quan sát hình vẽ trên. Khi đưa nam châm lại gần hoặc ra xa cuộn dây đồng thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây đồng thay đổi như thế nào?
quan sát hình vẽ trên. Khi đưa nam châm lại gần hoặc ra xa cuộn dây đồng thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây đồng thay đổi như thế nào?
Đề bài đầy đủ đây ạ máy em bị lỗi
Khi đưa nam châm lại gần hoặc ra xa cuộn dây đồng thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây đồng thay đổi như thế nào?
Khi đưa nam châm lại gần cuộn dây thì số đường sức từ qua tiết diện của cuộn dây tăng lên và ngược lại khi đưa ra xa thì số đường sức từ sẽ giảm đi em nhé.
Em có thể xem mô phỏng rõ hơn tại đây:
https://phet.colorado.edu/vi/simulation/faradays-law
Hình vẽ dưới đây biểu diễn các đường sức từ của hai thanh nam châm đặt gần nhau. Hãy chỉ ra tên hai cực của hai thanh nam châm này.
A. Cả hai cực đều là cực Bắc
B. Cực 1 là cực Bắc, cực 2 là cực Nam
C. Cực 1 là cực Nam, cực 2 là cực Bắc
D. Cả hai cực đều là cực Nam
Từ phổ có hướng đi ra từ hai cực 1 và 2 ⇒ Cả 2 cực đều là cực Bắc
→ Đáp án A
Đặt một kim nam châm nhỏ trên một đường sức và di chuyển kim nam châm theo đường sức từ.
- Có nhận xét gì về sự định hướng của kim nam châm khi di chuyển trên đường sức từ?
- Đánh dấu mũi tên tại mỗi vị trí đặt kim nam châm trên dường sức từ theo chiều từ cực Nam đến cực Bắc của kim.
Quy ước chiều đường sức từ là chiều từ cực Nam đến cực Bắc của kim nam châm đặt cân bằng trên đường sức từ đó.
- Vẽ một số đường sức từ của nam châm và đánh dấu chiều của đường sức từ.
Khi đặt một kim nam châm nhỏ trên một đường sức và di chuyển kim nam châm theo đường sức từ, sẽ thấy rằng kim nam châm sẽ định hướng theo chiều của đường sức từ. Nghĩa là, nếu di chuyển kim nam châm từ cực Nam đến cực Bắc của đường sức từ, thì kim nam châm sẽ định hướng theo chiều từ cực Nam đến cực Bắc.
Để đánh dấu mũi tên tại mỗi vị trí đặt kim nam châm trên đường sức từ, ta cần nhớ rằng đường sức từ sẽ tạo thành các vòng tròn xung quanh kim nam châm. Mũi tên sẽ được đánh dấu theo chiều vòng tròn, nghĩa là chiều từ cực Nam đến cực Bắc của kim nam châm đặt cân bằng trên đường sức từ. Nếu như kim nam châm đặt trên đường sức từ theo chiều từ cực Nam đến cực Bắc, thì mũi tên được đánh dấu theo chiều kim nam châm đó.
Để vẽ một số đường sức từ của nam châm và đánh dấu chiều của đường sức từ, ta có thể sử dụng một mảng giấy có sẵn đường sức từ hoặc vẽ các đường sức từ bằng cách đặt một que tăm có đầu nam châm lên một tấm giấy và để que tăm di chuyển trên giấy. Khi que tăm đặt ở một vị trí trên giấy, ta có thể dùng một phần của que tăm sắc bén để đánh dấu chiều của đường sức từ bằng cách vẽ một mũi tên trên giấy theo chiều từ cực Nam đến cực Bắc. Các đường sức từ sẽ tạo thành các vòng tròn xung quanh que tăm, và mũi tên sẽ được đánh dấu theo chiều từ cực Nam đến cực Bắc của que tăm.
Lên Goolgle tìm :)) hỏi chi cho mệt
Đường sức từ của nam châm không có đặc điểm nào sau đây?
A. Càng gần 2 cực, các đường sức từ càng gần nhau hơn
B. Mỗi một điểm trong từ trường chỉ có 1 đường sức từ đi qua
C.Đường sức từ ở cực Bắc luôn nhiều hơn ở cực Nam
D. Đường sức từ có hướng đi vào cực Nam và đi ra cực Bắc của nam châm
Mng chọn đáp án nhưng vẫn giải chi tiết hộ mình ạ!!! Cảm ơn nhìu
Đường sức từ của nam châm không có đặc điểm nào sau đây?
A. Càng gần 2 cực, các đường sức từ càng gần nhau hơn
B. Mỗi một điểm trong từ trường chỉ có 1 đường sức từ đi qua
C.Đường sức từ ở cực Bắc luôn nhiều hơn ở cực Nam
D. Đường sức từ có hướng đi vào cực Nam và đi ra cực Bắc của nam châm
Rắc đều một lớp mạt sắt trên tấm nhựa có luồn sẵn các vòng dây của một ống dây dẫn có dòng điện chạy qua. Gõ nhẹ tấm nhựa.
C1- So sánh với từ phổ của thanh nam châm và cho biết chúng có gì giống và khác nhau?
C2- Nhận xét về hình dạng của các đường sức từ.
C3 - Cho nhận xét về chiều của đường sức từ ở hay đầu ống dây so với chiều các đường sức từ ở hai cực của thanh nam châm.
C1 :
Từ phổ bên ngoài thanh nam châm và từ phổ bên ngoài ống dây có dòng điện chạy qua rất giống nhau.
Khác nhau: Trong lòng ống dây cũng có các đường sức mạt sắt được sắp xếp gần như song song với nhau
C2 : Đường sức từ ở trong và ngoài ống dây có dòng điện chạy qua tạo thành những đường cong khép kín.
C3 : Giống như thanh nam châm,tại hai đầu ống dây, các đường sức từ cũng đi vào một đầu và cùng đi ra ở đầu kia
Cách nào dưới dây không tạo ra được dòng điện cảm ứng trong một cuộn dây dẫy kín.
A. Cho cuộn dây chuyển động theo phương song song với các đường sức từ ở giữa hai nhánh của thanh nam châm U
B. Cho cuộn dây dẫn quay cắt các đường sức từ của nam châm chữ U
C. Cho một đầu nam châm điện chuyển động lại gần một đầu cuộn dây dẫn
D. Đặt nam châm điện ở trước đầu cuộn dây rồi ngắt mạch điện nam châm
Chọn A. Cho cuộn dây dẫn chuyển động theo phương song song với các đường sức từ ở giữa hai nhánh của nam châm hình chữ U.
Một khung dây dẫn hình chữ nhật có dòng điện chạy qua được đặt trong từ trường giữa hai nhánh của một nam châm hình U. Khung dây sẽ quay đến vị trí nào thì dừng lại
A. Mặt khung dây song song với các đường sức từ
B. Mặt khung dây vuông góc với các đường sức từ.
C. Mặt khung dây tạo thành một góc 60 0 với đường sức từ.
D. Mặt khung dây tạo thành một góc 45 0 với đường sức từ
Chọn B. Mặt khung dây vuông góc với các đường sức từ.
Vì khi đó các lực từ tác dụng lên các cạnh của khung dây sẽ nằm trong mặt phẳng khung dây và vuông góc với các cạnh. Các lực này sẽ có tác dụng kéo căng (hoặc nén) khung dây nhưng không làm quay nó nữa.
Đổi đầu của một trong hai nam châm rồi đưa lại gần nhau. Có hiện tượng gì xảy ra với các nam châm?
Các cực cùng tên của hai nam châm sẽ đẩy nhau.
Hình 19.6 cho biết từ phổ của nam châm hình chữ U. Dựa vào đó hãy vẽ đường sức từ của nó. Có nhận xét gì về các đường sức từ của nam châm này?
- Nhận xét:
+ Ở bên ngoài nam châm, đường sức từ là những đường cong.
+ Ở trong lòng nam châm, đường sức từ gần như là những đường thẳng song song với nhau.
C3 - Đưa từ cực của hai nam châm lại gần nhau (hình 21.3). Quan sát hiện tượng cho nhận xét.
C4 - Đổi đầu một trong hai nam châm rồi đưa chúng lại gần nhau. Có hiện tượng gì xảy ra với các nam châm?
C3 : Khi đưa từ cực của hai nam châm lại gần nhau thì cực Bắc của kim nam châm sẽ bị hút về phía cực Nam của thanh nam châm.
C4 : Đổi đầu một trong hai nam châm rồi đưa chúng lại gần nhau, các cực cùng tên của hai nam châm sẽ đẩy nhau.