Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Hồng Ánh
Xem chi tiết
Trịnh Long
26 tháng 1 2021 lúc 21:46

Trong văn bản "Sông nước Cà Mau", dưới ngòi bút tài tình của Đoàn Giỏi, cả vùng sông nước Cà Mau hiện lên thật sinh động. Cảnh vật biến hóa, màu sắc biến hóa: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ...Những dòng sông, kênh rạch, rừng đước và cả khu chợ Năm Căn hiện lên vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa dạt dào sức sống, cảnh xa lạ mà vẫn hiện lên biết bao yêu mến, nhớ thương. Thiên nhiên Cà Mau bao la, hào phóng; con người Cà Mau mộc mạc, hiền hậu, dễ thương. Đọc những trang văn của Đoàn Giỏi, ta có cảm giác như đang đi giữa sông Cà Mau, tận hưởng hương rừng Cà Mau, đến chơi chợ Năm Căn, dừng lại, bước lên những ngôi nhà bè xem và mua một vài món quà lưu niệm, Cảm giác được chu du giữa một vùng sông nước như thế mới thú vị làm sao.

Conan and Kudo Shinichi
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thu Trang
3 tháng 4 2016 lúc 22:45

Tờ mờ sáng,vài ánh dương hồng le lói đang cố giương mình len sâu vào lớp sương đêm dày đặc,vài bước chân người đi trên con đường đất làm phá tan bầu không khí tĩnh mịch bí ẩn của buổi đêm.Xa xa,lục tục vài bà hàng nước ngồi đun cái bếp lửa than để kịp nấu nước chè sớm.Mấy bà hàng cá đã ra ngồi bến từ nửa đêm để chờ mẻ cá mới cho được giá,trên phía mép đường đan,những hàng thịt với ê hề nào thịt heo,thịt bò,thịt gà,…đã được dọn từ rất sớm cho kịp tay mấy bà đi chợ sớm về kịp bữa cơm sáng…

Trời sáng dần,hương nếp từ chõ đồ sôi bay thoang thoảng từ đầu ngỏ chợ,như lôi kéo mấy bà buôn hàng cá,hàng thịt ra từ buổi sớm chưa có gì lót dạ.Chợ bắt đầu đông và náo nhiệt,từ các xóm dưới nào rau,nào củ,nào quả… các thứ hàng lagim nằm trong mẹt,thúng các bà buôn chuyến đi vào chợ.Cả khu chợ rộn lên,bắt đầu cuộc đầu tranh khẩu khí quyết liệt của người mua lẫn kẻ bán,có khi bớt 1 thêm 2 đồng bạc,cũng có mấy bà rộng tay vừa giá là lấy ngay không phải kì kèo,cũng có những người xem hàng chậc lưỡi rồi bỏ đi,để mặc sau lưng lời xầm xì chẳng rõ là mắng thầm hay nói nhãm của mấy bà buôn.Lũ trẻ nhỏ đi học sớm,được vài đồng bạc dắt nhau ùa vào chợ lựa mua các thứ quà bánh,cũng có đứa chỉ đưa mắt nhìn thèm thuồng và tán vài câu rồi bỏ đi…

Qua giữa buổi,chợ bắt đầu thong thả,người đi chợ sớm tản sang các ngã rời khỏi chợ,những hàng cá,hàng thịt,hàng rau vừa sáng còn tươi rói và nhảy tanh tách trong mẹt giờ đã hết sạch nhờ những đôi tay và đôi mắt lựa chọn kĩ tính của các bà nội trợ đảm đang.Trong chợ chỉ còn vài bà hàng ế phải ngồi lại cầu trời sao cho còn mấy bà nội trợ ngủ trể mà phải chịu tay lấy mấy bó rau,con cá hàng ế cho vừa buổi chợ.Các bà hàng nước gôm mấy hòn than cháy tàn cố nhen nhúm cho được ngọn lửa nhỏ giữ cho nước âm ấm chờ các thực khách sang buổi trưa nắng ghé hàng làm ngụm nước…

Trưa,mặt trời lên qua đỉnh đầu,nắng gắt,nóng bức và mùi ôi nồng làm cả khu chợ như đắm chìm trong bầu không khí đặc quánh,hàng họ đã dẹp dần từ giữa buổi.Chợ tan

lê nguyễn phương linh
Xem chi tiết
♡♕ The Prince ♡
28 tháng 3 2019 lúc 22:13

Một vẻ đẹp nữa của Cà Mau là chợ Năm Căn. Là hình ảnh độc đáo của "xóm chợ vùng rừng cận biển" với "những túp lều lá thô sơ kiểu cổ xưa...", những ngôi nhà gạch "văn minh hai tầng", "những đống gỗ cao như núi", "những cột đáy, thuyền chài, thuyền lưới, thuyền buôn...". Tất cả tạo nên sự "ồn ào, đông vui, tấp nập".

Năm Căn là một thị trấn "anh chị rừng xanh" rất trù phú nơi vùng đất cuối cùng Tổ Quốc. Đoàn Giỏi vừa liệt kê vừa miêu tả làm nổi bật sức sống và vẻ đẹp độc đáo của Năm Căn. Đây là một câu văn sử dụng rất đắt ẩn dụ, nhân hóa thể hiện cách nghĩ, cách nói của người nông dân Nam Bộ: "Nhưng Năm Căn còn có cái bề thế của một thị trấn anh chị rừng xanh" đứng kiêu hãnh phô phang sự trù phú của nó trên một vùng đất cuối cùng của Tổ quốc. Cảnh vật và cuộc sống đa dạng, phong phú, sôi nổi. Có những hầm than gỗ đước... Có cảnh buôn bán rất độc đáo mà ở miền Bắc không có. Những ngôi nhà bè - những khu phố nổi - ban đêm đèn măng xông chiếu rực trên mặt nước. Người đi mua "có thể cập thuyền lại, bước sang...", hoặc gọi một món xào, một món nấu Trung Quốc, hoặc mua một đĩa thịt rừng nướng ướp kèm theo vài cút rượu. Cũng có thể mua cây kim cuộn chỉ, một bộ quần áo may sẵn, một món nữ trang đắt giá "mà không cần phải bước khỏi thuyền". Thật dân dã mà thuận tiện, sông nước mà văn minh. Người bán hàng, hoặc là những người con gái Hoa kiều "xởi lởi", hoặc những người Chà Châu Giang "bán vải", hoặc những bà cụ già người Miên "bán rượu". "Những khu phố nổi" với cảnh mua bán tấp nập, với đủ các giọng nói "líu lô", đủ kiểu ăn vận "sặc sỡ", đã tô điểm cho Năm Căn "một màu sắc độc đáo"... Có yêu mến Năm Căn mới viết hay và đậm đà thế!

Trang văn "Sông nước Cà Mau" cho thấy bút pháp nghệ thuật miêu tả đặc sắc của Đoàn Giỏi. Cảnh vật biến hóa, màu sắc biến hoá. Bầu trời, biển đông, dòng sông, kênh, rạch, rừng đước, chợ Năm Căn vừa hoang dã hùng vĩ, vừa dào dạt sức sống, xa lạ mà mến thương. Thiên nhiên bao la, hào phóng; con người thì mộc mạc, hồn hậu.

Trang văn của Đoàn Giỏi như đưa ta đi thăm thú sông nước Cà Mau, tận hưởng hương rừng Cà Mau, tưởng như được đến chơi chợ Năm Căn, bước lên ngôi nhà bè mua một món hàng lưu niệm...

♡♕ The Prince ♡
28 tháng 3 2019 lúc 22:14

Phiên chợ quê khác hẳn với sự ồn áo náo nhiệt của phiên chợ ở thành phố, và hôm nay tôi được về quê để được tận hưởng cái không khí thanh bình ấy. Vừa vùng ra khỏi chăn, tôi thấy mọi người trong làng đang rủ nhau đi chợ, người đi bộ, người chở hàng hóa, cảnh phiên chợ hiện lên trong mắt tôi sao mà thân thương gần gũi.

Chợ quê tôi nằm ngay đầu làng, bên cạnh dòng sông Hồng với những dòng nước trong xanh. Ngày nào chợ cũng họp từ sớm tinh mơ khi gà chưa gáy đến khi bóng mặt trời đã xế tà, nhưng phiên chợ chính thì chỉ có vào những ngày mồng 6, 10, 16, 20, 26, 30 hàng tháng. Vào phiên chợ chính, hàng hóa được bày bán ở đây rất đa dạng và phong phú.

Từ tinh mơ, những người bán hàng đã mang hàng ra chợ bày biện hàng hóa, ai cũng mong tìm được chỗ ngồi tốt và bán được nhiều hàng. Trời sáng rõ hơn, những người đến mua đã bắt đầu đến chợ, khoảng 6h sáng chợ đã đông vui tấp nập. Từ xa nhìn lại, chúng ta đã cảm nhận được sự vui tươi đang diễn ra ở bên trong.

Ngoài hàng hóa ra, trong chợ còn có những quán bún phở, mùi vị phở thơm phức, bốc khói nghi ngút, mời gọi thực khách rẽ vào quán ăn. Phở quê tôi vừa rẻ vừa ngon khiến ai cũng muốn dừng chân để vào quán thưởng thức món ăn của quê hương. Phiên chợ quê không chỉ xuất hiện những người bán và người mua mà còn xuất hiện những em bé với những bộ quần áo xanh đỏ theo cha mẹ ra chợ. Em nào cũng nở nụ cười tươi trên khuôn mặt. Thấy phiên chợ đông đúc và có nhiều đồ đẹp, các em cứ chạy lung tung, hò hét thích thú.

Các bà, các mẹ, các chị đang lựa chọn để mua những mặt hàng cần thiết cho gia đình như rổ giá, chiếu gối, đồ điện. Hàng thịt cá đông nghịt người mua, những phản thịt tươi ngon, những chậu cá với những con cá to, đang bơi lội. Dạo qua một vòng khu bán hoa quả, tôi lại muốn được ăn những quả lê quả ổi chín mọng... Tôi thấy hiện lên trong tâm trí mình hình ảnh người nông dân phải một nắng hai sương để tạo ra chúng, chúng ta phải tỏ lòng biết ơn đối với những người nông dân. Không chỉ có vậy, chợ quê tôi còn có nhiều loại bánh rất ngon, bánh chưng, bánh rán, bánh nếp,...Khi nào đi chợ tôi cũng phải thưởng thức một trong những loại bánh đó và chúng đã làm tôi nhớ mãi cái đặc trưng của phiên chợ quê tôi.

Tất cả những hàng hóa được bày bán ở đây đều mang đậm sắc hương, mùi vị của hương đồng cỏ nội được kết tinh từ hồn quê, hồn đất. Cũng có những người đi chợ không mua sắm mà họ đi ngắn, đi bình phẩm hoặc đi chơi chợ. Buổi chiều, người đến chợ thưa dần, đến cuối chiều, khi mặt trời khuất sau núi chợ mới tan.

Buổi chợ quê diễn ra thật đông vui tấp nập, nó đã cho thấy sự no ấm đủ đầy của người dân quê tôi. Tôi thấy mình thật may mắn khi được sinh ra tại vùng quê này và có cơ hội được tận hưởng cái hay cái đẹp của phiên chợ quê, tôi sẽ thường xuyên về quê hơn để được tận hưởng cảm giác này.

ßσss™|๖ۣۜHắc-chan|
28 tháng 3 2019 lúc 22:17

Một vẻ đẹp nữa của Cà Mau là chợ Năm Căn. Là hình ảnh độc đáo của "xóm chợ vùng rừng cận biển" với "những túp lều lá thô sơ kiểu cổ xưa...", những ngôi nhà gạch "văn minh hai tầng", "những đống gỗ cao như núi", "những cột đáy, thuyền chài, thuyền lưới, thuyền buôn...". Tất cả tạo nên sự "ồn ào, đông vui, tấp nập".

Năm Căn là một thị trấn "anh chị rừng xanh" rất trù phú nơi vùng đất cuối cùng Tổ Quốc. Đoàn Giỏi vừa liệt kê vừa miêu tả làm nổi bật sức sống và vẻ đẹp độc đáo của Năm Căn. Đây là một câu văn sử dụng rất đắt ẩn dụ, nhân hóa thể hiện cách nghĩ, cách nói của người nông dân Nam Bộ: "Nhưng Năm Căn còn có cái bề thế của một thị trấn anh chị rừng xanh" đứng kiêu hãnh phô phang sự trù phú của nó trên một vùng đất cuối cùng của Tổ quốc. Cảnh vật và cuộc sống đa dạng, phong phú, sôi nổi. Có những hầm than gỗ đước... Có cảnh buôn bán rất độc đáo mà ở miền Bắc không có. Những ngôi nhà bè - những khu phố nổi - ban đêm đèn măng xông chiếu rực trên mặt nước. Người đi mua "có thể cập thuyền lại, bước sang...", hoặc gọi một món xào, một món nấu Trung Quốc, hoặc mua một đĩa thịt rừng nướng ướp kèm theo vài cút rượu. Cũng có thể mua cây kim cuộn chỉ, một bộ quần áo may sẵn, một món nữ trang đắt giá "mà không cần phải bước khỏi thuyền". Thật dân dã mà thuận tiện, sông nước mà văn minh. Người bán hàng, hoặc là những người con gái Hoa kiều "xởi lởi", hoặc những người Chà Châu Giang "bán vải", hoặc những bà cụ già người Miên "bán rượu". "Những khu phố nổi" với cảnh mua bán tấp nập, với đủ các giọng nói "líu lô", đủ kiểu ăn vận "sặc sỡ", đã tô điểm cho Năm Căn "một màu sắc độc đáo"... Có yêu mến Năm Căn mới viết hay và đậm đà thế!

Trang văn "Sông nước Cà Mau" cho thấy bút pháp nghệ thuật miêu tả đặc sắc của Đoàn Giỏi. Cảnh vật biến hóa, màu sắc biến hoá. Bầu trời, biển đông, dòng sông, kênh, rạch, rừng đước, chợ Năm Căn vừa hoang dã hùng vĩ, vừa dào dạt sức sống, xa lạ mà mến thương. Thiên nhiên bao la, hào phóng; con người thì mộc mạc, hồn hậu.

Trang văn của Đoàn Giỏi như đưa ta đi thăm thú sông nước Cà Mau, tận hưởng hương rừng Cà Mau, tưởng như được đến chơi chợ Năm Căn, bước lên ngôi nhà bè mua một món hàng lưu niệm..

vodat
Xem chi tiết
lê trọng đại(Hội Con 🐄)...
17 tháng 3 2020 lúc 15:28

    Vui nhất là những hôm có chợ phiên ở quê em. Từ sáng sớm, người từ các xóm, thôn đã nối đuôi nhau đổ về chợ. Trên các con đường lát bê tông hoặc rải nhựa, người già và trẻ em, đàn bà và thanh nữ, xe đạp, xe máy, gồng gánh... ùn ùn kéo đi. Khu chợ bày hàng nông sản thật ồn ào: tiếng mua bán, nói cười, tiếng gà vịt kêu, tiếng lợn éc... Gạo thóc, hoa trái và nhiều thứ nông sản khác bày bán la liệt. Bốn dãy nhà lợp tôn kẽm màu đỏ au đã thay thế cho những lều chợ xiêu vẹo, lụp xụp ngày xưa. Gian nào cũng đầy ắp hàng hóa công nghệ phẩm, người ra vào mua bán tấp nập từ sáng sớm đến xế chiều. Cảnh no ấm thịnh vượng, sự yên vui thanh bình hiện rõ trên từng khuôn mặt rạng rỡ.

ok nha bạn

chúc bạn học tốt

Khách vãng lai đã xóa
✎✰ ๖ۣۜLαɗσηηα ༣✰✍
17 tháng 3 2020 lúc 15:28

 Vui nhất là những hôm có chợ phiên ở quê em. Từ sáng sớm, người từ các xóm, thôn đã nối đuôi nhau đổ về chợ. Trên các con đường lát bê tông hoặc rải nhựa, người già và trẻ em, đàn bà và thanh nữ, xe đạp, xe máy, gồng gánh... ùn ùn kéo đi. Khu chợ bày hàng nông sản thật ồn ào: tiếng mua bán, nói cười, tiếng gà vịt kêu, tiếng lợn éc... Gạo thóc, hoa trái và nhiều thứ nông sản khác bày bán la liệt. Bốn dãy nhà lợp tôn kẽm màu đỏ au đã thay thế cho những lều chợ xiêu vẹo, lụp xụp ngày xưa. Gian nào cũng đầy ắp hàng hóa công nghệ phẩm, người ra vào mua bán tấp nập từ sáng sớm đến xế chiều. Cảnh no ấm thịnh vượng, sự yên vui thanh bình hiện rõ trên từng khuôn mặt rạng rỡ.
hok tốt!!

Khách vãng lai đã xóa
SUNNY PR
17 tháng 3 2020 lúc 15:32

Tuổi thơ của em được gắn liền với dòng sông quê hương. Dòng sông quê hương em bốn mùa đỏ nặng phù sa nên có tên là sông Hồng.

Lòng sông rộng mênh mông, nước sông trong vắt. Nhìn từ xa dòng sông như một dải lụa mềm vắt ngang qua đồng ruộng quê em.  Chiều tà ông mặt trời sáng rực lên như chào tạm biệt. Ánh nắng tinh nghịch nhảy nhót trên mặt nước. Dòng sông quê hương em đẹp như thế đó. Dòng sông đã đi sâu vào kí ức của em. Em rất yêu dòng sông quê em.

CHÚC BẠN HỌC TỐT CHO MIK NHA

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Ngọc Thảo Nguyên
Xem chi tiết
Lê Thụy Linh
21 tháng 4 2020 lúc 9:34

1. Dế Mèn là một chàng dế thanh niên có vẻ đẹp cường tráng khỏe mạnh, oai vệ.

2. Cảnh chợ năm căn nhộn nhịp, nhiều màu sắc, cảnh quang sôi động.

4. Anh trai kiều Phương là một người anh ghen tịn với em gái, tự ti với những gì em gái làm được, do đó mà ddooid xử không tốt với em, tuy nhiên đã biết sửa lỗi.

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Lugia
Xem chi tiết
Đạt DoPay!
Xem chi tiết
nthv_.
16 tháng 8 2021 lúc 16:52

Tham khảo:

Tờ mờ sáng, vài ánh dương hồng le lói đang cố giương mình lên sâu vào lớp sương đêm dày đặc. Vài bước chân người đi trên con đường đất làm phá tan bầu không khí tĩnh mịch bí ẩn của buổi đêm. Xa xa, vài bà hàng nước ngồi đun cái bếp lửa than để kịp nấu nước chè sớm

Mấy bà hàng cá đã ra ngồi bến từ nửa đêm để chờ mẻ cá mới cho được giá. Trên phía mép đường, những hàng thịt với bao nhiêu nào thịt heo, thịt bò, thịt gà… đã được dọn từ rất sớm để mấy bà đi chợ sớm về kịp bữa cơm sáng. Trời sáng dần, hương nếp từ chõ đồ sôi bay thoang thoảng từ đầu ngõ chợ như lôi kéo mấy bà buôn hàng cá, hàng thịt ra từ buổi sớm chưa có gì lót dạ. Chợ bắt đầu đông và náo nhiệt, từ các xóm dưới nào rau, nào củ, nào quả… các thứ hàng nằm trong mẹt, thúng được các bà buôn chuyện đi vào chợ.

Cả khu chợ rộn lên, bắt đầu cuộc đấu tranh khẩu khí quyết liệt của người mua lẫn kẻ bán, có khi bớt một thêm hai đồng bạc. Có mấy bà rộng tay vừa giá là lấy ngay không phải kì kèo, cũng có những người xem hàng chậc lưỡi rồi bỏ đi, để mặc sau lưng lời xầm xì chẳng rõ là mắng thầm hay nói nhảm của mấy bà buôn. Lũ trẻ nhỏ đi học sớm, được vài đồng bạc dắt nhau ùa vào chợ lựa mua các thứ quà bánh, cũng có đứa chỉ đưa mắt nhìn thèm thuồng và bàn tán vài câu rồi bỏ đi.

 

Qua giữa buổi, chợ bắt đầu thong thả, người đi chợ sớm tản sang các ngả rời khỏi chợ. Những hàng cá, hàng thịt, hàng rau vừa sáng còn tươi rói và nhảy tanh tách trong mẹt giờ đã hết sạch nhờ những đôi tay và đôi mắt lựa chọn kỹ tính của các bà nội trợ đảm đang. Các bà hàng nước gom mấy hòn than cháy tàn cố nhen nhúm cho được ngọn lửa nhỏ giữ cho nước âm ấm chờ các thực khách sang buổi trưa nắng ghé hàng làm ngụm nước.

Trưa, mặt trời lên qua đỉnh đầu. Mọi người bán đã dọn hàng về nhà nghỉ ngơi. Chợ đã tan từ lâu.

ZURI
16 tháng 8 2021 lúc 16:54

tham khảo :

 

Quê hương luôn là mảnh đất mang đến cho em thật nhiều điều thú vị. Một trong số ấy là phiên chợ mỗi tháng chỉ họp hai lần vào ngày mười lăm và ba mươi hàng tháng.

 

Phiên chợ bắt đầu từ lúc sáng sớm. Khi ông mặt trời còn chưa thức dậy, những tia nắng đầu tiên còn chưa chiếu xuống mặt đất. Màn đêm vẫn còn bao phủ khắp không gian và làn sương trắng mỏng như tấm màn vẫn chưa tan hết. Bầu trời vẫn còn tối đen, mọi người đã lục đục sắp xếp và đến chợ để lựa chọn cho mình những chỗ ngồi tốt. Vì đây là chợ phiên, mỗi tháng chỉ họp vài lần nên sẽ không có chỗ ngồi cố định mà ai đến trước sẽ ngồi trước.

Nói là chợ nhưng thực chất đây là một bãi đất trống, bằng phẳng và rộng rãi. Vì phiên chợ họp thường xuyên nên có những cái lán được người ta dựng lên, dù không phải tạm bợ nhưng cũng không phải là kiên cố, vững chắc. Lán được dựng bằng những thân cây lớn bằng hai bắp chân người, cao khoảng chừng hai mét, phía trên được lợp mái bằng cỏ khô, lá cọ phòng khi trời mưa, người ta còn có chỗ trú. Những chiếc lán ấy trở thành địa điểm lý tưởng cho những người bán hàng. Vì thế mà trong trí nhớ của em, mỗi lần đến phiên chợ, bà và mẹ đều phải thức dậy thật sớm để đến chợ để có thể ngồi trong những cái lán ấy. Em cũng đã có lần theo chân bà và mẹ đi phiên chợ sớm.

 

Đó là một buổi sáng đẹp trời. Vẫn như mỗi ngày phiên chợ họp, trời vẫn còn tối đen nhưng chợ đã đông người lắm rồi. Bà và mẹ đến sớm nên ngồi trong cái lán gần lối vào của chợ - một địa điểm đẹp để buôn bán. Mẹ và bà mang theo ngô, giỏ do ông và bố đan cùng với trứng và vài con gà để bán. Mẹ sắp xếp gian hàng thật gọn gàng và đẹp mắt để chờ đón những vị khách đầu tiên.

Ông mặt trời đã thức dậy, tỏa những tia nắng xuống mặt đất. Nắng lên khiến cho những làn sương mỏng tan dần, chỉ còn lai những giọt nước trong veo đọng trên cỏ, long lanh như những hạt ngọc. Giữa không gian tinh khôi của buổi sớm, em hít một hơi thật sâu để không khí trong lành lấp đầy trong phổi. Trên cành cây, chim chóc đã bắt đầu cất tiếng hót bắt đầu một ngày mới. Những chú ong bướm cũng đã rời tổ đi kiếm mật. Hoa bắt đầu hé nở, tỏa ra mùi hương thơm mát. Phía xa, từng đám mây trắng vẫn lững lờ lưng chừng núi như chẳng muốn tiếp tục cuộc hành trình của mình nữa.

 

Người đến chợ ngày càng đông. Đủ mọi mặt hàng được bày bán. Phía cuối chợ là hàng cá. Những con cá tươi ngon, vảy bạc trắng, miệng vẫn còn ngáp ngáp để thở được bày trên những cái mẹt được lót lá chuối hoặc là một tấm lưới giống như chiếu nhưng được đan dày hơn. Trước mẹt cá là những chiếc chậu nhỏ, đầy cua, ốc và cả những con trai béo mập, to tướng. Lũ trẻ con theo bà, theo mẹ đi chợ thích nhất là nhìn những con cua đen trũi với cái càng to chạy loạn trong chậu. Người bán hàng là một người phụ nữ khoảng tầm ba mươi tuổi. Nước da của cô ấy ngăm ngăm, khuôn mặt tròn tròn bầu bĩnh và miệng lúc nào cũng nở nụ cười tươi tắn dù rất nhiều khách hàng hỏi. Ngồi gần đó là cô hàng rau. Những mớ rau xanh non, mát mắt được bó thành từng bó nhỏ nhỏ xinh và được sắp xếp gọn gàng. Sạp hàng của cô nho nhỏ mà lại đầy màu sắc. Góc bàn cô bày nào rau muống, rau cải, rau ngót… chính giữa là những túi nhỏ đựng các loại rau thơm. Túi nào cũng đầy đặn, được phủ một lớp nước trên bề mặt. Gần cô hơn là những quả cà chua đỏ chót, những quả chanh xanh rì, quả ớt đỏ vàng. Chỉ là một sạp bán rau thôi mà cũng có đủ thứ màu sắc rồi. Cô bán hàng như một người nghệ sĩ, chỉ cần ai đó nói muốn mua rau gì, tay cô lại thoăn thoắt, vừa lấy rau, vừa gói lại cẩn thận, miệng thì trò chuyện, tươi cười.

 

Trong chợ cũng có những cô, những bà bán đồ ăn. Nào xôi, bánh cuốn, bánh đúc. Có cả một bác bán phở ở góc bên phải của chợ. Bác có một gánh phở, được sắp xếp rất khéo. Bà em bảo, bác là người Hà Nội lên đây nên phở bác nấu và cách trang trí cho gánh phở cũng mang phong cách nhẹ nhàng, thanh lịch của người Hà Nội. Bát phở ngày ấy cũng chẳng cầu kỳ. Bác có một chiếc đĩa to, trên đó đặt nhân của phở có thịt gà, thịt lợn, bung, mọc. Ngoài rìa của đĩa là rau thơm, hành hoa, rau mùi cắt nhỏ. Bên kia của gánh là chiếc bếp than hồng với nồi nước dùng thơm lừng nghi ngút khói. Bác không làm sẵn mà chỉ có người ăn bác mới tráng phở, bỏ nhân, rau thơm vào rồi chan nước dùng là bát phở nóng hổi đã sẵn sàng. Em vẫn còn nhớ mùi vị ngọt thanh, đủ vị của bát phở mà bà đã từng mua cho em ăn.

Chợ càng lúc càng đông người, mọi người ai cũng cười nói vui vẻ. Theo phía sau các bà các mẹ vẫn là những đứa bé mập mạp với khuôn mặt háo hức, nụ cười thường trực trên môi. Trên tay mỗi đứa cũng đang cầm đồ ăn, với vẻ hài lòng. Em ngồi trong lán quan sát mọi người mua bán, còn bà và mẹ thì mải bán hàng. Hai người chỉ dặn em không được đi xa vì có thể sẽ bị lạc. Bà và mẹ thì luôn tay. Em chỉ có thể giúp gói đồ, buộc lại đưa cho các bác đang đứng ngoài, chứ cũng không biết bán thế nào. Chợ cứ đông đúc như thế cho đến tận giữa trưa. Mặt trời lên đến đỉnh đầu nên người đến chợ cũng thưa dần, mọi người cũng chuẩn bị thu dọn đồ đạc để về nhà. Nhà ai cũng cách chợ 5 - 6 cây số nên phải về nhà sớm, trước khi mặt trời lặn. Bà và mẹ đã bán gần hết số đồ đạc hai người mang đi, chỉ còn lại một ít trứng và mấy cái giỏ. Em giúp hai người thu dọn những thứ linh tinh, quét sạch rác rưởi trong và xung quanh lán rồi theo bà và mẹ trở về nhà.

Phiên chợ đã hết nhưng ấn tượng của nó thì vẫn sẽ còn lại mãi trong tâm trí của em với sự nhộn nhịp, dân dã và bình dị ấy. Bây giờ em đã lớn, chợ phiên cũng họp thường xuyên hơn nên em cũng không còn háo hức như ngày còn bé nữa. Nhưng dù thế nào, phiên chợ ở quê em vẫn sẽ là kỉ niệm đẹp mà em mang theo trong suốt quãng đời sau này

Phong Thần
16 tháng 8 2021 lúc 17:03

Tham khảo

Phiên chợ quê khác hẳn với sự ồn ào náo nhiệt của phiên chợ ở thành phố. Chợ họp một tháng có sáu phiên. Tờ mờ sáng, chợ đã khá đông với từng tốp người quang gánh kĩu kịt. Tiếng trò chuyện râm ran cả xóm làng. Tất cả những hàng hóa được bày bán ở đây đều mang đậm sắc hương, mùi vị của hương đồng cỏ nội được kết tinh từ hồn quê, hồn đất. Cũng có những người đi chợ không mua sắm mà họ đi ngắn, đi bình phẩm hoặc đi chơi chợ. Trời cũng ngả trưa, ai nấy cũng mua cho mình một giỏ nặng những món hàng ưa thích, những mặt hàng tươi ngon, hấp dẫn. Ai ai cũng rạng rỡ, vui vẻ ra về. Khi chiều tà, người đến chợ thưa dần, đến cuối chiều, khi mặt trời khuất sau núi chợ mới tan. Buổi chợ quê diễn ra thật đông vui tấp nập.

Nhiên An
Xem chi tiết
makhanhviet
28 tháng 3 2021 lúc 20:14

dễ quá mình không làm đc

 

Nguyễn Lugia
Xem chi tiết
Thắm Võ
Xem chi tiết
Kieu Diem
19 tháng 3 2021 lúc 21:31

E thamkhao nhé!

Võ Quảng là nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. Ông đã để lại cho bạn đọc nhiều tác phẩm quý giá nhưng có lẽ ấn tượng nhất là bài "Vượt thác". Trong tác phẩm, nhà văn đã phác họa lên khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp về dòng sông Thu Bồn. Đó là một dòng sông mang vẻ đẹp độc đáo, khi dữ dội khi hiền hòa như người mẹ hiền. Hơn nữa, bức tranh này còn được miêu tả độc đáo, thay đổi qua những cách nhìn của tác giả. Khi ở trên thuyền, nhà văn đã dẫn bạn đọc đến  cảnh quan hai bên bờ cũng như dòng nước trên sông: con thuyền đi đến đâu thì cảnh hiện ra đến đấy. Tác giả đã tìm ra được những nét tiêu biểu, đặc sắc của từng vùng con thuyền đã đi qua: vùng đồng bằng êm đềm thơ mộng, trù phú bao la với những bãi dâu trải ra bạt ngàn đến tận những làng xa tít; đoạn sông có nhiều thác dữ thì từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn. Khi con thuyền vượt qua thác dữ thì nhiều lớp núi, đồng ruộng lại mở ra. Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn... Dòng sông cứ chảy quanh co dọc những núi cao sừng sững. Khi con thuyền đã qua đoạn sông êm ả, sắp đến chỗ có nhiều thác dữ thì dọc bờ sông hiện ra những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước như là cảnh báo con người. Chỉ với vài dòng ngắn ngủi mà Võ Quảng như đưa người đọc đến xem một bộ phim về vẻ đẹp thiên nhiên đất nước con người Việt Nam.

👉Vigilant Yaksha👈
19 tháng 3 2021 lúc 21:32

T​ham khảo

Võ Quảng là nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. Ông đã để lại cho bạn đọc nhiều tác phẩm quý giá nhưng có lẽ ấn tượng nhất là bài "Vượt thác". Trong tác phẩm, nhà văn đã phác họa lên khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp về dòng sông Thu Bồn. Đó là một dòng sông mang vẻ đẹp độc đáo, khi dữ dội khi hiền hòa như người mẹ hiền. Hơn nữa, bức tranh này còn được miêu tả độc đáo, thay đổi qua những cách nhìn của tác giả. Khi ở trên thuyền, nhà văn đã dẫn bạn đọc đến  cảnh quan hai bên bờ cũng như dòng nước trên sông: con thuyền đi đến đâu thì cảnh hiện ra đến đấy. Tác giả đã tìm ra được những nét tiêu biểu, đặc sắc của từng vùng con thuyền đã đi qua: vùng đồng bằng êm đềm thơ mộng, trù phú bao la với những bãi dâu trải ra bạt ngàn đến tận những làng xa tít; đoạn sông có nhiều thác dữ thì từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn. Khi con thuyền vượt qua thác dữ thì nhiều lớp núi, đồng ruộng lại mở ra. Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn... Dòng sông cứ chảy quanh co dọc những núi cao sừng sững. Khi con thuyền đã qua đoạn sông êm ả, sắp đến chỗ có nhiều thác dữ thì dọc bờ sông hiện ra những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước như là cảnh báo con người. Chỉ với vài dòng ngắn ngủi mà Võ Quảng như đưa người đọc đến xem một bộ phim về vẻ đẹp thiên nhiên đất nước con người Việt Nam