Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Uchiha Sasuke
Xem chi tiết
Trần Thị Mỹ Bình
2 tháng 1 2017 lúc 23:34

Tiên học lễ, hậu học văn’’ là bài học đầu khi bước chân vào lớp một. Nhưng lớn lên, rất nhiều học sinh đã lãng quên điều đó, để rồi có những hành vi ứng xử thiếu văn hóa với thầy cô, bạn bè, người lớn tuổi ngay trong môi trường giáo dục. Đây là vấn đề cấp thiết không chỉ của nhà trường mà toàn xã hội phải quan tâm.

Ứng xử thiếu văn hóa là tình trạng xuống cấp của văn hóa học đường được hiểu là tình trạng xuống cấp trong lối giao tiếp ứng xử giữa học sinh với học sinh, giữa học sinh với thầy cô. Có thể thấy ứng xử thiếu văn hóa diễn ra ở nhiều nơi, đang dóng lên hồi chuông cảnh báo cho xã hội hiện nay .

Đi giữa sân trường chúng ta có thể nghe thấy những câu nói tục, chửi bậy của một số bạn học sinh - một hành vi ứng xử thiếu văn hóa của các cô cậu được xem là nam thanh, nữ tú. Nhiều bạn học sinh cho rằng chửi bậy, nói tục là một phương pháp hiệu quả để giảm căng thẳng, stress thậm chí còn cho đó là “cá tính” của mình, dám nói tức là dám thể hiện cá tính. Hơn thế nữa, hằng ngày trên các phương tiện truyền thông đại chúng xuất hiện rất nhiều những phát ngôn gây sốc của các thần tượng nổi tiếng khiến các bạn học sinh lầm tưởng đó là cách gây được sự chú ý, lập tức tung hê và áp dụng ngay vào trong trường học. Ai cũng biết rằng lứa tuổi học trò không ai là chưa từng sai phạm lỗi lầm. Không ai dám tự nhận mình là hoàn hảo. Nhưng các bạn học sinh hiện nay đang cố gắng thể hiện cá tính một cách không đúng đắn. Khi cắp sách đến trường chúng ta khó tránh khỏi những mâu thuẫn, xích mích đối với bạn bè. Trước đây, những xích mích đó chỉ là những chuyện bình thường, tranh luận để tìm ra cái sai, để tập nói tiếng xin lỗi, cám ơn và đôi khi lại có thêm bạn mới. Nhưng hiện nay, những xích mích không chỉ đơn thuần là tranh cãi trong phạm vi nhà trường mà nó vượt ra ngoài xã hội. Gần đây, dư luận bàng hoàng với các video đăng rầm rộ trên mạng xã hội các vụ đánh nhau của học sinh mà điều đặc biệt là những “diễn viên” trong các clip trên đều là học sinh nữ . Các bạn học sinh nam nữ hiện đại có lẽ đang xem nhẹ việc bạo lực học đường . Cứ ngỡ cách ứng xử thiếu văn hóa của các bạn học sinh chỉ dừng lại ở đó, nhưng không - ngoài chửi thề, nói bậy, cãi vã thì còn có bạn cãi lại thầy cô. Thầy cô là người chúng ta phải mang ơn thật nhiều nhưng có lẽ một số bạn học sinh đã không nhận ra điều đó. Chỉ ở việc nhỏ nhặt nhất là cúi chào thầy cô thôi mà cũng thật khó khăn. Một số bạn xem việc chào thầy cô thật vất vả. Khi thầy cô quan tâm khuyên nhủ thì lòng “ tự ái” đã lấn át tất cả mọi thứ và họ cãi lại thầy cô. Một cách ứng xử khác là việc sai phạm nội quy trường lớp ở một số học sinh nữ trong việc tô son đánh phấn và các bạn nam có các kiểu tóc phản cảm...

Nếu như cứ than trách về cách ứng xử của học sinh, thì có lẽ chúng ta cũng nên nhìn xem điều gì đã khiến các bạn ấy như vậy ? Điều gì đã khiến các bạn ấy trở thành một bộ phận học sinh của nhà trường thiếu văn hóa trong cách ứng xử? Đầu tiên có lẽ là sự giáo dục từ gia đình. Vì nhiều lí do khác nhau mà cha mẹ các bạn học sinh không thể quán xuyến được con em mình, không trang bị cho con em kĩ năng sống. Có thể tổ ấm gia đình tan vỡ, cha mẹ không gương mẫu, nuôi dạy con cái không đúng cách là một trong những lí do cốt lõi đưa đầy các bạn học sinh đến tình trạng phạm tội, sống ngoài vòng pháp luật và tạo thêm sức ép cho xã hội . Bên cạnh đó, trên các trang mạng xã hội có trò chơi trực tuyến gây ảnh hưởng không ít đối với các bạn học sinh. Một số bạn thường xuyên chơi game online – loại hình giải trí đông người tham gia - dẫn đến việc nghiệm game rồi trở thành “con nghiện” và quên cuộc sống thực của mình, sa đà vào cuộc sống ảo giác và thực hiện những hành vi bạo lực, những hành vi vi phạm pháp luật . Cách ứng xử thiếu văn hóa lại càng rõ hơn khi các bạn học sinh thích thể hiện cá tính của mình không kiểm soát được hành vi và rất dễ bị kích động . Tất cả những cách ứng xử trên không tốt đối với học sinh đang còn ngồi trên ghế nhà trường .

Chúng ta cần phải nhìn nhận và thay đổi lại bản thân, phân biệt được điều đúng, sai và học theo những việc làm tốt. Cần có sự chung tay góp sức của cả gia đình, nhà trường và xã hội. Gia đình cần quan tâm con em mình nhiều hơn nữa. Trường học chú trọng nâng cao văn hóa ứng xử của học sinh. Cần có nhiều bài học về đạo đức và cách ứng xử của học sinh trong nhà trường và ngoài xã hội. Bên cạnh đó cần đặt ra những hình phạt nghiêm khắc cho các học sinh vi phạm.

Dân gian thường nói “có tiền mua tiên cũng được”. Tiền có lẽ giúp chúng ta được nhiều việc, tiền có lẽ mua được nhiều thứ quý giá nhưng lại không bao giờ mua được nhân cách của một con người. Cho dù có tài giỏi thế nào mà không có nhân cách thì cũng là người không tốt. Cái quan trọng nhất của một con người cớ sao ta không gìn giữ, cớ sao ta lại làm cho nó xuống cấp? Nhìn qua cách ứng xử thiếu văn hóa của một bộ phận học sinh trong nhà trường, em cảm thấy mình cần rèn kỹ năng sống và hoàn thiện bản thân hơn. Bên cạnh đó, tất cả học sinh cần có ý thức hơn trong việc giữ gìn lối sống văn hóa, để tạo một mội trường học tập lành mạnh, thân thiện.

#Nguồn: Google Hỏi đáp Giáo dục công dân

Kenty Trần
Xem chi tiết
Đào Ngọc Lan
2 tháng 8 2017 lúc 9:34

I. VỊ TRÍ & GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN TÂM LÝ LỨA TUỔI HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ

- Tuổi thiếu niên là giai đoạn phát triển của trẻ từ 11 - 15 tuổi, các em được vào học ở trường trung học cơ sở (từ lớp 6 - 9). Lứa tuổi này có một vị trí đặc biệt và tầm quan trọng trong thời kỳ phát triển của trẻ em, vì nó là thời kỳ chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành và được phản ánh bằng những tên gọi khác nhau như: “thời kỳ quá độ“, “tuổi khó bảo“, “tuổi khủng hoảng “, “tuổi bất trị “...

- Đây là lứa tuổi có bước nhảy vọt về thể chất lẫn tinh thần, các em đang tách dần khỏi thời thơ ấu để tiến sang giai đoạn phát triển cao hơn(người trưởng thành) tạo nên nội dung cơ bản và sự khác biệt trong mọi mặt phát triển : thể chất, trí tuệ, tình cảm, đạo đức… của thời kỳ này.

- Ở lứa tuổi thiếu niên có sự tồn tại song song “vừa tính trẻ con, vừa tính người lớn” ,điều này phụ thuộc vào sự phát triển mạnh mẽ về cơ thể, sự phát dục, điều kiện sống, hoạt động…của các em.

- Mặt khác, ở những em cùng độ tuổi lại có sự khác biệt về mức độ phát triển các khía cạnh khác nhau của tính người lớn - điều này do hoàn cảnh sống, hoạt động khác nhau của các em tạo nên. Hoàn cảnh đó có cả hai mặt:

Những yếu điểm của hoàn cảnh kiềm hãm sự phát triển tính người lớn: trẻ chỉ bận vào việc học tập, không có những nghĩa vụ khác, nhiều bậc cha mẹ có xu thế không để cho trẻ hoạt động, làm những công việc khác nhau của gia đình, của xã hội.
Những yếu tố của hoàn cảnh thúc đẩy sự phát triển tính người lớn: sự gia tăng về thể chất, về giáo dục, nhiều bậc cha mẹ quá bận, gia đình gặp khó khăn trong đời sống, đòi hỏi trẻ phải lao động nhiều để sinh sống. Điều đó đưa đến trẻ sớm có tính độc lập, tự chủ hơn.
- Phương hướng phát triển tính người lớn ở lứa tuổi này có thể xảy ra theo các hướng sau:

Đối với một số em, tri thức sách vở làm cho các em hiểu biế nhiều, nhưng còn nhiều mặt khác nhau trong đời sống thì các em hiểu biết rất ít.
Có những em ít quan tâm đến việc học tập ở nhà trường, mà chỉ quan tâm đến những vấn đề làm thế nào cho phù hợp với mốt, coi trọng việc giao tiếp với người lớn, với bạn lớn tuổi để bàn bạc, trao đổi với họ về các vấn đề trong cuộc sống, để tỏ ra mình cũng như người lớn.
Ở một số em khác không biểu hiện tính người lớn ra bên ngoài, nhưng thực tế đang cố gắng rèn luyện mình có những đức tính của người lớn như:dũng cảm, tự chủ, độc lập …còn quan hệ với bạn gái như trẻ con.
-Trong những giai đoạn phát triển của con người, lứa tuổi thiếu niên có một vị trí và ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đây là thời kỳ phát triển phức tạp nhất, và cũng là thời kỳ chuẩn bị quan trọng nhất cho những bước trưởng thành sau này. Thời kỳ thiếu niên quan trọng ở chỗ : trong thời kỳ này những cơ sở, phương hướng chung của sự hình thành quan điểm xã hội và đạo đức của nhân cách được hình thành, chúng sẽ được tiếp tục phát triển trong tuổi thanh niên.

- Hiểu rõ vị trí và ý nghĩa của giai đoạn phát triển tâm lý thiếu niên, giúp chúng ta có cách đối xử đúng đắn và giáo dục để các em có một nhân cách toàn diện.

II. NHỮNG ĐIỀU KIỆN CỦA SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ LỨA TUỔI HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ

1. Sự biến đổi về mặt giải phẩu sinh lí

a. Sự phát triển cơ thể của thiếu niên diễn ra mạnh mẻ nhưng không cân đối.
Sự hoạt động tổng hợp của các tuyến nội tiết quan trọng nhất (tuyến yên, tuyến giáp trạng, tuyến thượng thận) tạo ra nhiều thay đổi trong cơ thể trẻ, trong đó sự nhảy vọt về chiều cao và sự phát dục

- Chiều cao của các em tăng lên một cách đột ngột, hằng năm có thể tăng từ 5 - 6 cm; Trọng lượng cơ thể hằng năm tăng từ 2,4 - 6 kg; tăng vòng ngực…là những yếu tố đặc biệt trong sự phát triển thể chất của trẻ.

- Ở giai đoạn dưới 14 tuổi vẫn còn có các đốt sụn hoàn toàn giữa các đốt xương sống, nên cột sống dễ bị cong vẹo khi đứng ngồi không đúng tư thế.

- Sự tăng khối lượng các bắp thịt và lực của cơ bắp diễn ra mạnh nhất vào cuối thời kì dậy thì khiến các em khỏe ra rõ rệt. Tuy nhiên, sự phát triển cơ của các em trai khác biệt nhất định báo hiệu sự hình thành ở các em những nét khác biệt về cơ thể : con trai cao lên, vai rộng ra, con gái tròn trặn dần, xương chậu rộng ra…

Sự phát triển cơ thể diễn ra không cân đối làm cho các em lúng túng, vụng về, “lóng ngóng”.

- Xương chân và tay chóng dài nhưng cơ phát triển chậm hơn và lồng ngực phát triển chậm, nên đầu tuổi thiếu niên thường có thân hình dài, hơi gầy và ít nhiều không cân đối.

- Sự phát triển của hệ tim - mạch cũng không cân đối : thể tích tim tăng nhanh, hoạt động mạnh hơn nhưng đường kính phát triển chậm hơn. Điều này gây nên rối loạn tạm thời của hệ tuần hoàn máu.

b. Hoạt động thần kinh cấp cao của tuổi thiếu niên cũng có những nét riêng biệt.
- Ở tuổi thiếu niên, quá trình hưng phấn chiếm ưu thế rõ rệt, dẫn đến thiếu niên không làm chủ được cảm xúc của mình, không kiềm chế được xúc động mạnh. Các em dễ bị kích động, dễ bực tức, cáu gắt, mất bình tĩnh…

-Ở tuổi thiếu niên, phản xạ có điều kiện đối với những tính hiệu trực tiếp được hình thành nhanh hơn những phản xạ có điều kiện đối với những tính hiệu từ ngữ. Do vậy, ngôn ngữ của trẻ cũng thay đổi. Các em nói chậm hơn, hay “nhát gừng”, “cộc lốc”… Nhưng hiện tượng này chỉ tạm thời, khoảng 15 tuổi trở lên hiện tượng này cân đối hơn.

c. Hiện tượng dậy thì
Sự trưởng thành về mặt sinh dục là yếu tố quan trọng nhất của sự phát triển cơ thể của thể thiếu niên. Tuyến sinh dục bắt đầu hoạt động và cơ thể các em xuất hiện những dấu hiệu phụ khiến chúng ta nhận ra các em đang ở độ tuổi dậy thì.

Biểu hiện bên ngoài chủ yếu của sự chín muồi của các cơ quan sinh dục ở các em trai là sự xuất tinh, ở các em gái là hiện tượng thấy kinh. Tuổi dậy thì của các em nữ thường vào khoảng 12 - 14 tuổi, các em nam bắt đầu và kết thúc chậm hơn các em gái khoảng 1,5 - 2 năm.

Sự phát dục cùng với những chuyển biến trong sự phát triển cơ thể của thiếu niên có một ý nghĩa không nhỏ trong sự nảy sinh những cấu tạo tâm lý mới : Cảm giác về tính người lớn thực sự của mình ; cảm giác về tình cảm giới tính mới lạ, quan tâm tới người khác giới.

2. Sự thay đổi của điều kiện sống

a.Đời sống gia đình của hcọ sinh trung học cơ sở:

- Đến tuổi này, các em đã có những vai trò nhất định, được gia đình thừa nhận như là một thành viên tích cực của gia đình, được cha mẹ, anh chị giao cho những trọng trách khá năng nề như : chăm sóc các em nhỏ, nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa, chăn nuôi gia súc,…. Thậm chí khá nhiều em trở thành lao động chính, góp phần tăng thu nhập của gia đình, các em đã ý thức được các nhiệm vụ đó và thực hiện tích cực.

- Điều quan trọng và có ý nghĩa lớn đối với các em là cha mẹ không còn coi các em là bé nhỏ nữa, mà đã quan tâm đến ý kiến của các em hơn, dành cho các em những quyền sống độc lập hơn, đề ra những yêu cầu cao hơn, các em được tham gia bàn bạc một số công việc của gia đình và đã biết quan tâm đến việc xây dựng, bảo vệ uy tín của gia đình.

Những sự thay độ đó đã làm cho trẻ ý thức được vị thế của mình trong gia đình và động viên, kích thích các em hoạt động tích cực, độc lập, tự chủ.

b. Đời sống trong nhà trường của học sinh trung học cơ sở cũng vó nhiều thay đổi.
Hoạt động học tập và các hoạt động khác của các học sinh trung học cơ sở đòi hỏi và thúc đẩy các em có thái độ tích cực và độc lập hơn, tạo điều kiện cho các em thõa mãn nhu cầu giao tiếp của mình.

- Sự thay đổi về nội dung dạy học:

Vào học trường trung học cơ sở, các em được tiếp xúc với nhiều môn học khác nhau, có nội dung trừu tượng, sâu sắc và phong phú hơn, do đó đòi hỏi các em phải có sự thay đổi về cách học.
Sự phong phú về trí thức của từng môn học làm cho khối lượng tri thức các em lĩnh hội được tăng lên nhiều, tầm hiểu biết của các em được mở rộng .
- Sự thay đổi về phương pháp dạy học và hình thức học tập:

Các được học nhiều môn học do nhiều thầy, cô giảng dạy, cho nên phương pháp học tập thay đổi ở các bộ môn và mỗi thầy, cô có cách trình bày, có phương pháp độc đáo của mình.
Thái độ say sưa, hứng thú học tập, lĩnh hội, phát triển trí tuệ, việc hình thành và phát triển cách lập luận độc đáo cùng những nét tính cách quý báu của các em điều do ảnh hưởng của cách dạy và nhân cách của người thầy.
- Các em được học với nhiều thầy, nhiều bạn, chịu ảnh hưởng của nhiều nhân cách, phong cách xử thế khác nhau.

- Các em được tham gia vào nhiều dạng hoạt động ở nhà trường như : lao động, học tập nngoại khóa, văn nghệ, thể thao...

c. Đời sống của học sinh trung học cơ sở trong xã hội :
- Ở lứa tuổi này các em được thừa nhận như một thành viên tích cực và được giao một số công việc nhất định trên liều lĩnh vực khác nhau như tuyên truyền cổ động, giữ trật tự đường phố, giúp đỡ gia đình thương binh, liệt sĩ, bổ túc văn hóa...

-Thiếu niên thích làm công tác xã hội:

Có sức lực, đã hiểu biết nhiều, muốn làm được những công việc được mọi người biết đến, nhất là những công việc cùng làm với người lớn.
Các em cho rằng công tác xã hội là việc làm của người lớn và có ý nghĩa lớn lao. Do đó được làm các công việc xã hội là thể hiện mình đã là người lớn và muốn được thừa nhận mình là người lớn.
Hoạt động xã hooij là hoạt động có tính chất tập thể, phù hợp với sở thích của thiếu niên.
Do tham gia công tác xã hội, mà quan hệ của học sinh trung học cơ sở được mở rộng, kinh nghiệm cuộc sống phong phú lên, nhân cách của thiếu niên được hình thành và phát triển.

*Tóm lại :

Sự thay đổi điều kiện sống, điều kiện hoạt động của thiếu niên ở trong gia đình, nhà trường, xã hội mà vị trí của các em được nâng lên. Các em ý thức được sự thay đổi và tích cực hoạt động cho phù hợp với sự thay đổi đó. Do đó, đặc điểm tâm lý, nhân cách của học sinh trung học cơ sở được hình thành và phát triển phong phú hơn so các lứa tuổi trước.

III. HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ

1. Đăc điểm của hoạt động học tập trong trường trung học cơ sở:

a. Trẻ càng lớn lên, hoạt động học tập càng có vị trí quan trọng trong cuộc sống của trẻ và vai trò của nó trong sự phát triển của trẻ ngày càng to lớn.

Học tập là hoạt động chủ đạo của học sinh, nhưng vào tuổi thiếu niên, việc học tập của các em có những thay đổi cơ bản.

Việc học tập ở trường trung học cơ sở là một bước ngoặc quan trọng trong đời sống của trẻ. Ở các lớp dưới, trẻ học tập các hệ thống các sự kiện và hiện tượng, hiểu những mối quan hệ cụ thể và đơn giản giữa các sự kiện và hiện tượng đó. Ở trường trung học cơ sở, việc học tập của các em phức tạp hơn một cách đáng kể. Các em chuyển sang nghiên cứu có hệ thống những có sở của các khoa học, các em học tập có phân môn… Mỗi môn học gồm những khái niệm, những quy luật được sắp xếp thành một hệ thống tương đối sâu sắc. Điều đó đòi hỏi các em phải tự giác và độc lập cao.

b. Quan hệ giữa giáo viên và học sinh cũng khác trước. Các em được học với nhiều giáo viên. Các giáo viên có cách dạy và yêu cầu khác nhau đối với học sinh, có trình độ nghề nghiệp và phẩm chất, uy tín khác nhau. Quan hệ giữa giáo viên và học sinh “xa cách” hơn so với bậc tiểu học. Sự thay đổi này tạo ra những khó khăn nhất định cho các em nhưng nó cũng tạo điều kiện cho các em phát triển dần phương thức nhận thức người khác.

c. Thái độ tự giác đối với học tập ở tuổi thiếu niên cũng tăng lên rõ rệt. Ở học sinh tiểu học, thái độ đối với môn học phụ thuộc vào thái độ của các em đối với giáo viên và điểm số nhận được. Nhưng ở tuổi thiếu niên, thái độ đối với môn học do nội dung môn học và sự đòi hỏi phải mở rộng tầm hiểu biết chi phối. Thái độ đối với môn học đã được phân hóa (môn “hay”, môn “không hay” … )

Ở đa số thiếu niên, nội dung khái niệm “học tập” đã được mở rộng ; ở nhiều em đã có yếu tố tự học, có hứng thú bền vững đối với môn học, say mê học tập. Tuy nhiên, tính tò mò, ham hiểu biết nhiều có thể khiến hứng thú của thiếu niên bị phân tán và không bền vững và có thể hình thành thái độ dễ dãi, không nghiêm túc đối với các lĩnh vực khác trong cuộc sống.

Trong giáo dục, giáo viên cần thấy được mức độ phát triển cụ thể ở mỗi em để kịp thời động viên, hướng dẫn thiếu niên khắc phục những khó khăn trong học tập và hình thành nhân cách một cách tốt nhất. Mặt khác, cần chú ý tới tài liệu học tập : Tài liệu học tập phải súc tích về nội dung khoa học, phải găn với cuộc sống của các em, làm cho các em hiểu rõ ý nghĩa của tài liệu học, phải gợi cảm, gây cho học sinh hứng thú học tập và phải trình bày tài liệu, phải gợi cho học sinh có nhu cầu tìm hiểu tài liệu đó, phải giúp đỡ các em biết cách học, có phương pháp học tập phù hợp.

2. Đặc điểm của sự phát triển trí tuệ của lứa tuổi học sinh trung học cơ sở
Ở lứa tuổi này hoạt động

a. Tri giác: các em đã có khả năng phân tích, tổng hợp các sự vật, hiên tượng phức tạp hơn khi tri giác sự vật, hiện tượng. Khối lượng tri giác tăng lên, tri giác trở nên có kế hoạch, cơ trình tự và hoàn thiện hơn.

b. Trí nhớ: của thiếu niên cũng được thay đổi về chất. Đặc điểm cơ bản của trí nhớ ở lứa tuổi này là sự tăng cường tính chấtchủ định, năng lực ghi nhớ có chủ định được tăng lên rõ rệt, cách thức ghi nhớ được cải tiến, hiệu suất ghi nhớ cũng được nâng cao.

Học sinh trung học cơ sở có nhiều tiến bộ trong việc ghi nhớ tài liệu trừu tượng, từ ngữ. Các em có những kỹ năng tổ chức hoạt động tư duy, biết tiến hành các thao tác như so sánh, hệt thống hóa, phân loại nhằm ghi nhớ tài liệu. Kỹ năng nắm vững phương tiện ghi nhớ của thiếu niên được phát triển ở mức độ cao, các em bắt đầu biết sử dụng những phương pháp đặc biệt để ghi nhớ và nhớ lại. Tốc độ ghi nhớ và khối lượng tài liệu được ghi nhớ tăng lên. Ghi nhớ máy móc ngày càng nhường chỗ cho ghi nhớ logic, ghi nhớ ý nghĩa. Hiệu quả của trí nhớ trở nên tốt hơn. Các em thường phản đối các yêu cầu của giáo viên bắt học thuộc lòng từng câu, từng chữ có khuynh hướng muốn tái hiện bằng lời nói của mình. Vì thế giáo viên cần phải:

+ Dạy cho học sinh phương pháp ghi nhớ lôgic.
+ Cần giải thích cho các em rõ sự cần thiết phải ghi nhớ chính xác những định nghĩa, những qui luật. Ở đây phải chỉ rõ cho các em thấy, nếu ghi nhớ thiếu một từ nào đó thì ý nghĩa của nó không còn chính xác nữa.
+ Rèn luyện cho các em có kỹ năng trình bày chính xác nội dung bài học theo cách diễn đạt của mình.
+ Chỉ cho các em, khi kiểm tra sự ghi nhớ, phải bằng sự tái hiện mới biết được sự hiệu quả của sự ghi nhớ.(Thường thiếu niên hay sử dụng sự nhận lại)
+ Giáo viên cần hướng dẫn các em vận dụng cả hai cách ghi nhớ máy móc và ghi nhớ ý nghĩa một cách hợp lý.
+ Cần chỉ cho các em thiết lập các mối liên tưởng ngày càng phức tạp hơn, gắn tài liệu mới với tài liệu củ, giúp cho việc lĩnh hội tri thức có hệ thống hơn, đưa tài liệu củ vào hệ thống tri thức.

c. Tư duy :

Hoạt động tư duy của học sinh trung học cơ sở có những biến đổi cơ bản:

- Tư duy nói chung và tư duy trừu tượng nói riêng phát triển mạnh là một đặc điểm cơ bản của hoạt động tư duy ở thiếu niên. Nhưng thành phần của tư duy hình tượng - cụ thể vẫn được tiếp tục phát triển, nó vẫn giữ vai trò quan trọng trong cấu trúc của tư duy.

- Các em hiểu các dấu hiệu bản chất của đối tượng nhưng không phải bao giờ cũng phân biệt được những dấu hiệu đó trong mọi trường hợp. Khi nắm khái niệm các em có khi thu hẹp hoặc mở rộng khái niệm không đúng mức.

- Ở tuổi thiếu niên, tính phê phán của tư duy cũng được phát triển, các em biết lập luận giải quyết vấn đề một cách có căn cứ. Các em không dễ tin như lúc nhỏ, nhất là ở cuối tuổi này, các em đã biết vận dụng lí luận vào thực tiễn, biết lấy những điều quan sát được, những kinh nghiệm riêng của mình để minh họa kiến thức.

Từ những đặc điểm trên, giáo viên cần lưu ý:

+ Phát triển tư duy trừu tượng cho học sinh trung học cơ sở để làm cơ sở cho việc lĩnh hội khái niệm khoa học trong chương trình học tập.
+ Chỉ dẫn cho các em những biện pháp để rèn luyện kỹ năng suy nghĩ có phê phán và độc lập

IV. HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP CỦA LỨA TUỔI HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ

1. Giao tiếp của thiếu niên với người lớn:

a.Ở tuổi thiếu niên xuất hiện một cảm giác rất độc đáo : “cảm giác mình đã là người lớn”. Các em cảm thấy mình không còn là trẻ con nữa, nhưng các em cũng có cảm giác mình chưa thực sự là người lớn.

Cảm giác về sự trưởng thành của bản thân là nét đặc trưng trong nhân cách thiếu niên, vì nó biểu hiện lập trường sống mới của thiếu niên đối với người lớn và thế giới xung quanh.

Cảm giác mình đã là người lớn được thể hiện rất phong phú về nội dung và hình thức. Các em quan tâm đến hình thức, tác phong, cử chỉ…và những khả năng của bản thân.

- Trong học tập các em muốn độc lập lĩnh hội tri thức, muốn có lập trường và quan điểm riêng.

- Trong phạm vi ý thức xã hội, các em muốn được độc lập và không phụ thuộc vào người lớn ở một mức độ nhất định.

- Các em đòi hỏi, mong muốn người lớn quan hệ đối xử với mình bình đẳng như đối xử với người lớn, không can thiệp quá tỉ mỉ vào một số mặt trong đời sống riêng của các em.

- Thiếu niên bắt đầu chống đối những yêu cầu mà trước đây nó vẫn thực hiện một cách tự nguyện. Các em bảo vệ ý kiến của mình không chỉ trong lời nói mà cả trong hành động.

Cảm giác về sự trưởng thành và nhu cầu được người lớn thừa nhận nó là người lớn đã đưa đến vấn đề quyền hạn của người lớn và các em trong quan hệ với nhau. Các em mong muốn hạn chế quyền hạn của người lớn, mở rộng quyền hạn của mình; Các em mong muốn người lớn tôn trọng nhân cách, phẩm giá, tin tưởng và mở rộng tính độc lập của các em.

Nguyện vọng muốn được tin tưởng và độc lập hơn, muốn được quyền bình đẳng nhất định với người lớn có thể thúc đẩy các em tích cực hoạt động, chấp nhận những yêu cầu đạo đức của người lớn và phương thức hành vi trong thế giới người lớn, khiến các em xứng đáng với vị trí xã hội tích cực Nhưng mặt khác nguyện vọng này cũng có thể khiến các em chống cự, không phục tùng những yêu cầu của người lớn.

Có những nguyên nhân nhất định khiến thiếu niên có cảm giác về sự trưởng thành của bản thân: Các em thấy được sự phát triển mạnh mẽ về cơ thể và sức lực của mình; các em thấy tầm hiểu biết, kỹ năng, kỹ xảo của mình được mở rộng; thiếu niên tham gia nhiều hơn vào cuộc sống xã hội, cuộc sống của người lớn. Tính tự lập khiến các em thấy mình giống người lớn ở nhiều điểm…

Xu thế cường điệu hóa ý nghĩa của những thay đổi của bản thân, khiến cho các em có nhu cầu tham gia vào đời sống của người lớn, trong khi đó kinh nghiệm của các em chưa tương xứng với nhu cầu đó. Đây là một mâu thuẫn trong sự phát triển nhân cách thiếu niên.

Cần phải thấy: nhu cầu và nguyện vọng của thiếu niên là chính đáng, người lớn phải thay đổi thái độ đối xử đối với thiếu niên.

Nếu người lớn không chịu thay đổi quan hệ với các em, thì các em sẽ trở thành người khởi xướng thay đổi mối quan hệ này.

Nếu người lớn chống đối, sẽ gây ra những phản ứng của các em với người lớn dưới dạng bướng bỉnh, bất bình, không vâng lời…

Nếu người lớn thấy sự phản đối của các em,mà không suy xét về phía mình để thay đổi quan hệ với các em, thì sự xung đột của các em với người lớn còn kéo dài đến hết thời kì của lứa tuổi này.

Những quan hệ xung đột giữa các em và người lớn làm nảy sinh những hành vi tương ứng ở các em: xa lánh người lớn, không tin tưởng vào người lớn, cho rằng người lớn không hiểu các em và không chịu hiểu các em, khó chịu một cách có ý thức với những yêu cầu, những đánh giá, những nhận xét của người lớn. Tác động giáo dục của người lớn đối với các em bị giảm sút.

Có nhiều yếu tố làm cho người lớn vẫn giữ nguyên quan hệ như trước đây đối với các em : các em vẫn còn là học sinh, vẫn phụ thuộc vào cha mẹ về kinh tế; cha mẹ và giáo viên vẫn đang giữ vai trò giáo dục các em; hơn thế nữa, ở các em vẫn còn những nét trẻ con trên khuôn mặt, trong dáng dấp, trong hành vi và trong tính cách. Mặt khác, nhiều người lớn còn thấy việc tăng quyền hạn và tính độc lập cho thiếu niên là không hợp lí.

Chính sự không thay đổi thái độ của người lớn khi thiếu niên đang trở thành người lớn là nguyên nhân gây ra “đụng độ” giữa thiếu niên với người lớn. Nếu người lớn không thay đổi thái độ, các em sẽ thái độ chống đối, các em sẽ xa lánh người lớn, cho rằng người lớn không hiểu và không thể hiểu mình…

b. Do vậy, trong quan hệ với thiếu niên, người lớn cần :
- Phải mong muốn và biết cách tôn trọng tính độc lập và quyền bình đẳng của thiếu niên.

- Quan hệ giữa thiếu niên và người lớn có thể không có mâu thuẫn nếu quan hệ đó được xây dựng trên cơ sở tôn trọng, giúp đỡ lẫn nhau.

- Khi tiếp xúc với thiếu niên cần gương mẫu, khéo léo, tế nhị

Như vậy, tính độc lập và quyền bình đẳng trong quan hệ của các em với người lớn là vấn đề phức tạp và gay gắt nhất trong giao tiếp của các em với người lớn nói riêng, trong việc giáo dục các em ở lứa tuổi này nói chung. Không nên coi đây là biểu hiện của sự “khủng hoảng” tuổi dậy thì, mà là sự khủng hoảng trong quan hệ của thiếu niên với người lớn, chủ yếu do người lớn gây ra. Những khó khăn, mâu thuẫn có thể hạn chế hoặc không xảy ra, nếu người lớn và các em xây dựng được mối quan hệ bạn bè, quan hệ có hình thức hợp tác trên cơ sở tôn trọng, thương yêu, tin cậy, bình đẳng và tế nhị trong cư xử với thiếu niên.

Sự hợp tác này cho phép người lớn đặt các em vào vị trí mới - vị trí của người giúp việc và người bạn trong những công việc khác nhau, còn bản thân người lớn trở thành người mẫu mực và người bạn tin cậy của các em.

2. Giao tiếp của học sinh trung học cơ sở với bạn bè

Nhu cầu giao tiếp với bạn phát triển mạnh là một đặc điểm quan trọng ở tuổi thiếu niên

a. Sự giao tiếp của học sinh trung học cơ sở với bạn bè cùng lứa tuổi:
- Quan hệ với bạn bè cùng lứa tuổi phức tạp, đa dạng hơn nhiều so với học sinh tiểu học. Sự giao tiếp của các em đã vượt ra ngoài phạm vi học tập, phạm vi nhà trường, mà còn mở rộng trong những hứng thú mới, những việc làm mới, những quan hệ mới trong đời sống của các em, các em có nhu cầu lớn trong giao tiếp với bạn bè vì:

Một mặt, các em rất khao khát được giao tiếp và cùng hoạt động chung với nhau, các em có nguyện vọng được sống trong tập thể, có những bạn bè thân thiết tin cậy. Mặt khác, cũng biểu hiện nguyện vọng không kém phần quan trọng là được bạn bè công nhận, thừa nhận, tôn trọng mình.

- Học sinh trung học cơ sở cho rằng quan hệ bạn bè cùng tuổi là quan hệ riêng của cá nhân, các em có quyền hành động độc lập trong quan hệ này bảo vệ quyền đó của mình. Các em không muốn người lớn can thiệp vào chuyện bạn bè của mình. Nếu có sự can thiệp thô bậo cảu người lớn, khiến các em cảm thấy bị xúc phạm, thì các em chống đối lại. Nhu cầu giao tiếp với bạn bè là một nhu cầu chính đáng của các em. Các em mong muốn có một tình bạn riêng, thân thiết để “gửi gắm tâm tình”. Các em có nhiều nhận xét, băn khoăn về dáng vẻ bên ngoài, về tình cảm, ý nghĩ tâm tư của mình, về quan hệ của mình với người khác và cả quan hệ của mọi người với nhau…Các em cần trao đổi với bạn bè để có được hiểu biết đầy đủ hơn, đúng hơn về bản thân và một số vấn đề khác…

Nếu như quan hệ của người lớn và các em không hòa thuận, thì sự giao tiếp với bạn bè cùng tuổi càng tăng và ảnh hưởng

Lương Ngọc Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Quốc Cường
21 tháng 1 2022 lúc 8:29

Tham khảo nhé bạn^

Bài tuyên truyền để nâng cao ý thức tham gia giao thông an toàn bằng xe đạp, xe đạp điện

Mỗi khi chúng ta được đọc báo, hay nghe những thông tin về tai nạn giao thông cũng khiến cho chúng ta có sự đau xót khôn nguôi. Đây là một vấn đề khá lớn đối với những đất nước đang phát triển như chúng ta. Mỗi năm hàng ngàn người bị thương vong do tai nạn giao thông. Vậy nên khi tham gia giao thông chúng ta cần phải nâng cao trách nhiệm của bản thân đặc biệt là thế hệ trẻ, những “ chủ nhân tương lai của đất nước”.

Với những học sinh trung học như chúng ta việc khi tham gia giao thông bằng phương tiện xe đạp hay xe đạp điện thì việc bảo vệ an toàn cho bản thân và cho gia đình là điều vô cùng cần thiết. Chúng ta mỗi khi tham gia giao thông cần phải tuân thủ những quy định của luật giao thông. Không đi ngược chiều, không dàn hàng hai hàng 3. Khi đến ngã ba, ngã tư có đèn xanh đèn đỏ thì cần phải dừng lại. Đi đúng đường quy định cho xe đạp và xe đạp điền. Nếu không chúng ta sẽ phải chứng kiến những tai nạn thương tâm, đó sẽ là một nỗi đau của những người thân yêu xung quanh chúng ta.

Chúng ta không những phải tham gia giao thông an toàn, mà bạn hãy là những tuyên truyền viên cho đến cho bạn bè, người thân về việc tuân thủ giao thông. Nếu khi thấy hành vi vi phạm bạn có thể khuyên, hoặc nhắc nhở họ.

Bui Toan
Xem chi tiết
Bui Toan
9 tháng 1 2022 lúc 22:02

Ko phải môn GDC nha mn

Koro-sensei
9 tháng 1 2022 lúc 22:10

- Khẩu hiệu: “Đi đúng đường, nhường đúng lối, không dàn hàng, không vượt ẩu.”

- Bài viết tuyên truyền:

An toàn giao thông luôn luôn là một vấn đề gây nhức nhối của toàn xã hội và ‘hot’ hơn bao giờ hết là thời điểm không khí Tết đang đến gần với số vụ tai nạn giao thông ngày một báo động. Từng ngày, từng giờ trôi qua tai nạn giao thông đã cướp đi bao nhiêu sinh mệnh của mỗi người, gây ra bao thương tích, tàn phế và mang đến nỗi đau xót không thể bù đắp cho hàng ngàn người thân. Chính vì thế chúng ta cần phải nâng cao ý thức trách nhiệm của bản thân, đặc biệt là các bạn học sinh thế hệ trẻ - măng non của đất nước.

Với mỗi chúng ta việc bảo vệ an toàn khi tham gia giao thông đến trường bằng phương tiện xe đạp, xe đạp điện là vô cùng thiết yếu. Các bạn cần phải tuân thủ những quy định của luật giao thông đã đề ra. Đi về bên phải, đi đúng làn đường được quy định. Không đi dàn hàng ngang, buông thả tay khi đang điều khiển xe. Không đèo nhiều hơn một người và cười nói khi tham gia. Đến ngã ba, ngã tư có đèn đỏ phải dừng lại. Khi muốn rẽ sang đường cần phải giảm tốc độ, quan sát an toàn mới được rẽ sang.

Mình mong rằng qua buổi tuyên truyền này các bạn không những là người tham gia an toàn giao thông mà còn tuyên truyền cho bạn bè, gia đình để mọi người có thêm hiểu biết và tuân thủ đúng quy định. Hãy chung tay xây dựng nếp sống văn hóa giao thông, góp phần kéo giảm tai nạn giao thông và xây dựng một xã hội an toàn, lành mạnh.

(TK) 

Nguyễn Chi
9 tháng 1 2022 lúc 22:10

tham khảo:

Mỗi khi chúng ta được đọc báo, hay nghe những thông tin về tai nạn giao thông cũng khiến cho chúng ta có sự đau xót khôn nguôi. Đây là một vấn đề khá lớn đối với những đất nước đang phát triển như chúng ta. Mỗi năm hàng ngàn người bị thương vong do tai nạn giao thông. Vậy nên khi tham gia giao thông chúng ta cần phải nâng cao trách nhiệm của bản thân đặc biệt là thế hệ trẻ, những “ chủ nhân tương lai của đất nước”.Với những học sinh trung học như chúng ta việc khi tham gia giao thông bằng phương tiện xe đạp hay xe đạp điện thì việc bảo vệ an toàn cho bản thân và cho gia đình là điều vô cùng cần thiết. Chúng ta mỗi khi tham gia giao thông cần phải tuân thủ những quy định của luật giao thông. Không đi ngược chiều, không dàn hàng hai hàng 3. Khi đến ngã ba, ngã tư có đèn xanh đèn đỏ thì cần phải dừng lại. Đi đúng đường quy định cho xe đạp và xe đạp điền. Nếu không chúng ta sẽ phải chứng kiến những tai nạn thương tâm, đó sẽ là một nỗi đau của những người thân yêu xung quanh chúng ta.

Chúng ta không những phải tham gia giao thông an toàn, mà bạn hãy là những tuyên truyền viên cho đến cho bạn bè, người thân về việc tuân thủ giao thông. Nếu khi thấy hành vi vi phạm bạn có thể khuyên, hoặc nhắc nhở họ.

Nguyễn Quốc Cường
Xem chi tiết
Vũ Quang Huy
21 tháng 1 2022 lúc 8:20

tham khảo :

Mỗi khi chúng ta được đọc báo, hay nghe những thông tin về tai nạn giao thông cũng khiến cho chúng ta có sự đau xót khôn nguôi. Đây là một vấn đề khá lớn đối với những đất nước đang phát triển như chúng ta. Mỗi năm hàng ngàn người bị thương vong do tai nạn giao thông. Vậy nên khi tham gia giao thông chúng ta cần phải nâng cao trách nhiệm của bản thân đặc biệt là thế hệ trẻ, những “chủ nhân tương lai của đất nước”. Với những học sinh trung học như chúng ta việc khi tham gia giao thông bằng phương tiện xe đạp hay xe đạp điện thì việc bảo vệ an toàn cho bản thân và cho gia đình là điều vô cùng cần thiết. Chúng ta mỗi khi tham gia giao thông cần phải tuân thủ những quy định của luật giao thông, không được đi ngược chiều, không dàn hàng hai hàng. Khi đến ngã ba, ngã tư có đèn xanh đèn đỏ và đèn vàng thì cần phải dừng lại. Đi đúng đường quy định cho xe đạp và xe đạp điền. Nếu không chúng ta sẽ phải chứng kiến những tai nạn thương tâm, đó sẽ là một nỗi đau của những người thân yêu xung quanh chúng ta đó .

hihi

Vương Hương Giang
21 tháng 1 2022 lúc 10:24

1. Đối với những bạn đi bộ đến trường:

Khi đi ở đường làng, ngõ xóm, các bạn cần phải đi vào lề đường bên phải. Khi trời mưa to, tuyệt đối không được đi một mình, tránh đi vào khu vực ngập nước, mà chọn phần đường khô ráo để đi. Hạn chế tối đa việc đi lại khi trời đang mưa to.

2. Đối với những bạn đi bằng xe đạp đến trường:

Phải tuân thủ đúng luật giao thông, đúng quy định dành cho người đi xe đạp khi tham gia giao thông. Đi đúng phần đường quy định, đi về phía bên tay phải, không được đi hàng ngang, không đánh võng, không cười đùa, không được buông thả cả hai tay khi đang điều khiển xe. Không đèo quá một người, tức là chỉ được đi tối đa hai người trên một xe đạp. Khi đến các con đường có dốc cao, không được ngồi trên xe để lên dốc hoặc lao xuống dốc mà phải xuống xe dắt bộ cho tới hết đoạn dốc mới được lên xe để tiếp tục đi. Khi muốn rẽ sang đường, phải phanh giảm tốc độ, quan sát kĩ trước sau, khi thấy đảm bảo an toàn mới được rẽ sang. Không được đi xe đạp trên sân trường, phải sắp xếp xe ngay ngắn, đúng quy định tại lán xe.

Lihnn_xj
21 tháng 1 2022 lúc 8:18

Tham khảo hai bức tranh nhé bạn!!
undefined

undefined
 

Thu Thủy Nguyễn
Xem chi tiết
lạc lạc
29 tháng 12 2021 lúc 19:00

THAM KHẢO :

 

Hiện nay an toàn giao thông đang là vấn đề nóng hổi và bức xúc của toàn xã hội. Chỉ một sơ suất nhỏ, chỉ một phút giây thôi, tai nạn giao thông sẽ gây ra đau thương mất mát cho gia đình ai đó và từng ngày, từng giờ những tai nạn giao thông vẫn đang cướp đi sinh mệnh của bao người, gây thương tích, tàn phế và đem đến nỗi đau tinh thần không gì bù đắp được cho hàng ngàn người thân của họ.

Đáng tiếc nhất đó là những tai nạn giao thông do chính những người đi bộ gây ra. Mặc dù Nhà nước đã quan tâm xây dựng nhiều công trình cho người đi bộ sang đường như cầu vượt, hầm đường bộ… nhưng nhiều người vẫn không đi đúng phần đường của mình. Vậy người đi bộ khi tham gia giao thông phải tuân thủ những quy định nào?

Điều 32, Luật Giao thông đường bộ, người đi bộ phải tuân thủ các quy tắc giao thông như sau:

1. Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường.

2. Người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn.

3. Trường hợp không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ thì người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn khi qua đường.

4. Người đi bộ không được vượt qua dải phân cách, không đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy; khi mang vác vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn và không gây trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

5. Trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường đô thị, đường thường xuyên có xe cơ giới qua lại phải có người lớn dắt; mọi người có trách nhiệm giúp đỡ trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường.
Nếu vi phạm, người đi bộ sẽ bị phạt theo quy định tại Điều 9, Nghị định 171/2013/NĐ-CP, quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt:

phambaduobg
Xem chi tiết
thiiee nè
31 tháng 12 2021 lúc 20:38

 Đối với những bạn đi bằng xe đạp đến trường:

Phải tuân thủ đúng luật giao thông, đúng quy định dành cho người đi xe đạp khi tham gia giao thông. Đi đúng phần đường quy định, đi về phía bên tay phải, không được đi hàng ngang, không đánh võng, không cười đùa, không được buông thả cả hai tay khi đang điều khiển xe. Không đèo quá một người, tức là chỉ được đi tối đa hai người trên một xe đạp. Khi đến các con đường có dốc cao, không được ngồi trên xe để lên dốc hoặc lao xuống dốc mà phải xuống xe dắt bộ cho tới hết đoạn dốc mới được lên xe để tiếp tục đi. Khi muốn rẽ sang đường, phải phanh giảm tốc độ, quan sát kĩ trước sau, khi thấy đảm bảo an toàn mới được rẽ sang. Không được đi xe đạp trên sân trường, phải sắp xếp xe ngay ngắn, đúng quy định tại lán xe.

Earth-K-391
Xem chi tiết
lạc lạc
9 tháng 1 2022 lúc 8:06

THAM KHẢO

Khẩu hiệu: “Đi đúng đường, nhường đúng lối, không dàn hàng, không vượt ẩu.”

Bài viết tuyên truyền:

An toàn giao thông luôn luôn là một vấn đề gây nhức nhối của toàn xã hội và hot hơn bao giờ hết là thời điểm không khí Tết đang đến gần với số vụ tai nạn giao thông ngày một báo động. Từng ngày, từng giờ trôi qua tai nạn giao thông đã cướp đi bao nhiêu sinh mệnh của mỗi người, gây ra bao thương tích, tàn phế và mang đến nỗi đau xót không thể bù đắp cho hàng ngàn người thân. Chính vì thế chúng ta cần phải nâng cao ý thức trách nhiệm của bản thân, đặc biệt là các bạn học sinh thế hệ trẻ-măng non của đất nước.

Với mỗi chúng ta việc bảo vệ an toàn khi tham gia giao thông đến trường bằng phương tiện xe đạp, xe đạp điện là vô cùng thiết yếu .Các bạn cần phải tuân thủ những quy định của luật giao thông đã đề ra. Đi về bên phải , đi đúng làn đường được quy định. Không đi dàn hàng ngang, buông thả tay khi đang điều khiển xe. Không đèo nhiều hơn một người và cười nói khi tham gia. Đến ngã ba, ngã tư có đèn đỏ phải dừng lại. Khi muốn rẽ sang đường cần phải giảm tốc độ , quan sát an toàn mới được rẽ sang

 

Mình mong rằng qua buổi tuyên truyền này các bạn không những là người tham gia an toàn giao thông mà còn tuyên truyền cho bạn bè, gia đình để mọi người có thêm hiểu biết và tuân thủ đúng quy định. Hãy chung tay xây dựng nếp sống văn hóa giao thông, góp phần kéo giảm tai nạn giao thông và xây dựng một xã hội an toàn, lành mạnh.

dk Link
Xem chi tiết