Cảm nhận của em về bài ca dao
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ nỗi đau chín chiều
viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về câu ca dao sau : chiều chiều ra đứng ngõ sau trông về quê mẹ ruột đau chín chiều
Tuổi thơ của con người luôn gắn liền với mẹ thân thương. Mẹ chăm bẵm ru hời con khi con còn bé, mẹ dạy bảo khi con lớn khôn... Con mang tình mẹ sâu nặng lắm. Rồi một ngày kia con, con bé nhỏ của mẹ phải đi xa... và nỗi nhớ mẹ giày vò, tức tưởi trong tâm con. Có một bài ca dao đã viết hộ tâm trạng ấy của một cô gái, tâm trạng mà bất cứ người con xa que nào cùng luôn nghĩ:
"Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều"
Cả bài thơ nhuốm đầy tâm trạng nhớ nhung, đau xót. Một tâm trạng có lẽ làm tím cả trời chiều mênh mang.
Câu ca dao là tâm trạng của một người con gái lấy chồng xa, nhớ mẹ, nhớ quê hương. Thời điểm và không gian trong câu ca dao thật hợp lí để côgái bộc lộ tâm trạng của mình. Thời điểm là buổi chiều, nhưng không phải là một buổi chiều mà là nhiều buổi chiều như thế: chiều chiều. Không gian càng thích hợp hơn với tâm trạng cô gái, đó là ngõ sau. Vào buổi chiều, không gian thường trở nên mênh mông, cảnh vật thường trở nên hoang vắng, gió thổi hiu hiu, mây lãng đãng, sương lành lạnh… Bầu không khí thật buồn nên dễ gợi cho con người cảm giác buồn man mác. Khoảnh khắc giao thoa giữa ngày và đêm làm cho tâm trạng thay đổi, trong cái không gian tĩnh mịch đó nếu mang tâm trạng và đa cảm thì con người càng buồn hơn. Cái thời khắc đó đã gợi lên trong lòng cô gái lấy chồng xa quê nỗi nhớ mẹ da diết. Nỗi nhớ ấy lại được bộc lộ trong một không gian chật hẹp: ngõ sau. Ngõ sau thường gợi lên một không gian nhỏ hẹp, quạnh vắng, đìu hiu… không gian này càng thích hợp với tâm trạng cô gái lúc này.
Từ cái ngõ sau ấy, chiều chiều cô gái đứng trông về quê mẹ mà lòng đau đớn xót xa. Cụm từ ruột đau chín chiều đã diễn tả hết sự đau đớn và nỗi nhớ khôn nguôi của cô gái. Từ trông đã chứa đựng bao tình cảm của cô gái. Trông có nghĩa là nhìn, cô gái trông về quê mẹ chính là nhìn về quê mẹ, nhìn vào một không gian mênh mông, hiu quạnh, nơi cuối của không gian ấy có mẹ, có quê hương. Trông để mà thương nhớ, để mà ray rứt trong lòng, để ruột đau chín chiều.
Câu ca dao thể hiện cuộc sống của người con gái nơi quê chồng. Ngày xưa, con gái lấy chồng phải theo chồng, cô gái trong câu ca dao trên cũng thế. Tuy nhiên, đọc câu ca dao, chúng ta cảm nhận cô gái vừa thương nhớ mẹ, niềm thương nhớ này theo tháng ngày chồng chất trở thành nỗi đau, vừa không bằng lòng với cuộc sống hiện tại ở nhà chồng. Điều này trở thành thường lệ khiến cô gái cứ chiều chiều lại đứng trông để nhớ về mẹ.
Câu ca dao có giá trị biểu cảm thật lớn, thể hiện được nỗi niềm nhớ nhung, thương nhớ của cô gái trong cảnh lấy chồng xa.
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều
Bài làm
Câu ca dao là tâm trạng của một người con gái lấy chồng xa, nhớ mẹ, nhớ quê hương. Thời điểm và không gian trong câu ca dao thật hợp lí để côgái bộc lộ tâm trạng của mình. Thời điểm là buổi chiều, nhưng không phải là một buổi chiều mà là nhiều buổi chiều như thế: chiều chiều. Không gian càng thích hợp hơn với tâm trạng cô gái, đó là ngõ sau. Vào buổi chiều, không gian thường trở nên mênh mông, cảnh vật thường trở nên hoang vắng, gió thổi hiu hiu, mây lãng đãng, sương lành lạnh… Bầu không khí thật buồn nên dễ gợi cho con người cảm giác buồn man mác. Khoảnh khắc giao thoa giữa ngày và đêm làm cho tâm trạng thay đổi, trong cái không gian tĩnh mịch đó nếu mang tâm trạng và đa cảm thì con người càng buồn hơn. Cái thời khắc đó đã gợi lên trong lòng cô gái lấy chồng xa quê nỗi nhớ mẹ da diết. Nỗi nhớ ấy lại được bộc lộ trong một không gian chật hẹp: ngõ sau. Ngõ sau thường gợi lên một không gian nhỏ hẹp, quạnh vắng, đìu hiu… không gian này càng thích hợp với tâm trạng cô gái lúc này.
Từ cái ngõ sau ấy, chiều chiều cô gái đứng trông về quê mẹ mà lòng đau đớn xót xa. Cụm từ ruột đau chín chiều đã diễn tả hết sự đau đớn và nỗi nhớ khôn nguôi của cô gái. Từ trông đã chứa đựng bao tình cảm của cô gái. Trông có nghĩa là nhìn, cô gái trông về quê mẹ chính là nhìn về quê mẹ, nhìn vào một không gian mênh mông, hiu quạnh, nơi cuối của không gian ấy có mẹ, có quê hương. Trông để mà thương nhớ, để mà ray rứt trong lòng, để ruột đau chín chiều.
Câu ca dao thể hiện cuộc sống của người con gái nơi quê chồng. Ngày xưa, con gái lấy chồng phải theo chồng, cô gái trong câu ca dao trên cũng thế. Tuy nhiên, đọc câu ca dao, chúng ta cảm nhận cô gái vừa thương nhớ mẹ, niềm thương nhớ này theo tháng ngày chồng chất trở thành nỗi đau, vừa không bằng lòng với cuộc sống hiện tại ở nhà chồng. Điều này trở thành thường lệ khiến cô gái cứ chiều chiều lại đứng trông để nhớ về mẹ.
Câu ca dao có giá trị ciểu cảm thật lớn,thể hiện được nỗi niềm nhớ nhung,thương nhớ của cô con gái trong cảnh lấy chồng xa.
Học tốt #
Viết một đoạn văn cảm thụ về bài ca dao; chiều chiều ra đứng ngõ sau/trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.
Bạn tham khảo bài này nhé! Chúc bạn học tốt!
Ngày xưa, nông thôn Việt Nam sống khép kín theo kiểu làng xã. Mỗi làng, mỗi xã là một thế giới riêng biệt. Có người suốt đời không bước chân ra khỏi lũy tre làng. Bởi vậy cho nên con gái lấy chồng làng khác có nghĩa là chấp nhận nỗi biệt li dằng dặc, khó biết ngày trở lại. Thêm vào đó là sự ràng buộc khắt khe của lễ giáo phong kiến như quan niệm Nữ nhân ngoại tộc hay Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử… Tất cả những điều bất công ấy biến cuộc đời phụ nữ thành một chuỗi dài buồn khổ, sầu thương.
bà cho tôi nick face của dgh đi rồi tui giải bài này cho.
Đây là câu ca dao phản ánh tâm trạng nhớ nhung, buồn khổ của người con gái lấy chồng xa xứ. Ngày ngày, cứ đến lúc chiều buông là cô lại thổn thức gạt thầm nước mắt: Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều! Câu ca dao chọn không gian và thời gian của buổi chiều để làm nền cho nỗi nhớ bởi nó thường khơi gợi lòng người nghĩ tới sự trở về và đoàn tụ. Không gian yên ắng, bàng bạc khói sương, mọi vật từ từ chìm vào bóng tối… dễ làm chạnh lòng kẻ xa quê. Ta thử hình dung ra cảnh đời và số phận của người con gái trẻ lần đầu xa mẹ, xa nhà, đi làm vợ, làm dâu nơi đồng đất xứ người.
Tình yêu thương nỗi nhớ quê hương ;nhớ mẹ già của những người con xa quê đã thể hiện rất rõ trong bài ca dao sau.Em hãy cảm nhận và phân tích
chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều
Phân tích:
Bài ca dao số 3 là tâm trạng, nỗi niềm cúa người con gái đi lấy chồng xa. Với lời lẽ giản dị, mộc mạc tác giả dân gian đã thề hiện nỗi buồn đau, xót xa, sâu lắng không biết chia sẻ cùng ai của cô gái. Thành công đó, một phần quan trọng là nhờ vào các hình ảnh, thời gian, không gian, hành động và nỗi niềm cua nhân vật. - Tâm trạng ấy gắn liền với thời gian buối chiều: “chiều chiều” gợi sự đoàn tụ, trở về của các sự vật. Còn với người con gái trong bài ca dao thì “chiều chiều” gợi lên một nỗi buồn và nồi nhớ da diết về quê mẹ. - Tâm trạng đó còn được gắn với thời gian cụ thể: “ngõ sau” gợi lên một không gian vắng lặng, heo hút. Người con gái đứng ở ngõ sau gợi ta nghĩ đến canh ngộ và thân phận của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến với bao nỗi niềm không có ai chia sẻ. - Tâm trạng của người con gái mang nặng nỗi đau trong mình với bao tâm sự: nồi buồn đau, nồi nhớ ngập tràn. Điều đó được thề hiện rõ qua hành động “đứng ngõ sau”, “trông về quê mẹ”. Hành động đó là cả một nỗi nhớ về quê hương, nỗi buồn đau về thân phận.
Ngày xưa, nông thôn Việt Nam sống khép kín theo kiểu làng xã. Mỗi làng, mỗi xã là một thế giới riêng biệt. Có người suốt đời không bước chân ra khỏi lũy tre làng. Bởi vậy cho nên con gái lấy chồng làng khác có nghĩa là chấp nhận nỗi biệt li dằng dặc, khó biết ngày trở lại. Thêm vào đó là sự ràng buộc khắt khe của lễ giáo phong kiến như quan niệm Nữ nhân ngoại tộc hay Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử… Tất cả những điều bất công ấy biến cuộc đời phụ nữ thành một chuỗi dài buồn khổ, sầu thương.
Chúc bạn học tốt!
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều
Chiều chiều! Nốt nhạc đã dạo đầu cho một môtíp gợi buồn. Đằng sau nốt nhạc ấy hiện lên chân dung một cô gái với một nỗi buồn khắc khoải. Nỗi buồn của một cô gái mới về nhà chồng còn lạ lẫm chưa quen, trong lòng cồn cào bao nỗi nhớ về gia đình, cha mẹ và những kỷ niệm đẹp. Thế là chiều nào cũng vậy, cô lén ra ngõ sau nhà, nơi ít người lại qua, ít ai để ý, ở đó cô có thể tránh mọi con mắt dò xét để thả hồn qua những nỗi nhớ, để “trông về quê mẹ”. Mà có xa xôi gì cho cam. Có khi chỉ cách có một quãng đồng mà hóa ngàn dặm tít mù, bởi một lẽ thời phong kiến người con gái có chồng là đóng khung cuộc đời mình ở nhà chồng. Bài ca dao mở ra là “chiều chiều” khép lại là “chín chiều” như đóng chặt tất cả những con đường mà cô có thể về với mẹ. Thật xót xa cho thân phận những người phụ nữ thời phong kiến.
Tham khảo:
Tuổi thơ của con người luôn gắn liền với mẹ thân thương. Mẹ chăm bẵm ru hời con khi con còn bé, mẹ dạy bảo khi con lớn khôn... Con mang tình mẹ sâu nặng lắm. Rồi một ngày kia con, con bé nhỏ của mẹ phải đi xa... và nỗi nhớ mẹ giày vò, tức tưởi trong tâm con. Có một bài ca dao đã viết hộ tâm trạng ấy của một cô gái, tâm trạng mà bất cứ người con xa que nào cùng luôn nghĩ:
"Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều"
~HT~
tình yêu thương nỗi nhớ quê hương,nhớ mẹ già của những ng con xa quê.đã thể hiện rất rõ trong bài ca dao.em hãy cảm nhận và phân tích:
chiều chiều ra đứng ngõ sau
trông về quê mẹ ruột đau chín chiều
Có nhiều cách để cảm nhận . Bạn tham khảo nhé !
Gia đình là chiếc nôi đằm thắm ngọt ngào nuôi dưỡng chúng ta khôn lớn. Ông bà, cha mẹ, anh em sống quây quần bên nhau trong tình yêu thương vô bờ bến. Tình cảm ấy được hun đúc và truyền lại cho nhau từ đời này sang đời khác qua những câu ca dao đằm thắm ngọt ngào. Công cha, nghĩa mẹ, tình yêu thương anh chị em, tình yêu nam nữ, vợ chồng... Sống với ta như những kỷ niệm đẹp không bao giờ quên. Một ví dụ về tình yêu thương, nỗi nhớ của người con gái với mẹ già làm ta cảm động.
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ, ruột đau chín chiều.
Ca dao cổ truyền có nhiều câu mở đầu bằng hai tiếng chiều chiều:
Chiều chiều xách giỏ hái rau
Chiều chiều ra đứng bờ sông...
Chiều chiều là giai diệu nhè nhẹ, buồn thương. Điệu tâm hồn biểu hiện trong câu ca dao vô cùng đặc sắc, nó quyện vào tâm hồn người đọc, người nghe.
Câu thơ thứ nhất vừa có tính thời gian (chiều chiều) vừa có tính không gian (ngõ sau, quê mẹ). Buổi chiều tà, lúc hoàng hôn buông xuống, ngày sắp tàn vũ trụ sắp đi vào cõi hư vô. Đây là những khoảng thời gian gợi nhớ, gợi sầu cho những kẻ tha hương. Nguyễn Du đã từng nhắc đến trong Truyện Kiều: Song xa vò võ phương trời - Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng hay Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà (Huy Cận). Trong bài ca dao trên cũng nói đến buổi chiều. Thời gian cứ lặp đi lặp lại ngõ sau chứ không phải là ngõ trước? Ngõ sau mới trông ra cánh đồng hắt hiu vắng vẻ, phải là chiều chiều khi cơm nước xong xuôi thì mới quạnh hiu. Sự lặp đi lặp lại âm thanh ấy cũng chính là sự lặp lại một hành động (ra đứng ngõ sau trông về quê mẹ) của một tâm trạng. Nghĩ về quê hương là nghĩ về mẹ, bóng hình mẹ đã tạc vào hình bóng quê hương. Nhân vật trữ tình trong câu ca dao không được giới thiệu chi tiết cụ thể. Nhưng ta vẫn thấy hiện lên hình ảnh cô gái xa quê, nhớ quê, nhớ gia đình... (đi lấy chồng xa?). Chắc là nhớ lắm, nhớ quá nên cứ chiều chiều và chiều nào cũng vậy cô ra ngõ sau ngậm ngùi ngóng về quê mẹ.
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Càng trông về quê mẹ càng lẻ loi, cô đơn nơi quê người, nỗi thương nhớ da diết không nguôi:
Trông về quê mẹ, ruột đau chín chiều.
Quê mẹ sau luỹ tre xanh. Nơi cô gái sinh ra và lớn lên trong tình yêu thương của gia đình, làng xóm. Biết bao kỷ niệm buồn vui cùng gia đình bè bạn. Nơi mà chiều chiều chăn trâu cắt cỏ, có dòng sông nhỏ uốn quanh, có cánh đồng cò bay thẳng cánh, có bà con chất phác hiền lành lam lũ sớm hôm. Nơi ấy mẹ cha tần tảo sớm khuya nuôi con khôn lớn. Nếu như theo phong tục xưa Gái thập tam nam thập lục thì cô gái đi lấy chồng từ thuở mười ba. Mười ba năm ấy sống bên mẹ hiền cô vẫn chỉ là đứa con bé bỏng được yêu chiều trong vòng tay của mẹ. Vậy mà giờ nơi quê người đất khách lòng cô lại chẳng xót xa, thương nhớ. Giờ này sau luỹ tre xanh mẹ già. với mái tóc bạc phơ tựa cửa ngóng đứa con xa. Sao mẹ ơi mẹ chẳng:
Có con thì gả chồng gần
Có bát canh cần nó cũng đem cho.
Vậy là chỉ đến khi không được sống trong sự nuông chiều của cha và sự săn sóc yêu thương của mẹ, khi những hạnh phúc trìu mến ấy mất rồi người con mới thấm thía hết sự ngọt ngào khi bên mẹ.
Ca dao nói ít mà gợi nhiều. Chỉ hai từ quê mẹ mà gợi ra cho người đọc một trường liên tưởng vô cùng lớn. Người con xa quê trông về quê mẹ mà lòng day dứt khôn nguôi. Bốn tiếng ruột đau chín chiều diễn tả nỗi nhớ da diết đó. Tục ngữ, thành ngữ có chín nhớ mười thương thì ca dao có ruột đau chín chiều buổi chiều nào cũng nhớ về quê mẹ, trông hướng nào cũng thấy tê tái, xót xa. Càng nhớ, người con lại càng thương, nỗi buồn cứ như vậy tăng lên gấp bội. Dường như nỗi nhớ ấy, sự cô đơn ấy không có giới hạn, có lẽ trong những lúc như vậy đứa con xa mơ ước nhiều lắm.
Ước gì giờ đây đang nằm trong vòng tay âu yếm của mẹ, để tận hưởng cái giây phút mơn man khắp da thịt trong đôi bàn tay dịu hiền, muốn ngồi bên mẹ để trò chuyện, tâm sự để đếm từng sợi tóc pha sương theo tháng ngày. Bỗng xa xa, khoan nhặt tiếng chim kêu chiều:
Vẳng nghe chim vịt kêu chiều
Bâng khuâng nhớ mẹ chín chiều ruột đau
Bài ca dao là tình cảm mẹ con, tình cảm quê hương và gia đình sâu sắc trong tâm hồn mỗi chúng ta. Tình thương nỗi nhớ gắn liền với tấm lòng biết ơn sâu nặng của người con gái xa quê đối với mẹ già. Giọng điệu tâm tình sâu lắng, lời thơ êm ái nhẹ nhàng gợi lên trong lòng người đọc bao liên tưởng về tình cảm mẹ con, gia đình, những kỷ niệm yêu dấu tuổi thơ. Làm sao chúng ta có thể quên được bài ca dao trữ tình đằm thắm như vậy.
ĐỀ BÀI: CẢM NHẬN CỦA EM VỀ BÀI CA DAO(VIẾT CẢM NHẬN CỦA EM BẰNG 1 ĐOẠN VĂN NGẮN)
CHIỀU CHIỀU RA ĐỨNG NGÕ SẠU
TRÔNG VỀ QUÊ MẸ RUỘT ĐÂU CHÍN CHIỀU
GIÚP MÌNH VỚI
Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về câu ca dao:
Chiều chiều ra đứng ngõ sau,
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều!
***
Hướng dẫn lập dàn ý
I. Mở bài
- Giới thiệu chung về số phận của người phụ nữ xưa: chịu rất nhiều bất hạnh, không được quyền quyết định cuộc đời của mình.
- Có nhiều bài ca dao, tục ngữ nói về thân phận của người phụ nữ, trong đó nổi bật là bài ca dao:
Chiều chiều ra đứng ngõ sau,
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.
II. Thân bài
- Ý nghĩa của bài ca dao:
+ Lời giãi bày của một người phụ nữ vì hoàn cảnh mà phải lấy chồng xa. Những lúc tủi hờn chỉ biết ôm nỗi buồn mà “trông về quê mẹ”.
- Thời gian:
+ Bài ca dao diễn tả tâm trạng của người phụ nữ vào buổi xế chiều.
+ Buổi xế chiều: thời điểm cuối ngày thường gợi nhiều suy nghĩ và thường gợi những nỗi buồn vương vấn. Đây cũng là thời điểm người phụ nữ tự đối diện với lòng mình.
+ “Chiều chiều”: không phải là một buổi chiều cụ thể nào cả mà đó là chỉ thời gian chung chung, giờ khắc của ngày tàn.
- Không gian:
+ “Ngõ sau”: Gợi đến thân phận hèn mọn của phận dâu tôi đòi.
+ “Quê mẹ”: một nơi xa, nơi có những người thân trong gia đình, nơi chứa đựng những yêu thương, những sẻ chia ấm lòng người.
+ “Chín chiều”: là chín bề, nhiều bề.
+ Nỗi đau chín chiều là nỗi đau quặn thắt, không nói nên lời, âm ỉ, dai dẳng làm héo hon lòng người.
⇒ Thời gian “chiều chiều” kết hợp với không gian “ngõ sau” gợi lên tình cảnh tội nghiệp của người phụ nữ: nhỏ bé, thui thủi một mình, đáng thương.
- Nghệ thuật:
+ Sử dụng từ ngữ có kết cấu vòng tròn đối xứng chiều chiều – chín chiều góp phần gợi tả bi kịch của đời người phụ nữ: họ không bao giờ thoát khỏi các vòng khổ đau của định mệnh.
⇒ Tình cảnh và tâm trạng của người phụ nữ: nặng nề, đau xót hơn.
III. Kết bài
- Bài ca dao có sức lay động những nỗi nhớ quê sâu kín của con người.
- Là lời tố cáo những tư tưởng phong kiến đã đẩy người phụ nữ vào những khổ đau của cuộc đời.
Học tốt !!!
#Min
Người phụ nữ xưa phải chịu rất nhiều bất hạnh trong cuộc sống. Họ không có quyền quyết định cho cuộc sống của mình mà phải phụ thuộc vào người chồng người cha. Có rất nhiều câu ca dao tục ngữ nói về thân phận người phụ nữ lúc bấy giờ, trong đó nổi bật là câu ca dao:
"Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều."
Câu ca dao là lời giãi bày tâm sự của một người phụ nữ vì hoàn cảnh mà phải lấy chồng xa. Do ảnh hưởng của những quan niệm phong kiến, người phụ nữ lúc bấy giờ chưa được quyền bình đẳng, phải hứng chịu những đau đớn trong cuộc đời. Việc lấy chồng là việc hệ trọng của đời người nhưng người phụ nữ thời đó phải chấp nhận cảnh cha mẹ đặt đâu con ngồi đó, thậm chí phải lấy chồng lấy vợ từ khi lên năm lên ba. Sống trong nhà chồng người con gái đi lấy chồng xa thường phải chịu nhiều nỗi tủi hờn, đau khổ. Những lúc tủi phận, những lúc nhớ nhà nàng chỉ còn biết thui thủi ôm nỗi buồn mà “trông về quê mẹ”.
Câu ca dao diễn tả tâm trạng người phụ nữ vào buổi chiều. Đó là thời điểm cuối ngày thường gợi nhiều suy nghĩ và thường gợi những nỗi buồn vương vất. Dân gian dùng từ láy Chiều chiều cho ta biết rằng không phải một buổi chiều mà chiều nào cũng vậy, khi thời gian bước vào cái giây khắc của ngày tàn, người phụ nữ lại “đứng ra ngõ sau” để “trông về quê mẹ” mà “ruột đau chín chiều”. Bước vào chiều tà không gian đã nhập nhoạng tối, người phụ nữ lại chọn địa điểm “ngõ sau” rất kín đáo để tự mình đối diện với lòng mình.
“Ngõ sau” chẳng những gợi đến thân phận hèn mọn của phận dâu tôi mà kết hợp với thời gian chiều tối nó còn tạo ra một góc riêng cho người phụ nữ tội nghiệp ấy: một cái góc vừa tối vừa hẹp. Trong khung cảnh ảm đạm, hình ảnh người phụ nữ cô đơn thui thủi một mình càng nhỏ bé, đáng thương hơn nữa. Nàng lặng lẽ “Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều”. Nhắc đến “mẹ” là nhắc đến điểm tựa tâm hồn của người con. Nhắc đến “quê mẹ” là nhắc đến những yêu thương, những đồng cảm, những sẻ chia làm ấm lòng người. Đặc biệt, từ “trông” không chỉ có nghĩa là nhìn mà còn có ý nghĩa là trông ngóng. Người phụ nữ “trông về quê mẹ” còn là đang khao khát những tình cảm ấm nồng, còn đang mong ngóng ngày trở về quê mẹ với những người thân yêu nhất của mình. Trong hoàn cảnh bèo dạt mây trôi nơi đất khách quê người, nàng trông về nơi ấy mà ruột đau chín chiều. Chín chiều là “chín bề”, là “nhiều bề”. Nỗi đau “chín chiều” là nỗi đau quặn thắt không nói nên lời, nó âm ỉ, nó dai dẳng làm mòn làm héo con người. Cách sử dụng từ ngữ có kết cấu vòng tròn đối xứng chiều chiều – chín chiều đã góp phần gợi tả bi kịch đời người phụ nữ: họ chẳng bao giờ thoát khỏi cái vòng trong khổ đau định mệnh. Tình cảnh và tâm trạng của người phụ nữ ấy vì thế mà càng nặng nề, đau xót hơn.
“Chiều chiều ra đứng ngõ sau…” là bài ca dao có sức lay động những miền thương miền nhớ dù là sâu kín nhất của con người. Và vì thế, bài ca dao mang trong mình một tinh thần nhân đạo sâu sắc.
Chỉ có hai câu thơ ngắn gọn nhưng chất chứa nhiều ý nghĩa sâu xa, câu ca dao đã lột tả được hết tâm trạng của người phụ nữ khi phải đi lấy chồng xa, tủi phận cô đơn, nhớ quê nhà, nhớ mẹ, bởi ở nơi đó không có chỗ nào là chỗ dựa cho người con gái bất hạnh ấy. Câu ca dao như một lời tố cáo cái xã hội phong kiến thối nát, đẩy người phụ nữ mềm yếu xuống bước đường cùng của cuộc sống.
CẢM ƠN NHƯNG XIN LỖI MK CẦN 1 ĐOẠN NGẮN THÔI
phân tích dàn ý bài ca dao
"chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều"
I. Mở bài:
Giới thiệu một cách khái quát và ngắn gọn tâm trạng buồn đau, nhớ da diết về quê mẹ của cô gái.
II. Thân bài:
Trên cơ sở phân tích hai câu ca dao, kết hợp với nhưng suy nghĩ cảm xúc của bản thân để bộc lộ rõ nỗi niềm của cô gái, bày tỏ niềm thông cảm của bản thân với nhân vật.
III. Kết bài:
Tổng hợp, liên tưởng, nâng cao vấn đề. Nhấn mạnh lần nữa sự chia sẻ với tâm trạng của nhân vật: buồn, nhớ.
Gia đình là chiếc nôi đằm thắm ngọt ngào nuôi dưỡng chúng ta khôn lớn. Ông bà, cha mẹ, anh em sống quây quần bên nhau trong tình yêu thương vô bờ bến. Tình cảm ấy được hun đúc và truyền lại cho nhau từ đời này sang đời khác qua những câu ca dao đằm thắm ngọt ngào. Công cha, nghĩa mẹ, tình yêu thương anh chị em, tình yêu nam nữ, vợ chồng... Sống với ta như những kỷ niệm đẹp không bao giờ quên. Một ví dụ về tình yêu thương, nỗi nhớ của người con gái với mẹ già làm ta cảm động.
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ, ruột đau chín chiều.
Ca dao cổ truyền có nhiều câu mở đầu bằng hai tiếng chiều chiều:
Chiều chiều xách giỏ hái rau
Chiều chiều ra đứng bờ sông...
Chiều chiều là giai diệu nhè nhẹ, buồn thương. Điệu tâm hồn biểu hiện trong câu ca dao vô cùng đặc sắc, nó quyện vào tâm hồn người đọc, người nghe.
Câu thơ thứ nhất vừa có tính thời gian (chiều chiều) vừa có tính không gian (ngõ sau, quê mẹ). Buổi chiều tà, lúc hoàng hôn buông xuống, ngày sắp tàn vũ trụ sắp đi vào cõi hư vô. Đây là những khoảng thời gian gợi nhớ, gợi sầu cho những kẻ tha hương. Nguyễn Du đã từng nhắc đến trong Truyện Kiều: Song xa vò võ phương trời - Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng hay Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà (Huy Cận). Trong bài ca dao trên cũng nói đến buổi chiều. Thời gian cứ lặp đi lặp lại ngõ sau chứ không phải là ngõ trước? Ngõ sau mới trông ra cánh đồng hắt hiu vắng vẻ, phải là chiều chiều khi cơm nước xong xuôi thì mới quạnh hiu. Sự lặp đi lặp lại âm thanh ấy cũng chính là sự lặp lại một hành động (ra đứng ngõ sau trông về quê mẹ) của một tâm trạng. Nghĩ về quê hương là nghĩ về mẹ, bóng hình mẹ đã tạc vào hình bóng quê hương. Nhân vật trữ tình trong câu ca dao không được giới thiệu chi tiết cụ thể. Nhưng ta vẫn thấy hiện lên hình ảnh cô gái xa quê, nhớ quê, nhớ gia đình... (đi lấy chồng xa?). Chắc là nhớ lắm, nhớ quá nên cứ chiều chiều và chiều nào cũng vậy cô ra ngõ sau ngậm ngùi ngóng về quê mẹ.
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Càng trông về quê mẹ càng lẻ loi, cô đơn nơi quê người, nỗi thương nhớ da diết không nguôi:
Trông về quê mẹ, ruột đau chín chiều.
Quê mẹ sau luỹ tre xanh. Nơi cô gái sinh ra và lớn lên trong tình yêu thương của gia đình, làng xóm. Biết bao kỷ niệm buồn vui cùng gia đình bè bạn. Nơi mà chiều chiều chăn trâu cắt cỏ, có dòng sông nhỏ uốn quanh, có cánh đồng cò bay thẳng cánh, có bà con chất phác hiền lành lam lũ sớm hôm. Nơi ấy mẹ cha tần tảo sớm khuya nuôi con khôn lớn. Nếu như theo phong tục xưa Gái thập tam nam thập lục thì cô gái đi lấy chồng từ thuở mười ba. Mười ba năm ấy sống bên mẹ hiền cô vẫn chỉ là đứa con bé bỏng được yêu chiều trong vòng tay của mẹ. Vậy mà giờ nơi quê người đất khách lòng cô lại chẳng xót xa, thương nhớ. Giờ này sau luỹ tre xanh mẹ già. với mái tóc bạc phơ tựa cửa ngóng đứa con xa. Sao mẹ ơi mẹ chẳng:
Có con thì gả chồng gần
Có bát canh cần nó cũng đem cho.
Vậy là chỉ đến khi không được sống trong sự nuông chiều của cha và sự săn sóc yêu thương của mẹ, khi những hạnh phúc trìu mến ấy mất rồi người con mới thấm thía hết sự ngọt ngào khi bên mẹ.
Ca dao nói ít mà gợi nhiều. Chỉ hai từ quê mẹ mà gợi ra cho người đọc một trường liên tưởng vô cùng lớn. Người con xa quê trông về quê mẹ mà lòng day dứt khôn nguôi. Bốn tiếng ruột đau chín chiều diễn tả nỗi nhớ da diết đó. Tục ngữ, thành ngữ có chín nhớ mười thương thì ca dao có ruột đau chín chiều buổi chiều nào cũng nhớ về quê mẹ, trông hướng nào cũng thấy tê tái, xót xa. Càng nhớ, người con lại càng thương, nỗi buồn cứ như vậy tăng lên gấp bội. Dường như nỗi nhớ ấy, sự cô đơn ấy không có giới hạn, có lẽ trong những lúc như vậy đứa con xa mơ ước nhiều lắm.
Ước gì giờ đây đang nằm trong vòng tay âu yếm của mẹ, để tận hưởng cái giây phút mơn man khắp da thịt trong đôi bàn tay dịu hiền, muốn ngồi bên mẹ để trò chuyện, tâm sự để đếm từng sợi tóc pha sương theo tháng ngày. Bỗng xa xa, khoan nhặt tiếng chim kêu chiều:
Vẳng nghe chim vịt kêu chiều
Bâng khuâng nhớ mẹ chín chiều ruột đau
Bài ca dao là tình cảm mẹ con, tình cảm quê hương và gia đình sâu sắc trong tâm hồn mỗi chúng ta. Tình thương nỗi nhớ gắn liền với tấm lòng biết ơn sâu nặng của người con gái xa quê đối với mẹ già. Giọng điệu tâm tình sâu lắng, lời thơ êm ái nhẹ nhàng gợi lên trong lòng người đọc bao liên tưởng về tình cảm mẹ con, gia đình, những kỷ niệm yêu dấu tuổi thơ. Làm sao chúng ta có thể quên được bài ca dao trữ tình đằm thắm như vậy.
I. Mở bài:
Giới thiệu một cách khái quát và ngắn gọn tâm trạng buồn đau, nhớ da diết về quê mẹ của cô gái.
II. Thân bài:
Trên cơ sở phân tích hai câu ca dao, kết hợp với nhưng suy nghĩ cảm xúc của bản thân để bộc lộ rõ nỗi niềm của cô gái, bày tỏ niềm thông cảm của bản thân với nhân vật.
III. Kết bài:
Tổng hợp, liên tưởng, nâng cao vấn đề. Nhấn mạnh lần nữa sự chia sẻ với tâm trạng của nhân vật: buồn, nhớ
Cảm nhận và phân tích
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều
Phân tích:
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Càng trông về quê mẹ càng lẻ loi, cô đơn nơi quê người, nỗi thương nhớ da diết không nguôi:
Trông về quê mẹ, ruột đau chín chiều.
Quê mẹ sau luỹ tre xanh. Nơi cô gái sinh ra và lớn lên trong tình yêu thương của gia đình, làng xóm. Biết bao kỉ niệm buồn vui cùng gia đình bè bạn. Nơi mà chiều chiều chăn trâu cắt cỏ, có dòng sông nhỏ uốn quanh, có cánh đồng cò bay thẳng cánh, có bà con chất phác hiền lành lam lũ sớm hôm. Nơi ấy mẹ cha tần tảo sớm khuya nuôi con khôn lớn. Nếu như theo phong tục xưa Gái thập tam nam thập lục thì cô gái đi lấy chồng từ thuở mười ba. Mười ba năm ấy sống bên mẹ hiền cô vẫn chỉ là đứa con bé bỏng được yêu chiều trong vòng tay của mẹ. Vậy mà giờ nơi quê người đất khách lòng cô lại chẳng xót xa, thương nhớ. Giờ này sau luỹ tre xanh mẹ già, với mái tóc bạc phơ tựa cửa ngóng đứa con xa.
Cảm nhận:
Ca dao Việt Nam đã dành nhiều dòng thơ để cảm thông với số phận bất hạnh của những người phụ nữ. Bài ca dao sau là một trong số đó:
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.
Bài ca dao là lời người phụ nữ đã có chồng và phải lấy chồng xa. Trong xã hội phong kiến xưa, do quan niệm “trọng nam khinh nữ” nên đời sống tình cảm của người phụ nữ ít được quan tâm chia sẻ. Người con gái đi lấy chồng xa thường phải chịu nhiều nỗi tủi hờn, đau khổ. Những lúc tủi phận, những lúc nhớ nhà nàng chỉ còn biết thui thủi ôm nỗi buồn mà “trông về quê mẹ”.
Bài ca dao mở ra không gian buổi chiều. Đó là thời điểm cuối ngày thường gợi nhiều suy nghĩ và thường gợi những nỗi buồn vương vất. Dân gian dùng từ láy Chiều chiều cho ta biết rằng không phải một buổi chiều mà chiều nào cũng vậy, khi thời gian bước vào cái giây khắc của ngày tàn, người phụ nữ lại “ra đứng ngõ sau” để “trông về quê mẹ” mà “ruột đau chín chiều”. Bước vào chiều tà không gian đã nhập nhoạng tối, người phụ nữ lại chọn địa điểm “ngõ sau” rất kín đáo để tự mình đối diện với lòng mình. “Ngõ sau” chẳng những gợi đến thân phận hèn mọn của phận dâu tôi mà kết hợp với thời gian chiều tối nó còn tạo ra một góc riêng cho người phụ nữ tội nghiệp ấy: một cái góc vừa tối vừa hẹp. Trong khung cảnh ảm đạm, hình ảnh người phụ nữ cô đơn thui thủi một mình càng nhỏ bé, đáng thương hơn nữa. Nàng lặng lẽ “Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều”. Nhắc đến “mẹ” là nhắc đến điểm tựa tâm hồn của người con. Nhắc đến “quê mẹ” là nhắc đến những yêu thương, những đồng cảm, những sẻ chia làm ấm lòng người. Đặc biệt, từ “trông” không chỉ có nghĩa là nhìn mà còn có ý nghĩa là trông ngóng. Người phụ nữ “trông về quê mẹ” còn là đang khao khát những tình cảm ấm nồng, còn đang mong ngóng ngày trở về quê mẹ với những người thân yêu nhất của mình. Trong hoàn cảnh bèo dạt mây trôi nơi đất khách quê người, nàng trông về nơi ấy mà ruột đau chín chiều. Chín chiều là “chín bề”, là “nhiều bề”. Nỗi đau “chín chiều” là nỗi đau quặn thắt không nói nên lời, nó âm ỉ, nó dai dẳng làm mòn làm héo con người. Cách sử dụng từ ngữ có kết cấu vòng tròn đối xứng chiều chiều – chín chiều đã góp phần gợi tả bi kịch đời người phụ nữ: họ chẳng bao giờ thoát khỏi cái vòng trong khổ đau định mệnh. Tình cảnh và tâm trạng của người phụ nữ ấy vì thế mà càng nặng nề, đau xót hơn.
hok tốt!!
Đây là câu ca dao phản ánh tâm trạng nhớ nhung, buồn khổ của người con gái lấy chồng xa xứ. Ngày ngày, cứ đến lúc chiều buông là cô lại thổn thức gạt thầm nước mắt: Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều! Câu ca dao chọn không gian và thời gian của buổi chiều để làm nền cho nỗi nhớ bởi nó thường khơi gợi lòng người nghĩ tới sự trở về và đoàn tụ. Không gian yên ắng, bàng bạc khói sương, mọi vật từ từ chìm vào bóng tối… dễ làm chạnh lòng kẻ xa quê. Ta thử hình dung ra cảnh đời và số phận của người con gái trẻ lần đầu xa mẹ, xa nhà, đi làm vợ, làm dâu nơi đồng đất xứ người.
Qua bài ca dao :
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều .
Em có suy nghĩ gì về thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa .
Gia đình là chiếc nôi đằm thắm ngọt ngào nuôi dưỡng chúng ta khôn lớn. Ông bà, cha mẹ, anh em sống quây quần bên nhau trong tình yêu thương vô bờ bến. Tình cảm ấy được hun đúc và truyền lại cho nhau từ đời này sang đời khác qua những câu ca dao đằm thắm ngọt ngào. Công cha, nghĩa mẹ, tình yêu thương anh chị em, tình yêu nam nữ, vợ chồng... Sống với ta như những kỷ niệm đẹp không bao giờ quên. Một ví dụ về tình yêu thương, nỗi nhớ của người con gái với mẹ già làm ta cảm động.
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ, ruột đau chín chiều.
Ca dao cổ truyền có nhiều câu mở đầu bằng hai tiếng chiều chiều:
Chiều chiều xách giỏ hái rau
Chiều chiều ra đứng bờ sông...
Chiều chiều là giai diệu nhè nhẹ, buồn thương. Điệu tâm hồn biểu hiện trong câu ca dao vô cùng đặc sắc, nó quyện vào tâm hồn người đọc, người nghe.
Câu thơ thứ nhất vừa có tính thời gian (chiều chiều) vừa có tính không gian (ngõ sau, quê mẹ). Buổi chiều tà, lúc hoàng hôn buông xuống, ngày sắp tàn vũ trụ sắp đi vào cõi hư vô. Đây là những khoảng thời gian gợi nhớ, gợi sầu cho những kẻ tha hương. Nguyễn Du đã từng nhắc đến trong Truyện Kiều: Song xa vò võ phương trời - Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng hay Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà (Huy Cận). Trong bài ca dao trên cũng nói đến buổi chiều. Thời gian cứ lặp đi lặp lại ngõ sau chứ không phải là ngõ trước? Ngõ sau mới trông ra cánh đồng hắt hiu vắng vẻ, phải là chiều chiều khi cơm nước xong xuôi thì mới quạnh hiu. Sự lặp đi lặp lại âm thanh ấy cũng chính là sự lặp lại một hành động (ra đứng ngõ sau trông về quê mẹ) của một tâm trạng. Nghĩ về quê hương là nghĩ về mẹ, bóng hình mẹ đã tạc vào hình bóng quê hương. Nhân vật trữ tình trong câu ca dao không được giới thiệu chi tiết cụ thể. Nhưng ta vẫn thấy hiện lên hình ảnh cô gái xa quê, nhớ quê, nhớ gia đình... (đi lấy chồng xa?). Chắc là nhớ lắm, nhớ quá nên cứ chiều chiều và chiều nào cũng vậy cô ra ngõ sau ngậm ngùi ngóng về quê mẹ.
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Càng trông về quê mẹ càng lẻ loi, cô đơn nơi quê người, nỗi thương nhớ da diết không nguôi:
Trông về quê mẹ, ruột đau chín chiều.
Quê mẹ sau luỹ tre xanh. Nơi cô gái sinh ra và lớn lên trong tình yêu thương của gia đình, làng xóm. Biết bao kỷ niệm buồn vui cùng gia đình bè bạn. Nơi mà chiều chiều chăn trâu cắt cỏ, có dòng sông nhỏ uốn quanh, có cánh đồng cò bay thẳng cánh, có bà con chất phác hiền lành lam lũ sớm hôm. Nơi ấy mẹ cha tần tảo sớm khuya nuôi con khôn lớn. Nếu như theo phong tục xưa Gái thập tam nam thập lục thì cô gái đi lấy chồng từ thuở mười ba. Mười ba năm ấy sống bên mẹ hiền cô vẫn chỉ là đứa con bé bỏng được yêu chiều trong vòng tay của mẹ. Vậy mà giờ nơi quê người đất khách lòng cô lại chẳng xót xa, thương nhớ. Giờ này sau luỹ tre xanh mẹ già. với mái tóc bạc phơ tựa cửa ngóng đứa con xa. Sao mẹ ơi mẹ chẳng:
Có con thì gả chồng gần
Có bát canh cần nó cũng đem cho.
Vậy là chỉ đến khi không được sống trong sự nuông chiều của cha và sự săn sóc yêu thương của mẹ, khi những hạnh phúc trìu mến ấy mất rồi người con mới thấm thía hết sự ngọt ngào khi bên mẹ.
Ca dao nói ít mà gợi nhiều. Chỉ hai từ quê mẹ mà gợi ra cho người đọc một trường liên tưởng vô cùng lớn. Người con xa quê trông về quê mẹ mà lòng day dứt khôn nguôi. Bốn tiếng ruột đau chín chiều diễn tả nỗi nhớ da diết đó. Tục ngữ, thành ngữ có chín nhớ mười thương thì ca dao có ruột đau chín chiều buổi chiều nào cũng nhớ về quê mẹ, trông hướng nào cũng thấy tê tái, xót xa. Càng nhớ, người con lại càng thương, nỗi buồn cứ như vậy tăng lên gấp bội. Dường như nỗi nhớ ấy, sự cô đơn ấy không có giới hạn, có lẽ trong những lúc như vậy đứa con xa mơ ước nhiều lắm.
Ước gì giờ đây đang nằm trong vòng tay âu yếm của mẹ, để tận hưởng cái giây phút mơn man khắp da thịt trong đôi bàn tay dịu hiền, muốn ngồi bên mẹ để trò chuyện, tâm sự để đếm từng sợi tóc pha sương theo tháng ngày. Bỗng xa xa, khoan nhặt tiếng chim kêu chiều:
Vẳng nghe chim vịt kêu chiều
Bâng khuâng nhớ mẹ chín chiều ruột đau
Bài ca dao là tình cảm mẹ con, tình cảm quê hương và gia đình sâu sắc trong tâm hồn mỗi chúng ta. Tình thương nỗi nhớ gắn liền với tấm lòng biết ơn sâu nặng của người con gái xa quê đối với mẹ già. Giọng điệu tâm tình sâu lắng, lời thơ êm ái nhẹ nhàng gợi lên trong lòng người đọc bao liên tưởng về tình cảm mẹ con, gia đình, những kỷ niệm yêu dấu tuổi thơ. Làm sao chúng ta có thể quên được bài ca dao trữ tình đằm thắm như vậy.
Khi người con gái tới tuổi phải đi lấy chồng, được gả về một nơi xa xôi khiến cho người con gái nhớ quê nhà, ngày đêm trông ngóng về quê hương, với nỗi nhớ khôn nguôi về gia đình, về những người thân yêu của mình
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ, ruột đau chín chiều.
Hai câu ca dao thể hiện sự đau xót, nỗi niềm của cô gái khi nhìn về quê hương của mình. Nhìn về nơi có gia đình thân thương với những tình cảm thân thương, sự gắn bó vô cùng thiêng liêng, sâu sắc.
Điệp từ “chiều chiều” được lặp đi lặp lại, thể hiện một việc vô cùng quen thuộc, như một thói quen, thường trực nỗi nhớ nhung trong lòng người con gái xa quê, làm cho người đọc cảm thấy nhớ nhung ngậm ngùi cho thân phận của người con xa quê.
Chiều tà là cảnh hoàng hôn, buông xuống bóng tối bao phủ khiến cho người nỗi buồn trong lòng người càng dâng lên da diết, khiến cho con người càng cảm thấy thê lương, tâm trạng nhớ nhà, nhớ người thân càng trở nên quay quắt, da diết vô cùng.
“Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều”. Hình ảnh trông về quê mẹ, trong không gian bao la, trước cảnh chiều tà buồn vương khiến cho con người càng trở nên bé nhỏ trước cảnh bao la, của hoàng hôn bao la. Sợi giây thương nhớ, gợi sầu khiến cho con người càng trở nên bé nhỏ.
Quê mẹ là nơi cô gái sinh ra lớn lên với những kỷ niệm ngọt ngào bên người thân. Biết bao kỷ niệm vui buồn sớm tối. Những kỷ niệm gia đình quây quần bên nhau, khiến cô gái vô cùng buồn phiền, nhớ nhung
Bài ca dao thể hiện tình cảm ruột thịt giữa con cái và cha mẹ là tình cảm thiêng liêng sâu sắc không gì có thể sánh được, người con gái khi lớn lên phải gả tới nơi xa xôi nhớ nhung thương nhớ mẹ cha ở quê nhà.
Đây là câu ca dao phản ánh tâm trạng nhớ nhung, buồn khổ của người con gái lấy chồng xa xứ. Ngày ngày, cứ đến lúc chiều buông là cô lại thổn thức gạt thầm nước mắt: Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều! Câu ca dao chọn không gian và thời gian của buổi chiều để làm nền cho nỗi nhớ bởi nó thường khơi gợi lòng người nghĩ tới sự trở về và đoàn tụ. Không gian yên ắng, bàng bạc khói sương, mọi vật từ từ chìm vào bóng tối… dễ làm chạnh lòng kẻ xa quê. Ta thử hình dung ra cảnh đời và số phận của người con gái trẻ lần đầu xa mẹ, xa nhà, đi làm vợ, làm dâu nơi đồng đất xứ người.