Những câu hỏi liên quan
Q Tie
Xem chi tiết
không có gì
Xem chi tiết
kà-cái-cay :>>
23 tháng 10 2021 lúc 21:53

Bố mẹ em đều là công nhân của nhà máy dệt. Hàng ngày khi em và em của em còn yên giấc ngủ ngon, bố mẹ đã phải dậy sửa soạn ra ngã tư để chờ xe ô tô của nhà máy chở đi làm. Thương bố mẹ vất vả có lúc về đến nhà đã 7 giờ tối, ngoài việc chăm chỉ học hành, em thay bố mẹ chăm sóc em bé, dỗ dành em ăn sáng, đưa em đi nhà trẻ, chiều đón em về tắm rửa cho em, nấu cơm, quét dọn nhà cửa…

Bình luận (0)
không có gì
Xem chi tiết
kà-cái-cay :>>
23 tháng 10 2021 lúc 21:53

Bố mẹ em đều là công nhân của nhà máy dệt. Hàng ngày khi em và em của em còn yên giấc ngủ ngon, bố mẹ đã phải dậy sửa soạn ra ngã tư để chờ xe ô tô của nhà máy chở đi làm. Thương bố mẹ vất vả có lúc về đến nhà đã 7 giờ tối, ngoài việc chăm chỉ học hành, em thay bố mẹ chăm sóc em bé, dỗ dành em ăn sáng, đưa em đi nhà trẻ, chiều đón em về tắm rửa cho em, nấu cơm, quét dọn nhà cửa…

Bình luận (0)
không có gì
Xem chi tiết
....
23 tháng 10 2021 lúc 9:13

image

 
Bình luận (1)
kà-cái-cay :>>
23 tháng 10 2021 lúc 21:53

Bố mẹ em đều là công nhân của nhà máy dệt. Hàng ngày khi em và em của em còn yên giấc ngủ ngon, bố mẹ đã phải dậy sửa soạn ra ngã tư để chờ xe ô tô của nhà máy chở đi làm. Thương bố mẹ vất vả có lúc về đến nhà đã 7 giờ tối, ngoài việc chăm chỉ học hành, em thay bố mẹ chăm sóc em bé, dỗ dành em ăn sáng, đưa em đi nhà trẻ, chiều đón em về tắm rửa cho em, nấu cơm, quét dọn nhà cửa…

Bình luận (0)
Duy Cời
Xem chi tiết
Đinh Minh Đức
18 tháng 3 2022 lúc 17:13

                                                                    Bài làm

   MB: Đất nước ta đã trải qua bao nhiêu thăng trầm bể dâu mới có được hòa bình và nền độc lập như hôm nay. Đó là nhờ vào sự nỗ lực cống hiến cũng như tinh thần đoàn kết và lòng yêu nước sâu sắc của mỗi thế hệ đi trước. Cho đến ngày nay, lòng yêu nước vẫn luôn là thứ tình cảm thiêng liêng mà vẫn được trân trọng và phát triển.

   LĐ 1: Lòng yêu nước là gì? Lòng yêu nước là tình yêu đối với quê hương, đất nước; là nỗ lực cố gắng không ngừng để dựng xây và phát triển đất nước ngày càng giàu hơn, mạnh hơn. Lòng yêu nước là tình yêu cao cả, thiêng liêng của mỗi người dành cho Tổ quốc. Đó là yêu sông, yêu núi, yêu làng, yêu xóm, yêu người dân sống trên mảnh đất hình chữ S. Tình cảm tuy đơn giản, gần gũi nhưng nó lại  nằm ngay trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của mỗi người.

   LĐ 2: Thế nào là yêu nước? Biểu hiện của lòng yêu nước không phải là những thứ quá cao xa, nó nằm ngay ở ý thức và hành động của mỗi người. Trong thời kỳ kháng chiến, lòng yêu nước chính là đứng lên, cầm súng ra trận chiến đấu với kẻ thù. Mọi khó khăn, gian khổ đều không ngần ngại, xông lên phía trước dành lại độc lập tự do cho dân tộc. Trong những năm tháng kháng chiến oanh liệt của dân tộc thì lòng yêu nước chính là tinh thần bất khuất, lòng khao khát độc lập tự do đứng lên đánh đuổi giặc ngoại xâm và bè lũ bán nước. Là tinh thần đoàn kết đùm bọc lẫn nhau qua những năm tháng mưa bom bão đạn. Là sự nhiệt thành cách mạng, là sự hi sinh quên mình của những người lính nơi đầu súng ngọn gió, là sự hi sinh thầm lặng của những người mẹ, người vợ nơi hậu phương… Lớp lớp những thế hệ hi sinh quên mình vì Tổ quốc mà lịch sử còn nhắc tên họ mãi. Chúng ta làm sao có thể quên một anh hùng Tô Vĩnh Diện lấy thấy mình chèn pháo, một Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai… và hàng ngàn những người con đã ngã xuống vì màu cờ đỏ thắm, vì độc lập tự do, vì lòng yêu nước sáng ngời. Lòng yêu nước lúc đó mạnh mẽ và quyết liệt, cùng nhau chống lại kẻ thù.

   Nếu như trong thời chiến lòng yêu nước là sự quả cảm, anh dũng chiến đấu thì trong thời bình tinh thần yêu nước lại chính là sự đoàn kết, sự giúp đỡ lẫn nhau để dựng xây lên một đất nước ngày một giàu mạnh hơn. Lòng yêu nước là không ngừng học hỏi, không ngừng phấn đấu để làm rạng danh dân tộc, rạng danh 2 tiếng Việt Nam. Một giáo sư Ngô Bảo Châu với giải thưởng về toán học danh giá. Một vận động viên Ánh Viên với những kỉ lục liên tiếp được phá vỡ với môn bơi lội… Đó chỉ là một số trong rất nhiều tấm gương những người Việt đang không ngừng phấn đấu để làm rạng danh Tổ quốc.

   Lòng yêu nước không phải là thứ gì đó xa vời nhưng nó lại có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi con người và với mỗi quốc gia, dân tộc. Lòng yêu nước giúp con người xích lại gần nhau hơn, đoàn kết và tạo nên sức mạnh tập thể vô cùng to lớn. Sức mạnh ấy có thể giúp một nước nhỏ bé như Việt Nam quật ngã được 2 đế quốc thực dân sừng sỏ là Pháp và Mỹ, giúp Việt Nam từ một nước nghèo và lạc hậu sau chiến tranh đang ngày một chuyển mình đứng dậy để sánh vai với các cường quốc 5 châu. Thử hỏi, nếu không có lòng yêu nước, không có tinh thần dân tộc thì cuộc sống hiện tại sẽ ra sao? Đó sẽ là một viễn cảnh u ám khi mà con người sống thờ ơ, vô cảm với chính mình và với cộng đồng. Sẽ không còn yêu thương, không còn đoàn kết nữa.

   LĐ 3: Phản đề: Thế nhưng, trong xã hội hiện nay vẫn còn một số những phần tử tiêu cực phản động, đi ngược lại lợi ích của cộng đồng, xã hội. Chúng luôn có những thủ đoạn nhằm làm bôi nhọ danh dự của Đảng và Nhà nước, làm xấu đi lý tưởng xã hội chũ nghĩa. Hoặc có những con người sống vô cảm, chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân mà quên đi những giá trị của cuộc sống, quên đi những người xung quanh. Những con người như vậy cần phải được giáo dục và thay đổi nhận thức vì một tương lai tốt đẹp hơn.

   LĐ 4: Liện hệ bản thân: Là học sinh, được coi những chủ nhân tương lai của đất nước, mỗi chúng ta cần có ý thức rõ ràng hơn về tầm quan trọng của lòng yêu nước, từ đó, không ngừng cố gắng học tập, trau dồi bản thân để hoàn thiện chính mình và giúp ích cho xã hội.

 

 

 

   KB: Có thể nói, lòng yêu nước là một trong những truyền thống quý báu đáng tự hào của dân tộc ta. Nó không chỉ là cầu nối từ thế hệ này sang thế hệ khác mà còn chắp cánh hi vọng cho những thế hệ tương lai. Chúng ta cần phải rèn luyện tinh thần này thường xuyên để xây dựng và cống hiến cho đất nước.

Bình luận (0)
Fox :/
Xem chi tiết
Tạ Thu Phương
Xem chi tiết
Hoàng Thị Ngọc Anh
2 tháng 2 2017 lúc 13:46
Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Từ xa xưa, những tinh thần yêu nước được được bộc lộ rõ nhất ở các tấm gương anh hùng như hai bà Trưng, bà triệu, Trần Hưng Đạo v.v... Nhưng đó là ở thời chiến tranh. Cũn bây giờ – thời bình - thời kì hiện đại hóa với những máy móc, dụng cụ đang ngày càng hữu dụng, thiết thực. Xã hội ngày một tiến lên, mọi thứ đã thay đổi nhiều, chỉ riêng tấm lòng yêu nước của mỗi cá nhân vẫn không bị mờ phai. Trong cuộc sống những tư tưởng, việc làm giúp phát triển kinh tế nước nhà phần nào là tinh thần yêu nước. Từ những người nông dân chân lấm tay bùn vẫn chất phác như ngày nào làm ra hạt lúa, hạt gạo phục vụ nông nghiệp, đời sống mỗi cá nhân. Hay những người bác sĩ tận tình giúp đỡ bệnh nhân, đó cũng là cử chỉ của tấm lòng nhân hậu, tình yêu thương đồng loại, nói rộng hơn đó chính là tinh thần yêu nước. Những nhà chính trị học, bác học, thành quả của họ cũng bởi tinh thần yêu nước mà ra. Thậm chí mỗi một hành động nhỏ cũng là một phần đóng góp cho tư tưởng cao đẹp ấy. Ý thức của mỗi con người là điều được bộc lộ rõ nhất. Không vứt rác bừa bãi, giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp, chăm sóc cây cối tốt tươi làm trong lành bầu khí quyển. Đó là cử chỉ cao đẹp cũng bởi mầm mống từ lòng yêu nước. Từ người già đến trẻ nhỏ đều truyền thụ cho nhau hiểu và làm theo đức tính ấy. Lòng nồng nàn yêu nước được thể hiện không phải bằng lời nói mà bằng những hành động đã giúp ích cho đất nước. Những đợt hưởng ứng phong trào như chống nạn ma tuý, tuyên truyền giữ gìn môi trường, tránh xa tệ nạn xã hội, học và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chớ Minh. Đó chẳng phải là tinh thần yêu nước sao! Hay đài báo, ti vi cũng đề cao vấn đề đóng góp, cống hiến sức lực, trí tuệ cho xã hội, ủng hộ người nghèo. Những chương trình tìm hiểu đất nước, lịch sử để hiểu biết, bảo vệ giữ gìn phát huy những di sản văn hóa đa chiều của đất nước. Tất cả, tất cả cũng vì cái lí tưởng cao đẹp ấy cả. Cụ thể nhất là những người lính ngoài biên giới, hải đảo phải hi sinh hạnh phúc, xa người thân để bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn vùng trời bình yên. Chính tinh thần yêu nước đã thúc giục họ. Đó là động lực đồng thời cũng là mục tiêu, niềm khởi hứng, sự hạnh phỳc đối với họ khi được bảo vệ non sông thân yêu, giữ gìn tinh thần yêu nước. Lòng yêu nước là yêu tất cả những gì tốt đẹp, yêu thiên nhiên muôn hình vạn trạng, yêu bầu trời trong xanh, yêu đàn chim bay lượn, yêu cả những dòng sông thân thương hay gần gũi nữa là yêu những chiếc lá mỏng manh.
Nói cho cùng thì tinh thần yêu nước nó xuất phát từ ý chí, sự quyết tâm phấn đấu, xây dựng Tổ quốc, tình yêu thương và cả niềm hi vọng. Tinh thần yêu nước bao gồm cả nhiều tình yêu khác: tình yêu gia đình, quê hương, tình yêu con người. Nó được bộc lộ ở mọi lúc mọi nơi, mọi cá nhân, bất cứ nơi nào có người dân Việt Nam sống thì đó sẽ mãi là mầm mống, là chồi non của tinh thần yêu nước Việt Nam. Và đó cũng sẽ không phải là lí tưởng của mình dân tộc Việt Nam mà còn rất nhiều nước khác, lí tưởng ấy luôn đi đầu
Bình luận (0)
Hoàng Nguyễn Phương Linh
2 tháng 2 2017 lúc 14:40
Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn. Điều ấy đã được thể hiện qua biết bao cuộc kháng chiến chống quân xâm lược để bảo vệ bờ cõi đất nước của cha ông. Biết bao nhiêu người con của dân tộc đã anh dũng hi sinh để đổi lấy hoà bình cho ngày hôm nay, để nụ cười của các em thơ được rạng rỡ trên khuôn mặt và để chúng ta được ngồi đây tận hưởng những niềm vui của cuộc sống, được cố gắng làm những điều mình thích. Ngay từ khi còn bé, chúng ta đã được cô giáo dạy cho bài học đầu đời về lòng yêu nước, về lòng tự hào dân tộc, sự hiếu thuận với cha mẹ và lòng kính yêu với Bác Hồ vĩ đại. Chúng ta sẽ không bao giờ quên được những câu thơ đã đi cùng năm tháng: “Quê hương là gì hở mẹ? Mà cô giáo dạy phải yêu Quê hương là gì hở mẹ? Ai đi xa cũng nhớ nhiều...” Vậy chúng ta cần có một cái nhìn thật chính xác về lòng yêu nước. Như thế nào là yêu nước và thể hiện lòng yêu nước như thế nào cho đúng? Theo tôi: Thứ nhất, chúng ta có được cuộc sống no đủ, hạnh phúc ngày hôm nay nhờ vào sự đánh đổi sinh mạng của biết bao thế hệ cha ông đi trước. Do đó, yêu nước chính là chúng ta biết trân trọng cuộc sống của mình ngày hôm nay để cố gắng học tập, rèn luyện sao cho xứng đáng với công ơn dạy dỗ của cha mẹ và kì vọng của xã hội vào 1 thế hệ tương lai có đủ phẩm chất. Thứ hai, yêu nước có nghĩa là chúng ta biết yêu thương những người xung quanh và mở rộng trái tim mình. Rằng 1 chiếc bánh, chiếc áo cũ chia sẻ với những người thiếu thốn, hay chỉ đơn giản là 1 cái nhìn cảm thông với những cô lao công, những người nông dân chân nấm tay bùn cũng sẽ khiến cho cuộc sống trở nên ý nghĩa và tươi đẹp biết bao. Yêu nước đôi khi đơn giản là như thế thôi. Thứ ba, yêu nước – đó là khi chúng ta biết cố gắng, ra sức học tập trở thành những người kỹ sư, bác sĩ đi xây những công trình cho đất nước, chữa khỏi bệnh cho những bệnh nhân khốn khó. Yêu nước không hẳn là xông pha trận mạc giết địch, đấy chỉ là trong thời chiến, còn trong thời bình thì lòng yêu nước lại thể hiện ở những khía cạnh khác. Thứ tư, yêu nước đó còn thể hiện ở ý thức của bản thân chấp hành nghiêm pháp luật của nhà nước, đấu tranh, phản bác lại những luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc chống Đảng, Nhà nước của các thế lực thù địch. Tuy nhiện, hiện nay xuất hiện không ít những đối tượng vì nhận thức kém hoặc bị chi phối, kích động của các thế lực thù địch mà thường xuyên có những hoạt động trái với quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước, tiến hành nhiều hoạt động tụ tập đông người, biểu tình trái pháp luật gây mất an ninh trật tự... Thiết nghĩ, đó có phải là cách thể hiện lòng yêu nước hay chỉ đơn giản là cách để đánh bóng tên tuổi, chạy theo những lợi ích xa vời mà đánh mất đi chính mình?? Thời gian vừa qua trên các mạng xã hội nói nhiều đến Phương Uyên, Xuân Diện, Trương Duy Nhất.... và những hành động tưởng chừng như là “yêu nước” của họ. Nhưng không phải, cả xã hội đang lên án vì những hành động đó. Những việc làm của họ gây những tác động xấu đến quần chúng nhân dân, đặc biệt là các thế hệ trẻ. Họ sẽ bị pháp luật trừng trị thích đáng... Và còn nhiều quan điểm về lòng yêu nước và mỗi người có 1 cái nhìn khác nhau. Nhưng chắc chắn 1 điều rằng khi chúng ta sống vui, sống khoẻ, sống có ích – đó chính là 1 cách dễ dàng nhất để thể hiện lòng yêu nước.
Bình luận (0)
Nguyễn Ngọc Quân
2 tháng 2 2017 lúc 15:59
“Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta”
Các bạn thân yêu,
Những ngày này, khi tập trung làm việc thì thôi, chứ lúc nào hơi rảnh rỗi một tẹo là tớ lại có cảm giác buồn buồn, thắc thỏm không yên. Một nửa của tớ ở đây, còn một nửa dường như ở nhà. Có cảm giác như một phần máu thịt của mình đang bị kẻ nào đó đe dọa. Trong đầu tớ chờn vờn những hình ảnh về Trường Sa, Hoàng Sa… cho dù chưa bao giờ tớ đặt chân đến đó. Nhưng tớ rất thích những buổi tối giao thừa được ngồi trước tivi và nghe các anh lính đảo trò chuyện với đất liền, được nhìn thấy họ đã làm gì để có một cái Tết trong một điều kiện sống và làm việc khắc nghiệt…Trường Sa, Hoàng Sa là một phần thiêng liêng trong hai tiếng “Tổ quốc”

Tớ không phải là một nhà sử học và cũng không phải một chính trị gia. Tớ chỉ là một người dân yêu nước. Và tớ tin tất cả chúng ta đều đang chia sẻ cùng một cảm xúc tức giận và bức bối này, dù bằng cách này hay cách khác.

Có những cuộc chiến bằng súng đạn mà người ta có thể nhìn thấy nhưng tớ đang nghĩ đến một cuộc chiến khác, một cuộc cân não thực sự và cũng không kém căng thẳng – cuộc chiến về kinh tế.

Tớ thấy nguy cơ đe dọa đất nước mình đến từ những hoa quả đầy hóa chất tràn qua biên giới vào thị trường nội địa. Nó không đầu độc người dân mình ngay lập tức mà nó gây tác hại về lâu dài. Những đồ chơi rẻ tiền độc hại vẫn ngày ngày được tiêu thụ với số lượng lớn trên hàng Mã, tràn về nông thôn. Bước chân vào siêu thị thấy hàng Trung Quốc vẫn còn nhiều hơn hàng Việt Nam đơn giản vì hàng của họ giá rẻ hơn và mẫu mã phong phú hơn- điều mà ta chưa làm được.

Tớ thấy nguy cơ khi người dân mình cũng chưa có ý thức về điều này, không mong muốn bảo vệ chính cộng đồng của mình. Để xuất hàng sang Mỹ sang Châu Âu, họ đã phải vượt qua những tiêu chuẩn như thế nào, thế mà, Hiệp hội người tiêu dùng của Châu Âu còn phàn nàn về chất lượng hàng hóa. Vậy mà họ tha hồ xuất hàng sang nước mình mà dường như không vượt qua một thứ rào cản nào về chất lượng, gà cúm họ xuất sang nước mình hàng lô. Họ nghĩ ra đủ trò để hại các doanh nghiệp mình, tung hứng giá cả để dồn ép người dân bán từng quả dưa hấu, trái cau…v..v. Người dân vẫn hàng ngày ăn uống những quả táo to đẹp mà không biết rằng nếu không để trong tủ lạnh thì vài tháng quả táo đó vẫn đẹp như vậy nhờ hóa chất.

Chừng nào nước mình còn nghèo, cái đói cái khổ vẫn còn thì người dân vẫn còn tiêu thụ những hàng hóa rẻ tiền độc hại như vậy vì suy cho cùng, họ không còn sự lựa chọn nào khác.

Tớ nghĩ nhiều đến việc ở gần một nước lớn và ta phải đối mặt với hàng ngàn hàng vạn các nguy cơ đến từ mọi phía. Lịch sử đã chứng minh những nguy cơ ấy là có thật, và giờ đây, chúng ta lại phải một lần nữa đối mặt với nó. Nhưng mình nhỏ hơn họ và đất nước ấy đang lớn mạnh từng ngày từng giờ, họ tăng trưởng kinh tế hai con số và họ đang trở thành một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới. Họ muốn bành trướng và muốn thôn tính những mảnh đất nhiều tiềm năng và trù phú. Đó là một nguy cơ hiện hữu. Vậy mình có thể làm gì?

Thực ra chuyện một nước nhỏ có thể sống yên ổn hay không phụ thuộc phần lớn vào tiềm lực kinh tế của đất nước và ý thức dân tộc của người dân. Về ý thức dân tộc thì có lẽ chẳng có gì phải bàn nhiều. Chúng ta đều yêu nước, và chúng ta đã chứng minh trong suốt lịch sử tồn tại của mình rằng, chúng ta không chịu khuất phục bất cứ kẻ thù nào. Chúng ta mong muốn sống trong hòa bình nhưng phải là thứ hòa bình trong độc lập tự chủ.

Bao nhiêu con người ngã xuống, họ thậm chí không nghĩ quá nhiều rằng họ đang hy sinh để trở thành anh hùng vĩ đại, mà chỉ đơn giản họ nghĩ rằng, kẻ nào xâm lăng đất nước máu thịt của họ, ngăn cản những con người họ yêu quý sống trong hòa bình, kẻ đó phải từ bỏ dã tâm ấy. Và giản đơn như vậy, nhưng những con người ấy đã sống, chiến đấu và hy sinh đến hơi thở cuối cùng từ hàng nghìn năm nay. Mỗi tấc đất ta đang đi dưới chân đều có máu xương của bao nhiêu thế hệ từ thủa lập nước. Đến lịch sử hiện đại, tớ tin rằng, mỗi gia đình chúng mình, không gia đình nào là không có ít nhất một người thân hy sinh trong chiến tranh. Để chúng ta làm gì với ngày hôm nay?

Tớ rất nhớ một thầy giáo đã đặt ra cho bọn tớ một câu hỏi: Các em có nên vui mừng với con số tăng trưởng 8% kinh tế một năm của nước ta không?

Tất nhiên, nếu hồn nhiên mà trả lời là có thì hơn 20 năm nữa chúng ta mới đuổi kịp Singapo hiện nay – một đất nước với chỉ hơn 40 năm tuổi. Mà 20 năm nữa họ đã đi đến đâu nữa rồi, họ đâu có dừng lại để đợi!.

Lại đặt tiếp một vấn đề khác từ câu hỏi 8%, nhẩm tính sơ sơ, một đất nước với 80 triệu dân, mà GDP hiện nay của nước ta vào khoảng 265 tỷ USD, tức là mỗi người dân, suốt một năm ròng làm được tăng hơn năm trước (tính bằng mức đóng góp vào GDP) là chỉ khoảng 265 USD tức là khoảng 4 triệu đồng (chưa kể đến lạm phát). Và theo tính toán của Mekong Capital thì phải 12.7 năm nữa chúng ta mới đuổi kịp Trung Quốc về bình quân GDP đầu người. Hiện tại bình quân GDP đầu người của nước mình chỉ bằng 42% của họ mà thôi. Đó là một con số không thể chấp nhận được với một dân tộc với hơn 80 triệu dân thông minh và sáng tạo.

Cũng lại từ con số 8%, ta tự hỏi tiếp, tại sao ta không thể tăng trưởng kinh tế hai con số? Trong thời kỳ phát triển nóng của mình, các nước như Singapo, Trung Quốc, Thái Lan tăng trưởng hai con số là chuyện bình thường. Trung Quốc duy trì mức tăng trưởng kinh tế 2 con số trong suốt nhiều năm liền. Kể ra thì 8% quả là cao nhất nhì trong khu vực châu Á thật. Nhưng trong điều kiện những nền kinh tế lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc, họ đã qua giai đoạn tăng trưởng nhanh mạnh thì con số đó là rất cao, nhưng với một nền kinh tế mới nổi thì ta không thể hài lòng với con số đó được.

Lại tiếp nữa, ta có thể vui mừng vì ta vừa nhận một khoản viện trợ ODA lớn kỷ lục, rồi nước này nước kia viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam không? Sao ta không nghĩ đến một ngày ta có thể như Thái Lan tuyên bố với thế giới là Việt Nam giờ không cần phải nhận viện trợ nữa. Chúng ta có thể kinh doanh và phát triển bằng chính những đồng vốn của nền kinh tế nước mình?

Nước mình nhỏ?

Nhiều khi tớ tự hỏi, có phải vì nước mình nhỏ? Thực ra, nước mình không hề nhỏ cả về nghĩa đen và nghĩa bóng. Dải đất hình chữ S còn to hơn rất nhiều những nước khác trên thế giới. Còn dân số đứng thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á. Nước ta không hề nhỏ. Chúng ta có đủ tài nguyên về con người và về chất xám để sánh cùng rất các nước trên thế giới. Thái Lan cũng là một nước nhỏ, Singapo còn nhỏ hơn, tại sao họ có thể đi trước Trung Quốc những 14 năm và hơn nữa về thu nhập GDP đầu người? Họ cũng đều giàu lên bằng trí tuệ và chất xám của những công dân của họ.

Tớ lại tự hỏi, tại sao họ có tới 3 trường đại học đứng trong top 100 trường đại học lớn nhất thế giới, còn Việt Nam giờ trở thành một thị trường giáo dục béo bở hấp dẫn trong con mắt các nước trong khu vực và trên thế giới. Họ đua nhau xin giấy phép mở trường đại học ở nước mình, họ thấy tiềm năng lớn quá. Tại sao? Vì chúng ta chưa có nổi một trường tầm cỡ khu vực?

Có một câu chuyện rằng khi giáo sư Phan Dũng, người đưa Phương pháp luận sáng tạo vào Việt Nam, một người nổi tiếng được biết đến ở nhiều trường đại học lớn của thế giới, được mời sang giảng dạy ở Malaysia, ông có nói rằng, giờ thì họ mời mình đi dạy, chẳng khéo sau họ sẽ sang mình mở lớp phương pháp luận sáng tạo! Liệu ta có thể chấp nhận được điều này?

Đôi khi tớ nghĩ, có thể mình sẽ sống một cuộc sống bình thường, đơn giản vì mình ở Hà Nội và mình an toàn. Mình sẽ có một công việc làm ổn định, lập gia đình và có con cái. Mức thu nhập không quá cao để xây biệt thự, nhưng chắc cũng đủ nuôi con ăn học. Đấy là ước mơ đơn giản của tớ. Nhưng đôi khi tớ muốn làm một điều gì đó nhiều hơn như vậy, dù chỉ là một chút. Nếu ta là Nhật Bản, là Hàn Quốc thì đúng là sẽ không một đất nước nào có thể đe dọa đến sự bình yên của ta được.

Tớ cũng chưa biết sẽ bắt đầu từ đâu và phải làm gì, nhưng tớ hiểu một điều, những gì ta đang trải qua hôm nay giúp ta nhận ra một bài học rằng, một dân tộc nếu muốn sống hòa bình và được nể trọng, dân tộc đó phải giàu lên bằng bàn tay khối óc của mình.

Nhưng một công dân nhỏ bé liệu có thể làm được gì nhiều, tớ tự hỏi? Nhưng nghĩ như vậy thì không đúng cho lắm, vì một dân tộc đâu có dựa vào một công dân vĩ đại nào, nó được tạo nên từ hàng triệu công dân đấy chứ! Chúng ta không nhỏ bé và có một thứ còn lớn hơn cả bản thân ta, mà không ai được phép xúc phạm, đó là Tổ quốc, là lòng tự hào dân tộc thiêng liêng.

Tớ tin rằng, cuộc sống, trái tim và lòng yêu nước thực sự sẽ chỉ cho chúng mình những con đường đi tới đích. Khát vọng về một đất nước giàu đẹp, xóa bỏ cái mặc cảm và nỗi nhục của một đất nước nghèo nàn không phải chỉ của một thế hệ mà của nhiều thế hệ và ta phải góp phần làm nên điều ấy.

Người Việt Nam với những giá trị văn hóa và trí tuệ phải ngẩng cao đầu trước thế giới, chúng ta không thể mãi nằm trong danh sách những nước thuộc thế giới thứ ba được… Có thể các bạn cũng đồng ý với tớ rằng thực tế đã và đang chứng minh chúng ta hoàn toàn có thể làm được điều đó.

Vậy chúng ta có gì? Bàn tay để lao động, khối óc để sáng tạo và trái tim để yêu những người ta yêu quý và yêu nước…Nếu ta làm việc và lao động, sáng tạo hết sức mình, không có lý gì đất nước ta lại nghèo, và không có cớ gì để Tổ quốc lại bị đe dọa cả.

Và chắc hẳn chúng ta đều nhớ câu hát trong bài hát chúng ta hay hát :“Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta, mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay”
Bình luận (0)
Nguyễn Gia Hân
Xem chi tiết

Bài làm

   Nhân dân ta không chỉ giàu về tình nghĩa, truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo,… mà còn có lòng yêu nước nồng nàn, cháy bỏng. Lòng yêu nước trở thành một truyền thống đẹp đẽ, quý báu của nhân dân ta, nó được phát huy và thể hiện mạnh mẽ mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng. Truyền thống quý báu đó được thể hiện rõ nhất qua đoạn trích: “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

   Bài văn được trích trong Báo cáo chính trị tại Đại hội lần thứ II, tháng 2 năm 1951 của Đảng Lao động Việt Nam. Bài văn có thể coi là một mẫu mực về lập luận, bố cục và cách dẫn chứng của thể văn nghị luận.

   Trước hết về nội dung, văn bản nêu lên luận đề cơ bản: “Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta”. Mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, tinh thần ấy được phát huy một cách mạnh mẽ. Trong câu văn tiếp theo tác giả đã sử dụng động từ với hình thức tăng tiến: lướt qua, nhấn chìm cùng với đó là hình ảnh so sánh tinh thần yêu nước như một làn sóng mạnh mẽ, đã cho thấy rõ lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân ta. Để làm sáng tỏ chân lí đó tác giả đã chứng minh nó ở hai thời điểm: quá khứ và hiện tại.

   Bề dày lịch sử truyền thống yêu nước của nhân dân ta đã được tác giả đưa ra dẫn chứng cụ thể ở các thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Lê Lợi, Quang Trung,… đây là những vị anh hùng của dân tộc. Lấy những dẫn chứng hết sức tiêu biểu, mỗi nhân vật lịch sử gắn liền với một chiến công hiển hách, vang dội đã làm cho người đọc thấy rõ tinh thần yêu nước của tổ tiên, ông cha.

   Không dừng lại ở đó, để mở rộng luận điểm, làm người đọc tin và bị thuyết phục hơn nữa, tác giả tiếp tục lấy dẫn chứng đến thời điểm hiện tại. Ở đoạn thứ ba Hồ Chí Minh tập trung chứng minh tinh thần yêu nước của nhân dân trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược bằng hàng loạt các dẫn chứng. Sau câu chuyển đoạn “Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước” Hồ Chí Minh đã khái quát lòng yêu nước ghét giặc của nhân dân: “Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng bị tạm chiếm, từ nhân dân miền ngược đến nhân dân miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc”. Tiếp đó bằng hình thức liệt kê, kết hợp với mô hình liên kết từ …đến Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cho thấy rõ lòng yêu nước của mọi tầng lớp, lứa tuổi, giai cấp,… Những dẫn chứng đó vừa cụ thể vừa toàn diện, thể hiện sự cảm phục, ngưỡng mộ tinh thần yêu nước của đồng bào ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

   Phần cuối văn bản là lời khẳng định tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý, chúng có thể rõ ràng dễ thấy nhưng cũng có khi được “cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm”. Lần đầu tiên, một thứ vô hình là lòng yêu nước lại được Bác cụ thể hóa, hữu hình hóa một cách vừa giản dị vừa cao quý đến như vậy. Qua lời của Bác, lòng yêu nước không phải những điều lớn lao, xa vời mà nó giản dị, ở ngay xung quanh ta. Nhiệm vụ của ta lại phải phát huy lòng yêu nước đó thành những hành động, việc làm cụ thể trong công việc kháng chiến, công việc yêu nước.

   Về nghệ thuật, bài văn có bố cục chặt chẽ, gồm ba phần (phần một nêu lên vấn đề nghị luận “tinh thần yêu nước của nhân dân ta”; phần hai chứng minh tinh thần yêu nước trong quá khứ và hiện tại; phần ba nhiệm vụ của Đảng trong việc phát huy tinh thần yêu nước). Lập luận mạch lạc, rõ ràng, lí lẽ thống nhất với dẫn chứng. Dẫn chứng phong phú, cụ thể, được diễn đạt bằng những hình ảnh so sánh cụ thể, sinh động.

   Bài văn đã làm sáng tỏ chân lí muôn đời của cha ông ta đó là truyền thống yêu nước nồng nàn, sẵn sàng đấu tranh và hi sinh để giành tự do, độc lập cho dân tộc. Truyền thống đẹp đẽ đó cần phải được phát huy mạnh mẽ vào công cuộc kháng chiến của toàn dân tộc.

Đề bài: Phân tích bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
๖ۣۜVũ Hoàng Lan•❄(TEAM★B...
16 tháng 3 2020 lúc 15:37

Để chứng minh cho vấn đề nghị luận, tác giả đã nêu những dẫn chứng:

- Trong lịch sử: Những trang sử vẻ vang thời Bà Trưng, Bà Triệu,..

-Công lao của các vị anh hùng dân tộc

-Trong hiện tại: mọi lứa tuổi, mọi vùng,mọi tầng lớp đều có chung lòng yêu nước

-Mỗi luận điểm được làm rõ bằng những dẫn chứng cụ thể về những việc làm, hành động của mọi người , mọi giới, mọi tầng lớp nhân dân. Tác giả đi từ những nhận xét bao quát đến những dẫn chứng cụ thể.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
không có gì
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Sơn
23 tháng 10 2021 lúc 9:23

Tham khảo:

Tình yêu thương là tình cảm thiêng liêng mà cả dân tộc ta vẫn luôn gìn giữ và truyền lại cho đời sau. Nó xuất phát từ lòng yêu mến, đồng cảm, cảm thông và quý mến đối với đồng loại và mọi điều xung quanh. Tình thương yêu có sức mạnh rất lớn, nó giúp người khác vững tin hơn trong cuộc sống, giúp người khác vượt qua gian khổ, nó cảm hóa và làm thay đổi những người sống chưa tốt. Tình yêu thương chân thành, nhẹ nhàng của Thị Nở đã chạm đến trái tim cằn khô, sỏi đá của Chí Phèo và thức dậy trong anh những giây phút người nhất. Tình yêu thương làm cuộc đời này đẹp hơn. Nó đưa ta đến đỉnh cao của thành công và vượt lên trên những điều tầm thường. Nó còn là điều quý giá nhất trên đời mà người với người có thể trao tặng nhau. Nhiều người từng hối hận muộn màng khi họ chẳng kịp nói lời yêu thương với người thân khi người thân của họ còn sống. Vì vậy đừng ngại nói lời yêu thương với những người mà ta quý mến họ. Đôi khi cuộc sống nhiều mâu thuẫn, hiểu nhầm, hận thù và nó chỉ được hóa giải khi xuất hiện sự tha thứ và tình yêu thương khi bạn sẵn sàng trao đi. Một người chủ động trao tặng tình yêu thương thì bên trong họ tràn đầy tình yêu thương. Muốn có tình yêu thương thì trước hết bạn cần học cách trao đi. Ta cũng không quên phê phán những kẻ sống vô cảm, ích kỷ, hận thù. Và nhiệm vụ của chúng ta là hãy cảm hoá họ, vì chỉ có tình yêu thương mới có thể biến thế giới đầy khổ đau này thành biển cả của hoà bình và hạnh phúc.

Bình luận (3)
kà-cái-cay :>>
23 tháng 10 2021 lúc 21:54

Bố mẹ em đều là công nhân của nhà máy dệt. Hàng ngày khi em và em của em còn yên giấc ngủ ngon, bố mẹ đã phải dậy sửa soạn ra ngã tư để chờ xe ô tô của nhà máy chở đi làm. Thương bố mẹ vất vả có lúc về đến nhà đã 7 giờ tối, ngoài việc chăm chỉ học hành, em thay bố mẹ chăm sóc em bé, dỗ dành em ăn sáng, đưa em đi nhà trẻ, chiều đón em về tắm rửa cho em, nấu cơm, quét dọn nhà cửa…

Bình luận (0)