Những câu hỏi liên quan
MiRi
Xem chi tiết
︵✰Ah
15 tháng 1 2022 lúc 20:12

Tham Khảo

Câu 1 

Qua bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương, hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến hiện lên rất rõ ràng. Hai câu đầu nói về sự xinh đẹp của họ: "trắng" là màu sắc của làn da, "tròn" là vẻ đẹp đầy đặn phúc hậu. Vẻ đẹp nội tâm được bộc lộ rõ trong cụm từ "tấm lòng son". Sự trong trắng, tròn trịa trong cách ứng xử, tấm lòng thủy chung son sắt. Thành ngữ "ba chìm bảy nổi" được tác giả biến đổi thành "bảy nổi ba chìm", từ đó ta thấy thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến chìm nổi bấp bênh, lênh đênh không tự quyết định được số phận của mình. Cuộc sống của họ sướng hay khổ đều phải phụ thuộc vào người khác và sự may rủi. Câu cuối là lời khẳng định dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, họ vẫn giữ tấm lòng thủy chung son sắt cùng với những phẩm chất tốt đẹp của mình. Qua bài thơ, Hồ Xuân Hương đã gián tiếp lên án xã hội phong kiến.

Câu 2 
Trường học là một thế giới diệu kỳ, là nơi thắp sáng những ước mơ, cũng là nơi nuôi dưỡng nó. Bước qua cánh cổng trường là chúng ta bước vào thế giới tri thức với vô vàn những điều mới lạ và kì thú. Người mẹ trong “Cổng trường mở ra” của nhà văn Lý Lan đã nói với con một câu triết lí đầy cảm xúc: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con. Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.

Sự kì diệu ở đây không phải là một phép nhiệm màu nào đó của bà Tiên hay ông Bụt. Không phải là thứ đặc biệt mà trần gian không có. Không phải là thứ biến hóa từ vật này sang vật khác. Mà đó là tất cả những thứ mà mỗi con người cần khám phá, vượt qua.

Ở nơi gọi là diệu kì ấy có cả niềm vui thất bại, có cả những điều bất ngờ xảy ra. Và đặc biệt hơn, ở đây rèn luyện cách cảm nhận niềm vui, cảm nhận sự thăng hoa của cuộc đời. Cũng là nơi cho ta biết cách chấp nhận sự thất bại cho dù thất bại làm cho tình thần hoảng loạn, thiếu tự tin. Giúp chúng ta đứng dậy sau khi ngã.

Trong thế giới kì diệu ấy, chúng ta có cả một kho tàng kiến thức nhân loại. Ta có thế biết về nguồn gốc của loài người, biết về những đức hi sinh cao cả đã đổi lại cuộc sống thanh bình cho ta ngày hôm nay. Nó cũng giúp ta hiểu được những điều bí ẩn của thế giới tự nhiên, cho ta những đáp án cho các câu hỏi “vì sao”.

Nơi kì diệu đó có thể bồi dưỡng tâm tư tình cảm của chúng ta. Nơi đó cho ta một màu xanh hi vọng mỗi khi ta buồn hay chán nản. Cho ta một niềm tin tuyệt đối vào bản thân để ta không cảm thấy xấu hổ hay tự ti về mình. Nó cũng khuyên ta nên đón nhận những điều tốt đẹp mà cuộc sống ban tặng, rũ bỏ những u buồn những xấu xa ra khỏi tâm hồn. Rồi ta biết cứng rắn hơn, mạnh mẽ hơn, kiên cường hơn. Ta cũng hiểu được câu nói “Cuộc sống là luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu”

Và đặc biệt , thế giới kì diệu ấy cho ta những người cha người mẹ dạy dỗ, yêu thương ta, những người bạn luôn sẻ chia vui buồn. Trong lá thư “Xin thầy hãy dạy cho con tôi” gửi cho thầy hiệu trưởng của tổng thống Mỹ A-Lin-côn đã khẳng định rằng trường học sẽ mang lại mọi thứ cho con người. Và với tôi trường học luôn luôn là thế giới kì diệu

hanh hoang
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Giang
25 tháng 10 2021 lúc 15:32

Tham khảo nhé!

Có thể so sánh và ví von rằng trong vũ trụ có nhiều kì quan nhưng kì quan tuyệt phẩm và thật kỳ vĩ. Nhưng ta như nhận thấy được huyền bí nhất có lẽ là phụ nữ. Dễ dàng có thể nhận thấy được rằng chính trong xã hội ngày nay, ta dường như cũng nhận thấy được chính vai trò và hình ảnh của người phụ nữ cũng như đã được tôn vinh hơn hẳn những thời kì lịch sử trước. Ta nhận thấy được cũng chính trong những thời kì nước ta đang đắm chìm trong đêm đen loạn lạc của chế độ phong kiến hà khắc. Theo quy luật phát triển ta như nhận thấy được sự khác biệt rõ rệt của người phụ nữ xưa và người phụ nữ nay.

Người phụ nữ được coi là phái đẹp và điều đó cũng đúng, vai trò của người phụ nữ như ngày càng có vị thế cũng như chỗ đứng vững chắc trong xã hội hiện đại. Thật không khó có thể nhận ra được rằng trong xã hội người phụ nữ luôn được coi trọng. Nhưng đó là thời nay, ta thử theo người dòng thời gian về xã hội cũ để có thể nhìn nhận thấy được người phụ nữ trong xã hội xưa như thế nào.

Thân phận của người phụ nữ xưa như thật nhỏ bé, họ luôn luôn bị chèn ép bởi các thế lực trong xã hội. Họ là những người phụ nữ đức hạnh, họ thông minh họ xinh đẹp nhưng lại bị xã hội đối xử bất công giống như tác giả Nguyễn Du có than lên:

"Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung"

Người phụ nữ trong xã hội cũ dường như họ không được hưởng bất cứ một thứ quyền lợi, không được hưởng một chút tự do. Ta như nhận thấy được rằng họ dường như cũng thật bất công đối với họ. Thế rồi lại có biết bao nhiêu những hủ tục phong kiến thối nát đã tạo nên khổ đau cho người phụ nữ. Thực sự thì chính số phận của họ không thoát khỏi nanh vuốt của xã hội vô lý đó. Nhưng thông qua đây ta như nhận thấy được rằng tất cả những vẻ đẹp từ hình thức đến tâm hồn của họ thì luôn luôn đáng ca ngợi và cũng thật đáng trân trọng và nâng niu biết bao nhiêu.

Không thể phủ nhận được chính trong xã hội phong kiến xưa, quyền sống còn của con người mà nhất là quyền sống của người phụ nữ lúc này đây như là chỉ mảnh treo chuông và cũng không có gì đảm bảo để tồn tại. Có lẽ rằng chính cuộc sống của họ cũng có thể được ví như “chim trong lồng, cá trong chậu”. Người phụ nữ họ dường như cũng không thể làm chủ được bản thân, làm chủ được cuộc sống của chính bản thân mình dẫu cho họ chỉ khát khao một điều giản đơn có được cuộc sống bình dị. Thế nhưng ngay cả cái mơ ước, niềm mong mỏi của những người phụ nữ xưa ta như thấy quá đỗi tầm thường, bình dị nhưng họ lại chẳng bao giờ có thể với tới được cái ước mơ và mong muốn đó.

 

Người phụ nữ ở trong thời đại nào cũng vậy, nói đến người phụ nữ là nói đến sự cần cù, nhẫn nại, chịu thương, chịu khó hơn nữa trong họ lại có được sự hy sinh và lòng thủy chung son sắt. Người phụ nữ hiện đại không chỉ biết nội trợ, chăm lo cuộc sống gia đình, thế rồi ngay cả khi đất nước hội nhập, thì những đức tính đó vẫn như luôn luôn sáng lòa.

Người phụ nữ là người nhóm ngọn lửa hạnh phúc tin yêu. Ta như nhận thấy được rằng ở họ thì những cống hiến cho gia đình không bao giờ vơi cạn. Người phụ nữ trong thời hiện đại họ rất năng động và hoạt bát không kém gì những đấng mày râu cả, thậm chí họ còn làm tốt hơn cánh đàn ông gấp nhiều lần. Người phụ nữ hiện đại luôn luôn biết làm mới mình. Không chỉ “giỏi việc nước, đảm việc nhà”. Nếu như người ta cứ quan niệm người đàn ông luôn là trụ cột của gia đình nhưng cho đến nay quan niệm đó như dần bị thay đổi. Ta như nhận thấy được người phụ nữ hiện đại cũng hoàn toàn có thể là trụ cột gia đình mà còn phải là bờ vai vững chắc, cánh tay khỏe để cùng chia sẻ việc nhà, những vui buồn cùng bà xã. Ta như có thể nhận thấy được đó cũng chính là cách để vợ có thời gian chăm sóc con cái nhiều hơn và cống hiến cho xã hội hiện đại ngày nay.

Dễ nhận thấy được chính trong thời đại mới, bên cạnh vai trò quan trọng trong gia đình, người phụ nữ còn tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội. Kết quả đạt được đó chính là việc đang ngày càng có nhiều người trở thành chính trị gia, nhà khoa học nổi tiếng, nhà quản lý năng động. Ta như nhận thấy được hiện nay trong nhiều lĩnh vực, sự có mặt của người phụ nữ là không thể thiếu. Những tấm gương có thể kể ra đó chính là Chị Huỳnh Thị Như Lam, Trưởng phòng Nghiệp vụ Du lịch (Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch) cũng đã có những bộc bạch chia sẻ rất ý nghĩa đó chính là “Làm việc ngành Du lịch, mình phải đi đây, đi đó. Tính chất công việc thường xuyên, liên tục. Chưa kể những đợt đi công tác dài ngày. Nhưng làm sao để hài hòa giữa công việc và gia đình thì đó là cả “nghệ thuật””. Thông qua đây người ta như nhận thấy được sự quyết tâm, nữ quyền của người phụ nữ như càng được nêu cao. Người phụ nữ hiện đại không chỉ dễ dàng thực hiện ước mơ về sự làm chủ cuộc đời như trước mà họ còn hoàn toàn có thể làm những việc lớn hơn cho bản thân, cho gia đình và cả Tổ quốc non sông nữa.

Người phụ nữ xưa và phụ nữ ngày nay tuy có khác về những địa vị xã hội. Thời xưa họ bị coi thường thì đến thời hiện đại công lao của họ như đã được nhìn nhận lại, người phụ nữ hiện đại như năng động hơn rất nhiều. Tuy nhiên ta vẫn nhận thấy được họ lại có những điểm chung đó chính là sự chịu thương chịu khó và giàu đức tính tốt đẹp cần có của một người phụ nữ.

Nguyễn Ngọc Châu Anh
25 tháng 10 2021 lúc 15:39

.

Thái Quốc
Xem chi tiết
Nguyễn Bảo Anh
17 tháng 10 2021 lúc 12:19

Bạn tham khảo nha:

   Nguyễn Dữ sống ở thế kỷ XVI quê ở huyện Trường Tân nay là Thanh Miện – Hải Dương. Ông là học trò của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Các tác phẩm của ông đã đóng góp rất lớn cho nền văn học trung đại Việt Nam. Điển hình là "Truyền kỳ Mạn Lục" gồm có hai mươi câu chuyện nhỏ. Trong đó tiêu biểu là chuyện người con gái Nam Xương là câu chuyện thứ 16 của Truyền Kỳ Mạn Lục, được bắt đầu từ truyện "vợ chàng Trương". Qua việc xây dựng hình tượng Vũ Nương với đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp nhưng lại chịu nhiều oan khuất, Nguyễn Dữ đã bày tỏ lòng thương cảm với Vũ Nương, với những người có số phận hẩm hiu giống nàng.

   Vũ Nương tên thật là Vũ Thị Thiết, quê ở Nam Xương thuộc phủ Lý Nhân, xuất thân trong một gia đình nghèo khó, vừa có nhan sắc lại có đầy đủ đức hạnh. Vì thế Trương Sinh con nhà hào phú đã xin mẹ trăm lạng vàng để cưới về.

    Phẩm hạnh tốt đẹp của Vũ Nương được thể hiện rất rõ trong các mối quan hệ với gia đình. Trong cuộc sống vợ chồng, nàng cư xử rất đúng mực, nhường nhịn, luôn biết giữ gìn khuôn phép cho nên dù chồng đa nghi, đối với vợ phải phòng ngừa quá mức nhưng vợ chồng không bao giờ thất hoà. Như vậy dù cuộc hôn nhân không xuất phát từ tình yêu và có dấu hiệu mua bán nhưng gia đình luôn êm ấm bởi đức hạnh của Vũ Nương. Khi tiễn Trương Sinh đi lính, nàng rót chén rượu đầy dặn dò những lời tình nghĩa đằm thắm thiết tha: "Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong được đeo ấn phong hầu, mặc áo gấm hoa trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi". Lời tiễn biệt đó cho thấy nàng không trông mong vinh hiển mà chỉ cầu mong chàng bình yên trở về. Đó là mong ước giản dị, bình thường của người vợ, người phụ nữ luôn mong cuộc sống gia đình sum vầy, hạnh phúc. Không chỉ vậy, nàng còn biết cảm thông trước nỗi vất vả, gian lao mà người chồng phải chịu đựng khi ra chiến trường: "Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì, khiến thiếp ôm nỗi quan hoài, mẹ hiền lo lắng". Rồi nàng còn nói lên nỗi khắc khoải, nhớ nhung của mình trong những ngày chồng đi xa: "Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trông liễu rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình, thương người đất thú. Dù có thư tín nghìn hàng, cũng không sợ có cánh hồng bay bổng". Những câu văn biền ngẫu sóng đôi, cân xứng nhịp nhàng như nhịp đập thổn thức của trái tim người vợ trẻ, lời tiễn biệt ân tình thể hiện tình yêu thương chồng và niềm khát khao một mái ấm hạnh phúc. Xa chồng, Vũ Nương không lúc nào không nghĩ đến, không nhớ thương: "Ngày qua tháng lại, thoắt đã nửa năm, mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi thì nỗi buồn nơi góc bể chân trời không thể nào ngăn được". Tác giả đã dùng những hình ảnh ước lệ, mượn cảnh vật thiên nhiên để diễn tả sự trôi chảy của thời gian. Thời gian trôi qua, không gian cảnh vật thay đổi, mùa xuân tươi vui đi qua, mùa đông ảm đạm lại đến còn lòng người thì dằng dặc một nỗi nhớ mong. Chi tiết nàng chỉ bóng mình trên tường và nói với con rằng "cha Đản lại đến" không chỉ muốn con ghi nhớ bóng hình người cha trong trái tim non nớt của nó, mà còn thể hiện tình cảm của nàng trước sau như một, gắn bó như hình với bóng. Nói với con như vậy để làm vơi đi nỗi nhớ thương chồng. Tâm trạng đó của Vũ Nương cũng là tâm trạng chung của những người vợ có chồng đi lính trong thời loạn lạc:

 

                       "Nhớ chàng đằng đẵng đường lên bằng trời
                        Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu
                        Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong"
                       ( Trích "Chinh phụ ngâm" - Đoàn Thị Điểm)

   Không chỉ là một người vợ thủy chung mà Vũ Nương còn là người con dâu hiếu thảo. Khi chồng đi lính, nàng vẫn còn trẻ nhưng đã phải gánh vác mọi việc trong gia đình chồng. Trong xã hội, mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu rất khó dung hoà vậy mà Vũ Nương vẫn rất yêu quý, chăm sóc mẹ chồng như đối với cha mẹ đẻ của mình. Khi mẹ chồng ốm, nàng "hết sức thuốc thang và lễ bái thần phật, lấy lời ngọt ngào, khôn khéo, khuyên lơn". Những lời nói dịu dàng, những cử chỉ ân cần của nàng thật đáng trân trọng. Đặc biệt lời trăn trối của bà mẹ chồng trước khi mất: "Ngắn dài có số, tươi héo bởi trời. Mẹ không phải không muốn đợi chồng con về, mà gượng cơm cháo. Song tuổi thọ có chừng, số trời khó tránh. Đêm tàn chuông đổ, số tận mệnh cùng; một tấm thân tàn, nguy trong sớm tối, không khỏi phải phiền đến con. Chồng con xa xôi, mẹ chết lúc nào, không thể kịp về đền báo được. Sau này trời giúp người lành, ban cho phúc trạch, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, mong sông xanh kia chẳng phụ con cũng như con đã chẳng nỡ phụ mẹ" là sự ghi nhận, đánh giá rất cao công lao của Vũ Nương đối với gia đình. Đặt trong xã hội lúc bấy giờ thì đây là lời đánh giá thật xác đáng và khách quan khiến ta cảm nhận được nét đẹp trong phẩm chất của Vũ Nương. Rồi đến khi mẹ chồng mất, nàng hết lời thương xót, phàm việc ma chay tế lễ, lo liệu như cha mẹ ruột. Nàng làm những việc đó không chỉ vì bổn phận và trách nhiệm của người con dâu mà còn xuất phát từ lòng yêu thương, sự hiếu thảo mà nàng đã dành cho mẹ. Rõ ràng Vũ Nương là một người phụ nữ đảm đang, tháo vát. Trong cả ba tư cách: người vợ, người con, người mẹ, tư cách nào cũng nêu cao được đức hạnh của nàng: chung thủy, yêu thương chồng tha thiết, rất mực yêu thương con, hiếu thảo với mẹ chồng. Nàng là mẫu người phụ nữ lí tưởng trong xã hội phong kiến xưa, nàng xứng đáng được hưởng hạnh phúc bà được mọi người trân trọng.

   Cứ ngỡ người phụ nữ như Vũ Nương sẽ có một cuộc sống hạnh phúc trọn vẹn, nhưng nàng lại vướng vào oan khuất đắng cay. Đó là khi Trương Sinh trở về, nghe lời con trẻ mà nghi nàng thất tiết và đã cư xử phũ phàng. Trước khi tự vẫn, nàng cố phân trần để chồng hiểu rõ tấm lòng mình. Nàng nói đến thân phận, tình nghĩa vợ chồng và khẳng định tấm lòng thủy chung của mình: "Thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu. Sum họp chưa thỏa tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh. Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót. Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói. Dám bày tỏ để cởi mối nghi ngờ. Mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp". Những lời nói của nàng đều vì muốn hàn gắn hạnh phúc gia đình đang có ngu cơ tan vỡ. Vũ Nương đã hết lời phân trần nhưng Trương Sinh không tin, vẫn mắng mỏ nàng thậm tệ và đánh đuổi nàng đi. Hạnh phúc gia đình - nỗi khao khát cả đời nàng đã tan vỡ, tình yêu không còn: "Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió, khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồm sa, đâu còn có thể lại lên núi vọng phu kia nữa". Cuộc hôn nhân đã không thể nào hàn gắn nổi. Bao công sức xây đắp tổ ấm đã trở nên vô nghĩa. Không thể nào giải được nỗi oan khuất, nàng tìm đến cái chết để bày tỏ tấm lòng mình: "Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu Mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ". Lời than như một lời nguyền xin thần sông chứng giám cho nỗi oan khuất của nàng. Hành động trẫm mình xuống dưới sông Hoàng Giang là hành động cuối cùng để bảo toàn danh dự. Nàng tìm đến cái chết trong nỗi tuyệt vọng nhưng cũng có sự chỉ đạo của lí trí: nàng tắm gội chay sạch trước khi chết và cầu nguyện một cách thanh thoát.

 

   Tuy nhiên Vũ Nương vì trong sáng, vô tội nên được Linh Phi cứu giúp đưa về động rùa. Ở dưới thủy cung, nàng có được một cuộc sống sung túc cùng các tiên nữ nhưng nàng vẫn không nguôi nỗi đau trần thế, nỗi nhớ gia đình, quê hương và đặc biệt luôn khao khát được phục hồi danh dự. Hình ảnh Vũ Nương trở về trong đàn tràng giải oan của Trương Sinh và lời nói vọng vào của nàng thể hiện nàng là người ân nghĩa thủy chung. Đàn tràng giải oan, sự ân hận muộn màng của Trương Sinh thể hiện tấm lòng vị tha cao thượng. Điều đó còn thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân ta về lẽ công bằng, người tốt dù trải qua bao nhiêu oan khuất cuối cùng cũng được minh oan.

   Truyện thành công nhờ việc sắp xếp các tình tiết hợp lí, cách tạo tình huống thắt nút, mở nút. Trên cơ sở cốt truyện có sẵn, tác giả sắp xếp thêm một số tình tiết, thêm bớt, tô đậm những tình tiết có ý nghĩa làm cho diễn biến hợp lí, tăng tính bi kịch làm câu chuyện trên hấp dẫn. Nguyễn Dữ đã khéo léo sử dụng các yếu tố kì ảo tạo kết thúc có hậu làm nổi bật vẻ đẹp của nhân vật chính.

   Qua vẻ đẹp và bi kịch của Vũ Nương, Nguyễn Dữ đã lên án, tố cáo xã hội phong kiến xem trọng quyền uy của người giàu, người đàn ông, đồng thời thể hiện tấm lòng trân trọng của mình đối với người phụ nữ phải chịu nhiều bất hạnh thiệt thòi trong xã hội.

Lianna
Xem chi tiết
baobinh
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Thư
16 tháng 10 2019 lúc 21:36

thân em vừa trắng lại vừa tròn 

nghe kì kì sao á

( ý kiến riêng )

baobinh
16 tháng 10 2019 lúc 21:43

trong sách gk 7 nó ghi vậy ak mik lấy 4 câu này trong đó để làm mở đoạn

Windyymeoww07
Xem chi tiết
nthv_.
1 tháng 10 2021 lúc 22:01

Tham khảo:

1. 

Vũ Nương là cô gái xinh đẹp, thùy mị, nết na khiến chàng Trương đem lòng yêu mến và cưới về làm vợ. Ngày chồng tòng quân, nàng đau lòng, dặn dò và mong chồng bình an trở về. Ở nhà, nàng một lòng một dạ chăm sóc con trai và chăm sóc mẹ chồng những ngày cuối đời. Khi chồng trở về, bế con ra thăm mộ mẹ, đứa nhỏ đã tiết lộ bố nó đêm nào cũng đến thăm nó khiến Trương Sinh đem lòng nghi ngờ, ghen tuông. Trương Sinh về nhà đã chửi mắng nàng và đuổi nàng đi mặc cho nàng van xin và thanh minh. Để chứng minh tấm lòng chung thủy của mình Vũ Nương đã nhảy sông tự tử. Sau này, khi Trương Sinh hiểu ra oan khuất của nàng đã vô cùng đau xót nhưng nàng không thể trở về nhân gian được nữa mà mãi ở lại nơi thủy cung.

2. 

undefined

Nguyen The Khanh Toan (F...
Xem chi tiết
Rykels
16 tháng 12 2021 lúc 20:34

Từ xưa đến nay, phụ nữ bao giờ cũng là một lực lượng quan trọng và đông đảo trong đội ngũ những người lao động tạo dựng nên xã hội. Phụ nữ thể hiện vai trò quan trọng của mình trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Có thể nói rằng, trong cuộc sống hiện đại, người phụ nữ có vai trò rất lớn. Nếu gia đình được coi là tế bào của xã hội thì người phụ nữ được coi là hạt nhân của tế bào này. Gia đình là nơi thể hiện thực chất sự bình đẳng và nâng cao địa vị của người phụ nữ. Bên cạnh đó, người phụ nữ của thời hiện đại càng không thể tách rời với thực tế gia đình và xã hội. Phụ nữ ở bất cứ thời đại nào, quốc gia, dân tộc nào cũng giữ vai trò trọng yếu trong việc sáng tạo, giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống của mỗi dân tộc.

Trong suốt chiều dài lịch sử, phụ nữ Việt Nam đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước ngàn năm văn hiến, tạo dựng nên truyền thống bản sắc của người Việt nói chung và truyền thống riêng của phụ nữ Việt Nam “anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”. Người phụ nữ trong xã hội phong kiến đã đứng lên lãnh đạo khởi nghĩa giải phóng dân tộc trong đó có cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (Trưng Trắc và Trưng Nhị) nổ ra vào mùa xuân năm Canh Tý (40 Công nguyên) là cuộc khởi nghĩa đầu tiên của nhân dân Âu Lạc toàn diện và rộng khắp, chống lại thế lực phong kiến phương Bắc ở đầu Công nguyên. Ở đây người phụ nữ đã thể hiện được vai trò lãnh đạo toàn diện và phát huy được phẩm chất năng lực của mình. Phụ nữ luôn có vai trò quan trọng trong suối lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta. Song chưa có thời kỳ nào hoạt động quân sự của phụ nữ lại sôi nổi, mạnh mẽ như ở miền Nam, trong kháng chiến chống Mỹ . Lực lượng phụ nữ, những người có thể làm tất cả mọi việc trong xã hội như nam giới. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ phụ nữ chiếm vị trí quan trọng trong các lực lượng dân quân , du kích ở các xã ấp. Tính đến năm 1961, toàn miền Nam đã có 28 000 nữ du kích, phụ nữ Miền Nam còn tham gia quân chủ lực Phụ nữ là lực lượng đóng vai trò chủ chốt trong việc xây dựng làng xã chiến đấu từ năm 1961 đến 1965 , toàn Miền Nam có 1.860 000 phụ tham gia xây dựng làng xã chiến đấu.

 

Tiếp nối truyền thống đó, trong xu thế hội nhập và phát triển của đất nước, phụ nữ Việt Nam tiếp tục vượt qua mọi thành kiến và thử thách, vươn lên đóng góp tích cực vào các hoạt động xã hội, duy trì ảnh hưởng của mình trên nhiều lĩnh vực như: tham gia quản lý nhà nước, tham gia xóa đói giảm nghèo, xây dựng gia đình no ấm hạnh phúc, tham gia phòng chống tệ nạn xã hội, tham gia hoạt động đối ngoại… Ngày càng có nhiều người trở thành chính trị gia, nhà khoa học nổi tiếng, nhà quản lý năng động; những lĩnh vực trước đây chỉ dành cho nam giới, phụ nữ cũng làm rất tốt. Điển hình trong việc phụ nữ tham gia bộ máy nhà nước đó là chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Bộ trưởng bộ y tế Nguyễn Thị Kim Tiến. Bên cạnh đó cũng có rất nhiều nữ doanh nhân nổi tiêng đóng góp không nhỏ vào nền phát triển của kinh tế đất nước như: Nguyễn Thị Mai Thanh, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Cơ điện lạnh; Đinh Thị Hoa, Chủ tịch HĐQT công ty Thiên Ngân; Mai Kiều Liên, Chủ tịch & CEO, Vinamilk; Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch HĐQT BRG group – Intimex – SeAbank… Trong đó có không ít những phụ nữ tham gia các hoạt động thiện nguyện, các hoạt động giải trí mang lại bản sắc cũng như quảng bá đất nước Việt Nam ra bạn bè thế giới.

Để khẳng định vai trò, khả năng, sức sáng tạo của mình trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, thích ứng và hội nhập trong xu thế phát triển chung của nhân loại, đòi hỏi phụ nữ phải nỗ lực nhiều mặt: có tri thức, có văn hóa, có kỹ năng sống tự lập, biết đối mặt với áp lực và vươn lên mọi khó khăn thử thách… Họ phải biết cách sắp xếp công việc xã hội và công việc gia đình một các hợp lý, để làm được như vậy họ phải vượt qua rất nhiều gánh nặng trong cuộc sống. Người phụ nữ còn giữ vai trò trọng yếu trong việc điều hòa các mối quan hệ trong gia đình. Gia đình có được ấm êm, hạnh phúc, tràn ngập tiếng cười cũng là nhờ sự khéo léo của người phụ nữ. Người phụ nữ không chỉ chăm lo cho gia đình về vật chất mà còn là người thắp lên ngọn lửa tình yêu, niềm tin, ước mơ hi vọng cho mỗi thành viên trong gia đình. “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm” cho dù theo thời gian, chuẩn mực về người phụ nữ có thay đổi nhưng vai trò “thắp lửa” và “giữ lửa” cho gia đình của người phụ nữ thì không bao giờ thay đổi. Hiện nay, những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại đã phần nào hỗ trợ người phụ nữ trong công việc nội trợ, giảm bớt sức lao động của người phụ nữ trong gia đình. Song, phụ nữ vẫn là người làm chính công việc nhà, từ việc bếp núc tới việc dạy dỗ con cái, chăm lo đời sống tinh thần cho các thành viên trong gia đình. Cộng với thời gian làm việc ngoài xã hội, quỹ thời gian dành cho việc hưởng thụ các giá trị văn hóa tinh thần, việc học tập nâng cao trình độ kiến thức của phụ nữ là rất hiếm hoi, thậm chí ở một số đối tượng phụ nữ như công nhân, buôn bán, quỹ thời gian này gần như không có. Để vượt qua những rào cản đó để đi tới thành công thì những người phụ nữ phải hết sức cố gắng và nỗ lực rất nhiều. Trước yêu cầu ngày càng cao của thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, người phụ nữ đã và đang thực hiện hài hòa hai vai: việc nhà, việc nước để vừa có cơ hội phát triển cho bản thân, vừa bảo toàn hạnh phúc gia đình. Vì cuộc sống hối hả, nền kinh tế bắt đầu ăn sâu vào mỗi cuộc sống gia đình, nếu như người phụ nữ không biết cách sắp xếp, sao nhãng dần những trách nhiệm vốn thuộc về mình như chăm sóc, nuôi dậy, giáo dục con cái, thì dần dần sẽ có khoảng cách giữa các thành viên trong gia đình. Người phụ nữ hiện đại cần biết cách cân bằng trách nhiệm gia đình với việc tham gia các hoạt động kinh tế ngoài xã hội. Bên cạnh đó, cũng cần đổi mới trong quan niệm về sự “đảm đang” của người phụ nữ, không nên bó hẹp trong “khuôn khổ” của gia đình. Người phụ nữ hôm nay có tri thức nhiều hơn, được độc lập về kinh tế nhiều hơn, và đồng thời cũng biết cách tạo ảnh hưởng của bản thân đối với các thành viên trong gia đình rõ nét hơn. Và hơn hết, người phụ nữ hiện đại cần biết tổ chức cuộc sống gia đình và biết gắn kết sợi dây tình cảm của các thành viên gia đình; là người biết lấy các giá trị bền vững của gia đình làm nền tảng để tiếp nhận những giá trị mới làm cho gia đình phát triển hơn và hạnh phúc hơn. Cũng chính nhờ phát huy tính năng động, sáng tạo mà người phụ nữ có thể làm tốt hơn những thiên chức của mình như nuôi dưỡng, giáo dục con cái, bảo tồn và trao truyền văn hóa cho thế hệ sau.

 

Trong xu thế hội nhập và phát triển của đất nước, phụ nữ Việt Nam tiếp tục phát huy và khẳng định vai trò, vị trí của mình đối với sự phát triển của xã hội. Khi nền kinh tế của chúng ta càng phát triển, phụ nữ càng có nhiều cơ hội hơn. Nó phá vỡ sự phân công lao động cứng nhắc theo giới, cho phép phụ nữ tham gia vào nền kinh tế thị trường và khiến nam giới phải chia sẻ trách nhiệm chăm sóc gia đình. Nó có thể giảm nhẹ gánh nặng việc nhà cho phụ nữ, tạo cho họ nhiều thời gian nhàn rỗi hơn để tham gia vào các hoạt động khác. Đồng thời nó còn tạo ra nhiều cơ hội hơn cho phụ nữ trên thị trường lao động… Chính nhờ Đảng có sự lựa chọn đường lối đúng đắn cho sự phát triển của đất nước mà vai trò của người phụ nữ trong xã hội Việt Nam không ngừng được nâng cao. Để thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ sự ảnh hưởng của phụ nữ tới xã hội thì Đảng và nhà nước ta đã đưa ra những hình thức khen thưởng cho phụ nữ “Giỏi việc nước đảm việc nhà”. Tuy nhiên, đó cũng chỉ mới là những bước khởi đầu thuận lợi.

Hiện thời chúng ta vẫn còn nhiều hạn chế cần phải được khắc phục trong vấn đề bình đẳng giới, nhất là về mặt tư tưởng, quan điểm của con người trong xã hội, kể cả nam giới và nữ giới. Không chỉ có nam giới chưa nhận thức hoặc có thái độ không chấp nhận vai trò, vị trí của phụ nữ mà ngay chính bản thân nhiều phụ nữ cũng hiểu biết mơ hồ từ đó có những thái độ lệch lạc và không thể có cách giải quyết đúng đắn các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống có liên quan đến vai trò, vị trí về giới của mình. Những phụ nữ đã và đang tham gia các công tác xây dựng xã hội và quản lý các doanh nghiệp đa số là những người sống và lớn lên ở những vùng có nền kinh tế phát triển, ở đây xã hội phát triển đã dần xóa bỏ khoảng cách và sự phân biệt giữa phụ nữ và nam giới, điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ thể hiện tài năng và đóng góp của mình trong xã hội hiện nay. Còn phụ nữ ở nông thôn chỉ tập trung lao động và vun vén cho cuộc sống của mình, ở đây còn tồn tại những quan điểm cổ hủ về bất bình đẳng giới “đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”, điều này hạn chế sự phát triẻn của phụ nữ, họ không tự tin để gánh vác công việc của xã hội hay phát triển kinh tế. Chính bản thân họ cũng như gia đình luôn quan niệm phụ nữ chỉ cần đảm bảo cuộc sống cho gia đình chứ không cần quan tâm nhiều tới công việc xã hội, một số bà mẹ còn khuyên con cái mình không nên học cao quá sau này khó xây dựng gia đình, họ chưa nắm và hiểu rõ đước vai trò của người phụ nữ trong thời đại mới.

 

Trong xã hội hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế về sự bất bình đăng giới, nhiều nhất là việc “bạo lực ga đình” vẫn đang diễn ra rất thường xuyên trong gia đình Việt hiện nay. Người chồng trong gia đình còn cấm cản người vợ tham gia các hoạt động xã hội hay phát triển kinh tế, họ còn quan niệm người phụ nữ chỉ cần chăm lo công việc nội trợ trong gia đình,trong một số ít cũng đã nhận thức được vai trò và trách nhiệm của người phụ nữ trong gia đình và đã biết chia sẻ công việc nội trợ giúp đỡ vợ để họ có thời gian tham gia công tác xã hội. Để hiểu và giúp đỡ người phụ nữ như vậy thì người đàn ông trong gia đình phải có tư duy đổi mới, có tri thức và nhận thức tầm quan trọng của người phụ nữ trong xã hội hiện đại.

Nước ta được đánh giá rất cao trong công tác bình đẳng giới tại Đông Nam Á, tỷ lệ phụ nữ tham gia làm công tác xã hội, chính trị, kinh tế và đặc biệt là công tác quản lý nhà nước rất cao (cao nhất Đông Nam Á). Để có được thành tích như hiện tại thì cần đề cao vai trò của “Hội phụ nữ Việt Nam” đã đứng lên đấu tranh bảo vệ quyền lợi cho phụ nữ Việt Nam hiện nay. Một số các hoạt động đã được tổ chức nhằm phát huy vai trò của phụ nữ trên khắp cả nước như:

Thứ nhất, nâng cao chất lượng giáo dục tại các địa phương nông thôn, tổ chức phổ cập giáo dục tới mọi miền trên tổ quốc, tích cực tổ chức tuyên truyền về công tác bình đẳng giới. Đây là một việc làm hết sức thiết thực và cần thiết. Để phụ nữ tự tin phát huy vai trò của mình trong đời sống xã hội thì trước tiên người phụ nữ cũng cần có nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của mình, nhất là những người phụ nữ ở vùng sâu, vùng xa, họ luôn cho rằng mình là phái yếu không thể gánh vác các công việc của gia đình, xã hội. Bên cạnh đó để phát huy được vai trò của phụ nữ trong xã hội, Đảng, nhà nước cùng các cơ quan chính quyền địa phương cũng cần phải làm tốt công tác chính sách về bình đẳng giới trong xã hội; làm tốt việc tuyên truyền chống các hiện tượng kỳ thị, coi thường, bạo lực, thiếu tôn trọng với phụ nữ trong nhận thức của nam giới.

Thứ hai, tổ chức các buổi gặp mặt, các chương trình tuyên truyền về vai trò và trách nhiệm của người phụ nữ trong xã hội mới, giúp mọi người hiểu rõ được tầm quan trọng và nâng cao tính tự tin để phụ nữ cống hiến cho xã hội; cũng như tổ chức các giải thưởng khen thưởng hằng năm cho những phụ nữ ưu tú trong thực hiện công tác xã hội, phát triển kinh tế… Việc tuyên dương sẽ góp phần to lớn cổ vũ tinh thần, sự tự tin của người phụ nữ trong toàn thể xã hội dám nghĩ, giám làm và thấy được vai trò của mình đủ sức gánh vác và thực hiện tốt những công việc như những nam giới trong xã hội.

 

Thứ ba, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho phụ nữ được tiếp cận các thành tự khoa học cũng như sự thay đổi trong thời kỳ mới, thúc đẩy và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền và giúp đỡ phụ nữ học tập, công tác và tham gia các hoạt động chính trị, văn hóa.

Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì chúng ta cần tạo điều kiện để phụ nữ phát huy được hết vai trò của mình trong xã hội. Để phát huy vai trò, vị thế của phụ nữ đối với sự phát triển của xã hội, bên cạnh sự nỗ lực của chính bản thân, chị em phụ nữ rất cần được sự ủng hộ, hỗ trợ tích cực từ phía gia đình và xã hội. Bởi để tham gia các hoạt động xã hội người phụ nữ cũng phải hi sinh rất nhiều đó là thời gian,tình cảm dành cho gia đình. Nếu không có được chia sẻ, hỗ trợ từ người thân, nhất là sự động viên tinh thần của người chồng, cha, mẹ thì người phụ nữ khó có thể toàn tâm, toàn ý cống hiến và có vị trí vai trò trong xã hội.

Buddy
Xem chi tiết
Quỳnh Anh Ruby
Xem chi tiết
Trần Nguyễn Bảo Quyên
27 tháng 11 2016 lúc 9:37

Việt Nam là một đất nước truyền thống với những người phụ nữ dịu hiền và đầy đức hi sinh , cam chịu . Trải qua ngàn đời nay , người phụ nữ vẫn vậy , vẫn xinh đẹp , nết na , vẫn sắt son , chung thủy . Nhưng có bất công không khi số phận của họ lại chẳng hề ấm êm , người phụ nữ phải trải qua bao phen nổi chìm cùng sóng nước . Số phận của họ nằm trong tay của những người đàn ông , cuộc sống đưa đẩy đi đâu thì người phụ nữ phải đi đến đấy . Họ bị vùi dập , bị chà đạp , bị coi thường , bị đối xử bất công . Nhưng , sau tất cả , người phụ nữ vẫn không thay lòng đổi dạ , tấm lòng sắt son như chiếc bánh trôi chim trong sóng nước , nhân đường đỏ thủy chung vẫn nguyên vẹn . Những người phụ nữ lớn lao , đầy cam chịu , đầy hi sinh , thật đáng coi trọng và ngưỡng mộ , thật đáng được hạnh phúc , đáng được yêu thương .

Đào Trần Tuấn Anh
22 tháng 9 2018 lúc 16:12

Việt Nam là một đất nước truyền thống với những người phụ nữ dịu hiền và đầy đức hi sinh , cam chịu . Trải qua ngàn đời nay , người phụ nữ vẫn vậy , vẫn xinh đẹp , nết na , vẫn sắt son , chung thủy . Nhưng có bất công không khi số phận của họ lại chẳng hề ấm êm , người phụ nữ phải trải qua bao phen nổi chìm cùng sóng nước . Số phận của họ nằm trong tay của những người đàn ông , cuộc sống đưa đẩy đi đâu thì người phụ nữ phải đi đến đấy . Họ bị vùi dập , bị chà đạp , bị coi thường , bị đối xử bất công . Nhưng , sau tất cả , người phụ nữ vẫn không thay lòng đổi dạ , tấm lòng sắt son như chiếc bánh trôi chim trong sóng nước , nhân đường đỏ thủy chung vẫn nguyên vẹn . Những người phụ nữ lớn lao , đầy cam chịu , đầy hi sinh , thật đáng coi trọng và ngưỡng mộ , thật đáng được hạnh phúc , đáng được yêu thương .