Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Mai Anh
Xem chi tiết
i
Xem chi tiết
GV Ngữ Văn
3 tháng 1 2019 lúc 9:13

Thơ Bác đầy trăng. Trăng vừa là người đồng hành, vừa là người bạn tâm giao, vừa nói lên nỗi lòng yêu nước, tình yêu thiên nhiên của Bác....

- Người bạn đồng hành:

       Trăng vào cửa sổ đòi thơ

Việc quân đang bận xin chờ hôm sau

      Chuông lầu chợt tỉnh giấc thu

  Ấy tin thắng trận liên khu báo về

=> Trăng như là người bạn đồng hành, trăng chờ người chiến sĩ luận bàn việc công xong để được tâm tình, tâm giao với người chiến sĩ cách mạng. Trăng trong tình huống ấy đã trở thành người bạn đồng hành, theo sát người chiến sĩ trên mỗi chặng đường.

- Thể hiện tình yêu thiên nhiên:

      Rằm xuân lồng lộng trăng soi

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân

     Giữa dòng bàn bạc việc quân

   Ấy tin thắng trận liên khu báo về

=> Người chiến sĩ trong những giờ phút luận bàn việc chiến đấu, căng thẳng là thế nhưng vẫn mở rộng tâm hồn mình để giao hòa với thiên nhiên. Trăng khi này không chỉ là người bạn đồng hành mà còn thể hiện tình yêu thiên nhiên, chất lãng mạn trong một tâm hồn thép của người chiến sĩ.

- Thể hiện tình yêu nước

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

=> Ánh trăng chiến khu soi sáng cả rừng cây, đồng thời cũng soi tỏ nỗi lòng của người chiến sĩ cách mạng không ngủ được. Bác không ngủ được vì còn lo cho chiến dịch, cho cuộc kháng chiến của ta làm sao để tới được ngày toàn thắng.

Hoặc

Ngục trung vô tửu diệc vô hoa

Đối thử lương tiêu nại nhược hà

Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt

Nguyệt tòng song khích khán thi gia

=> Tình yêu nước của người chiến sĩ cách mạng thể hiện qua tinh thần lạc quan, chất thép. Người chiến sĩ trong hoàn cảnh tù ngục, thú vui ngắm hoa, thưởng nguyệt, uống rượu vẫn được Bác tận hưởng một cách đặc biệt nhất. Không rượu, không hoa, ánh trăng thì bị song sắt nhà tù chia cắt, nhưng trăng vẫn hướng tới người chiến sĩ cách mạng qua song sắt, như nguồn động viên an ủi, khích lệ. Trong hoàn cảnh tù đày là vậy mà Bác vẫn cảm nhận ánh trăng, tận hưởng và tâm tình với ánh trăng => Tâm hồn yêu thiên nhiên, chất thép trong người chiến sĩ cách mạng, tình yêu nước.

♕Van Khanh Nguyen༂
5 tháng 1 2019 lúc 18:15

Ngoài tập “Nhật kí trong tù”, Hồ Chí Minh còn để lại nhiều bài thơ chữ Hán và thơ tiếng Việt. Thơ của Bác phong phú đẹp đẽ chứa chan tình yêu nước thương dân.

Bác cũng có viết một số bài thơ cảm hứng trữ tình nói về tình yêu thiên nhiên. Những vần thơ trăng của Bác đẹp lắm. Nhà văn Hoài Thanh nhận xét.
 
“Thơ Bác đầy trăng”
 
“Thơ Bác đầy trăng”- “thơ trong tù”, thơ chiến khu... có nhiều bài, nhiều bài thơ nói về trăng xinh đẹp và trữ tình.
 
Trước hết nói về thơ trăng trong “ Nhật kí trong tù”, “Ngắm trăng” là bài thơ tuyệt tác. Trong ngục tối, nhà thơ không có rượu, có hoa để thưởng trăng. Trăng là một người bạn thân từ phương Trời xa, vượt qua song sắt nhà tù đến thăm Bác. Trăng được nhân hóa tuyệt đẹp: có ánh mắt và tâm hồn. Vượt lên mọi cơ cực cảnh tù đày,
 
Bác say sưa ngắm vầng trăng. Trăng với Bác lặng lẽ nhìn nhau, cảm động. Bài thơ lại một tư thế ngắm trăng hiếm thấy: một tâm hồn tha thiết yêu thiên nhiên, tạo  một phong thái ung dung tự tại của nhà thơ - chiến sĩ. Trăng hữu tình nên thơ. Trăng với người tù cảm thông chan hòa trong mối tình tri kỉ:
 
“Người ngắm trăng soi  ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”
 
“Ngắm trăng” đã phản ánh tinh thần lạc quan và khát vọng sống hướng về , trong sáng, tự do của Bác trong cảnh tù đày.
 
Tiếp theo, ta nói đến thơ trăng chiến khu của Bác. Có gì đẹp hơn gió núi, trăng ngàn?. “Rằm tháng giêng” là một bài thơ trăng kì diệu. Hai câu đầu là cảnh trăng
xuân sông nước... Một màu xanh bao la bát ngát: Sông xuân, nước xuân, Trời xuân lung linh dưới vầng trăng đêm nguyên tiêu. Ba chữ trong nguyên tác là một gam màu nhẹ, sáng và tươi mát:
 
“Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sóng xuân nước lẫn màu Trời thêm xuân”
 
Hai câu thơ cuối ghi lại công việc của Bác trong đêm rằm tháng giêng: giữa khói sóng của dòng sông, Bác “bàn bạc việc quân” để lãnh đạo cuộc kháng chiến. Nửa đêm, con thuyền chở đầy ánh trăng vàng quay về bến:
 
“Giữa dòng bàn bạc việc quân,
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”
 
Con thuyền của lãnh tụ trở thành con thuyền của thi nhân chở đầy ánh trăng vàng. Sự xuất hiện của vầng trăng cho ta thấy một hồn thơ tuyệt đẹp.
 
Trong khói lửa chiến tranh ác liệt, căng thẳng, bận rộn “ việc quân, việc nước” nhưng Bác vẫn ung dung, lạc quan yêu đời. “nguyệt mãn thuyền” (trăng đầy thuyền) là một hình tượng thơ cổ kính, mĩ lệ rất độc đáo.
 
Có vầng trăng “bơi theo “con thuyền của lãnh tụ trên dòng sông Đáy miên mang giữa núi rừng chiến khu Việt Bắc: “ Sao đưa  thuyền chạy, thuyền chờ trăng theo” (Đi thuyền trên sóng Đáy). Có vầng trăng đến “đòi thơ” như bạn tri âm, cùng Bác chia vui tin thắng trận. Trăng xuất hiện thì chuông lầu đêm thu reo lên, tin thắng trận dồn dập báo về... Cái đẹp gắn liền với niềm vui. Trong cảnh tù đày, trăng đã đến với Bác thì trong máu lửa chiến tranh, trong mềm vui thắng trận, trăng cũng không thể nào vắng bóng:
 
“Trăng vào cửa sổ đòi thơ,
Việc quân đang bận xin chờ hôm sau
 
Chuông lầu chợt tỉnh giấc thu
Ấy tin thắng trận liên khu báo về”
(tin thắng trận - 1948)
 
Có vầng trăng thu dát vàng núi rừng đêm khuya, cổ thụ, ngàn hoa hiện dưới vầng trăng làm cho cảnh khuya đẹp như vẽ. Thi nhân thao thức ngắm vầng trăng nghe tiếng suối chảy “trong như tiếng hát xa” lòng bồi hồi, xúc động:
 
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”
(Cảnh khuya -1947)

Thiếu nhi, lớp măng non của dân tộc không thể nào quên vầng trăng thu thuở Bác yêu thương các cháu cho nên khi ngắm trăng Trung thu, Bác lại nhớ các cháu gần xa. Tấm lòng của Bác như vầng trăng thu ngời sáng:
 
“Trung thu trăng sáng như gương,
Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng”.
 
Có vầng trăng ước hẹn một ngày mai chiến thắng. Nước nhà độc lập, thanh bình , Bác thanh thản trở về cuộc sống bình dị, chan hòa với thiên nhiên:
 
“Kháng chiến thành công ta trở lại
Trăng xưa, hạc cũ với xuân này”
(Cảnh rừng Việt Bắc)
 
Kể sao hết vầng trăng trong thơ Bác Hồ, bời lẽ “thơ Bác đầy trăng”, thơ Bác đầy trăng, trăng tròn, trăng sáng, trăng trên mọi nẻo đường Bác đã đi. Có vầng trăng trong cảnh tù đày. Có vầng trăng kháng chiến. Có vầng trăng thanh . Bác nói nhiều về trăng thu. Bác yêu thiên nhiên, sống lạc quan yêu đời cho nên hồn Bác lúc nào cũng hướng về ánh sáng, về cái đẹp. Trăng là biểu tượng cho vẻ vĩnh hằng, là bạn tri âm của tao nhân mặc khách. Bác là một nhà thơ yêu trăng.
 
Ca dao, dân ca, thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến... có nhiều bài thơ tuyệt tác nói về trăng. Thơ Đường, nổi bật nhất là thơ Lí Bạch dào dạt ánh trăng.
 
Bác Hồ đã kế thừa tinh hoa thơ ca cổ để viết nên những bài thơ trăng kiệt tác.
 
Trăng là biểu tượng cho vẻ đẹp của thiên nhiên, của non xanh nước biếc. Bác trăng, viết nhiều thơ về trăng vì Bác giàu lòng yêu thương con người. Trăng trong Bác chiếu sáng một tấm lòng hồn hậu đối với thiên nhiên tạo vật, đối với nhân dân và đất nước quê hương thiết tha, gắn bó.
 
Trăng đã góp phần làm cho thơ Bác thêm đặc sắc. Thơ Bác vừa thực vừa mộng, vừa mang màu sắc cổ điển vừa mới mẻ hiện đại, đậm đà thi vị. Trăng đã tạo nên  gương mặt, bản sắc và tính thẩm mĩ trong thơ Bác.
 
Cuộc đời không thể thiếu vầng trăng. Đọc thơ trăng của Bác Hồ, tâm hồn mỗi người chúng ta thêm giàu có, trong sáng, biết hướng tới ngày mai, vươn tới ánh sáng mà đi tới phía trước. Chúng ta càng yêu thêm cảnh trí non sông.
 
Yêu cái đẹp trong thơ trăng của Bác, cái đẹp trong thơ trăng cổ nhân, chúng ta học tập tình yêu nước, thương dân của Bác. Ước sao đất nước tỏa sáng vầng trăng hoà bình, trăng thu tròn và đẹp cho tuổi thơ, trăng đến với mọi người, mọi nhà trong ấm no, hạnh phúc.

Trần Thị Cẩm ly
Xem chi tiết
Trần Thị Cẩm ly
15 tháng 3 2016 lúc 20:34

Giúp giùm mk chỉ cần đề 1 và đề 4 là đc mấy đề còn lại mk lm cả rùi nhưng muốn thao khảo để hk hỏi thêm. Thanks nha

Lê Nhân Định
15 tháng 3 2016 lúc 20:36

lên mạng đi

Trần Thị Cẩm ly
15 tháng 3 2016 lúc 20:38

bt thế nhưng thấy ko hay 

muốn tìm tòi hơn để trau dồi 

mk lên kiếm nhìu rùi

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
18 tháng 5 2019 lúc 13:02

Nhà phê bình văn học Hoài Thanh nhận xét: "Thơ Bác đầy trăng".

  - Những bài thơ về trăng của Người: Trung thu, Cảnh khuya, Rằm tháng giêng, Tin thắng trận, Đêm thu…

  - Trăng trong thơ của Bác có nhiều sắc vẻ, trạng thái khác nhau.

   + Trăng được cảm nhận ở hoàn cảnh ngục tù, hay giữa trời nước bao la, lúc bận việc quân, lúc thư nhàn…

   + Trăng hiện lên như tri âm, tri kỷ với Người

   → Người luôn hướng tới ánh sáng, sự tự do để đạt tới sự tự tại trong tâm hồn. Sự hòa quyện giữa Người với Trăng- tri kỷ- khiến cho thơ của Người luôn có sự hài hòa giữa chất cổ điển và hiện đại.

tran thi quynh nhu
Xem chi tiết
Phác Thái Anh
Xem chi tiết
•₤ą๓ ŦųуếϮ Ɣ[Ƥεї]
25 tháng 11 2018 lúc 10:13

 Bài này mình hoàn toàn tự viết tự cảm nhận nên bạn yên tâm nhé!

Bài làm:

Đã khi nào bạn ngẩn đầu lên bầu trời xanh thời bình ngày hôm nay và tự hỏi"Ai là người làm cho đất nước Việt Nam hòa bình như ngày hôm nay?". Và hôm nay, tôi lấy cảm xúc từ đoạn thơ Hải Như đã viết trong bài "Chúng con canh giấc ngủ Bác, Bác Hồ ơi". "Chúng ta hãy bước nhẹ chân nhẹ nữa/Trăng ơi trăng hãy lặng yên cúi đầu", chính câu thơ mở đầu đó đã cho tôi và các bạn một sự nghiêm trang trong phút giây kính viếng Bác Hồ kính yêu. Là một trong những học sinh thế hệ trẻ, hãy biết ơn Người-Người chính là ánh Mặt Trời soi sáng đất nước, dẹp bóng quân thù. "Trăng"- một sự vật được tác giả sử dụng trong đoạn thơ. Đó là một sự vật gần gũi, thân thuộc, gắn liền không chỉ người chiến sĩ mà trong những năm chiến đấu chống thực dân Pháp trong Việt Bắc, trăng như người bạn hiền thắp ấm lên sự heo quạnh tối tăm trong màn đêm giá lạnh. Và khi Bác ra đi, "trăng" cũng mất đi vị Cha già kính yêu của dân tộc. Bên cạnh đó, sang câu thứ 3, câu thơ làm tôi nghẹn ngào xúc động, nói khác đi mắt tôi đã rơi lệ:"Suốt cuộc đời Bác có ngủ yên đâu". Bạn ơi! Hãy tưởng tượng xem nếu một vài ngày chúng ta mất đi giấc ngủ, không là gì đâu vì hãy nghĩ đến Bác, Bác suốt cuộc đời không hề chợp mắt nghỉ ngơi, chỉ nghĩ về dân, về nước. Ngày tháng trăm năm Bác chiến đấu vì quê hương, làm bạn với núi rừng, làm bạn với suối trăng mà chính khi đó, chúng ta vẫn còn ngủ ngon trong chiếc nôi xinh cùng lời ru ngọt ngào, dịu hiền của mẹ. Chính vì súng đạn, vì hy sinh to lớn mà cả đời người không ai dám dũng cảm chiến đấu như Bác. Trải qua những năm tháng đó, đến một ngày nhân dân đột ngột nghe tin Bác qua đời, và đó chính là khi đất nước dẹp sạch bóng quân thù, để lại một bầu trời xanh hòa bình, không bom súng. "Nay Bác ngủ chúng ta canh giấc ngủ", vậy là Bác đã "ngủ" rồi Bác ơi, để cho chúng con trong niềm hạnh phúc bao la, vô tận mà chúng con hằng mong ước. Nay khi lớn lên, tôi đã được nghe những câu chuyện của bà, của mẹ kể về Bác- Người cha anh hùng của cả non sông Việt Nam. Ngủ ngon Bac ơi! Chúng cháu sẽ cố gắng học tập thật tốt, thật giỏi, chăm ngoan nghe lời bố mẹ để rồi đưa đất nước chúng ta đi lên một tầm cao mới. Và kết lời tôi xin trích một đoạn thơ của Minh Huệ để bày tỏ lòng mình trước công ơn của Bác: "Đêm nay Bác ngồi đó/Đêm nay Bác không ngủ/Vì một lẽ thường tình/Bác là Hồ Chí Minh."

Rokusuke
25 tháng 11 2018 lúc 10:14

- Câu thơ thứ nhất: sử dụng điệp ngữ “ nhẹ”: Nhấn mạnh , thể hiện sự xúc động, tình cảm tha thiết của nhà thơ và dòng người vào lăng viếng Bác.
- Câu thơ thứ 2: Sử dụng nghệ thuật nhân hoá: trăng được gọi như người ( trăng ơi trăng); điệp ngữ trăng được nhắc lại 2 lần như muốn nhấn mạnh lời nhắn nhủ :, hãy yên lặng cúi đầu để bày tỏ lòng thành kính, lòng biết ơn vô hạn đối với Bác - Trăng là người bạn thuỷ chung suốt chặng đường dài bất tử của Người.
-Câu thơ thứ 3: nghệ thuật ẩn dụ “ngủ” ( có ngủ yên đâu) ca ngợi sự hi sinh quên mình của Bác, suốt cuộc đời Người chỉ lo cho dân tộc cho vận mệnh của dân tộc,của đất nước.
- Câu thơ thứ 4: Nghệ thuật nói giảm, nói tránh “ngủ” ( nay Bác ngủ) làm giảm đi sự đau thương khi nói về việc Bác mất. Trong lòng mỗi người dân Việt Nam Bác còn sống mãi.
=> Ngôn ngữ thơ giản dị, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc đã diễn tả tình cảm, tấm lòng của nhà thơ và của nhân dân đối với Bác

Đã khi nào bạn ngẩn đầu lên bầu trời xanh thời bình ngày hôm nay và tự hỏi"Ai là người làm cho đất nước Việt Nam hòa bình như ngày hôm nay?". Và hôm nay, tôi lấy cảm xúc từ đoạn thơ Hải Như đã viết trong bài "Chúng con canh giấc ngủ Bác, Bác Hồ ơi". "Chúng ta hãy bước nhẹ chân nhẹ nữa/Trăng ơi trăng hãy lặng yên cúi đầu", chính câu thơ mở đầu đó đã cho tôi và các bạn một sự nghiêm trang trong phút giây kính viếng Bác Hồ kính yêu. Là một trong những học sinh thế hệ trẻ, hãy biết ơn Người-Người chính là ánh Mặt Trời soi sáng đất nước, dẹp bóng quân thù. "Trăng"- một sự vật được tác giả sử dụng trong đoạn thơ. Đó là một sự vật gần gũi, thân thuộc, gắn liền không chỉ người chiến sĩ mà trong những năm chiến đấu chống thực dân Pháp trong Việt Bắc, trăng như người bạn hiền thắp ấm lên sự heo quạnh tối tăm trong màn đêm giá lạnh. Và khi Bác ra đi, "trăng" cũng mất đi vị Cha già kính yêu của dân tộc. Bên cạnh đó, sang câu thứ 3, câu thơ làm tôi nghẹn ngào xúc động, nói khác đi mắt tôi đã rơi lệ:"Suốt cuộc đời Bác có ngủ yên đâu". Bạn ơi! Hãy tưởng tượng xem nếu một vài ngày chúng ta mất đi giấc ngủ, không là gì đâu vì hãy nghĩ đến Bác, Bác suốt cuộc đời không hề chợp mắt nghỉ ngơi, chỉ nghĩ về dân, về nước. Ngày tháng trăm năm Bác chiến đấu vì quê hương, làm bạn với núi rừng, làm bạn với suối trăng mà chính khi đó, chúng ta vẫn còn ngủ ngon trong chiếc nôi xinh cùng lời ru ngọt ngào, dịu hiền của mẹ. Chính vì súng đạn, vì hy sinh to lớn mà cả đời người không ai dám dũng cảm chiến đấu như Bác. Trải qua những năm tháng đó, đến một ngày nhân dân đột ngột nghe tin Bác qua đời, và đó chính là khi đất nước dẹp sạch bóng quân thù, để lại một bầu trời xanh hòa bình, không bom súng. "Nay Bác ngủ chúng ta canh giấc ngủ", vậy là Bác đã "ngủ" rồi Bác ơi, để cho chúng con trong niềm hạnh phúc bao la, vô tận mà chúng con hằng mong ước. Nay khi lớn lên, tôi đã được nghe những câu chuyện của bà, của mẹ kể về Bác- Người cha anh hùng của cả non sông Việt Nam. Ngủ ngon Bac ơi! Chúng cháu sẽ cố gắng học tập thật tốt, thật giỏi, chăm ngoan nghe lời bố mẹ để rồi đưa đất nước chúng ta đi lên một tầm cao mới. Và kết lời tôi xin trích một đoạn thơ của Minh Huệ để bày tỏ lòng mình trước công ơn của Bác: "Đêm nay Bác ngồi đó/Đêm nay Bác không ngủ/Vì một lẽ thường tình/Bác là Hồ Chí Minh."

Phác Thái Anh
Xem chi tiết
•₤ą๓ ŦųуếϮ Ɣ[Ƥεї]
25 tháng 11 2018 lúc 10:14

 Bài này mình hoàn toàn tự viết tự cảm nhận nên bạn yên tâm nhé!

Bài làm:

Đã khi nào bạn ngẩn đầu lên bầu trời xanh thời bình ngày hôm nay và tự hỏi"Ai là người làm cho đất nước Việt Nam hòa bình như ngày hôm nay?". Và hôm nay, tôi lấy cảm xúc từ đoạn thơ Hải Như đã viết trong bài "Chúng con canh giấc ngủ Bác, Bác Hồ ơi". "Chúng ta hãy bước nhẹ chân nhẹ nữa/Trăng ơi trăng hãy lặng yên cúi đầu", chính câu thơ mở đầu đó đã cho tôi và các bạn một sự nghiêm trang trong phút giây kính viếng Bác Hồ kính yêu. Là một trong những học sinh thế hệ trẻ, hãy biết ơn Người-Người chính là ánh Mặt Trời soi sáng đất nước, dẹp bóng quân thù. "Trăng"- một sự vật được tác giả sử dụng trong đoạn thơ. Đó là một sự vật gần gũi, thân thuộc, gắn liền không chỉ người chiến sĩ mà trong những năm chiến đấu chống thực dân Pháp trong Việt Bắc, trăng như người bạn hiền thắp ấm lên sự heo quạnh tối tăm trong màn đêm giá lạnh. Và khi Bác ra đi, "trăng" cũng mất đi vị Cha già kính yêu của dân tộc. Bên cạnh đó, sang câu thứ 3, câu thơ làm tôi nghẹn ngào xúc động, nói khác đi mắt tôi đã rơi lệ:"Suốt cuộc đời Bác có ngủ yên đâu". Bạn ơi! Hãy tưởng tượng xem nếu một vài ngày chúng ta mất đi giấc ngủ, không là gì đâu vì hãy nghĩ đến Bác, Bác suốt cuộc đời không hề chợp mắt nghỉ ngơi, chỉ nghĩ về dân, về nước. Ngày tháng trăm năm Bác chiến đấu vì quê hương, làm bạn với núi rừng, làm bạn với suối trăng mà chính khi đó, chúng ta vẫn còn ngủ ngon trong chiếc nôi xinh cùng lời ru ngọt ngào, dịu hiền của mẹ. Chính vì súng đạn, vì hy sinh to lớn mà cả đời người không ai dám dũng cảm chiến đấu như Bác. Trải qua những năm tháng đó, đến một ngày nhân dân đột ngột nghe tin Bác qua đời, và đó chính là khi đất nước dẹp sạch bóng quân thù, để lại một bầu trời xanh hòa bình, không bom súng. "Nay Bác ngủ chúng ta canh giấc ngủ", vậy là Bác đã "ngủ" rồi Bác ơi, để cho chúng con trong niềm hạnh phúc bao la, vô tận mà chúng con hằng mong ước. Nay khi lớn lên, tôi đã được nghe những câu chuyện của bà, của mẹ kể về Bác- Người cha anh hùng của cả non sông Việt Nam. Ngủ ngon Bac ơi! Chúng cháu sẽ cố gắng học tập thật tốt, thật giỏi, chăm ngoan nghe lời bố mẹ để rồi đưa đất nước chúng ta đi lên một tầm cao mới. Và kết lời tôi xin trích một đoạn thơ của Minh Huệ để bày tỏ lòng mình trước công ơn của Bác: "Đêm nay Bác ngồi đó/Đêm nay Bác không ngủ/Vì một lẽ thường tình/Bác là Hồ Chí Minh."

Rokusuke
25 tháng 11 2018 lúc 10:17

- Câu thơ thứ nhất: sử dụng điệp ngữ “ nhẹ”: Nhấn mạnh , thể hiện sự xúc động, tình cảm tha thiết của nhà thơ và dòng người vào lăng viếng Bác.
- Câu thơ thứ 2: Sử dụng nghệ thuật nhân hoá: trăng được gọi như người ( trăng ơi trăng); điệp ngữ trăng được nhắc lại 2 lần như muốn nhấn mạnh lời nhắn nhủ :, hãy yên lặng cúi đầu để bày tỏ lòng thành kính, lòng biết ơn vô hạn đối với Bác - Trăng là người bạn thuỷ chung suốt chặng đường dài bất tử của Người.
-Câu thơ thứ 3: nghệ thuật ẩn dụ “ngủ” ( có ngủ yên đâu) ca ngợi sự hi sinh quên mình của Bác, suốt cuộc đời Người chỉ lo cho dân tộc cho vận mệnh của dân tộc,của đất nước.
- Câu thơ thứ 4: Nghệ thuật nói giảm, nói tránh “ngủ” ( nay Bác ngủ) làm giảm đi sự đau thương khi nói về việc Bác mất. Trong lòng mỗi người dân Việt Nam Bác còn sống mãi.
=> Ngôn ngữ thơ giản dị, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc đã diễn tả tình cảm, tấm lòng của nhà thơ và của nhân dân đối với Bác

Hà Vy
Xem chi tiết
Thu Thủy
7 tháng 3 2017 lúc 16:26

Hà Vy

Mình đã làm khá nhiều bài này và cũng rất mhirruf trên HOC24 này đã đăng rồi .

Bài này bạn tham khảo nhé :

Dàn ý:
I- MỞ BÀI

Thiên nhiên ưu đãi cho nước ta không chỉ biển bạc mà còn cả rừng vàng. Rừng mang lại cho con người chúng ta những nguồn lợi vô cùng to lớn về vật chất. Và hơn thế nữa, thực tế cho thấy rằng, cao hơn cả giá trị vật chất, rừng còn là chính cuộc sống của chúng ta.

II- THÂN BÀI

– Chứng minh bảo vệ rừng là bảo vệ những nguồn lợi kinh tế to lớn mà rừng đem lại cho con người

+ Rừng cho gỗ quý, dược liệu, thú, khoáng sản,…

+ Rừng thu hút khách du lịch sinh thái.

– Chứng minh rừng đã góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng.

+ Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù

+ Rừng đã cùng con người đánh giặc

+ Rừng là ngôi nhà chung của muôn loài thực vật, trong đó có những loài vô cùng quý hiếm. Ngôi nhà ấy không được bảo vệ, sẽ dẫn đến những hậu quả không nhỏ về mặt sinh thái. Sự phá phách của voi dữ Tánh Linh là một ví dụ.

+ Rừng là lá phổi xanh. Chỉ riêng hình ảnh lá phổi cũng đã nói lên sự quan trọng vô cùng của rừng với cuộc sống con người.

+ Rừng ngán nước lũ, chống xói mòn, điều hòa khí hậu. Hầu như mọi hiện tượng bất thường của khí hậu đều có nguồn gốc từ việc con người không bảo vệ rừng. Ở Việt Nam chúng ta, suốt từ Bắc chí Nam, lũ lụt, hạn hán xảy ra liên miên trong nhiều năm qua là bởi rừng đã bị con người khai thác, chặt phá không thương tiếc.

III- KỂT BÀI

– Khẳng định lại vai trò to lớn của rừng

– Khẳng định ý nghĩa của việc bảo vệ rừng

– Nêu trách nhiệm cụ thể: bảo vệ rừng tức là khai thác có kế hoạch; không chặt phá, đốt rừng bừa bãi; trồng rừng, khôi phục những khu rừng bị tàn phá.

Bài làm

Rừng được ví như lá phổi xanh của con người. Chính vì vậy, bảo vệ rừng chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
Rừng là nơi cây xanh phát triển. Như ta đã biết, cây xanh khi quang hợp sẽ tiếp nhận khí các-bo-níc và thải ra khí ô-xi – rất cần thiết cho quá trình hô hấp của con người nói riêng và nhiều loài động vật trên thế giới nói chung.

Nhờ cây xanh mà bầu không khí trở nên trong lành, giảm thiểu những tác nhân gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn, … góp phần phòng chống thiên tai, bão lũ vốn gây ra nhiều thiệt hại về người và của. Không những thế, rừng còn được trồng vì mục đích phát triển kinh tế. Rừng là nguồn cung cấp gỗ cho các nhà máy sản xuất đồ nội thất, làm giấy,… Rừng cũng là nơi cư trú của nhiều loại động vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng: hổ, khỉ, hươu, … Nhờ có rừng, hệ sinh thái được cân bằng.

Chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta

Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống

Tuy nhiên, dù vai trò quan trọng của rừng nhưng nạn khai thác rừng vẫn diễn ra từng ngày. Chỉ vì cái lợi trước mắt, họ bỏ qua những lợi ích lâu dài mà rừng đem lại. Rừng đầu nguồn bị chặt phá làm cho lũ lụt xảy ra triền miên, làm xói mòn đất đai, nhiều người mất của cải và thậm chí là thiệt mạng. Nhiều cây quý hiếm trong rừng bị chặt phá khiến cho nhiều loài động vật bị mất đi nơi trú ngụ của mình. Nạn đốt rừng làm nương rẫy cũng làm cho diện tích rừng suy giảm nghiêm trọng.

Để bảo vệ rừng, chúng ta cần có những hành động thiết thực ngay từ bây giờ. Cần tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ rừng. Những vùng thường hay xảy ra thiên tai, bão lũ cần trồng rừng đầu nguồn. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần tích cực trồng cây phủ xanh đồi trọc. Đối với nạn phá rừng, Nhà nước cần có những chính sách chặt chẽ cũng như biện pháp xử lí nghiêm minh nhằm răn đe mọi người.
Bảo vệ rừng không phải là vấn đề của riêng ai. Vì sức khỏe của bản thân, gia đình và xã hội, chúng ta hãy cùng chung tay góp sức bảo vệ rừng!

Amanda Elizabeth
Xem chi tiết
Nguyễn Trang Thanh Trúc
11 tháng 12 2016 lúc 9:46

Bài này giải được 1 tháng VIP đấy, vì đây là câu hỏi của Toán vui hằng tuần