S2 thú lâm tuyền của Bác Hồ và Nguyễn Trãi
Qua bài thơ, có thể thấy rõ Bác Hồ cảm thấy vui thích, thoải mái khi sống giữa thiên nhiên. Nguyễn Trãi cũng từng ca ngợi “thú lâm tuyền” (niềm vui thú được sống với rừng, suối) trong bài Côn Sơn ca. Hãy cho biết “thú lâm tuyền” ở Nguyễn Trãi và ở Bác Hồ có gì giống và khác nhau.
Thú vui "lâm tuyền" của Hồ Chí Minh và Nguyễn Trãi:
- Giống nhau:
+ Đều sống hòa hợp, vui vẻ, chan hòa với tự nhiên.
+ Thuận theo tự nhiên, lấy tự nhiên là nhà.
- Khác nhau:
+ Nguyễn Trãi: bất lực trước thực tại nên lui về ở ẩn, "lánh đục về trong", tự tìm đến cuộc sống ẩn sĩ "an bần lạc đạo".
+ Hồ Chí Minh: ở giữa thiên nhiên do điều kiện cách mạng bắt buộc, Bác thiếu thốn mọi thứ từ đồ dùng, thực phẩm, cho tới nhà ở. Người hoạt động cách mạng, tìm đường hướng cứu nước giúp đời.
Qua bài thơ "Tức cảnh Pác Bó" có thể thấy rõ Bác Hồ cảm thấy vui thích , thoải mái khi sống giữa thiên nhiên .Nguyễn Trãi cũng từng ca ngợi "Thú Lâm Tuyền" trong bài ca Côn Sơn .Hãy cho biết "Thú Lâm Tuyền" ở Nguyễn Trãi và ở Bác Hồ có gì gống nhau và khác nhau
Qua bài thơ Tức cảnh Pác Bó (Ngữ văn 8, tập II) có thể
thấy rõ Bác Hồ cảm thấy vui thích, thoải mái khi sống giữa thiên
nhiên. Nguyễn Trãi cũng đã từng ca ngợi “thú lâm tuyền” trong bài
thơ Côn Sơn ca (Ngữ văn 7, tập I) mà em đã được học. Em hãy cho
biết “thú lâm tuyền” (từ Hán Việt: lâm là rừng, tuyền là suối) ở
Nguyễn Trãi và ở Hồ Chí Minh có gì giống và khác nhau ?Qua bài thơ Tức cảnh Pác Bó (Ngữ văn 8, tập II) có thể
thấy rõ Bác Hồ cảm thấy vui thích, thoải mái khi sống giữa thiên
nhiên. Nguyễn Trãi cũng đã từng ca ngợi “thú lâm tuyền” trong bài
thơ Côn Sơn ca (Ngữ văn 7, tập I) mà em đã được học. Em hãy cho
biết “thú lâm tuyền” (từ Hán Việt: lâm là rừng, tuyền là suối) ở
Nguyễn Trãi và ở Hồ Chí Minh có gì giống và khác nhau ?
Hãy so sánh “thú lâm tuyền” của Nguyễn Trãi và của Bác có gì giống nhau và khác?
- Giống: Có cùng chung một tình cảm gắn bó chan hòa với tạo vật: rất yêu thích thiên nhiên và đặc biệt thích thú khi được sống giữa thiên nhiên, hòa mình với suối rừng, gió trăng, non xanh nước biếc.
- Khác: Người xưa tìm đến thú lâm tuyền vì cảm thấy bất lực trước thực tế, xã hội, muốn “lánh đục về trong”, tự an ủi bằng lối sống “an bần lạc đạo”. Với Hồ Chí Minh, sống hòa nhịp với lâm tuyền nhưng vẫn nguyên vẹn cốt cách chiến sĩ; với Nguyễn Trãi một cảnh trí thiên nhiên khoáng đạt thanh tĩnh nên thơ trong Côn Sơn Ca đó chính là cuộc sống lâm tuyền một biểu hiện của cuộc đời người cách mạng.
mik hỏi các bạn lớp 8 chút nha~!
So sánh thú lâm tuyền của Bác Hồ với Nguyễn Trãi có gì giống và khác nhau?
( Các bạn học rồi thì chép lại giúp mình nha.......Còn ai chưa học mà thấy trên mạng thì sao chép giúp mình........Ủng hộ các bạn bạn hk r......giúp mik nha )
Giống : cả hai đều thích hòa hợp vs thiên nhiên , cảnh vật, đều vui thú vs rừng núi, suối khe . Đều tìm thấy trong trốn lâm tuyền một cuộc sống thanh cao, hợp vs cách sống của mình.
Khác : " thú lâm tuyền " ở Nguyễn Trãi mang tư tưởng của một ẩn sĩ, muốn tìm đến chốn rừng núi để ẩn dật , quên đi những vinh nhục của đời người, xa lánh cõi đời nhơ bẩn và để ngâm thơ nhàn .
- Còn ở Bác mang tư tưởng của một chiến sĩ cách mạng.
Chúc bạn học tốt!
*GIỐNG : cả hai đều thích hòa hợp vs thiên nhiên , cảnh vật, đều vui thú vs rừng núi, suối khe . Đều tìm thấy trong trốn lâm tuyền một cuộc sống thanh cao, hợp vs cách sống của mình.
*KHÁC : - " thú lâm tuyền " ở Nguyễn Trãi mang tư tưởng của một ẩn sĩ, muốn tìm đến chốn rừng núi để ẩn dật , quên đi những vinh nhục của đời người, xa lánh cõi đời nhơ bẩn và để ngâm thơ nhàn .
- Còn ở Bác mang tư tưởng của một chiến sĩ cách mạng.
Các bạn ơi.........ưu tiên những bạn hk r hơn nha
Khi nhận xét về Bác Hồ, nhiều nhà thơ, nhà nghiên cứu đều có chung nhận định: “Trong người Bác luôn có sẵn cái thú lâm tuyền”. “Thú lâm tuyền” ở đây có nghĩa là:
A. Bác Hồ luôn yêu quý và thường hay nuôi dưỡng những con thú để bầu bạn với mình.
B. Bác luôn yêu thích thiên nhiên, sống gần gũi, hòa hợp với hiên nhiên.
C. Đó là những con vật ở chốn núi rừng.
D. Sở thích đi săn thú của Bác Hồ.
1.Bài thơ thuộc thể thơ gì? Hãy kể tên một số bài thơ cũng thể thơ này mà em đã học.
2. Nhận xét về giọng điệu chung của bài thơ. Tâm trạng của Bác Hồ ở Pác Bó được thể hiện như thế nào qua bài thơ? Vì sao Bác lại cảm thấy cuộc sống gian khổ đó “thật là sang”?
3*. Qua bài thơ, có thể thấy rõ, Bác Hồ cảm thấy vui thích, thoải mái khi sống giữa thiên nhiên. Nguyễn Trãi cũng từng ca ngợi “thú lâm tuyền” (niềm vui thú được sống với rừng, suối) trong bài Côn Sơn ca. Hãy cho biết “thú lâm tuyền” ở Nguyễn Trãi và ở Bác Hồ có gì giống và khác nhau.
Câu hỏi 1. Bài thơ thuộc thể thơ gì? Hãy kể tên một số bài thơ cùng thể thơ này mà em đã học.
- Bài thơ thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt (mỗi bài có bốn câu, mỗi câu bảy chữ).
- Một sô bài thơ thuộc thể thơ tứ tuyệt đã học ở lớp 7: Cảnh khuya, Nquyên tiêu (Rằm tháng giêng).
Câu hỏi 2. Nhận xét về giọng điệu chung của bài thơ. Tâm trạng của Bác Hồ ở Pác Bó được biểu hiện như thế nào qua bài thơ? Vì sao Bác cảm thấy cuộc sống gian khổ đó “thật là sang” ?
- Bài thơ tuân thủ chặt chẽ quy tắc và cấu trúc của một bài thơ tứ tuyệt nhưng vẫn toát lên một cảm giác phóng khoáng, sảng khoái. Giọng điệu bài thơ tự nhiên, thoải mái, pha chút hóm hỉnh, vui đùa.
- Hoàn cảnh sinh hoạt của Bác khi ở Pác Bó hết sức khó khăn, gian khổ : ngủ trong hang tối và lạnh, nhiều khi chỉ ăn cháo bẹ rau măng, bàn làm việc là một tảng đá chông chênh. Câu thơ đầu nói về việc ở có giọng điệu thoải mái, vui tươi; có hai vế sóng đôi (sánq ra - tối vào) tạo cảm giác nhịp nhàng, nề nếp làm hiện lên hình ảnh Bác ung dung, hòa điệu cùng nhịp sống của núi rừng. Câu thứ hai nói về cái ãn có nét gì đó vui đùa. Cái ăn thì đầy đủ, dư thừa, luôn có sẵn (vẫn sẵn sàng). Câu thứ ba nói về điều kiện làm việc còn khó khăn, tạm bợ nhưng Bác vẫn cảm thấy thoải mái. Những câu thơ có giọng khẩu khí, nói cho vui, có phần nào khoa trương nhưng niềm vui thích, sự sảng khoái của Bác là rất thật, không chút gượng gạo, “lên gân”.
- Bác cảm thấy cuộc sống gian khổ đó “thật là sang” bởi nhiểu nguyên nhân. Thứ nhất, hoàn cảnh sống ở Pác Bó rất phù hợp với cái “thú lâm tuyền” của Bác : “Riêng phần tôi thì làm một cái nhà nho nhỏ, nơi có non xanh, nước biếc để câu cá, trồng hoa, sớm chiểu làm bạn với cụ già hái củi, em trẻ chăn trâu...” (Lời Bác phát biểu với các nhà báo tháng 1 - 1946). Thứ hai, lúc này, Bác đang rất vui vì Bác tin vào thời cơ giải phóng dân tộc đang đến gần. So với niềm vui lớn lao đó thì những gian khổ trong sinh hoạt chẳng có nghĩa lí gì, thậm chí nó còn trở nên sang trọng.
Câu hỏi 3. Qua bài thơ, có thể thấy rõ Bác Hồ cảm thấy vui thích, thoải mái khi sống giữa thiên nhiên. Nguyễn Trãi đã từng ca ngợi “thú lâm tuyền” (niềm vui thú được sống với rừng, suối) trong bài Côn Sơn ca. Hãy cho biết “thú lâm tuyền” ở Nguyên Trãi và ờ Bác Hồ có gì giống và khác nhau.
Bài thơ Côn Sơn ca Nguyễn Trãi :
Côn Sơn suối cháy rì rầm,
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
Côn Sơn cố đá rêu phơi,
Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm.
Trong lèn thông mọc như nêm,
Tha hồ muôn lọng ta xem chốn nằm.
Trong rừng có bóng trúc rám,
Giữa màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.
Về đi, sao chẳng sớm toan.
Nửa đời vướng víu bụi trần làm chi ?
Muôn chung nghìn vạc cần gì,
Cơm rau nước lã đủ tùy phận thôi !...
(Bản dịch trong Thơ chữ Hán Nguyễn Trãi, NXB Văn hóa, Hà Nội, 1962). Bài thơ trên và bài Tức cảnh Pác Bó đều thể hiện niềm vui “thú lâm tuyền” của chủ thể trữ tình. Nguyễn Trãi tìm đến thú lâm tuyền vì cảm thấy bất lực trước thực tế đời sống, muốn “lánh đục về trong”, an ủi mình bằng lối sống “an bần lạc đạo”. Tuy đó là lối sống thanh cao, khí tiết nhưng vẫn là lối sống tiêu cực của ông. Còn Hồ Chí Minh, sống hòa nhập với núi rừng, sông suối nhưng vẫn giữ được cốt cách của người chiến sĩ cách mạng. Nhân vật trữ tình trong Tức cảnh Pác Bó tuy mang dáng dấp của một ẩn sĩ nhưng thực chất là một chiến sĩ. Câu thơ bàn đá chông chênh dịch sử Đảng thể hiện rõ điểu này. Vần trắc trong ba tiếng dịch sử Đảng làm toát lên vẻ khỏe khoắn, mạnh mẽ, gân guốc góp phần khắc họa đậm nét hình tượng người chiến sĩ cách mạng vừa chân thực, sinh động vừa uy nghi, lồng lộng.
1.Bài thơ thuộc thể thơ gì? Hãy kể tên một số bài thơ cũng thể thơ này mà em đã học.
2. Nhận xét về giọng điệu chung của bài thơ. Tâm trạng của Bác Hồ ở Pác Bó được thể hiện như thế nào qua bài thơ? Vì sao Bác lại cảm thấy cuộc sống gian khổ đó “thật là sang”?
3*. Qua bài thơ, có thể thấy rõ, Bác Hồ cảm thấy vui thích, thoải mái khi sống giữa thiên nhiên. Nguyễn Trãi cũng từng ca ngợi “thú lâm tuyền” (niềm vui thú được sống với rừng, suối) trong bài Côn Sơn ca. Hãy cho biết “thú lâm tuyền” ở Nguyễn Trãi và ở Bác Hồ có gì giống và khác nhau.
1.Bài thơ thuộc thể thơ gì? Hãy kể tên một số bài thơ cũng thể thơ này mà em đã học.
- Bài thơ thuộc thể thơ tứ tuyệt.
_ Một số bài thơ được viết cùng thể thơ đã học: ''Cảnh Khuya'' - Hồ Chí Minh, ''Rằm tháng Giêng'' - Hồ Chí Minh2. Nhận xét về giọng điệu chung của bài thơ.
Đó là giọng sảng khoái, tự nhiên, pha chút vui đùa hóm hỉnh.
Tâm trạng của Bác Hồ ở Pác Bó được thể hiện như thế nào qua bài thơ?
Tâm trạng của Bác vẫn rất lạc quan dù sống trong gian khổ, hơn thế, Bác còn cảm thấy vui thích và thoải mái với cuộc sống nơi rừng núi hoang vu.
Vì sao Bác lại cảm thấy cuộc sống gian khổ đó “thật là sang”?
Vì những gian khổ ấy không làm mờ đi được niềm tin và niềm vui vì thời cơ của cuộc giải phóng đang tới gần. Có được niềm tin ấy thì những gian khổ nhỏ nhoi trong sinh hoạt cá nhân kia có nghĩa lí gì, thậm chí, tất cả đều trở nên sang trọng cả.
3*. Qua bài thơ, có thể thấy rõ, Bác Hồ cảm thấy vui thích, thoải mái khi sống giữa thiên nhiên. Nguyễn Trãi cũng từng ca ngợi “thú lâm tuyền” (niềm vui thú được sống với rừng, suối) trong bài Côn Sơn ca. Hãy cho biết “thú lâm tuyền” ở Nguyễn Trãi và ở Bác Hồ có gì giống và khác nhau.
*Giống:
Đều là vui với cái nghèo, giữ tâm hồn trong sạch; đều là một tình cảm thanh cao, một nét đẹp có truyền thống từ xưa.
*Khác:
- Nguyễn Trãi tìm đến thú lâm tuyền vì cảm thấy bất lực trước thực tế đời sống, muốn “lánh đục về trong”, an ủi mình bằng lối sống “an bần lạc đạo”. Tuy đó là lối sống thanh cao, khí tiết nhưng vẫn là lối sống tiêu cực của ông.
- Hồ Chí Minh sống hòa nhập với núi rừng, sông suối nhưng vẫn giữ được cốt cách của người chiến sĩ cách mạng. Nhân vật trữ tình trong Tức cảnh Pác Bó tuy mang dáng dấp của một ẩn sĩ nhưng thực chất là một chiến sĩ.
1. Bài thơ được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt. Có thể kể tên một số bài thơ cùng thể thơ với bài này đã học như: Sông núi nước Nam, Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra, Xa ngắm thác núi Lư, Cảnh khuya, Rằm tháng riêng,…
2. Giọng điệu chung của bài thơ là giọng sảng khoái, tự nhiên, hóm hỉnh pha chút vui đùa. Điều đó cho thấy, dù sống trong gian khổ nhưng tâm trạng của Bác vẫn rất lạc quan, hơn thế, Bác còn cảm thấy vui thích và thoải mái với cuộc sống nơi rừng núi hoang vu. Làm cách mạng và được sống hoà hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn của nhà cách mạng, nhà thơ Hồ Chí Minh
Những năm tháng sống và làm việc ở Pác Bó, thực tế Bác đã phải trải qua rất nhiều những khó khăn. Thế nhưng những gian khổ ấy, những cháo bẹ, rau măng, bàn đá chông chênh,…không làm mờ đi được niềm tin và niềm vui vì thời cơ của cuộc giải phóng đang tới gần. Có được niềm tin ấy thì những gian khổ nhỏ nhoi trong sinh hoạt cá nhân kia có nghĩa lí gì, thậm chí, tất cả đều trở nên sang trọng cả. Bài thơ cho thấy cá nhân cách cao khiết của Hồ Chí Minh, cho thấy sự hi sinh thầm lặng của người cho đất nước.
3. Nguyễn Trãi từng ca ngợi “thú lâm tuyền” (niềm vui thú được sống với rừng, suối) trong bài Côn sơn ca. Trong bài thơ này, Hồ Chí Minh cũng cho thấy niềm vui thú đó. Thế nhưng “thú lâm tuyền” của Nguyễn Trãi, ấy là cái “thú lâm tuyền” của người ẩn sĩ bất lực trước thực tế xã hội muốn “lánh đục về trong”, tự tìm đến cuộc sống “an bần lạc đạo”. Ở Hồ Chí Minh, cái “thú lâm tuyền” vẫn gắn với con người hành động, con người chiến sĩ. Nhân vật trữ tình trong bài thơ tuy có dáng vẻ của một ẩn sĩ nhưng thực tế đó lại là một người chiến sĩ đang tận tâm, tận lực vì tự do độc lập của non sông (Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng.
viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về "thú lâm tuyền" của bác hồ
Tham khảo:
- “Thú lâm tuyền” là niềm vui thú được sống với rừng, suối. Đây là một nét thanh cao, một nét đẹp cao quý có truyền thống từ xa xưa. - Niềm vui thú được sống với rừng, suối thể hiện trong Tức cảnh Pác Bó: + Câu thơ đầu nói về nơi ở của người chiến sĩ: nhịp 4/3 (sáng ra bờ suối I tối vào hang), nhịp điệu tạo thành hai vế sóng đôi. Câu thơ toát lên một cảm giác về sự nhịp nhàng, nề nếp: sáng ra, tối vào. Không gian: suối - hang, thời gian: sáng - tối, hoạt động: vào - ra. Nghệ thuật đối làm nổi bật thiên nhiên hoang sơ, nếp sống hài hòa, gắn bó với thiên nhiên của Bác. Giọng điệu cấu thơ rất thoải mái cho thấy sự ung dung, sự hòa nhịp của Bác Hồ với núi rừng nơi đây. Cuộc sống đều đặn với khung cảnh bờ suối bình dị, với nơi ở là hang tối. + Câu thơ thứ hai nói về việc ăn uống của người chiến sĩ: lương thực, thực phẩm đầy đủ, sẵn sàng. Đó chỉ là những thứ rất dân dã, sẵn có của núi rừng như cháo bẹ, rau măng. Câu thơ sử dụng nghệ thuật liệt kê, tái hiện chân thật cuộc sống của người chiến sĩ Cách mạng. Giọng thơ đùa vui, hóm hỉnh; câu thơ vẫn tiếp tục mạch cảm xúc hòa nhịp với cuộc sống núi rừng. Cuộc sống nơi đây nhiều gian khổ, khó khăn nhưng Người luôn vui thích, bằng lòng với cuộc sống ấy. Thậm chí Người còn cảm thấy rất thoải mái, rất sảng khoái. + Câu thơ thứ ba nói về nơi làm việc của người chiến sĩ: vẫn là một thứ tự nhiên của núi rừng nơi đây: bàn đá. Từ láy chông chênh vừa tạo hình, vừa gợi cảm. Đó là thế không vững chãi vì không có chỗ dựa. Bàn làm việc là tảng đá không chắc chắn nhưng Người vẫn làm việc say sưa, khỏe khoắn với công việc: dịch sử Đảng. Phép đối (đối ý, đối thanh) cho thấy điều kiện làm việc rất đơn sơ nhưng công việc rất lớn lao. Câu thơ mang giọng điệu mạnh mẽ, khắc họa chân thực, sinh động phong thái ung dung, lạc quan của người chiến sĩ. + Ba câu thơ đầu thể hiện một cách đầy đủ niềm vui thú được sống với 'ùng, suôi của Bác Hồ. Cuộc sống của Bác nhiều gian khổ, khó khăn nhưng Bác hoa nhịp với cuộc sống núi rừng ấy, với suôi, với hang, với cháo bẹ, với rau măng, với bàn đá. Cuộc sông đó với Người không những không nghèo khổ, thiếu thốn mà còn dư thừa, sang trọng. Có được điều đó là do tinh thần lạc quan của Bác. Vì thế, cuộc đời cách mạng với Bác thật là sang. - Học sinh thấy rõ sự giống và khác nhau giữa “thú lâm tuyền” của người xưa và của Hồ Chí Minh. Đó đều là sự thích thú được sống cùng thiên nhiên. Nhưng người xưa gặp lúc thời thế đảo lộn, cảm thấy bất lực trước thời thế thường tìm đến chốn ẩn dật làm bạn cùng núi rừng, hoa cỏ để giữ tâm hồn trong sạch. Đó là lôi sông “lánh đục về trong”, “an bần lạc đạo”. Còn Hồ Chí Minh sông hòa nhịp với núi rừng để hoạt động cách mạng. Cuộc sống lâm tuyền là một biểu hiện của cuộc đời cách mạng, cuộc đời của một chiến sĩ (chứ không phải cuộc đời của một ẩn sĩ như người xưa). Vì thế, “thú lâm tuyền” của Bác Hồ thể hiện cốt cách cao đẹp của một người chiến sĩ cách mạng
tham khảo :(nguồn lazi)
- “Thú lâm tuyền” là niềm vui thú được sống với rừng, suối. Đây là một nét thanh cao, một nét đẹp cao quý có truyền thống từ xa xưa. - Niềm vui thú được sống với rừng, suối thể hiện trong Tức cảnh Pác Bó: + Câu thơ đầu nói về nơi ở của người chiến sĩ: nhịp 4/3 (sáng ra bờ suối I tối vào hang), nhịp điệu tạo thành hai vế sóng đôi. Câu thơ toát lên một cảm giác về sự nhịp nhàng, nề nếp: sáng ra, tối vào. Không gian: suối - hang, thời gian: sáng - tối, hoạt động: vào - ra. Nghệ thuật đối làm nổi bật thiên nhiên hoang sơ, nếp sống hài hòa, gắn bó với thiên nhiên của Bác. Giọng điệu cấu thơ rất thoải mái cho thấy sự ung dung, sự hòa nhịp của Bác Hồ với núi rừng nơi đây. Cuộc sống đều đặn với khung cảnh bờ suối bình dị, với nơi ở là hang tối. + Câu thơ thứ hai nói về việc ăn uống của người chiến sĩ: lương thực, thực phẩm đầy đủ, sẵn sàng. Đó chỉ là những thứ rất dân dã, sẵn có của núi rừng như cháo bẹ, rau măng. Câu thơ sử dụng nghệ thuật liệt kê, tái hiện chân thật cuộc sống của người chiến sĩ Cách mạng. Giọng thơ đùa vui, hóm hỉnh; câu thơ vẫn tiếp tục mạch cảm xúc hòa nhịp với cuộc sống núi rừng. Cuộc sống nơi đây nhiều gian khổ, khó khăn nhưng Người luôn vui thích, bằng lòng với cuộc sống ấy. Thậm chí Người còn cảm thấy rất thoải mái, rất sảng khoái. + Câu thơ thứ ba nói về nơi làm việc của người chiến sĩ: vẫn là một thứ tự nhiên của núi rừng nơi đây: bàn đá. Từ láy chông chênh vừa tạo hình, vừa gợi cảm. Đó là thế không vững chãi vì không có chỗ dựa. Bàn làm việc là tảng đá không chắc chắn nhưng Người vẫn làm việc say sưa, khỏe khoắn với công việc: dịch sử Đảng. Phép đối (đối ý, đối thanh) cho thấy điều kiện làm việc rất đơn sơ nhưng công việc rất lớn lao. Câu thơ mang giọng điệu mạnh mẽ, khắc họa chân thực, sinh động phong thái ung dung, lạc quan của người chiến sĩ. + Ba câu thơ đầu thể hiện một cách đầy đủ niềm vui thú được sống với 'ùng, suôi của Bác Hồ. Cuộc sống của Bác nhiều gian khổ, khó khăn nhưng Bác hoa nhịp với cuộc sống núi rừng ấy, với suôi, với hang, với cháo bẹ, với rau măng, với bàn đá. Cuộc sông đó với Người không những không nghèo khổ, thiếu thốn mà còn dư thừa, sang trọng. Có được điều đó là do tinh thần lạc quan của Bác. Vì thế, cuộc đời cách mạng với Bác thật là sang. - Học sinh thấy rõ sự giống và khác nhau giữa “thú lâm tuyền” của người xưa và của Hồ Chí Minh. Đó đều là sự thích thú được sống cùng thiên nhiên. Nhưng người xưa gặp lúc thời thế đảo lộn, cảm thấy bất lực trước thời thế thường tìm đến chốn ẩn dật làm bạn cùng núi rừng, hoa cỏ để giữ tâm hồn trong sạch. Đó là lôi sông “lánh đục về trong”, “an bần lạc đạo”. Còn Hồ Chí Minh sông hòa nhịp với núi rừng để hoạt động cách mạng. Cuộc sống lâm tuyền là một biểu hiện của cuộc đời cách mạng, cuộc đời của một chiến sĩ (chứ không phải cuộc đời của một ẩn sĩ như người xưa). Vì thế, “thú lâm tuyền” của Bác Hồ thể hiện cốt cách cao đẹp của một người chiến sĩ cách mạng
Tham khảo :
Hồ Chí Minh là nhân vật lịch sử lỗi lạc của dân tộc ta, là nhà thơ lớn, danh nhân văn hóa thế giới. Cuộc đời thơ ca của Người luôn song hành với cuộc đời chính trị. Người đã để lại cho đất nước một sự nghiệp văn chương đồ sộ và phong phú. Trong đó, hay nhất là bài thơ "Tức cảnh Pác Bó",được ra đời trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp vô cùng khó khăn, gian khổ. Lúc bấy giờ Bác phải sống và làm việc trong hoàn cảnh hết sức thiếu thốn: ở trong hang Pác Bó; ăn cháo ngô thay cơm, ăn măng rừng thay rau; bàn làm việc là bàn đá chông chênh bên bờ suối Lê- nin cạnh hang. Bài thơ đã diễn tả được phong thái ung dung ,tinh thần lạc quan yêu đời, "thú lâm tuyền" khoáng đạt, tươi sáng của Bác.
Trước hết ta nên hiểu ”thú lâm tuyền” là : cách chơi vui thú,tao nhã của Bác trong rừng xanh núi đỏ,lâm tuyền là rừng núi và khe suối nước chảy ,thú vui của Bác là yêu thiên nhiên ,yêu rừng Pác Bó,cỏ cây hoa lá chim muông và cả cái tiếng nước róc rách dứoi khe cũng nên thơ hữu tình trong thơ tức cảnh của Người .
Mở đầu bài thơ Bác viết:
''Sáng ra bờ suối, tối vào hang"
Ngay câu đầu tiên Bác đã mở ra trước mắt người đọc một nề nếp sinh hoạt rất đều đặn, nhịp nhàng của mình, tuần hoàn theo thời gian nhất định, từ sáng tới tối đều gắn bó với thiên nhiên .Với nghệ thuật đối: "sáng- tối", "ra- vào", "bờ suối- hang", Bác đã vẽ lên một bức tranh thiên nhiên sinh động tương phản thật hài hòa, hợp lí.
"Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng”
Nếu câu thơ thứ 1 nói về công việc nơi ở của Bác thì câu thơ thứ 2 lại nói đến cuộc sống sinh hoạt ăn uống thường nhật của Bác , ở nơi rừng núi thiếu thốn trăm bề , Bác chỉ ăn những thứ sẵn có của núi rừng :cháo bẹ , rau măng. Dù khó khăn là vậy nhưng Bác vẫn luôn hài lòng , chấp nhận,sẵn sàng vượt lên khó khăn trắc trở.
Tiếp theo ở câu thứ 3 :
"Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng"
Đã cho thấy vẻ đẹp của người chiến sỹ cách mạng. Bờ suối Lê- nin bên hang Pác Bó nước chảy róc rách, cạnh đó là chiếc bàn đá và quyển sách, hình ảnh Bác Hồ hiện lên như một yếu tố quan trọng đưa bức tranh thiên nhiên tươi đẹp ấy từ tĩnh sang động. "Thú lâm tuyền" của Bác được thể hiện rõ nhất ở câu này.Dù hoàn cảnh ở thực tại có khó khăn trắc trở nhưng dường như không thể cản được việc lớn (dịch sử Đảng) của Bác ,từ đó ta càng thấy rõ hơn tinh thần lạc quan, phong thái ung dung, tình yêu thiên nhiên luôn tiềm tàng trong con người của Bác .
Câu cuối bài thơ như một lời tự nhận xét của Bác về cuộc đời cách mạng của mình:
"Cuộc đời cách mạng thật là sang"
Câu thơ ấy đã gợi cho người đọc nhiều suy nghĩ. Tuy làm cách mạng gian khổ là vậy nhưng đối với một vị lãnh tụ lại thật là "sang". Cái "sang" này không phải là "sang" về mặt vật chất mà là "sang" về tinh thần. Được hoạt động cách mạng để cứu nước là một niềm vui đối với Bác, niềm vui này không thể mua được. Nó là vô giá!
Có thể nói, bằng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt,nghệ thuật đối, cùng giọng văn hóm hỉnh, bài thơ "Tức cảnh Pác Bó" đã cho chúng ta thấy "thú lâm tuyền" của Bác thật khoáng đạt, qua đó còn cho thấy tinh thần lạc quan, tình yêu đất nước sâu nặng luôn tiềm tàng trong con người đáng kính này.
1) Trong thơ, Bác hay nói tới cái "sang" của người làm cách mạng, kể cả khi chịu cảnh tù đày. em biết những câu thơ nào như thế?
2) Người xưa thường ca ngợi thú lâm tuyền (niềm vui thú được sống với suối rừng). Theo em thú lâm tuyền cảu Bcá có gì khác người xưa?
2)
giống: "Thú lâm tuyền" của bác và Nguyễn Trãi đều vui với cảnh nghèo nhưng thanh cao, trong sạch; sống giao hòa với thiên nhiên với núi rừng, xa lánh cuộc đời trần tục.
Khác:
Nguyễn Trãi từng ca nghợi"thú lâm tuyền"(niềm vui thú được sống với rừng, suối) trong bài Côn sơn ca.Trong bài thơ này, Hồ Chí Minh cũng cho thấy niềm vui đó. Thế nhưng " thú lâm tuyền" của Nguyễn Trãi là cái "thú lâm tuyền" của người ẩn sĩ bất lực trước thực tế xã hội muốn"lánh đục về trong", tự tìm đến cuộc sống " an bần lạc đạo".
Ở Hồ Chí Minh, cái " thú lâm tuyền" vẫn gắn với con người chiến sĩ. Nhân vật trữ tình trong bài thơ tuy có dáng vẻ của một ẩn sĩ nhưng thực tế đó lại là một người chiến sĩ đang tận tâm, tận lực vù tự do độc lập của non sông
Sang ở đây là sang trọng, cao sang, nghĩa là rất đủ đầy, rất cao quý. Con người ở vào hoàn cảnh cao sang, nhất là “thật là sang” thì hạnh phúc có thể coi là đã đến mức tột độ. Vậy mối liên hệ giữa mạch thơ gian khổ tột cùng kia với câu. kết, với chữ “sang” như thế nào ? Có lẽ nên hiểu chữ “sang” và ý câu kết nghiêng về phía trí tuệ, phía tinh thần được lọc chắt ra từ chính chặng đường gian khổ ấy. sở dĩ Người cảm thấy nó “thật là sang” là bởi vì nó là “cuộc đời cách mạng”, được cống hiến cho cách mạng. Với những người cách mạng, nhất là những người dẫn đường như Bác (“Người đi trước nghìn sương muôn tuyết – Dắt dìu dân, nước Việt Nam ta” – Tố Hữu, Ba mươi năm đời ta có Đảng) thì gian khổ, khó khăn là sự trả giá, nói như Nguyễn Trãi : “Khó khăn thì mặc có màng bao“. Gian khổ thiếu thốn tột cùng mà bảo là “sang” chính vì lẽ đó. Thử so sánh hai hoàn cảnh sống : ở Pác Bó, Việt Nam và hơn một năm sau đó, gần 30 nhà ngục ở Quảng Tây, Trung Quốc dưới thời Tưởng Giới Thạch, điều kiện tinh thần tuy hoàn toàn khác nhau, nhưng về vật chất, hoàn cảnh sống của Người không hơn là mấy. Nói như thế mà thương Bác vô cùng, hiểu Bác vô cùng. Trong gian truân, Người đâu nghĩ đến bản thân mình. Nghĩ đến sự nghiệp của cách mạng, của đất nước mà Người vui, nhất là tin, tin về thời cơ giành độc lập đang tới gần. Vậy nhãn tự của bài thơ nên đặt ở chữ sang hay đặt ở cụm từ “cuộc đời cách mạng” ? Bởi “cuộc đời cách mạng” mới là bản lề khép mở bài thơ. Nó vừa đúc kết, chiêm nghiệm vừa là sự sang trang. Cách nói này không phải là cách nói cho vui theo hệ thống ý nghĩa được phân tích ở trên mà là những cảm nhận có thực ở Người. Khẩu khí này khác hẳn với những câu thơ Người viết hơn một năm sau đó như “Ăn cơm nhà nước ở nhà công” hoặc “Rồng uốn vòng quanh chân với tay”, trong Nhật kí trong tù. Bởi lẽ cái thiếu thốn đoạ đày nơi tù ngục với Người là một thứ cực hình tra tấn, còn ở bài thơ đang phân tích, nó lại là một niềm vui, nguồn cảm hứng thi nhân.
hok tốt