ trứng mà được xếp vào lớp thú.
4. Cần phải làm gì để bảo tồn và phát triển các loài thú trên.
Giúp mình nha!
1. Sự đa dạng của lớp thú thể hiện ở đặc điểm :
Sự đa dạng của lớp thú được thể hiện qua: môi trường sống, tập tính, hình thức sinh sản, đời sống, dinh dưỡng, nguồn thức ăn, cách di chuyển,...
2. Đặc điểm phân biệt :
- Là động vật có xương sống có tổ chức cao nhất
- Bộ lông: Lông mao
- Bộ răng: Răng phân hóa răng cửa, răng nanh, răng hàm
- Hệ tuần hoàn: Tim 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn
- Thần kinh: bộ não phát triển thể hiện rõ ở bán cầu não và tiểu não
- Sinh sản: Thai sinh
- Nuôi con: Bằng sữa mẹ
- Nhiệt độ cơ thể: Hằng nhiệt
3. Thú mỏ vịt được xếp vào lớp Thú vì :
- Có lông mao
- Nuôi con = sữa mẹ
- Thở = phổi
- Tim 4 ngăn, máu đỏ tươi nuôi cơ thể
- Là đv hằng nhiệt
4. Bảo tồn các loài động vật :
- Không săn bắt, buôn bán động vật hoang dã
- Bảo vệ, cấm đốt phá rừng
câu 1:các kiểu mt xích đạo ẩm , nhiệt đới, hoang mạc ,địa trung hải,co cảnh quan tự nhiên ntn?
câu 2:hãy giải thích tại sao hoang mạc của châu phi lại lan sát ra biển ?
câu 3:thế nào là bùng nổ dân số?
câu 4: tập tính nào là sự thích nghi của đv ở môi trường đới lạnh?
câu 5: nông nghiệp và công nghiệp của chau phi có đặc điểm ntn?
câu 6: mt đới lạnh có đặc điểm ntn? sự thích nghi của tv đối với mt đới lạnh?
nêu đặc điểm đặc trưng của bộ móng vuốt . Nêu cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với điều kiện sống ? lớp thú có vai trò j ? cho vd ? giải thích tại sao thú mỏ vịt đẻ trứng , cá heo sống dưới nc đc sếp vào lớp thú ? chi sau và đuôi của kanguru có ý nghĩa j? phân bt hiện tượng noãn thai sinh ở và thai sinh 2 chân ở thú ? giúp mình với hép pi
1/ - Di chuyển nhanh, vì thường có chân cao, trục ống chân, cổ chân, bàn và ngón chân gần như thẳng hàng, chỉ những đốt cuối của ngón chân có guốc mới chạm đất (diện tích tiếp xúc với đất hẹp). - Móng guốc có hai ngón chân giữa phát triển bằng nhau. (tham khảo)
2/
Bộ lông dày : Giữ nhiệt cho cơ thể
Chi trước ngắn: Đào hang
Chi sau dài: nhảy xa, chạy nhanh khi bị săn đuổi
Mũi thính và lông xúc giác: Thăm dò thức ăn
Tai thỏ rất thính vành tai dài, lớn, cử động được theo các phía: Định hướng âm thanh, phát hiện ra kẻ thù
3/
Cung cấp nguyên liệu mĩ nghệ.
VD : da hổ, da gấu, ngà voi, ...
- Cung cấp thực phẩm.
VD : Thịt lợn, bò dê , ...
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, chứng minh rằng Trung du và miền núi Bắc Bộ có thuận lợi về tài nguyên thiên nhiên để phát triển đa dạng cơ cấu kinh tế. Giải thích tại sao tuy có nhiều tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên nhưng sự phát triển kinh tế của vùng còn hạn chế.
HƯỚNG DẪN
Trung du và miền núi Bắc Bộ có tài nguyên thiên nhiên đa dạng để phát triển nhiều ngành kinh tế như: công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, thủy điện; nông nghiệp nhiệt đới với cả sản phần cận nhiệt và ôn đới; phát triển tổng hợp kinh tế biển, du lịch.
a) Tài nguyên khoáng sản
− Có nhiều khoáng sản cho phép phát triển được nhiều ngành công nghiệp khác nhau.
− Các loại khoáng sản chủ yếu
+ Khoáng sản năng lượng: tập trung ở Quảng Ninh, trữ lượng lớn và chất lượng tốt; một số mỏ than khác ở Thái Nguyên, Lạng Sơn…
+ Khoáng sản kim loại: sắt, kẽm – chì, đồng – vàng, thiếc, bôxit, đất hiếm…
+ Khoáng sản phi kim loại: apatit (Lào Cai)…
+ vật liệu xây dựng: đá vôi, sét, sỏi…
b) Tiềm năng thủy điện
− Tiềm năng thủy điện lớn nhất so với các vùng trong cả nước.
− Hệ thống sông Hồng chiếm hơn 1/3 trữ năng thủy điện của cả nước (11 triệu kW), riêng sông Đà chiếm gần 6 triệu kW.
c) Tài nguyên đất, khí hậu… thuận lợi cho trồng và chế biến cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới.
− Đất: phần lớn diện tích là đất feralit trên đá phiến, đá vôi…; ngoài ra còn có đất phù sa cổ (ở trung du), đất phù sa (dọc các thung lũng và các cánh đồng ở miền núi, thích hợp để trồng nhiều loại cây.
− Khí hậu: nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, lại chịu ảnh hướng sâu sắc của điều kiện địa hình cùng núi, là thế mạnh đặc biệt để phát triểm các cây công nghiệp, cây ăn quả, rau, hoa có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới; các cây thuốc quý (tam thất, đương quy, đỗ trọng…).
− Nguồn nước được đảm bảo, có nhiều giống cây quý…
d) Tiềm năng về chăn nuôi: có nhiều đồng cỏ, chủ yếu trên các cao nguyên ở độ cao 600 – 700m ,thuận lợi để phát triển chăn nuôi trấu, bò (lấy thịt và lấy sữa), ngựa dê.
e) Tiềm năng phát triển kinh tế biển: Vùng biến Quảng Ninh giàu tiềm năng để phát triển mạnh về đánh bắt hải sản xa bờ và nuôi trồng thủy sản. Tài nguyên du lịch tự nhiên giàu có để phát triển mạnh du lịch biển: Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long, vườn quốc gia (Cát Bà, Bái Tử Long), suối khoáng (Quang Hanh), bãi biển đẹp (Trà Cổm, Bãi Cháy…).
c) Giải thích vì sao tuy có nhiều tiềm năng tài nguyên thiên nhưng sự phát triển kinh tế của vùng còn nhiều hạn chế
− Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích, khó khăn cho giao thông và sản xuất; các hiện tượng thời tiết cực đoan, khó khăn cho phát triển kinh tế.
− Là vùng thưa dân, có nhiều dân tộc thiểu số, trình độ lao động thấp nên hạn chế về thị trường tại chỗ và lao động lành nghề.
− Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật còn hạn chế, đặc biệt ở vùng núi