vì sao câu tục ngữ về con người và xã hội thường là câu rút gọn
Tìm 10 câu tục ngữ về con người và xã hội có dạng là câu rút gọn.
Cảm ơn các bạn!
Trong những câu tục ngữ về con người và xã hội em thích câu nào nhất? Vì sao?
Em thích nhất là câu " Đói cho sạch,rách cho thơm"
Vì:Bài học rút ra từ câu tục ngữ trên là trong đạo làm người, điều cần giữ gìn nhất là phẩm giá trong sạch, không vì nghèo khổ mà bán rẻ lương tâm, đạo đức. Trong dân gian còn lưu luyến rộng rãi những câu như: Giấy rách phải giữ lấy lề. Chết trong cònhơn sống đục... có nội dung tương tự.
“Một mặt người bằng mười mặt của”.
– Có ý nghĩa khẳng định và đề cao giá trị của con người, ta cũng gặp trong nhiều câu tục ngữ khác như: Người sống, đống vàng; Người ta là hoa đất.
– Câu tục ngữ này có thể được áp dựng trong nhiều trường hợp: như phê phán, phản bác những kẻ coi trọng của cải hơn con người; động viên, an ủi những người bị mất mát, thiệt hại về tiền của, và thông qua đó chỉ cho họ thấy rằng của cải đáng quý, nhưng con người còn đáng quý hơn cả. Còn người còn của, con người sẽ làm ra của cải vật chất.
Chọn, phân tích giá trị 1 câu tục ngữ về con người và xã hội là dạng câu rút gọn bằng 1 đoạn văn (8-10 câu), có dùng ít nhất 1 câu đặc biệt (gạch chân, chỉ rõ)
Trong cuộc sống(trạng ngữ), đạo đức là một yếu tố rất quan trọng, nó thể hiện sự văn minh, lịch sự, nếp sống, tính cách, và phần nào có thể đánh giá được phẩm chất, giá trị bản thân con người. Và có rất nhiều mặt để đánh giá đạo đức, phẩm chất của con người. Một trong số đó là sự biết ơn, nhớ ghi công lao mà người khác đã giúp đỡ mình. Đó cũng là một chân lí thiết thức trong đời thường. Chính vì vậy ông cha ta có câu : “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” Câu đầu tiên mượn hình ảnh “ăn quả” và “trồng cây” ý muốn nói, khi được hưởng thụ những trái ngọt, trái thơm, cần nhớ tới công sức, mồ hôi nước mắt của người đã làm ra nó. Điều đó được ẩn dụ nhằm khuyên răn thái độ của mỗi con người xử sự sao cho đúng, cho phải đối với những người đã giúp đỡ mình để không phải hổ thẹn với lương tâm. Hành động đó đã thể hiện một tư tưởng cao đẹp, một lối ứng xử đúng đắn. Lòng biết ơn đối với người khác đó chính là một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ xưa tới nay. Đó cũng chính là biết sống ân nghĩa mặn mà, thuỷ chung sâu sắc giữa con người với con người. Tất cả những gì chúng ta đang hưởng thụ hiện tại không phải tự dưng mà có. Đó chính là công sức của biết bao lớp người. Từ những bát cơm dẻo tinh trên tay cũng do bàn tay người nông dân làm ra, một hạt lúa vàng chín giọt mồ hôi mà. Rồi đến tấm áo ta mặc, chiếc giày ta đi cũng đều bởi những bàn tay khéo léo của người thợ cùng với sự miệt mài, cần cù trong đó. Những di sản văn hoá nghệ thuật, những thành tựu độc đáo sáng tạo để lại cho con cháu. Còn nhiều, rất nhiều những công trình vĩ đại nữa mà thế hệ trước đã làm nên nhằm mục đích phục vụ thế hệ sau. Tất cả! Tất cả cũng chỉ là những công sức lớn lao, sự tâm huyết của mỗi người dồn lại đã tạo nên một thành quả thật đáng khâm phục để ngày nay chúng ta cần biết ơn, phục hồi, tu dưỡng, phát triển những di sản đó. Ôi thật đáng trân trọng biết bao !
Viết đoạn văn khoảng 8 câu nêu cảm nhận của em về một câu tục ngữ về con người xã hội mà em thích nhất trong đó có sử dụng câu rút gọn ?
Để đề cao vai trò và giá trị của con người, ông cha ta có câu "Một mặt người bằng mười mặt của". Đây là câu tục ngữ giàu hình ảnh và cũng giàu ý nghĩa. Một là số đếm, chỉ đơn vị ít ỏi, mười lại là đơn vị số đếm chỉ số nhiều. Bằng cách nói đối lập ấy, câu tục ngữ đã khẳng định một chân lí: nên đề cao vai trò, giá trị và tính mạng con người lên trên mọi thứ của cải vật chất dẫu những vật hất ấy có quý báu đến như thế nào.Câu tục ngữ khuyên mọi người hãy yêu quý, tôn trọng và bảo vệ con người, không để của cải che lấp con người. Điều này đã được lí giải và chứng minh qua thực tế từ hàng ngàn năm nay. Bởi nếu của cải bị mất nhưng còn con người thì vào 1 ngày không xa, những thứ của cải ấy sẽ lại được tạo ra do bàn tay con người. Trái lại, nếu không có con người, của cải vật chất tuy còn đó nhưng cũng chẳng có tác dụng gì, chẳng thể tự sinh sôi nảy nở thêm vào. Vì vậy nên mọi thứ vật chất dẫu có quý giá, dẫu có xa hoa cũng chẳng thể nào bằng được con người ,khuyên con người không nên quá ham mê vật chất, chạy theo đồng tiền mà quên đi những giá trị tốt đẹp của con người.Ôi! Thật là một câu tục ngữ mang lại giá trị nhân văn cao đẹp để cho con cháu sau này noi theo.
Tham khảo!
Nhận xét về các câu tục ngữ chủ đề con người và xã hội, có ý kiến cho rằng: Những câu tục ngữ này thường rất giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ, hàm súc về nội dung, luôn chú ý tôn vinh giá trị con người, đồng thời hướng mỗi người tới các phẩm chất , lối sống tốt đẹp.
Em có tán thành ý kiến trên không? Vì sao?
Em tán thành với ý trên. Bởi tục ngữ không chỉ đơn thuần là một câu nói mà thông qua những câu tục ngữ đó ông cha ta đã gửi gắm cho ngàn đời những bài học sâu sắc về giá trị đạo đức, con người, những kinh nghiệm cuộc sống, hướng tới những điều tốt đẹp nhất.
Câu 2: Viết chính xác 2 câu tục ngữ về thiên nhiên lao động sản xuất, 2 câu tục ngữ về con người xã hội trong đó
a. Có sử dụng kiểu câu rút gọn. Từ đó xác định thành phần rút gọn và khôi phục lại, nêu tác dụng?
b. Giải thích ý nghĩa 2 câu tục ngữ em vừa viết ở trên (1 câu về thiên nhiên lao động sản xuất, 1 câu tục ngữ về con người xã hội)
2. Tục ngữ về con người và xã hội
Cho câu chủ đề sau : Những kinh nghiệm về con người và xã hội đã được nhân dân ta gửi gắm trong những câu tục ngữ ngắn gọn và cô đọng.
Bằng đoạn văn khoảng 12-15 câu, em hãy làm sáng tỏ cho câu chủ đề trên
Những câu tục ngữ thì thường dc lưu truyền bằng miệng, ngắn gọn và xúc tích. Nên sẽ dễ lưu truyền dc cho những thế hệ con cháu sau này. Thay vì ta ghi chép nó vào những trang giấy, tuy nó giúp ta hiểu và thấm lâu hơn, nhưng không thể hiện được sự dễ dàng và thực tế.
a. Câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” có nội dung thuộc nhóm tục ngữ
nào?
b. Giải thích nghĩa của câu tục ngữ trên và tìm một câu tục ngữ có nội dung
tương tự.
c. Qua những câu tục ngữ về con người và xã hội, em rút ra được bài học gì về
giao tiếp ứng xử của con người trong đời sống xã hội ngày nay.
Thay theo dõi bằng báo cáo nhé trừ chữ thei dõi cuối
a. Câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” có nội dung thuộc nhóm tục ngữ
nào?
b. Giải thích nghĩa của câu tục ngữ trên và tìm một câu tục ngữ có nội dung
tương tự.
c. Qua những câu tục ngữ về con người và xã hội, em rút ra được bài học gì về
giao tiếp ứng xử của con người trong đời sống xã hội ngày nay.
Nghèo thì phải trung thc ko nên đi ăn cấp
Viết 1 đoạn văn ngắn khoảng 7 câu, rút ra ý nghĩa nào đó từ 1 bài học tục ngữ đã học trong nhóm "Tục ngữ về con người và xã hội".
Học sinh có thể triển khai một trong số các bài học sau:
- Trân trọng con người.
- Tích lũy những giá trị về tâm hồn , biết trân trọng thể xác để con người trở nên hoàn thiện hơn.
- Vận dụng các bài học ứng xử xã hội để cuộc sống tốt đẹp hơn.