Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Quốc Lộc
Xem chi tiết
Bùi Nguyễn Minh Hảo
8 tháng 5 2016 lúc 17:16

Qua bài học Bức tranh của em gái tôi cho thấy : Tình cảm bao la, nhân hậu của người em luôn luôn và mãi mãi cao đẹp hơn lòng ghen ghét đố kị của người anh. Khuyên chúng ta luôn sống chân thật, không nên ghen ghét đố kị người khác mà hãy cố gắng tiến bước để bằng được họ.

Chúc bạn học tốt với kết quả này nha ! leuleu

Phạm Dương Lâm
8 tháng 5 2016 lúc 15:44

cần viu mừng, khâm phục trước sự thành công của người khác và phải vượt qua sự mặc cảm, tự ti, cố gắng phấn đấu để vươn tới sự thành công

Phạm Dương Lâm
8 tháng 5 2016 lúc 15:45

nhầm, vui

Trần Ngọc Linh
Xem chi tiết
Cao Tùng Lâm
3 tháng 10 2021 lúc 9:01

I. Đọc văn bản

1. Tác giả

- Tạ Duy Anh, sinh năm 1959, quê ở huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội).

- Hiện đang công tác tại Nhà xuất bản Hội nhà văn.

- Ông là một cây bút trẻ trong thời kỳ đổi mới.

- Một số tác phẩm: Thiên thần sám hối (tiểu thuyết), Bức tranh của em gái tôi (truyện ngắn), Dưới bàn tay vô hình (tự truyện), Bước qua lời nguyền (tiểu thuyết)...

2. Tác phẩm

a. Xuất xứ

Truyện đoạt giải Nhì trong cuộc thi viết “Tương lai vẫy gọi” của báo Thiếu niên tiền phong.In trong tập “Con dế ma” (xuất bản 1999)

b. Bố cục

Gồm 4 phần:

Phần 1: Từ đầu đến “Em không phá là được…”. Giới thiệu về nhân vật người em.Phần 2. Tiếp theo đến “Chú còn hứa sẽ giúp em gái tôi để nó phát huy tài năng”. Người em bí mật vẽ tranh và tài năng được phát hiện.Phần 3. Tiếp theo đến “nó như chọc tức tôi”. Tâm trạng, thái độ của người anh trước tài năng của em gái.Phần 4. Còn lại. Người em đi thi, câu chuyện về bức tranh đoạt giải và sự hối hận của người anh.

c. Tóm tắt

Truyện kể về hai anh em Kiều Phương (còn gọi là Mèo). Kiều Phương là một cô bé hay nghịch ngợm nhưng lại có năng khiếu vẽ đặc biệt. Một lần tình cờ chú Tiến Lê - người bạn thân của bố phát hiện ra tài năng của cô bé. Còn người anh thì mặc cảm khi thấy mình không có tài năng gì. Nhờ có sự giúp đỡ của chú Tiến Lê, Kiều Phương được đi dự trại thi vẽ tranh quốc tế khiến người anh vô cùng ghen tị. Nhưng thật bất ngờ, bức tranh đoạt giải của cô bé lại là bức tranh vẽ về người anh thân yêu của mình. Bức tranh vẽ về người anh trai đẹp lung linh và rất hoàn hảo khiến người anh từ hãnh diện đến xấu hổ. Trước bức tranh, người anh nhận ra tấm lòng nhân hậu của em gái và hối hận vì đã có lúc mình đã đối xử không đúng với em.

Khách vãng lai đã xóa
Trần Ngọc Linh
3 tháng 10 2021 lúc 9:02

Trả lời giúp mik các câu hỏi ở trang 51 nữa nha

Khách vãng lai đã xóa
Vũ Hải Long 4
3 tháng 10 2021 lúc 9:03

??????

Khách vãng lai đã xóa
Lê Đức Tuân
Xem chi tiết
....
19 tháng 10 2021 lúc 9:12

Sau khi Kiều Phương tham gia trại thi vẽ quốc tế trở về, bố mẹ tôi vui lắm vì bức tranh của nó được trao giải nhất. Kiều Phương muốn tôi cùng đi nhận giải trong ngày lễ phát thưởng. Tuy trong lòng không vui nhưng tôi vẫn phải cùng bố mẹ dự triển lãm tranh thiếu nhi. Người xem đông lắm. Bố mẹ kéo tay tôi chen qua đám đông để xem bức tranh của Kiều Phương được đóng khung, lồng kính treo ở một vị trí trang trọng. Dưới bức tranh có hàng chữ đề: Giải nhất – Kiều Phương – 8 tuổi. Bức tranh vẽ một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa.
Khi nghe mẹ thì thầm hỏi: Con có nhận ra con không? thì tôi giật sững người và chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Một cảm xúc khó tả dâng lên trong lòng tôi. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng. Chú bé trong tranh kia là tôi đấy ư? Có lẽ nào như vậy được? Hóa ra những lần “Mèo” (biệt danh của em gái tôi) xét nét khiến tôi bực mình, khó chịu chính là những lúc em quan sát thật kĩ để vẽ chân dung tôi. Em đã có chủ ý chọn tôi làm đề tài cho bức tranh của nó từ trước lúc đi thi. Vậy mà vì thói ghen tị......xâu xa, tôi đã không nhận ra thiện ý ấy của nó. “Mèo” yêu quý tôi thực sự nên nó phát hiện ra những nét đẹp ẩn giấu dưới vẻ mặt “khó ưa” của tôi để thể hiện lên tranh, biến tôi thành chú bé suy tư và mơ mộng. Ôi! Em gái tôi có tấm lòng vị tha và nhân hậu đáng quý biết chừng nào!
Ngắm kĩ bức tranh, tôi thấy em gái tôi quả là có tài năng thật sự. Nét vẽ của nó linh hoạt và sinh động. Đôi mắt của chú bé trong tranh rất có thần, phản ánh được trạng thái tâm hồn nhân vật. Phải, tôi vốn hay suy tư và mơ mộng nhưng sự đố kị đã biến tôi thành kẻ nhỏ nhen đáng ghét. Tôi xấu hổ vì cảm thấy nhỏ bé đến tội nghiệp trước đứa em gái bé bỏng. Tôi nhủ thầm hãy vượt khỏi mặc cảm tự ti, hãy đánh giá lại mình một cách khách quan để tìm ra mặt mạnh, mặt yếu. Từ đó cố gắng phấn đấu để trở thành một người anh trai xứng đáng với cô em gái tài hoa.

Phan Ngọc Tiến
Xem chi tiết
Ouma Shu
24 tháng 1 2018 lúc 20:35

Truyện Bức tranh của em gái tôi đã mở ra một tình huống hấp dẫn, có kịch tính và đã miêu tả tinh tế tâm lý nhân vật người anh qua cách kể chuyện từ ngôi thứ nhất. Cả hai nhân vật trong chuyện - người anh và cô em gái - đều được miêu tả rất sống động, rất thật, gần gũi vớt cuộc sống tuổi thơ của các em. Câu chuyện cuốn hút người đọc qua diễn biến tâm trạng và thái độ của người anh qua ba thời điểm.

Mở đầu, Tạ Duy Anh đã để cho người anh tự giới thiệu về em gái mình với cái tên có ý để chê bai: “Mèo” và thể hiện thái độ “khó chịu” với sự lục lọi của .“Mèo”:

Này, em không để chúng nó yên được à?.

Khi phát hiện thấy em gái thích vẽ và mày mò tự chế tạo màu vẽ, người anh chỉ coi đó là những trò nghịch ngợm của trẻ con và nhìn nó bằng cái nhìn kẻ cả với thái độ coi thường, không cần đế ý đến việc “Mèo con” đã vẽ những gì - thì ra nó chế thuốc vẽ. Thảo nào cái *** xoong, chảo bị nó cạo trắng cả.

Qua lời nhận xét của người anh, người đọc thoáng thấy trong suy nghĩ người anh “Mèo thì vẽ vời gì?”.

Câu chuyện tưởng chừng như xảy ra bình thường. Một tình huông bất ngờ đã xảy ra, kịch tính của chuyện bắt đầu từ đây : nhưng mọi bí mật của Mèo cuối cùng cũng bị bại lộ... Tài năng hội họa của cô em được phát hiện thì tâm trạng người anh cũng bị biên đổi. Trong khi cả bố, mẹ, chú Tiến Lê đều ngạc nhiên vui mừng sung sướng thì người anh lại cảm thấy buồn và thất vọng vì không tìm thấy ở mình một tài năng nào và cảm thấy mình bị cả nhà lãng quên. Từ đó mà nảy sinh thái độ khó chịu, hay gắt gỏng với em gái và không thể thân với em gái như trước nữa. Chỉ cần một lỗi nhỏ là tôi gắt um lên. Tâm lí mặc cảm tự ti đã khiến cho người anh đau khổ: những lúc ngồi học bên bàn, tôi chỉ muôn gục xuông khóc. Đến nỗi vẻ mặt đáng yêu của cô em gái Kiều Phương trừ kia, bây giờ cũng làm cho cậu khó chịu, cảm thấy như đang bị “chọc tức”... Dẫu vậy, tâm lí tò mò vẫn xui khiên cậu ta xem trộm những bức tranh của cô em gái, để rồi khi xem xong thì khiến cậu lén trút ra một tiếng thở dài... Phải chăng đó là giây phút đầu tiên mà người anh cảm phục tài năng của Kiều Phương? Đến đây, người đọc chắc có lẽ đã hài lòng hơn với thái độ của người anh. Độ “căng” của truyện dường như được chùng xuống.

Truyện vẫn tiếp tục hấp dẫn người đọc với những bất ngờ liên tiêp mà người anh được chứng kiến khi đứng trước bức tranh được giải nhất của em gái mình. Cậu đã nhận ra mình trong bức tranh. Bất ngờ hơn là: Trong tranh, một chú bẻ đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chủ bé như toả ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa. Vì thế, sau cái “giật sững mình” là một diễn biến tâm trạng đầy phức tạp nhưng lại rất dễ hiểu và đúng với nhân vật lúc đó: thoạt tiên là sự ngỡ ngàng rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Ngỡ ngàng là vì không thể ngờ lại có bức tranh như thế. Hãnh diện là vì thấy mình hiện ra với những nét đẹp đến như vậy trong bức tranh của em gái. Nhưng điều quan trọng hơn là người anh không dừng lại ở sự hãnh diện, thoả mãn mà đã thấy “xấu hổ”. Đây chính là lúc nhân vật đã nhận ra được những yếu kém cùa mình, thấy mình không xứng đáng được như vậy: Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo thế kia ư. Trong giây phút xấu hổ này, người anh đã nhận ra một điều sâu sắc: bức chân dung của mình được vẽ lên bằng “tâm hồn và lòng nhân hậu” của cô em gái. Và đây cũng là lúc nhân vật tự thức tỉnh để hoàn thiện nhân cách của mình.

Kiều Phương với biệt danh là “Mèo” rất hồn nhiên, hiếu động, có tài năng hội hoạ hiếm có. Đặc biệt “Mèo” có tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu, đây mới là đáng quí của em. Lòng nhân hậu của em thể hiện rõ trong bức tranh “Anh trai tôi”. Soi vào bức tranh ấy, cũng tức là soi vào tâm hồn trong sáng và nhân hậu của em gái, giúp cho người anh tự nhìn rõ mình hơn để vượt lên được những hạn chế của tính đố kị, lòng tự ái và tự ti.

Truyện đã đem đến cho mỗi người chúng ta bài học ứng xử trong cuộc sống: cần có thái độ thiện chí, có sự trân trọng và niềm vui thực sự chân thành trước thành công hay tài năng của người khác, ngay cả khi người đó là bạn bè trong lớp hay người thân trong gia đình.

Với cách kể chuyện hấp dẫn, nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật tỉnh tế, Tạ Duy Anh đã cuốn hút người đọc vào truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi. Truyện có tác dụng truyền cảm để rồi mỗi người tự rút ra bài học một cách tự nhiên, thấm thía: hãy lấy “nhân hậu” làm tiêu chuẩn để soi sáng cho tâm hồn của chính mình.

bài học là phần trên

nội dung là phần hai

Nhà văn trẻ Tạ Duy Anh sinh năm 1959, quê ở Chương Mĩ, tỉnh Hà Tây. Truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi này đã được giải nhì trong cuộc thi viết "Tương lai vẫy gọi" của báo Thiếu niên tiền phong.
Truyện ngắn đã kể một câu chuyện nhỏ ở trong một gia đình có hai anh em. Người em có tài hội họa. Khi được phát hiện, cả nhà vui mừng chỉ trừ người anh. Người anh đã luôn đố kị với người em gái. Phải đến khi người anh thấy được bức vẽ của người em trong cuộc thi tranh quốc tế - bức tranh vẽ người anh - người anh mới nhận rõ tâm hồn và lòng nhân hậu của người em gái mà bản thân người anh thường vẫn đố kỵ. Truyện thật cảm động về nội dung và miêu tả tinh tế tâm lí nhân vật qua cách kể theo ngôi thứ nhất. Truyện cũng đã lột tả được vẻ đẹp của người em gái không phải vẻ đẹp hình thức, vì tác giả không nhằm giới thiệu, mà là vẻ đẹp tâm hồn: tài năng hội họa, sự hồn nhiên, lòng độ lượng, nhân hậu.
Bài văn viết kể lại câu truyện trên đã ghi lại được diễn biến tâm trạng của nhân vật người anh qua các thời điểm: từ trước cho đến lúc thấy em gái tự chế màu vẽ, khi tài năng hội họa của em gái được phát hiện, khi lén xem những bức tranh em gái đã vẽ và khi đứng trước bức tranh được giải nhất của em gái trong phòng trưng bày.
Bài viết đã kể lại câu chuyện một cách trung thành. Giữ nguyên cách kể, vai kể, trình tự diễn biến của truyện. Chọn lọc được những tình tiết tiêu biểu để đảm bảo nội dung ý nghĩa câu chuyện.

Nguyễn Linh
Xem chi tiết
Không Tên
28 tháng 2 2018 lúc 22:07

Bài học rút ra là:
-không nên kiêu căng tự phụ khi chưa biết rõ thực lực của mình
-không nên hống hách,hung hăng bậy bạ
-không nên trêu ghẹo những kẻ yếu ơt,và mạnh hơn vì sớm muộn gì cũng chuốc họa vào thân
-không nên khinh ngưòi,nhất là những kẻ yếu hơn mình

HOK TỐT

Chu Thanh Hằng
28 tháng 2 2018 lúc 22:09

Câu 1:Ở đời..mình đấy.(trích VB)

Câu 2:Thân hình nhỏ nhắn,xinh xắn.Tính cách nghịch ngợm,hay lục lọi.người lem nhuốc màu.

Câu 3:Ai cũng có tài năng riêng.Không nên ghen tị với người khác.

Chúc bạn thành công! :)

Nhóc_Siêu Phàm
Xem chi tiết
Online  Math
30 tháng 12 2017 lúc 21:18

Lên google mà tra nha bạn 

Emma Granger
29 tháng 12 2017 lúc 20:36

Vào "Vietjack"

oOo _ Virgo _ oOo
29 tháng 12 2017 lúc 20:37

Câu 1. Tóm tắt đoạn trích. Là một chàng dế cường tráng, Dế Mèn rất tự hào với kiểu cách con nhà võ của mình. Anh ta cà khịa với tất cả mọi người hàng xóm. Dế Mèn rất khinh miệt một người bạn ở gần hang, gọi anh ta là Dế Choắt bởi quá ốm yếu. Dế Mèn đã trêu chọc chị Côc rồi lủi vào hang sâu. Chị Cốc tưởng Dế Choắt nên đã mổ anh ta trọng thương. Trước khi chết, Choắt khuyên Mèn nên chừa thói hung hăng và làm gì cũng phải biết suy nghĩ. Đó là bài học đường đời đầu tiên của chú. a. Truyện được kể ở ngôi thứ nhất, lời kể chính là nhân vật Dế Mèn. b. Văn bản có thể chua làm hai đoạn: Từ đầu: “Bởi tôi ăn uống điều độ” cho đến “không thể làm lại được”: Dế Mèn tự giới thiệu và miêu tả về mình. Phần còn lại: Dế Mèn kể về việc ngỗ nghịch trêu chọc chị Cóc gây nên cái chết thảm thương cho Dế Choắt khiến chú ta ân hận suốt cuộc đời. Câu 2. a. Những chi tiết về ngoại hình và hành động của Dế Mèn. - Vẻ bề ngoài ưa nhìn bởi đó là chàng thanh niên cường tráng, đôi càng mẫm bóng, những cái vuốt cứng, đôi cánh dài chấm đuôi, cả thân người một màu nâu bóng mỡ soi gương được. - Vẻ dữ tợn hùng dũng: Cái đầu to và nổi từng tảng rất bướng, hai sợi râu dài, hai cái răng to khỏe nhai ngoằm ngoạp. - Điệu bộ cử chỉ: ra dáng con nhà võ, thích phô trương sức mạnh, co cẳng đạp phành phạch để thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, chốc chốc lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu. - Tính nết hung hăng, hống hách: Cậy sức bắt nạt kẻ yếu, dám cà khịa với mọi người trong xóm, quát mấy chị Cào Cào, ngửa chân đá anh Gọng Vó. • Hai đoạn văn có trình tự và miêu tả hình dáng, hành động của Dế Mèn: - Đoạn đầu nghiêng về việc làm nổi rõ: Dế Mèn là anh thanh niên cường tránh. - Đoạn sau nghiêng về hành động con nhà võ rất hóng hách của Dế Mèn với bà con trong xóm. b. Những tính từ miêu tả hình dáng và tính cách của Dế Mèn trong đoạn trích: Văn bản Có thể thay Nhận xét (1) Đôi càng tôi mẫm bóng Rất to Không nói được sự đầy đủ, mập mạp của một vật hình thân cây. (2) Đôi cánh (…) ngắn hủn hoẳn Ngắn ngủn Không nói được cái ngắn nhìn vào rất khó coi. (3) Người tôi (…) màu nâu bóng mỡ. Đậm Không nói được màu nâu sáng nhìn rất ưa mắt. (4) Cái răng đen nhánh Đen thui Đây là cái đen đẹp mắt, nó rất bóng khi gặp ánh sáng. (5) Sợi râu (…) rất đỗi hùng dũng Ngang tàng “Hùng dũng” nói được cái mãnh mẽ, can đảm và ngang tàng. (6) Có lẽ họ nể hơn là sợ. Bực hơn là sợ Từ “nể” cho thấy Dế Mèn hiểu sai thái độ người khác với mình. Các em có thể tìm thêm một số tính từ khác rồi thay thế để đối chiếu. Nhưng nhận xét chung là nhà văn Tô Hoài đã có những quan sát rất tinh tế và tỉ mỉ nên đã dùng những tính từ miêu tả hình dáng và tính cách Dế Mèn sát hợp, độc đáo cho ta thấy hai phương diện: Dế Mèn rất đẹp, cường tráng và Dế Mèn nông nổi, ưa gương oai diễu võ. a. Dế Mèn là “một đô vật võ thể hình đang biểu diễn các động tác gân bắp của mình trước khán giả với một vẻ kiêu hãnh ngầm rất đáng tự hào” (Chu Huy). Vì tự hào về mình nên Dế Mèn trở nên kẻ tự kiêu, hung hăng, hống hách, coi cá nhân mình trên cả cộng đồng. Câu 3. Thái độ của Dế Mèn và Dế Choắt bộc lộ rõ tính cách của Dế Mèn. - Nhìn Dế Choắt bằng con mắt khinh thường giễu cợt. + Đặt tên cho người bạn đồng lứa là Choắt. + Miêu tả Choắt rất xấu xí (người dài lêu nghêu, cánh ngắn ngủn, càng bè bè, mặt mũi ngẩn ngẩn ngơ ngơ). - Nói năng với Choắt bằng giọng kẻ cả, trịch thượng. + Gọi “Chú mày” dù cùng tuổi. + Lên mặt dạy đời: “Chú mày có lớn mà chẳng có khôn”. - Cư xử ích kỉ lỗ mãng: + Choắt không thông ngách với Mèn thì Mèn mắng nhiếc. + Không hề cảm thông với sự ốm yếu của Choắt. + Bỏ ra về không chút bận lòng. Câu 4. Diễn biến tâm lí và thái độ của Dế Mèn với chị Cóc dẫn đến cái chết của Dế Choắt. - Mèn là kẻ nghịch ranh. Lúc đầu thì huênh hoang : « Sợ gì ? Mày bảo tao còn sợ ai hơn tao nữa ? Gương mắt ra xem tao trêu con mục Cốc đây này ! ». - Hát, trêu chị Cốc xong, Dế Mèn chui tọt vào hang nằm khểnh đắc ý và yên tâm về sự an toàn của mình. - Khi Dế Choắt bị mổ đau quá kêu váng lên thì Dế Mèn sợ hãi nằm im thin thít. Thì ra Dế Mèn cũng chẳng anh hùng gì. - Khi chị Cốc đi rồi, Mèn mới « mon men bò lên ». Thấy Choắt nằm thoi thóp, Mèn mới thấy hối hận và nhận ra cái tội ngông cuồng dại dột của mình gây nên cái chết oan cho Choắt. Lời nói của Dế Choắt chính là bài học đường đời đầu tiên cho Dế Mèn. « Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy ! ». Câu 5. Hình ảnh những con vật được miêu tả trong truyện rất giống với chúng trong cuộc sống. Đặt biệt, việc miêu tả chú Dế Mèn có đôi càng, cái vuốt ở chân, ở khoeo ; tiếng đạp phanh phách  vào các ngọn cỏ ; đôi cánh ; cái đầu nổi từng tảng , rất bướng ; cái răng đen nhánh ; sợi râu… là hết sức chính xác và sinh động. Tuy nhiên viết về Dế Mèn và thế giới loài vật cũng là viết về thế giới con người. Cho nên Tô Hoài đã nhân hóa con vật, gán cho chúng những đặc điểm của con người. Thí dụ : Dế Mèn trịnh trọng và khoan thai đưa chân vuốt râu ; Dê tưởng mình là tay ghê gớm đứng đầu thiên hạ ; Mèn hối hận với lỗi của mình gây nên cái chết cho Choắt… Những câu chuyện như Ếch ngồi đáy giếng ; Đeo nhạc cho Mèo ; Con hổ có nghĩa… đều dùng lối nhân hóa để viết về loài vật. 

Nguon : http://hoctotnguvan.net/soan-van-bai-hoc-duong-doi-dau-tien-22-941.html

Nguyễn Ngọc Huyền Trang
Xem chi tiết
quách anh thư
25 tháng 1 2018 lúc 21:04

câu 1 (trang 34 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2): Tóm tắt: Cô em gái Kiều Phương có năng khiếu hội họa tiềm ẩn. Khi tài năng được biết đến và phát huy, người anh trai cảm thấy ghen tị, buồn dẫn đến thái độ khó chịu và xa lánh em. Ngày đi cùng em nhận giải, người anh mới xúc động nhận ra sự hẹp hòi của mình và lòng nhân hậu của em gái. Câu 2 (trang 34 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2): a. Nhân vật chính trong truyện là hai anh em Kiều Phương. Vì hai nhân vật này được tác giả quan tâm nói đến xuyên suốt truyện. Tuy nhiên nhân vật người anh được tác giả kể về diễn biến tâm trạng nhiều hơn. b. Truyện kể bằng lời nhân vật người anh. Điều này làm cho suy nghĩ, tình cảm được bộc bạch chân thật, sự việc diễn biến một cách tự nhiên, logic. Câu 3 (trang 34 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2): a. - Đến khi thấy em tự chế màu vẽ : coi mình lớn, tò mò → Khi tài năng của em được phát hiện : có chút ghen tị → Khi lén xem tranh : cảm giác thua kém → Khi đứng trước bức tranh đoạt giải : ngỡ ngàng, hãnh diện, xấu hổ. b. Người anh cảm thấy không thể thân với em như trước bởi chính cái ranh giới mong manh mà người anh vạch ra. Ranh giới đó là cảm giác thua kém, là ghen tị và cảm giác thiếu vắng sự quan tâm. c. ngỡ ngàng vì bất ngờ, vì ngạc nhiên, hãnh diện khi mình là người được em vẽ, khi chân dung mình qua con mắt em lại đẹp vậy, cũng hãnh diện vì có đứa em tài giỏi. Xấu hổ nhận ra bản thân quá hẹp hòi trước tâm hồn đẹp đẽ của em. Câu 4 (trang 34 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2): Đoạn kết truyện, người anh xúc động, những suy nghĩ bị nghẹn lại không thoát ra thành lời. Người anh hổ thẹn với tấm lòng nhân hậu, với tình cảm của em gái mình, xấu hổ khi thấy mình không xứng đáng với tâm hồn thuần khiết bé bỏng ấy. Đồng thời là cảm giác hối hận khi trước kia đã cáu gắt với em. Câu 5 (trang 34 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2): Nhân vật cô em gái trong truyện – Kiều Phương là một cô bé hồn nhiên, tài năng nhưng không khoe khoang, không cậy mình có tài mà khinh thường người khác. Đồng thời lại rất độ lượng và nhân hậu. Có lẽ tâm hồn trong sáng, nhân hậu là điều đáng mến nhất của cô bé này.

Soạn bài: Bức tranh của em gái tôi (Tạ Duy Anh)

Xem thêm: Tóm tắt: Bức tranh của em gái tôi

Câu 1 (trang 34 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Kiều Phương là cô gái hay lục lọi đồ và thường bôi bẩn lên mặt. Cô bé có sở thích vẽ tranh nên thường bí mật pha chế màu và vẽ. Khi mọi người phát hiện ra Kiều Phương có tài năng hội họa thì người anh lúc này tỏ ra ghen tị và xa lánh em. Kiêù Phương đạt giải nhất tại trại thi vẽ tranh quốc tế với bức vẽ “anh trai tôi”, lúc này người anh trai mới nhận ra tấm lòng nhân hậu của em và hối lỗi về bản thân mình.

Câu 2 (trang 34 sgk Ngữ văn 6 tập 2):

a, Nhân vật chính trong truyện là hai anh em Kiều Phương. Người anh trai là nhân vật chính vì nhân vật này thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác giả: thái độ và cách ứng xử trước thành công của người khác.

b, Truyện được kể theo ngôi kể thứ nhất, người anh kể lại truyện. Cách kể này có ý nghĩa tạo ra sự gần gũi tâm lí của nhân vật người anh Kiều Phương. Giúp cho nhân vật kể chuyện tự soi xét tính cách, hành động của mình.

Câu 3 (trang 34 sgk Ngữ văn 6 tập 2):

Diễn biến tâm trạng nhân vật người anh:

a, Từ trước cho tới lúc thấy em gái tự chế màu vẽ: người anh tỏ ra người lớn, thấy việc vẽ cảu Mèo là chuyện trẻ con.

- Khi khả năng hội họa của em gái được phát hiện: người anh cảm thấy thua kém, mặc cảm, xa lánh em gái

- Khi lén xem tranh và đứng trước bức tranh đạt giải nhất của em ở phòng trưng bày người anh nhận thấy tài năng và lòng nhân hậu của em gái

b, Tài năng hội họa của người em được phát hiện, người anh không còn thân với em gái do:

- Mặc cảm về bản thân thua kém em

- Người anh chạnh lòng khi mọi người chỉ chú ý tới em gái

- Cảm thấy ghen tị với em

c, Tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh “Anh trai tôi”

- Ban đầu, ngỡ ngàng vì không ngờ được em lựa chọn vẽ vào tranh. Ngỡ ngàng vì bức vẽ về anh đẹp, một người mơ mộng, suy tư, hồn nhiên

- Tự hào, hãnh diện vì được thể hiện đẹp trong bức tranh của em gái mình.

- Xấu hổ vì đã cư xử không đúng với em, và không xứng đáng ở trong tranh.

Câu 4 (trang 34 sgk Ngữ văn 6 tập 2):

Đoạn kết của truyện người anh cảm động, muốn khóc không thể thốt ra những suy nghĩ trong đầu “không phải con đâu”

- Đoạn kết người anh cảm thấy mình không xứng đáng đẹp như hình em gái vẽ.

- Người anh cảm động bởi vừa kịp nhận ra sự hồn nhiên, nhân hậu của cô em gái

=> Người anh vượt lên chính mình, nhìn thấy những thiếu hụt trong nhân cách và chính sự nhân hậu của cô em gái đã cảm hóa được sự yêu thương, hối lỗi của người anh.

Câu 5 (trang 34 sgk Ngữ văn 6 tập 2):

Nhân vật người em trong truyện:

+ Là một cô bé hồn nhiên, kiên trì theo đuổi đam mê vẽ tranh

+ Luôn yêu thương và muốn gần gũi với người anh

+ Chọn vẽ anh vì anh là “người thân thuộc nhất”, luôn yêu thương anh trai

+ Là cô bé nhân hậu, vị tha, tình cảm trong sáng

=> Tình cảm trong sáng hồn nhiên và lòng nhân hậu của cô em gái giúp cho người anh nhận ra sự hạn chế, thiếu hụt về tình cảm của mình.

LUYỆN TẬP

Bài 1 (trang 35 sgk Ngữ văn 6 tập 2):

Người anh trai sau khi nhìn thấy bức tranh đạt giải nhất của cô em gái thì ngỡ ngàng, hãnh diện rồi cảm thấy xấu hổ. Thoạt đầu ngỡ ngàng bởi người anh không hề biết trong lòng cô em gái mình lại là người hoàn hảo đến thế, sau tất cả những sự thờ ơ, vô tâm với em. Tiếp đó là sự hãnh diện vì được em gái vẽ rất đẹp, một người anh mơ mộng, suy tư chứ không phải người anh nhỏ nhen, ghen tị. Tất cả sự hãnh diện đó tiếp nối là sự xấu hổ với em, với bản thân. Người anh dằn vặt chính mình và cảm thấy không xứng đáng với vị trí đặc biệt trong lòng người em. Chính sự nhân hậu, hồn nhiên của người em đã giúp người anh tỉnh thức, nhìn nhận đúng về bản thân mình.

Bài 2 ( trang 35 sgk Ngữ văn 6 tập 2):

Khi em gái của em đạt được giải nhất cuộc thi “Tiếng hát hoa phượng đỏ” thành phố:

- Bố mẹ em đều rất vui mừng và hãnh diện, còn chuẩn bị cả phần thưởng cho em gái.

- Bản thân em cảm thấy tự hào, vui sướng vì có em gái tài năng

papa
Xem chi tiết
Nhân Pro Cuber
Xem chi tiết