Những câu hỏi liên quan
Jee Mắm
Xem chi tiết
mikusanpai(՞•ﻌ•՞)
7 tháng 1 2021 lúc 19:47

Vì hiện tại cuộc thi viết thư upu lần thứ 50 chưa được công bố thể lệ. Nên do đó bạn có thể tham khảo lại thể lệ của cuộc thi viết thư UPU lần thứ 49 năm 2019.

Những quy định trong cách viết thư upu lần thứ 40 bao gồm:

Bài dự thi viết thư phải đúng thể thức, đúng yêu cầu. Về độ dài của bài thi viết thư quốc tế upu là không quá 800 từ.Các bức thư upu được trình bày dưới dạng văn xuôi và theo đúng thể thức của một bức thư.Thời gian, địa điểm viết thư, đối tượng gửi thư, lý do viết thư sẽ được để ngay tại phần đầu của bài dự thi.Phần nội dung thư upu sẽ chuyển tải toàn bộ chủ đề bức thư. Người dự thi không được viết tên hay địa chỉ của mình trong phần nội dung thư. Điều này để đảm bảo bức thư được giám khảo chấm công bằng trong phần chấm cuối cùng.Phần cuối thư upu sẽ là điều người viết muốn gửi gắm, lời chào tạm biệt và chữ ký của người viết.Các quy định về cách viết thư upu lần thứ 49

Các quy định về cách viết thư upu lần thứ 49

Cách viết thư upu lần thứ 50 mới nhất

Để viết thư upu thì trước khi viết thư, người viết nên tìm ra thông điệp mà mình muốn gửi gắm thông qua bức thư. Thông điệp đó có thể liên quan đến các sự kiện diễn ra ở trong nước và quốc tế. Thậm chí có thể viết về các sự kiện diễn ra trong cuộc sống hàng ngày, ngay xung quanh em như ở nhà, làng xóm, trường học.

Thông điệp của lá thư có thể về hòa bình, bảo vệ môi trường sống, lòng nhân ái, tình yêu thương… Nói chung thông điệp là cái mà người viết cho là quan trọng nhất và mong muốn gửi tới người đọc. Người viết muốn dùng thông điệp đó để thuyết phục người đọc thay đổi nhận thức và hành động theo hướng tích cực đó.

cách viết thư upu

Bài thi đạt giải của UPU lần thứ 49

cách viết thư upu

Bài thi đạt giải của UPU lần thứ 49

Do đó, ngoài cảm xúc chân thành thì bức thư cần phải có lý lẽ thuyết phục người đọc. Chủ đề của cuộc thi viết thư upu lần thứ 49 năm 2020 là viết về thông điệp về thế giới chúng ta đang sống gửi cho người lớn. Người lớn ở đây có thể là một người cụ thể hoặc chưa gặp bao giờ. Đối tượng trong cách viết thư upu rất nhiều, người nhận thư có thể là thầy cô, bố mẹ, người nổi tiếng, chính trị gia….

Cách viết thư upu lần thứ 49 năm 2020
Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Ngọc
24 tháng 1 2022 lúc 8:53

mình tìm thấy bài tham khảo này trên mạng:

undefined

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
꧁༺a̠i̠k̠a̠s̠t̠s̠u̠༻꧂
Xem chi tiết
Trương Kim Lam Ngọc
Xem chi tiết
quỳnh chi
Xem chi tiết
Trường THCS Đại Sơn
14 tháng 2 2021 lúc 19:57
đầu tiên bạn ghi họ tên ngày tháng năm sinh dân tộc địa chỉ trường lớp huyện tỉnh , sau đó bạn ghi chữ cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ bn thì do cô nhắc nhớ xuống dòng nha rồi ghi chủ đề do huyện đề ra còn viết giấy nào cũng được
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Thị Huyền
13 tháng 3 lúc 18:02

Trên giấy A4 ạ

 

 

Bình luận (0)
Nguyễn Thu Trang
Xem chi tiết
Aí Lê
10 tháng 2 2022 lúc 19:10

 mik cũng đang viết cái này á

mik nghĩ bạn nên tự suy nghĩ tại vì thể lệ là ko cho chép bài mạng mà 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Vũ Đức Kiêm
10 tháng 2 2022 lúc 19:13

cách làm là: có làm thì mới có ăn nha
bài này là thư quốc tế phải tự làm sao phải giúp.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Phạm Thanh Ngân
10 tháng 2 2022 lúc 19:19

mình làm cái này từ lâu lắm rùi trước tết cơ mà cái này bạn nên tự nghĩ vì chẳng thể nào cho bạn chép mà có cho bạn chép thì dài lắm

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Thu Trang
Xem chi tiết
Nguyễn Tùng Lâm
10 tháng 2 2022 lúc 19:41

E ơi thế này vi phạm bản quyền nhé nên a chỉ dám đưa bài tham khảo thui.

Hà Nội, ngày 20 tháng 1 năm 2022

Kính gửi bác Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính!

Cháu là Phạm Yến Phương học sinh trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội. Hôm nay cháu xin gửi tới bác bức thư này để trình bày một vấn đề đặc biệt quan trọng liên quan tới cuộc sống của tất cả chúng ta.

Thưa bác, vấn đề khủng hoảng khí hậu toàn cầu vẫn luôn là vấn đề nóng hổi và nhức nhối, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, cuộc sống của người dân. Và nó hiện đang trở nên căng thẳng hơn khi thiên tai, dịch bệnh diễn ra ngày càng nhiều và khó ứng phó hơn.

Việt Nam là một trong những quốc gia đang phát triển chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Theo kịch bản biến đổi khí hậu cho Việt Nam, lượng mưa dự báo sẽ tiếp tục tăng trên phạm vi toàn quốc. Theo kịch bản trung bình, lượng mưa trung bình/năm vào đầu thế kỷ này có xu thế tăng ở hầu hết cả nước, phổ biến từ 5% - 10%; vào giữa thế kỷ có mức tăng từ 5% - 15%; trong đó, một số tỉnh ven biển đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ có thể tăng trên 20%. Đáng chú ý là vào cuối thế kỷ, mức tăng nhiều nhất có thể lên tới trên 20% và được phân bố ở Bắc Bộ, Trung Trung Bộ, một phần Nam Bộ và Tây Nguyên.

Về mực nước biển dâng trung bình ở Việt Nam có khả năng cao hơn mức trung bình toàn cầu. Theo kịch bản trung bình, đến năm 2050 là 22cm; năm 2100 là 53cm. Theo kịch bản cao, các số liệu của các thời điểm tương ứng lần lượt là 25cm và 73cm. Dự báo, nếu mực nước biển dâng 1m và không có các giải pháp ứng phó, khoảng 16,8% diện tích đồng bằng sông Hồng, 1,5% diện tích các tỉnh ven biển miền Trung (từ Thanh Hóa đến Bình Thuận), 17,8% diện tích thành phố Hồ Chí Minh, 38,9% diện tích đồng bằng sông Cửu Long có nguy cơ ngập chìm trong nước.

Cháu biết rằng những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn coi biến đổi khí hậu là vấn đề đặc biệt quan trọng đối với quốc gia, dân tộc, từ đó tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, ngành, địa phương, lực lượng tích cực, chủ động ứng phó trên mặt trận này và đạt nhiều kết quả quan trọng.

Cháu mong rằng, thời gian tới Chính phủ Việt Nam sẽ quan tâm hơn nữa đến việc triển khai thực hiện các hoạt động thích ứng và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cũng như đẩy mạnh việc nghiên cứu, đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến một số lĩnh vực, làm cơ sở để xây dựng kế hoạch hành động ứng phó thường xuyên.

Cùng với đó là năng lực dự báo, cảnh báo, tổ chức thực hiện cùng điều kiện, phương tiện phòng, chống thiên tai ở các khu dân cư, nhất là tại các vùng có nguy cơ cao về thiên tai.

Các chương trình, dự án về tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng mới, tái tạo (năng lượng gió, mặt trời, nhiên liệu sinh học) cùng các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cần được triển khai tốt hơn nữa.

Việc thực hiện chương trình giảm mất và suy thoái rừng nhằm giữ khả năng hấp thụ khí nhà kính của hệ sinh thái rừng cũng cần được quan tâm nhiều hơn nữa.

Cuối cùng, cháu xin cảm ơn bác vì đã đọc hết bức thư này!

Công dân nhỏ của nước ta.

                                                                                    Ký tên

                                                                                 Phạm Yến Phương

 

 

 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Trương Thái Sơn
10 tháng 2 2022 lúc 20:50

thảm  khảo đi
…,ngày… tháng… năm 2022

Kính gửi bác... Tổng thư ký Liên Hợp quốc!

Cháu tên là Nguyễn Văn A...

Thưa bác, với trách nhiệm là một học sinh cũng như một công dân toàn cầu cháu luôn mong muốn góp sức nhỏ bé của mình để xây dựng đất nước phát triển cũng như giữ cho môi trường luôn xanh sạch đẹp. Tuy nhiên những năm gần đây cháu vẫn luôn theo dõi các thông tin về khí hậu và môi trường thì cháu nhận thấy rằng trái đất của chúng ta đang đứng trước những nguy hiểm khó lường trước tình trạng biến đổi khí hậu.

Đặc biệt nước Việt Nam của cháu là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến du lịch, thương mại, năng lượng… và nhiều hoạt động kinh tế trực tiếp hay gián tiếp của đất nước cũng như đời sống người dân. Trẻ em chúng cháu cũng phải tiếp xúc nhiều với ô nhiễm không khí và lũ lụt, ảnh hưởng tới sức khỏe bản thân.

Theo cháu, để làm chậm lại quá trình biến đổi khí hậu trên trái đất thì mỗi người dân hãy nâng cao ý thước trách nhiệm của mình bằng cách hạn chế sử dụng phương tiện đi lại cá nhân, hạn chế sử dụng hóa chất tổng hợp, ngưng sử dụng các loại túi ni lông trong cuộc sống sinh hoạt thường nhật, tham gia trồng cây, bảo vệ rừng...

Các cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm soát tình trạng gia tăng dân số, nạn chặt phá rừng, hạn chế sử dụng nguồn nguyên liệu hóa thạch, cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng... Như vậy từng bước chúng ta sẽ có thể chung tay đẩy lùi tình trạng biến đổi khí hậu và bảo vệ ngôi nhà xanh của chúng ta.

Thư đến đây đã dài, cháu xin được dừng bút. Cháu cảm ơn bác đã đọc thư và mong bác sẽ đón nhận những tâm tư và nguyện vọng của cháu để tới đây chúng ta sẽ có nhiều bước tiến mới trong công cuộc bảo vệ môi trường để trái đất mãi xanh tươi.

Bình luận (1)
 Khách vãng lai đã xóa
ggjyurg njjf gjj
Xem chi tiết
Nguyễn Xuân Trường
14 tháng 1 2019 lúc 21:21

1.Hút 1 điếu cần sa

2.dmdmdmdmđmdmmđmdm

Bình luận (0)

Viết bùm bà là ra đó,đéo ai chửi ai cấm đâu

Bình luận (0)
Tạ Xuân Bắc
14 tháng 1 2019 lúc 21:25

lên mag tra rồi in cho nhanh

Bình luận (0)
ngọc linh
Xem chi tiết
Kudo Shinichi
11 tháng 2 2022 lúc 21:09

Ủa nộp rồi mà

Bình luận (0)
Long Sơn
11 tháng 2 2022 lúc 21:10

Tham khảo

 

"…,ngày… tháng… năm 2022

Kính gửi bác Tổng thư ký Liên Hợp quốc!

Cháu tên là Trần A*, học sinh lớp 9 của một trường THCS ở Việt Nam

Mới đây cháu đã xem một chương trình truyền hình nói về sự ảnh hưởng khủng khiếp của biến đổi khí hậu tới toàn cầu. Những thông tin đó đã khiến cháu suy nghĩ rất nhiều và đi đến quyết định viết một lá thư gửi tới bác. 

Cháu nhận ra rằng biến đổi khí hậu là thách thức lớn nhất đối với môi trường sống hiện nay cũng như tương lai của con người. Theo giới chuyên gia, tốc độ biến đổi khí hậu đang xảy ra nhanh hơn 20 - 50 lần so với bất kỳ giai đoạn biến đổi khí hậu nào trong lịch sử Trái đất. Kể từ năm 2015, nền nhiệt Trái đất đã ấm lên trung bình 1 độ C, khiến các đợt nắng nóng gây hạn hán và chết người xuất hiện với tần suất dày đặc hơn, các cơn bão nhiệt đới cũng ngày càng trở nên tàn khốc hơn. Ngày càng có nhiều nước và vùng lãnh thổ dễ bị tổn thương hơn và khả năng vượt qua yếu hơn trước tác động của biến đổi khí hậu.

Hiện nay, khủng hoảng khí hậu cũng đang từng bước đe dọa phá vỡ hệ thống lương thực toàn cầu, làm trầm trọng thêm tình trạng mất an ninh lương thực và ảnh hưởng đến cuộc sống và sản xuất của người dân.

Đặc biệt Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến du lịch, thương mại, năng lượng… và nhiều hoạt động kinh tế khác trực tiếp hay gián tiếp của đất nước cũng như đời sống người dân.

Cháu đã phải chứng kiến người dân phải chịu cảnh lũ lụt sạt lở qua các phóng sự trên truyền hình. Hàng trăm, hàng ngàn người dân đã sống cảnh màn trời chiếu đất, không nhà cửa khi lũ về. Và cháu cũng chẳng thể quên hình ảnh những chú bộ đội cứu hộ cho nhân dân miền Trung đã hi sinh vì sạt lở.

Những cơn lũ từ trên thượng nguồn đổ xuống nhưng không hề có những cánh rừng để cản lại sức mạnh của nó. Hàng ngàn hành vi xấu của con người xảy đến nối tiếp nhau càng làm tình trạng nóng lên toàn cầu thêm trầm trọng. Nếu không sớm hành động, cả thế giới này sẽ sống ra sao?

Do đó, với bức thư này, cháu mong rằng bác sẽ nỗ lực dùng tầm ảnh hưởng của mình để đoàn kết các quốc gia, cùng nhau hành động để làm chậm lại quá trình biến đổi khí hậu trên Trái đất.

Bên cạnh đó, cần hành động khẩn trương để bảo vệ các quốc gia, cộng đồng và người dân trước những tác động tiêu cực của khủng hoảng khí hậu. Cộng đồng quốc tế cần có sự đột phá về khả năng thích ứng và phục hồi, điều đó đồng nghĩa cần nâng mức đầu tư hơn nữa vào các giải pháp cho vấn đề này.

 
  

Các quốc gia cần tăng cường các hành động bảo vệ môi trường, bao gồm: Đầu tư vào việc làm bền vững; không hỗ trợ cho các đối tượng gây ô nhiễm; chuyển từ đánh thuế thu nhập đối với người nộp thuế sang đánh thuế khí thải carbon đối với đối tượng gây ô nhiễm môi trường; chấm dứt trợ giá cho nhiên liệu hóa thạch, nhất là than đá; cân nhắc mọi nguy cơ đối với khí hậu khi ra quyết định và công bố những rủi ro tài chính liên quan tới biến đổi khí hậu....

Cháu mong tin vui từ bác,

Bình luận (0)
ĐIỀN VIÊN
11 tháng 2 2022 lúc 21:12

UPU lâu rồi mà bạn

Bình luận (2)
Trần Quỳnh Như
Xem chi tiết
™Nightmare★彡
21 tháng 1 2022 lúc 18:49

Tham khảo'

Kính gửi Tổng thống Mỹ, ngài Biden

Có thể ngài sẽ bất ngờ khi nhận được thư này từ đất nước Việt Nam xa xôi. Cháu là một học sinh cấp hai, một người Việt Nam bình thường, một công dân sống thầm lặng như bao người khác. Cháu biết đến ngài nhờ cuộc tranh cử Tống thống và biết đến nước Mỹ cùng sự hùng mạnh, giàu đẹp và phát triển. Vì lẽ đó, cháu tin rằng hơn ai hết, ngài là người có tiếng nói và có thể cất lên tiếng nói của mình trước khủng hoảng khí hậu.

Lý do để cháu viết bức thư này cho ngài vì cháu tin với uy tín, với sự bác ái mà nước Mỹ luôn đề cao sẽ mang đến cho không chỉ nước Mỹ mà toàn nhân loại cuộc sống tốt đẹp hơn. Khủng hoảng khí hậu hiện nay đã và đang gây ra vô vàn hậu quả. Nếu mỗi người không tự ý thức trong từng hành vi thì cuộc sống sớm muộn cũng sẽ chấm dứt và bình yên, hạnh phúc là hai từ xa xỉ với con người. Tại sao lại để băng ở hai cực tan và tại sao lại cần tìm hố chôn mình với hành vi như đốt rừng, như gây ô nhiễm môi trường để rồi làm khí hậu bị tác động như thế ạ? Hàng ngàn hành vi xấu của con người xảy đến nối tiếp nhau đã và đang làm nóng lên toàn cầu cũng như gây ảnh hưởng đến khí hậu. Nếu không sớm hành động, cả thế giới này sẽ sống ra sao ạ? Cháu tin trong vai trò của một nhà lãnh đạo, ngài vô cùng hiểu và thấu về điều này.

Do đó, với bức thư này, cháu mong rằng ngài, nước Mỹ và người dân trên toàn thế giới sẽ cùng chung tay hành động. Hành động chung tay ấy được thể hiện cụ thể trong từng hành động dù nhỏ nhoi. Theo cháu được biết hiện nay đã và đang có rất nhiều liên hiệp các quốc gia cùng chung tay với vấn đề biến đổi khí hậu. Bên cạnh những hội nghị, bên cạnh những lời hứa hẹn trời biển, cháu ước mọi thứ được hiện thực hóa. Một chút đầu tư cho kinh tế có sự chung tay của cộng đồng chắc chắn sẽ giúp vấn đề khủng hoảng khí hậu có tiến triển tốt lên ít nhiều. Và ngài nghĩ sao về những quỹ dành cho khí hậu cùng những giải thưởng danh giá dành cho các hành vi, hoạt động vì sự thay đổi tích cực của khí hậu? Cháu tin rằng chỉ khi có sự đi đầu, sự dẫn lối thì thông điệp tốt đẹp sẽ rất dễ lan tỏa và giúp cộng đồng này, thế giới này, không chỉ nước Mỹ, nước Việt Nam nơi cháu sinh sống mà toàn thể thế giới này đều sẽ trở nên tốt hơn. Và chúng ta sẽ cùng chung tay vì khủng hoảng khí hậu, vì hướng đến sự tốt đẹp của Trái Đất này.

Bình luận (1)
 Khách vãng lai đã xóa
minhnguvn(TΣΔM...???)
21 tháng 1 2022 lúc 19:12

Tham khảo

Hà Nội, ngày 21/1/2022

Kính gửi ông António Guterres,

Cháu là ........, học sinh trường ..., Việt Nam. Cháu  muốn gửi bức thư này cho ông để bày tỏ suy nghĩ của cháu về vấn đề khủng hoảng khí hậu.

Mỗi ngày khi thức dậy cháu đều cảm nhận được thấy sự thay đổi của khí hậu, sự biến đổi của thiên nhiên càng ngày càng nhiều. Tuy hiện tại cháu chỉ mới là một học sinh trung học nhưng khi đứng trước vấn đề về khủng hoảng khí hậu thì thật sự rất đau lòng. Hàng ngày phải nghe về những thông tin trên truyền thông nào là thiên tai, bão lũ, sự nóng lên của Trái Đất hay có thể là nhiều thành phố sẽ bị chìm sâu dưới đáy biển. Theo như bà Virginia Gamba - Đại diện của Tổng thư ký Liên hợp quốc về Trẻ em và Xung đột Vũ trang - “giải quyết khủng hoảng khí hậu có thể giúp xây dựng các cộng đồng hòa bình và kiên cường, đồng thời giúp bảo vệ hàng triệu trẻ em bị ảnh hưởng bởi xung đột. Tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu không phải là nguyên nhân duy nhất dẫn đến xung đột, mà có thể làm trầm trọng thêm tình trạng yếu kém và làm trầm trọng thêm các động lực xung đột. Tôi rất lo ngại về hậu quả của một tác động như vậy đối với trẻ em bị ảnh hưởng bởi xung đột, những người vốn đã là nhóm dễ bị tổn thương nhất trong thời kỳ khủng hoảng”.

Vậy nên việc ngăn chặn những khủng hoảng khí hậu của chính là khủng hoảng đến quyền trẻ em. Nếu thật sự như vậy thì đó là điều đáng tiếc vô cùng với chúng ta, với loài người. Vậy nên cháu nghĩ rằng Liên hợp quốc cần có những hành động và biện pháp để tránh những tác hại không đáng có cho Trái Đất. 

Chẳng hạn cần có những biện pháp mạnh hơn để nhằm hạn chế việc sử dụng những chất nhựa khó phân hủy. Các vật dụng làm từ nhựa như: túi, ống hút, chai, cốc, bàn ghế, đồ chơi nhựa… rất phổ biến trong hầu hết mọi lĩnh vực. Tuy nhiên, do sở hữu độ bền cơ học cao nên các sản phẩm từ nhựa rất khó bị phân huỷ, chúng sẽ tồn tại dai dẳng trong tự nhiên từ năm này qua năm khác. Gây ra rất nhiều vấn nạn nhức nhối cho môi trường và sự sống của sinh động vật trên trái đất. Vậy nên chúng ta cần khuyến khích những nhà sản xuất, những nhà nghiên cứu ra những chất liệu khác có thể thay thế cho chất liệu nhựa để không ảnh hưởng đến môi trường. Nếu chúng ta vẫn sử dụng đồ nhựa thì đến hàng trăm năm, hàng triệu năm thì những sản phẩm này mới có thể phân hủy hết được. Đó là sẽ gây ảnh hưởng cho thế hệ sau, những thế hệ trẻ những chủ nhân tương lai. Hãy dừng lại ngay những hành động gây hại đó. 

Cháu mong ông sẽ có những hành động quyết liệt hơn để tất cả chúng ta cũng sẽ cùng chung tay bảo vệ lá phổi xanh của Trái Đất.

Cháu rất cảm ơn ông, dù còn rất bận rộn với nhiều công việc nhưng cũng đã dành thời gian để đọc bức thư này. Mong ông có thật nhiều sức khỏe để cùng đồng hành với mọi người chống lại khủng hoảng khí hậu.

Thân gửi ông!

Bình luận (1)
 Khách vãng lai đã xóa
minhnguvn(TΣΔM...???)
21 tháng 1 2022 lúc 19:13

Tham khảo

Thân gửi chị Lindsey Marie Coffey - Miss Earth 2021

Mở đầu thư em xin chúc mừng chị đã đăng quang ngôi vị cao nhất của cuộc thi Mis Earth năm nay. Chúc chị có một năm trên cương vị mới có thể làm tốt trong việc bảo vệ môi trường trên thế giới. 

Chị biết đấy, môi trường của chúng ta hiện nay đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề nghiêm trọng. Không chỉ gây ảnh hưởng đến môi trường thiên nhiên mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống, tính mạng của con người chúng ta. Những cánh rừng chính là lá phổi xanh của Trái Đất. Nhưng hiện nay nạn chặt phá rừng đang hoành hành, khiến cho những cánh rừng đang bị giảm sút, khiến cho đất bị xói mòn. 

Không biết ở nơi khác trên thể giới có gặp vấn đề này không? Nhưng ở quê hương em thì em đã phải chứng kiến người dân phải chịu cảnh lũ lụt sạt lở. Hàng trăm, hàng ngàn người dân đã sống cảnh màn trời chiếu đất, không nhờ cửa khi lũ về. Những cơn lũ từ trên thượng nguồn đổ xuống, nhưng không hề có những cánh rừng để cản lại sức mạnh của nó. Và chúng ta vẫn còn nhớ đến hình ảnh những người bộ đội cứu hộ cho nhân dân miền Trung nơi em ở đã phải nằm lại vùng đất  Rào Trăng 3. Đã khiến cho bao nhiêu người rơi nước mắt.

Vậy nên em nghĩ chúng ta cần phải bảo vệ rừng nguyên sinh, rừng đầu nguồn. Đồng thời cần phải trồng rừng để ngăn chặn những thiệt hại không đáng có về người và của. 

Em viết bức thư này cho chị là muốn chị cùng những tổ chức về bảo vệ môi trường khác sẽ cùng em làm việc này. Và nhân rộng nó hơn đến mọi người.

Bình luận (1)
 Khách vãng lai đã xóa