công thức tính phương nằm ngang,
công thức tính phương thẳng đứng,
công thức tính chiều cao tối thiểu để nhìn thấy mình trong mép gương,
giúp dùm mình đi!Mình đang cần lắm đó!!!
một người cao 1,66 mét đứng trên mặt đất đối diện với 1 gương phẳng hình chữ nhật treo thẳng đứng, mắt người đó cách đỉnh đầu 16cm .chiều cao tối thiểu của gương là bao nhiêu để người đó nhìn thấy toàn thể ảnh của mình trong gương là:
a)16cm
b)75cm
c)83cm
d)91cm
giúp mình với chỉ còn vài ngày nữa là tới 15/2 rùi
cho mình cái công thức tính với đc ko?
\(166-16-\left(\frac{166-16}{2}\right)=75\)
công thức đó nhé!
Chiều cao - mắt tới đỉnh đầu - ( Chiều cao - mắt tới đỉnh đầu):2
công thức sai rùi bạn ơi
công thức đúng là:
chiều cao người :2 thôi
công thức tính phương nằm ngang
công thức tính phương thẳng đứng
công thức tính chiều cao tối thiểu để nhìn thấy mình trong mép gương
giúp dùm mình đi!Mình đang cần lắm đó.Mốt là thi olympic Vật Lí 7 rồi
Thăng kìu trước nha!
mk chỉ bk cách tính số ảnh thôi, đó là:
n=360/a
Trong đó:
n: số ảnh
a: góc hợp bởi 2 gương G1 và G2
Mk xin lỗi trước vì ko trả lời đc câu của bạn nhưng mk chắc rằng nó sẽ có ích một phần trong bài thi của bạn
Một người cao 1,65m đứng đối diện với một hương phẳng hình chữ nhật được treo thẳng đứng . Mắt người đó cách đỉnh đầu 15cm
a, Mép dưới của gương cách mặt đất ít nhất bao nhiêu để người đó thấy của chân trong gương
b,Mép trên của gương cách mặt đất nhiều nhất bao nhiêu để người đó thấy ảnh của đỉnh đầu trong gương
c,Tính chều cao tối thiểu của gương để người đó nhìn thấy toàn thể ảnh của mình trong gương
a) Khoảng cách giữa mép dưới của gương với mặt đất để người đó nhìn thấy ảnh của chân mình trong gương là IK
\(OA=15cm=0,15m\)
Ta có: \(OA+OB=AB\)
\(\Rightarrow0,15m+OB=1,65m\)
\(\Rightarrow OB=1,65m-0,15m\)
\(\Rightarrow OB=1,5m\)
Xét tam giác OB'B
K là trung điểm của OB'
IK // OB ( người đứng đối diện với gương )
I là trung điểm của BB'
\(\Rightarrow\) IK là đường trung bình của tam giác OB'B
\(\Rightarrow IK=\frac{1}{2}OB\)
Ta có: \(OB=1,5m\)
\(\Rightarrow IK=\frac{1}{2}.1,5m\)
\(\Rightarrow IK=0,75m\)
Vậy khoảng cách giữa mép dưới của gương với mặt đất là 0,75m để người đó nhìn thấy ảnh của chân mình trong gương
b)
Khoảng cách giữa mép trên của gương với mặt đất để người đó nhìn thấy ảnh của đỉnh đầu mình trong gương là HI
Xét hình thang OA'B'B
H là trung điểm của OA'
HI // A'B' ( người đứng đối diện với gương )
I là trung điểm của BB'
\(\Rightarrow\) HI là đường trung bình của hình thang OA'B'B
\(\Rightarrow HI=\frac{1}{2}\left(OB+A'B'\right)\)
Mà \(\left\{\begin{matrix}OB=1,5m\\AB=A'B'=1,65m\end{matrix}\right.\)
\(\Rightarrow HI=\frac{1}{2}\left(1,5m+1,65m\right)\)
\(\Rightarrow HI=1,575m\)
Vậy khoảng cách giữa mép trên của gương với mặt đất để người đó nhìn thấy ảnh của đỉnh đầu mình trong gương là 1,575m
c)
Chiều cao tối thiểu của gương để người đó nhìn thấy toàn thể ảnh mình trong gương là HK
Xét tam giác OA'B'
H là trung điểm của OA'
HK // A'B' ( người đứng đối diện với gương )
K là trung điểm của OB'
\(\Rightarrow\) HK là đường trung bình của tam giác OA'B'
\(\Rightarrow HK=\frac{1}{2}A'B'\)
Mà \(AB=A'B'=1,65m\)
\(\Rightarrow HK=\frac{1}{2}.1,65m\)
\(\Rightarrow HK=0,825m\)
Vậy chiều cao tối thiểu của gương để người đó nhìn thấy toàn thể ảnh của mình trong gương là 0,825m
Một người cao 1,65m đứng đối diện với một gương phẳng hình chữ nhật treo thẳng đứng. Mắt cách đỉnh đầu 15 cm.
a/ Mép dưới của gương cách mặt đất ít nhất bao nhiêu để người đó thấy ảnh của mình trong gương?
b/ Mép trên của gương cách mặt đất ít nhất bao nhiêu để người đó thấy ảnh của mình trong gương?
c/ Chiều cao tối thiểu của gương để người đó nhìn thấy toàn thể ảnh của mình trong gương?
d/ Kết quả trên có phụ thuộc khoảng cách từ người đó tới gương không? Tại sao?
ĐỀ KIỂM TRA HSG (ĐÊ18) - Vật lý 9 - Phạm Văn Hòa - BLOG VẬT LÝ THCS của Phạm Văn Hòa
1 người cao 1,5m và đứng cách 3m so với con chó. Cn chó cao 0,5m và đứng cách gương phẳng 1,5m. Khoảng cách giữa mắt người và mặt đất là 1,45m, mắt của con chó cách mặt đất 0,45m
a) Xác định ảnh của con chó và người qua gương
b) Xác định chiều cao tối thiểu của gương để con chó nhìn thấy toàn bộ mình trong gương
c) Xác định chiều cao tối thiểu cần phải treo gương so với mặt đất
d) Xác định chiều cao tối thiểu của gương để con chó có thể nhìn thấy toàn bộ người chủ của mình trong gương
CÁC CẬU GIÚP MÌNH VỚI Ạ ! MÌNH ĐANG CẦN GẤP
CẢM ƠN CÁC BẠN NHIỀU
Một người cao 1,65 m đứng đối diện với một gương phẳng hình chữ nhật được treo thẳng đứng. Mắt người đó cách đỉnh đầu 15 cm.
a) Mép dưới của gương cách mặt đất ít nhất là bao nhiêu để người đó nhìn thấy ảnh của chân trong gương?
b) Mép trên của gương cách mặt đất nhiều nhất bao nhiêu để người đó thấy ảnh của đỉnh đầu trong gương?
c) Tìm chiều cao tối thiểu của gương để người đó nhìn thấy toàn thể ảnh của mình trong gương.
d) Các kết quả trên có phụ thuộc vào khỏng cách từ người đó tới gương không? vì sao?
a) Để mắt thấy được ảnh của chân thì mép dưới của gương cách mặt đất nhiều nhất là đoạn IK
Xét DB’BO có IK là đường trung bình nên :
IK= B O 2 = B A − O A 2 = 1 , 65 − 0 , 15 2 = 0 , 75 m
b) Để mắt thấy được ảnh của đỉnh đầu thì mép trên của gương cách mặt đất ít nhất là đoạn JK
Xét DO’OA có JH là đường trung bình nên :
O A 2 = 0 , 15 2 = 7 , 5 c m = 0 , 075 m
Mặt khác : JK = JH + HK = JH + OB
Þ JK = 0,075 + (1,65 – 0,15) = 1,575m
c) Chiều cao tối thiểu của gương để thấy được toàn bộ ảnh là đoạn IJ.
Ta có : IJ = JK – IK = 1,575 – 0,75 = 0,825m
d) Các kết quả trên không phụ thuộc vào khoảng cách từ người đến gương do trong các kết quả không phụ thuộc vào khoảng cách đó. Nói cách khác, trong việc giải bài toán dù người soi gương ở bất cứ vị trí nào thì các tam giác ta xét ở phần a, b thì IK, JK đều là đường trung bình nên chỉ phụ thuộc vào chiều cao của người đó.
Một người cao 1.65 m đứng đối diện gương phẳng hình chữ nhật được treo thẳng đứng . mắt người đó cách đỉnh đầu 15 cm
a) mép dưới của gương cách mặt đất là bao nhiêu để nhìn thấy chân
b) mép trên của gương cách mặt đất nhiều nhất bao nhiêu để người đó nhìn thấy hình ảnh của đỉnh đầu
c) tìm chiều cao tối thiểu của gương để người đó thấy toàn thể ảnh của mình trong gương
a) Để mắt thấy được ảnh của chân thì mép dưới của gương cách mặt đất nhiều nhất là đoạn IK.
Xét ΔB'BO có IK là đường trung bình nên: IK= \(\frac{BO}{2}\) =0,75(m)
b) Để mắt thấy được hình ảnh của đỉnh đầu thì mép trên của gương cách mặt đất ít nhất là đoạn JK.
Xét ΔO'OA có JH là đường trung bình nên: JH= \(\frac{OA}{2}\) =0,075(m)
Mặt khác: IJ= JH + HK = JH + OB = 1,575(m)
c) Chiều cao tối thiểu của gương để thấy được toàn bộ ảnh là IJ.
Ta có: IJ = JK - IK = 1,575 - 0,75 = 0,825(m)
Bạn mua sách 500 bài tập vật lí THCS của Phan Hoàng Văn ấy
1 người cao 1,6 m đứng đối diện với 1 gương phẳng hình chữ nhật được treo thẳng đứng.mắt ngưới đó cách đỉnh đầu 10cm
a)hỏi mép dưới của gương cách mặt đất ít nhất là bao nhiêu để người đó thấy ảnh của chân trong gương
b)tìm chiều cao tối thiểu của guơng để người đó nhìn thấy toàn thể ảnh của mình trong gương
Một người AB cao 1,7m, mắt tại O cách đinh dầu 10cm, đúng cách tưởng 0,69m. Trên tưởng có treo một gương phẳng đặt thẳng đứng trùng với phương MN
a. Vẽ hình và tính chiều cao tối thiểu của gương để người ấy thấy hết ảnh của mình trong gương (không nêu cách vẽ).
b. Tỉnh khoảng cách tử mép dưới của gương đến sân nhà.
c. Nếu mép dưới của gương cách sàn nhà 1,2m thì người này chỉ thấy được phần DC trên cơ thể của mình. Tính khoảng cách từ điểm C đến sàn nhà.
d. Để thấy được ảnh của chân mình khi mép dưới của gương cách mặt đất 1.2m thì gương phải nghiêng với tưởng một góc nhỏ nhất là bao nhiêu?
a. Gọi H là giao điểm của tia phản xạ OH với gương. Khi đó, OH là tia phản xạ của tia AB. Theo tính chất của gương phẳng, ta có: OH = AB = 1,7m và ·OAH = ·OHB. Do đó, tam giác OAH vuông cân tại H và AH = 0,85m. Gọi I là trung điểm của AH, K là trung điểm của MN. Khi đó, IK vuông góc với MN và IK = 0,85m. Do đó, chiều cao tối thiểu của gương là MN = 2.IK = 1,7m.
b. Gọi E là giao điểm của tia phản xạ OE với gương. Khi đó, OE là tia phản xạ của tia AC. Theo tính chất của gương phẳng, ta có: OE = AC = 0,69m và ·OAE = ·OEC. Do đó, tam giác OAE vuông cân tại E và AE = 0,345m. Gọi J là trung điểm của AE, L là trung điểm của MN. Khi đó, JL vuông góc với MN và JL = 0,345m. Do đó, khoảng cách từ mép dưới của gương đến sàn nhà là ML = LK - JL = 0,85 - 0,345 = 0,505m.
c. Gọi F là giao điểm của tia phản xạ OF với gương. Khi đó, OF là tia phản xạ của tia AD. Theo tính chất của gương phẳng, ta có: OF = AD = 1,7m và ·OAD = ·OFD. Do đó, tam giác OAD vuông cân tại F và AF = 0,85m. Gọi G là trung điểm của AF, N là trung điểm của MN. Khi đó, GN vuông góc với MN và GN = 0,85m. Do đó, khoảng cách từ điểm C đến sàn nhà là CN + NL + LM = CD + DL + LM = (MN - MD) + (MK - GN) + ML = (1,7 - 0,85) + (0,85 - 0,85) + 0,505 = 1,355m.
d. Gọi S là mép dưới của gương và T là mép trên của gương khi nghiêng với tường một góc α nhỏ nhất sao cho người thấy được chân mình trong gương. Khi đó:
Tia SA phản xạ thành tia AT sao cho ·SAT = α. Tia SB phản xạ thành tia BT sao cho ·SBT = α. Tia SC phản xạ thành tia CT sao cho ·SCT = α. Tia SD phản xạ thành tia DT sao cho ·SDT = α.Theo quy tắc Descartes cho gương phẳng nghiêng:
sin(·OAS) / sin(·OAT) = sin(α) / sin(90° - α) sin(·OBS) / sin(·OBT) = sin(α) / sin(90° - α) sin(·OCS) / sin(·OCT) = sin(α) / sin(90° - α) sin(·ODS) / sin(·ODT) = sin(α) / sin(90° - α)Do đó:
OAS = ·OAT = α
OBS = ·OBT = α
·OCS = ·OCT = α
·ODS = ·ODT = α
Từ đó suy ra:
OS = OA.sin(α) = 0,69.sin(α) OT = OA.sin(90° - α) = 0,69.cos(α) ST = OA.sin(90°) = 0,69 BS = AB.sin(α) = 1,7.sin(α) BT = AB.sin(90° - α) = 1,7.cos(α)Để người thấy được chân mình trong gương thì điều kiện cần và đủ là:
BS + ST ≥ AB BT + ST ≥ ACTừ hai bất đẳng thức trên, ta có:
1,7.sin(α) + 0,69 ≥ 1,7 1,7.cos(α) + 0,69 ≥ 0,69Giải hệ bất đẳng thức trên, ta được:
sin(α) ≥ 0,6 cos(α) ≥ 0Do đó:
α ≥ arcsin(0.6) α ≥ 0Vậy góc nghiêng nhỏ nhất của gương là α = arcsin(0.6) ≈ 36.87°.