Nêu nội dung và ý nghĩa của câu tục ngữ" Học ăn học nói học gói học mở"
Hoàn thành câu tục ngữ và nêu ra ý nghĩa . “ Nhặt được của rơi …….” “ Học ăn , học nói , học gói, học …..”
Phân tích từng câu tục ngữ trong văn bản theo những nội dung sau:
a) Nghĩa của câu tục ngữ.
b) Giá trị của kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện.
c) Nêu một số trường hợp cụ thể có thể ứng dụng câu tục ngữ (yêu cầu này chỉ cần thực hiện với một số câu làm mẫu).
“Một mặt người bằng mười mặt của.”
“Cái răng, cái tóc là góc con người.”
“Đói cho sạch, rách cho thơm.”
“Học ăn, học nói, học gói, học mở.”
“Lời nói gói vàng”
“Thương người như thể thương thân.”
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.”
“Một cây làm chẳng nên non"
Hãy giải thích nghĩa của câu tục ngữ: Học ăn, học nói, học gói, học mở
học ăn học nói học gói học mở là câu tục ngữ nói về những điều cơ bản trong cuộc sống mà con người ta phải học để có được cách ăn ở,giao tiếp ,cách đối nhân xử thế sao cho lịch sự ,tế nhị,văn minh.
-học ăn:học những phép lịch sự trong ăn uống.
-học nói:học nói những điều hay lẽ phải
-học gói học cách tiết kiệm,giữ gìn ,không lãng phí
-học mở:học tính rộng lượng bao dung,sẵn sàng giúp đỡ người khác
-học gói , học mở:cũng có ý nghĩa là học để biết cách làm cái gì trước , cái gì sau,chỉ chung sự khéo léo trong công việc,cách đối nhân xử thế trong cuộc sống hàng ngày
Gỉai thích: Câu tục ngữ nhắc nhở con người ta phải học hỏi nhiều điều trong cuộc sống, xã hội để hoàn thiện bản thân. Học ăn, học nói là cách ăn uống hợp vệ sinh, nói năng lịch sự, rõ ràng, học gói, học mở là thể hiện sự thành thạo, khéo léo.
Câu tục ngữ: “ Ăn vóc // học hay” chỉ có 4 chữ, chia thành 2 vế đối nhau; chữ “vóc” vần với chữ “học”. ‘Vóc” nghĩa là sức vóc, tầm vóc. Người cao lớn, nở nang, là người có tầm vóc. Người khỏe mạnh, cường tráng là người có sức vóc. “Hay” nghĩa là hiểu biết; biết đọc, biết viết, biết điều hay lẽ phải, có văn hóa, có kĩ thuật, biết ngoại ngữ. Câu tục ngữ thật giản dị, dễ hiểu: có ăn mới khỏe, mới lớn, mới có sức vóc mà lao động, mà làm ăn; có học mới hiểu biết, mới nên người. Không ăn, không có mà ăn thì chết đói cũng như không học thì dốt nát, ngu đần, chỉ làm đày tớ cho thiên hạ.
Chúc bạn học tốt~~~
nêu nội dung của 3 câu tục ngữ
_ một mặt người bằng mười mặt của
_học ăn học nói, học gói, học mở
_ăn quả nhớ kẻ trồng cây
giúp mình nha>_<
1) Về nghĩa đen câu tục ngữ nói một mặt người có thể bằng giá trị mười mặt của. Nhưng tục ngữ luôn hiểu theo nghĩa bóng-tức có ẩn dụ. Nghĩa bóng của câu tục ngữ cính là ý nghĩa của câu tục ngữ ấy: Vai trò của con người quan trọng hơn nhiều so với của cải vật chất
( con người bao gồm các yếu tố: sức khỏe, tình cảm ...)
2) - Học ăn: học những phép lịch sự trong ăn uống.
- Học nói: học nói những điều hay, lẽ phải.
- Học gói: học cách tiết kiệm, giữ gìn, không lãng phí.
- Học mở: học tính rộng lượng, bao dung, sẵn sàng giúp đỡ người khác.
- Học gói, học mở: cũng có ý nghĩa là học để biết cách làm cái gì trước, cái gì sau, cách sắp xếp công việc, có gói rồi mới đến mở, trong cuộc sống phải biết trước biết sau, chỉ chung sự khéo léo trong công việc, cách đối nhân xử thế cuộc sống hàng ngày.
3) - Về nghĩa đen : Khi ăn quả phải nhớ tới công lao của người trồng trọt và chăm bón cây đó cho ta quả ngọt .
- Về nghĩa bóng : Khi được hưởng một thành quả nào đó trong cuộc sống phải nhớ đến công lao của những người đã tạo ra thành quả đó , phải biết đền ơn người đó giúp đỡ mình chớ nên vong ân bội nghĩa .
-một mặt người bằng mười mặt của : đề cao giá trị của con người , con người quý trọng hơn của cải , vật chất
- học ăn , học nói , học gói , học mở : cần phải học cách ăn , nói ...cho chuẩn mực .Con người cần phải thành thạo mọi việc , khéo léo trong giao tiếp
- ăn quả nhớ kẻ trồng cây ; khi chúng ta được hưởng 1 thành quả nào đó phải bt ơn người đã tạo ra thành quả đó . Mọi thứ ta hưởng thụ đều do sức người khác làm ra . Cần trân trọng , biết ơn người đi trước, người có công lao giúp đỡ , gây dựng tạo nên thành quả , ko được phản bội quá khứ
~ học tốt `~
-
_ một mặt người bằng mười mặt của :Câu này đề cao giá trị con người. Của cải vật chất chỉ là thứ yếu. Nếu tính theo toán học thì trong câu này của cải bằng 1/10 giá trị con người. Người ta thường dùng 10, 100, 1000, 1 vạn để diễn tả ước lệ tượng trưng trong thơ văn. Ví dụ 1 nụ cười bằng 10 than thuốc bổ. Vì thế 1 và 10 trong câu tục ngữ này cũng chỉ mang ý nghĩa ước lệ. Tóm lại là đề cao giá trị con người.
_ Học ăn, học nói, học gói, học mở là câu tục ngữ nói về những điều cơ bản trong cuộc sống mà con người ta phải học để có được cách ăn ở, giao tiếp, cách đối nhân xử thế sao cho lịch sự, tế nhị, văn minh._ăn quả nhớ kẻ trồng cây
:câu này nhắc nhở ta phải biết , tôn trọng , công ơn của các đấng sinh thành , và những ai đã tạo ra cho mình có cuộc sống hôm nay , ta phải biết nâng niêu , và biết ơn , không bao giờ phụ lòng , và quay mặt làm ngơ , trước công lao và nhân đức đó !Nêu suy nghĩ của em về câu tục ngữ “ Học ăn , Học nói , Học gói , Học mở ” (không chép mạng) mình cảm ơn
nêu nghĩa đen nghĩa bóng cửa từng câu tục ngữ sau đây:
một mặt người bằng mười mặt của
đói cho sạch rách cho thơm
học ăn học nói học gói học mở
ăn quả nhớ kẻ trồng cây
mmojt cây chẳng làm nên non ba cây chụm thành hòn núi cao
Viết đoạn văn giải thích câu tục ngữ "Học ăn , học nói , học gói học mở (viết 8 câu )
!!!Chú ý văn giải thích
Tham khảo nhé :3
Học ăn, học nói, học gói, học mở là câu tục ngữ nói về những điều cơ bản trong cuộc sống mà con người ta phải học để có được cách ăn ở, giao tiếp, cách đối nhân xử thế sao cho lịch sự, tế nhị, văn minh.
- Học ăn: học những phép lịch sự trong ăn uống.
- Học nói: học nói những điều hay, lẽ phải.
- Học gói: học cách tiết kiệm, giữ gìn, không lãng phí.
- Học mở: học tính rộng lượng, bao dung, sẵn sàng giúp đỡ người khác.
- Học gói, học mở: cũng có ý nghĩa là học để biết cách làm cái gì trước, cái gì sau, cách sắp xếp công việc, có gói rồi mới đến mở, trong cuộc sống phải biết trước biết sau, chỉ chung sự khéo léo trong công việc, cách đối nhân xử thế cuộc sống hàng ngày.
(Từ cái này thì triển khai ra thành đoạn văn là OK)
Văn giải thích là thể loại văn j nghe lạ vậy bn? Mk lần đầu nghe tới đấy.
tìm nghĩa và các bài học được rút ra từ các câu tục ngữ sau ăn trong nồi ngồi trông hướng Học ăn học nói học gói học mở lá lành đùm lá rách chớ thấy sóng mà ngã tay chèo
" Ăn trông nồi ngồi trông hướng":
ý nghĩa: Có ý khuyên nhủ chúng ta nên biết điều , biết trước biết sau , làm việc gì cũng nghĩ đến người khác như thế nào.
bài học : từ những chuyện nhỏ nhất như ngồi ăn cơm cùng gia đình, cùng tập thể mình phải biết nhìn mọi người xem thử tất cả đều ăn có đủ chưa, có như mình không.
những tục ngữ sau e tự làm.
Em hãy giải thích câu tục ngữ của nhân dân ta: Học ăn, học nói, học gói, học mở.
Câu tục ngữ tuy ngắn gọn, giản dị nhưng ẩn chứa bài học về cách ứng xử sao cho chuẩn mực của con người trong cuộc sống. Chữ “học” được lặp lại bốn lần, điều đó nhấn mạnh, chúng ta cần luôn học hỏi mọi điều trong cuộc sống, dù là những điều nhỏ nhất. Thứ nhất là học cách ăn uống, cần biết các phép tắc ăn uống lịch sự, tế nhị. Văn hóa Việt Nam coi trọng cách ăn tập thể, đông người, tính cách con người được thể hiện qua văn hóa ăn uống và ứng xử bên mâm cơm. Thứ hai là học cách nói năng, lễ độ với người lớn tuổi và hòa đồng với bạn bè cùng trang lứa. Lời nói cần nhẹ nhàng, nói những điều hay lẽ phải bởi “lời nói chẳng mất tiền mua”. Tuy nhiên cần tránh những lời giả dối, xu nịnh hay nói xấu, nói sai cho người khác. Học hỏi từ cuộc sống, chúng ta cần cả “học gói, học mở”, biết làm theo thứ tự trước – sau cho đúng, biết sắp xếp công việc cho hợp lí. Theo cách hiểu khác, học gói còn học cách tiết kiệm chi tiêu, không lãng phí tiền bạc còn học mở là học cách mở lòng để bao dung và giúp đỡ người khác. Như vậy, chỉ với câu tục ngữ ngắn gọn nhưng đã truyền tải bao bài học ứng xử sâu sắc, là lời nhắc nhở với mỗi chúng ta cần luôn cố gắng học hỏi từ cuộc sống để hoàn thiện bản thân mình hơn.
Hai câu tục ngữ ăn học ăn học nói học gói học mở và lá lành đùm lá rách thuộc thể loại văn nào nào