Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Minh Trang
Xem chi tiết
Thắng  Hoàng
7 tháng 1 2018 lúc 19:38

CA DAO VỀ ĐẤT ĐỒ SƠN

1. Dù ai buôn đâu bán đâu
Mùng chín tháng tám chọi trâu thì về
Dù ai bận rộn trăm nghề
Mùng chín tháng tám nhớ về chọi trâu

2. Gái lấy chồng Đồ Sơn- Bát Vạn
Trai lấy vợ sang huyện Hoa Phong

3. Sấm động biển Đồ sơn
Vác nồi rang thóc
Sấm động bên sóc
đổ thóc ra phơi

4. Chín con theo mẹ ròng ròng.
Còn một con út nẩy lòng bất nhân
(Địa hình Đồ Sơn ví như một con Rồng đang chầu về viên ngọc là Hòn Dấu. Sách cổ gọi núi Đồ Sơn là Cửu Long- chín rồng với câu ca trên. Con út ở đây là núi Độc đứng riêng hẳn ra ở đầu bán đảo. Thực ra có tới 15 điểm cao từ 25m đến 129m trong dãy núi này cao nhất là Đồn cao. Trên đỉnh núi còn những dãy tường thành dấu vết đồn luỹ của Phạm Đình Trọng một tướng Chúa Trịnh đi đàn áp cuộc khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu thế kỷ 18)

Thắng  Hoàng
7 tháng 1 2018 lúc 19:38

CA DAO VỀ ĐẤT THUỶ NGUYÊN

1. Nhất cao là núi U Bò
Nhất đông chợ Giá nhất to sông Rừng

2. Sâu nhất là sông Bạch Đằng
Ba lần giặc đến ba lần giặc tan

3. Ai về thăm xóm Lò Nồi
Mà xem cái bát sáng ngời nước men

4. My Sơn bắc ngật văn chương bút
Triều thủy nam hồi phú quí nguyên
Dịch nghĩa:
"Núi My Sơn phía bắc tạo thế văn chương
Ngọn triều phía nam đem lại nguồn giàu có"

Thắng  Hoàng
7 tháng 1 2018 lúc 19:39

A DAO VỀ ĐẤT VĨNH BẢO

1. Nhớ ai như nhớ thuốc lào
Đã chôn điếu xuống lại đào điếu lên

2. Thuốc lào Vĩnh Bảo
Chồng hút vợ say
Thằng con châm đóm
Lăn quay ra giường

3. Thoáng bóng ai về trong khói thuốc
Mắt cười lúng liếng lá răm tươi.

CA DAO VỀ ĐẤT AN LÃO

1. Đứng trên đỉnh núi ta thề
Không giết hết giặc không về núi Voi


CA DAO VỀ ĐẤT TIÊN LÃNG

1. Hỡi cô thắt dải lưng xanh 
Có về Tiên Lãng với anh thì về
Tiên Lãng sông nước bốn bề
Có nghề trồng thuốc có nghề chiếu gon

2. Đầu Mè đuôi Úc
Giữa khúc Nụ Đăng

3. Giếng Tiên Đôi vừa lành vừa mát
Đường Tiên Đôi gạch lát đễ đi

4. Cương Nha có đất trồng chanh
Chồng gọi vợ dạ thưa anh bảo gì.

5. Đồng Cống đan rọ đan ràng
Lai Phương bắt ốc Thọ Hàm nhuộm thâm

6. Chiếu nào bằng chiếu Lũ Đăng
Rét đắp thì ấm trải nằm thì sang

7. Trung Lăng có đất đi câu
Câu được con cá về chầu chợ Đôi.


CA DAO VỀ NGÀNH NGHỀ 
SẢN VẬT ĐẤT CẢNG.

1. Hải Phòng có bến Sáu Kho
Có sông Tam Bạc có lò Xi măng

2. Đời ông cho chí đời cha
Có một đống cát xe ra xe vào
(Nghề làm muối)

3. Cá rô Đầm Sét
Nước mắm Vạn Vân
Cam Đồng Dụ
Cau Văn Cú
Vú Đồ Sơn...

Bùi Kim Ngân
Xem chi tiết
Hquynh
15 tháng 2 2021 lúc 10:26
Hải Phòng có bến Sáu Kho              Có sông Tam Bạc, có lò Xi măngĐứng trên đỉnh núi ta thềKhông giết được giặc, không về Núi VoiThuốc lào Vĩnh BảoChồng hút, vợ sayThằng con châm đómLăn quay ra giườngDù ai buôn đâu, bán đâuMùng chín tháng tám chọi trâu thì vềDù ai bận rộn trăm nghềMùng chín tháng tám nhớ về chọi trâuSấm động biển Đồ sơnVác nồi rang thócSấm động bên sócđổ thóc ra phơi
Hquynh
15 tháng 2 2021 lúc 10:30
Hải Phòng có bến Sáu KhoCó sông Tam Bạc, có lò Xi măngĐứng trên đỉnh núi ta thềKhông giết được giặc, không về Núi VoiThuốc lào Vĩnh BảoChồng hút, vợ sayThằng con châm đómLăn quay ra giường
Nguyễn Trọng Chiến
15 tháng 2 2021 lúc 11:06

1:Nhất cao là núi U BòNhất đông chợ Giá, nhất to sông Rừng. 2:Chín con theo mẹ ròng ròng.Còn một con út nẩy lòng bất nhân. 3:Đầu Mè, đuôi ÚcGiữa khúc Nụ Đăng (Tiên Lãng)My Sơn bắc ngật văn chương bútTriều thủy nam hồi phú quí nguyên. 4:Sâu nhất là sông Bạch ĐằngBa lần giặc đến, ba lần giặc tan.

5:Ai về thăm xóm Lò Nồi Mà xem cái bát sáng ngời nước men .

Kha Zen
Xem chi tiết
︵✰Ah
10 tháng 2 2021 lúc 8:57

1.Một mặt người bằng mười mặt củaMột mặt người là cách nói hoán dụ dung bộ phận để chỉ toàn thể, có nghĩa tương đương như một người. Của là của cải vật chất. Mười mặt của ý nói đến số của cải rất nhiều. Nghĩa của câu tục ngữ là con người quý hơn tiền bạc, và đề cao giá trị của con người2. Cái răng, cái tóc là góc con ngườiÝ nghĩa của câu tục ngữ là Răng và tóc là các phần thể hiện hình thức, tính nết con người, khuyên mọi người hãy giữ gìn hình thức bên ngoài cho ngọn gang, sạch sẽ vì hình thức bên ngoài thể hiện phần nào tính cách bên trong.3. Đói cho sạch, rách cho thơmNghĩa của câu tục ngữ là dù khó khăn về vật chất, vẫn phải trong sạch, không làm điều xấu, dù nghèo khó vẫn phải biết giữ gìn nhân cách tốt đẹp. Khuyên răng chúng ta trong đạo làm người, điều cần giữ gìn nhất là phẩm giá trong sạch, không vì nghèo khổ mà bán rẻ lương tâm, đạo đức.4. Học ăn, học nói, học gói, học mởÝ nghĩa của câu tục ngữ là cần phải học cách ăn, nói đúng chuẩn mực, cần phải học các hành vi ứng xử văn hoá. Khuyên mỗi người chúng ta cần phải khéo léo, đúng mực trong nói năng giao tiếp với cha mẹ, thầy cô, bề trên, bạn bè, …5. Không thầy đố mày làm nênÝ nghĩa của câu tục ngữ này là muốn làm được việc gì cũng cần có người hướng dẫn và nó còn có ý nghĩa là đề cao vị thế của người thầy. Câu tục ngữ này khẳng định công ơn to lớn của người thầy, vì vậy chúng ta phải biết tìm thầy mà học và mãi mãi yêu quý, kính trọng, biết ơn thầy.6. Học thầy không tày học bạnCâu tục ngữ này nói về tầm quan trọng của việc học bạn. Câu tục ngữ trên nhấn mạnh vai trò của người thầy, kèm theo đó là tâm quan trọng của việc học bạn.7. Thương người như thể thương thânCâu tục ngữ khuyên con người biết yêu người khác như chính bản thân mình, đề cao cách ứng xử nhân văn, nhắc nhở chúng ta cần phải biết giúp đỡ mọi người trong cuộc sống hàng ngày khi có thể, và nhất là những người gặp khó khăn, hoạn nạn8. Ăn quả nhớ kẻ trồng câyĐây là một câu tục ngữ đã quá đổi quen thuộc. Ý nghĩa của nó là khi bạn được hưởng thành quả, phải nhớ ơn người tạo ra thành quả đó, phải biết ơn với người có công lao giúp đỡ, gây dựng, tạo nên thành quả.9.Một cây làm chẳng nên nonBa cây chụm lại nên hòn núi caoCâu tục ngữ có ý nghĩa là việc lớn, việc khó không thể do một người làm được, mà phải cần nhiều người hợp sức, một lần nữa khẳng định sức mạnh của tình đoàn kết. Qua đó nhắc nhở chúng ta về tinh thần tập thể trong lối sống và làm việc tránh lối sống cá nhân.10.Cá không ăn muối cá ươn,Con không nghe cha mẹ trăm đường con hư.

︵✰Ah
10 tháng 2 2021 lúc 9:00

1.Một mặt người bằng mười mặt của

Một mặt người là cách nói hoán dụ dung bộ phận để chỉ toàn thể, có nghĩa tương đương như một người.

Của là của cải vật chất. Mười mặt của ý nói đến số của cải rất nhiều. Nghĩa của câu tục ngữ là con người quý hơn tiền bạc, và đề cao giá trị của con người

 

2. Cái răng, cái tóc là góc con người

Ý nghĩa của câu tục ngữ là Răng và tóc là các phần thể hiện hình thức, tính nết con người, khuyên mọi người hãy giữ gìn hình thức bên ngoài cho ngọn gang, sạch sẽ vì hình thức bên ngoài thể hiện phần nào tính cách bên trong.

 

3. Đói cho sạch, rách cho thơm

Nghĩa của câu tục ngữ là dù khó khăn về vật chất, vẫn phải trong sạch, không làm điều xấu, dù nghèo khó vẫn phải biết giữ gìn nhân cách tốt đẹp.

Khuyên răng chúng ta trong đạo làm người, điều cần giữ gìn nhất là phẩm giá trong sạch, không vì nghèo khổ mà bán rẻ lương tâm, đạo đức.

 

4. Học ăn, học nói, học gói, học mở

Ý nghĩa của câu tục ngữ là cần phải học cách ăn, nói đúng chuẩn mực, cần phải học các hành vi ứng xử văn hoá.

Khuyên mỗi người chúng ta cần phải khéo léo, đúng mực trong nói năng giao tiếp với cha mẹ, thầy cô, bề trên, bạn bè, …

 

5. Không thầy đố mày làm nên

Ý nghĩa của câu tục ngữ này là muốn làm được việc gì cũng cần có người hướng dẫn và nó còn có ý nghĩa là đề cao vị thế của người thầy.

Câu tục ngữ này khẳng định công ơn to lớn của người thầy, vì vậy chúng ta phải biết tìm thầy mà học và mãi mãi yêu quý, kính trọng, biết ơn thầy.

 

6. Học thầy không tày học bạn

Câu tục ngữ này nói về tầm quan trọng của việc học bạn.

Câu tục ngữ trên nhấn mạnh vai trò của người thầy, kèm theo đó là tâm quan trọng của việc học bạn.

 

7. Thương người như thể thương thân

Câu tục ngữ khuyên con người biết yêu người khác như chính bản thân mình, đề cao cách ứng xử nhân văn, nhắc nhở chúng ta cần phải biết giúp đỡ mọi người trong cuộc sống hàng ngày khi có thể, và nhất là những người gặp khó khăn, hoạn nạn

 

8. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Đây là một câu tục ngữ đã quá đổi quen thuộc.

Ý nghĩa của nó là khi bạn được hưởng thành quả, phải nhớ ơn người tạo ra thành quả đó, phải biết ơn với người có công lao giúp đỡ, gây dựng, tạo nên thành quả.

 

9.Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

Câu tục ngữ có ý nghĩa là việc lớn, việc khó không thể do một người làm được, mà phải cần nhiều người hợp sức, một lần nữa khẳng định sức.

10.Cá không ăn muối cá ươn,Con không nghe cha mẹ trăm đường con hư.

Kha Zen
Xem chi tiết
︵✰Ah
11 tháng 2 2021 lúc 23:02

1.Một mặt người bằng mười mặt của

Một mặt người là cách nói hoán dụ dung bộ phận để chỉ toàn thể, có nghĩa tương đương như một người.

Của là của cải vật chất. Mười mặt của ý nói đến số của cải rất nhiều. Nghĩa của câu tục ngữ là con người quý hơn tiền bạc, và đề cao giá trị của con người

 

2. Cái răng, cái tóc là góc con người

Ý nghĩa của câu tục ngữ là Răng và tóc là các phần thể hiện hình thức, tính nết con người, khuyên mọi người hãy giữ gìn hình thức bên ngoài cho ngọn gang, sạch sẽ vì hình thức bên ngoài thể hiện phần nào tính cách bên trong.

 

3. Đói cho sạch, rách cho thơm

Nghĩa của câu tục ngữ là dù khó khăn về vật chất, vẫn phải trong sạch, không làm điều xấu, dù nghèo khó vẫn phải biết giữ gìn nhân cách tốt đẹp.

Khuyên răng chúng ta trong đạo làm người, điều cần giữ gìn nhất là phẩm giá trong sạch, không vì nghèo khổ mà bán rẻ lương tâm, đạo đức.

 

4. Học ăn, học nói, học gói, học mở

Ý nghĩa của câu tục ngữ là cần phải học cách ăn, nói đúng chuẩn mực, cần phải học các hành vi ứng xử văn hoá.

Khuyên mỗi người chúng ta cần phải khéo léo, đúng mực trong nói năng giao tiếp với cha mẹ, thầy cô, bề trên, bạn bè, …

 

5. Không thầy đố mày làm nên

Ý nghĩa của câu tục ngữ này là muốn làm được việc gì cũng cần có người hướng dẫn và nó còn có ý nghĩa là đề cao vị thế của người thầy.

Câu tục ngữ này khẳng định công ơn to lớn của người thầy, vì vậy chúng ta phải biết tìm thầy mà học và mãi mãi yêu quý, kính trọng, biết ơn thầy.

 

6. Học thầy không tày học bạn

Câu tục ngữ này nói về tầm quan trọng của việc học bạn.

Câu tục ngữ trên nhấn mạnh vai trò của người thầy, kèm theo đó là tâm quan trọng của việc học bạn.

 

7. Thương người như thể thương thân

Câu tục ngữ khuyên con người biết yêu người khác như chính bản thân mình, đề cao cách ứng xử nhân văn, nhắc nhở chúng ta cần phải biết giúp đỡ mọi người trong cuộc sống hàng ngày khi có thể, và nhất là những người gặp khó khăn, hoạn nạn

 

8. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Đây là một câu tục ngữ đã quá đổi quen thuộc.

Ý nghĩa của nó là khi bạn được hưởng thành quả, phải nhớ ơn người tạo ra thành quả đó, phải biết ơn với người có công lao giúp đỡ, gây dựng, tạo nên thành quả.

 

9.Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

Câu tục ngữ có ý nghĩa là việc lớn, việc khó không thể do một người làm được, mà phải cần nhiều người hợp sức, một lần nữa khẳng định sức.

10.Cá không ăn muối cá ươn,

Con không nghe cha mẹ trăm đường con hư.

HwangJungeum
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Hoàng
23 tháng 12 2018 lúc 16:27

Câu tục ngữ : Lá lành đùm lá rách.

Hiểu biết bằng bài văn sau:

Dân tộc ta lớn lên trên dải đất hình chữ S bên bờ Thái Bình Dương sóng gió. Người Việt Nam đã từng chịu không biết bao tai trời ách nước: giặc giã, bão lụt, hoả hoạn, mất mùa, đói kém. Cứ mỗi lần cùng vượt qua mọi khó khăn, nhân dân ta lại nhắc nhở nhau cách sống: Lá lành đùm lá rách.

Ta cần tìm hiểu ý nghĩa và giá trị của câu tục ngữ này như thế nào để hiểu cho đúng lời nhắn gởi của cha ông để lại?

Câu tục ngữ gợi lên một bài học về đạo lý làm người, về quan hệ giữa con người với nhau. Người ta ở đời, có người, có lúc gặp phải khó khăn, thiếu thốn, hoạn nạn. Lúc ấy, nếu chỉ một mình tự xoay xở lấy thì thật khó mà vượt qua. Trong hoàn cảnh đó, sự giúp đỡ của người khác, sự chia sẻ của người khác là rất quan trọng. Sự đùm bọc lẫn nhau, tương thân tương ái, giúp đỡ nhau trong cơn hoạn nạn là một cách sống cần thiết đầy nhân ái.

Xét về giá trị của câu tục ngữ, ta thấy có một giá trị thiết thực. Nói Lá lành đùm lá rách là nói đến thái độ nhường cơm xẻ áo giữa những người vốn cùng chung cảnh ngộ, trong cùng một cộng đồng, trên cùng một đất nước. Tuy có lành có rách nhưng cũng là lá. Đây là chia sẻ, là thông cảm. Khi mọi người bị hoạn nạn, thì những người không bị hoạn nạn cùng nhau giúp đỡ, đó là lá lành đùm lá rách. Sự giúp đỡ của từng người có thể không nhiều, nhưng nhiều người hợp lại thì sự giúp đỡ lại trở nên rất có ý nghĩa, có thể giúp cho người hoạn nạn vượt qua khó khăn. Khi một phường, một vùng gặp hoạn nạn, thì những vùng bên cạnh cùng hợp lại, mỗi người một ít, mỗi nhà một ít, mỗi phường, mỗi huyện, mỗi tỉnh một ít, kết quả thành ra rất to lớn.

Lá lành đùm lá rách là cách sống và đạo lí đã có tự ngàn xưa của nhân dân Việt Nam. Có lẽ chính vì thế mà nhân dân Việt Nam đã vượt lên bao khó khăn có lúc tưởng chừng không vượt nổi để mãi mãi tồn tại vững vàng. Người ta nói: một miếng khi đói bằng gói khi no. Trong khi gặp hoạn nạn, người bị ít khó khăn còn chia sẻ cả với người nhiều khó khăn hơn. Giá trị nhân đạo sâu sắc của câu tục ngữ chính là ở đó.

Trải qua hơn ba mươi năm chiến tranh, rồi trong gần hai mươi năm xây dựng kinh tế, truyền thông lá lành đùm lá rách đã được nhân dân ta phát huy một cách mạnh mẽ. Chỉ nói riêng mấy năm gần đây, trên đất nước ta đã bao nhiêu lần thiên nhiên gây ra tai hoạ ghê gớm. Những trận bão tàn phá miền Trung, rồi lũ lụt ở đồng bằng Nam Bộ..., làm cho đồng ruộng bị tàn phá, lúa, hoa màu bị mất sạch, bao nhiêu nhà cửa, bệnh viện, trường học... bị phá huỷ. Những khi miền Trung, miền Nam gặp hoạn nạn, khó khăn, cả nước quan tâm theo dõi, kịp thời chia buồn và cứu trợ. Nhờ sự giúp đỡ kịp thời của cả nước, trong đó có thành phố Hồ Chí Minh, dần dần các vùng này đã trở lại cuộc sống bình thường. Những tin tức về trận lũ vừa được loan báo, những lời kêu gọi đã được phát đi thì những hành động hưởng ứng đã đáp lại ngay. Có người góp vào quỹ cứu trợ hàng triệu đồng, cũng có bạn nhỏ tự mình mang đến một hai nghìn bạc vốn dành dụm từ món tiền ăn sáng của mình để góp phần nhỏ bé...

Một khía cạnh nào đó, hành động lá lành đùm lá rách không phải chỉ có ý nghĩa giúp đỡ người khác, mà còn chính là tự giúp đỡ mình. Thường khi gói bánh, lá lành nằm bên ngoài, lá rách nàm bên trong để gói. Gói như vậy thì chiếc bánh mới kín mới cứng. Giúp người khác, chia sẻ với người khác để người làng khác, tỉnh khác... vượt lên khó khăn, đứng vững, chính là góp phần cho đất nước đứng vững lên. Cuối cùng, cái kết quả tốt đẹp ấy, mỗi người đều được hưởng. Bởi vậy, lá lành đùm lá rách không còn là phương châm cho những hành động nhất thời, đặc biệt, mà trở nên một cách sống tốt đẹp trong cuộc sống chúng ta. Hằng ngày, vẫn có người lặng lẽ quyên góp tiền bạc, quần áo, cho một trại phong, trại nuôi dưỡng người già neo đơn, trại trẻ mồ côi, gia đình khó khăn, người tàn tật... Nhân những dịp lễ tết, những người trong phường lại chia sẻ với những bà con nghèo còn thiếu thốn.

Lá lành đùm lá rách, câu nói ngày xưa chỉ mang một nghĩa hẹp, nhằm kêu gọi sự đùm bọc lẫn nhau trong một nhà, một họ hay rộng lắm là một làng. Càng ngày, cùng với sự phát triển của đời sống, sự hiểu biết của con người, ý nghĩa của câu nói càng mang một nội dung nhân đạo sâu sắc và rộng rãi. Đây là một câu nói của tình thương đầy tính nhân đạo. Trong một xã hội, không có một sức mạnh nào lớn hơn sức mạnh của tình thương. Tình thương càng ngày càng phát triển thành tình cảm chung của mọi người, thành nếp sống phổ biến của xã hội thì tội ác cũng sẽ thu hẹp lại, xã hội sẽ ổn định hơn, tốt đẹp hơn. Cái thiện sẽ đẩy lùi cái ác.

Riêng bản thân em, câu tục ngữ lá lành đùm lá rách cũng gợi cho em nhiều suy nghĩ. Trong trường, trong lớp em, có không ít bạn hoàn cảnh rất khó khăn. Nhiều bạn đi học với chiếc áo vá, với cái bụng đói, ngoài giờ học còn phải vất vả phụ cha mẹ kiến sống hoặc tự nuôi mình. Nếu em bỏ đi một món mua sắm, tiêu xài chưa cần thiết, em cũng có thể giúp cho bạn mình đỡ chút khó khăn. Nhiều người làm được như vậy chắc chắn sẽ có ý nghĩa lớn hơn.

Lá lành đùm lá rách thật là một cách nói đầy sáng tạo và sâu sắc của người xưa. Tục ngữ không chỉ là văn chương mà còn là triết lí. Sống là phải quan tâm đến người khác, phải chia sẻ khó khăn cùng người khác. Đạo lý sống ấy thật là tốt đẹp mà ngày nay ta cần nuôi dưỡng, phát huy.

Học tốt

jeff the killer
23 tháng 12 2018 lúc 17:12

đéo quan tâm lêu lêu

jeff the killer
23 tháng 12 2018 lúc 17:18

bím to

Dat Nguyen
Xem chi tiết

sự yêu thương con người đc bộc lộ qua sự đồng cảm , sẻ chia , cảm thông cho nhau ,...........,biết hy sinh quyền lợi của mình cho người khác 

câu tục ngữ ta có là "thương người như thể thương thân".Ý nghĩa của câu tục ngữ này là khi ta thương yêu bản thân ta bao hiêu thì hãy thấu hiểu, cảm thông cho người khác bấy nhiêu 

chúc bn học tốt !!!yeu

Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Lê Thị Quyên
17 tháng 12 2019 lúc 14:23

Tục ngữ:

- Thương người như thể thương thân

- Lá lành đùm lá rách

- Chia ngọt sẻ bùi

- Yêu nhau chín bỏ làm mười

- Chị ngã em nâng

- Máu chảy ruột mềm

Ca dao:

- Kính già già để tuổi cho

- Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng

- Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn

- Anh em như thể tay chân

Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần

Danh ngôn:

“Tôi chỉ có một ham muốn, ham muôn tột bậc làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. (Hồ Chí Minh)

Thanh Tu Nguyen
Xem chi tiết
Hermione Granger
6 tháng 9 2021 lúc 21:29
Đại Hoàng phong cảnh hữu tình
Của nhiều, đất rộng, gái xinh trai tài.Nước sông Gianh vừa trong vừa mát
Truông Quảng Bình nhỏ cát dễ đi.
Dang tay ngứt đọt từ bi
Cho lòng bên nớ bên ni kết nguyền.Nước sông Tô vừa trong vừa mát
Em ghé thuyền đỗ sát thuyền anh
Dừng chèo muốn tỏ tâm tình
Sông bao nhiêu nước thương mình bấy nhiêuĐường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ…
Sông Tô một dải lượn vòng
Ấy nơi liệt nữ anh hùng giáng sinh
Sông Hồng uốn khúc chảy quanh
Giai nhân tài tử lừng danh trong ngoài              ~ Hc tốt!!!
Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Đỗ Bình An
6 tháng 9 2021 lúc 21:37

Những câu ca daotục ngữ về thiên nhiên và sản xuất, lao động hay nhất

Con trâu là đầu cơ nghiệp. ...Chuồng gà hướng đông cái lông chẳng còn. ...Chuồn chuồn bay thấp thì mưa. ...Đầu năm gió to, cuối năm gió bấc. ...Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng. ...Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt. ...Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước.Bạn tham khảo nhé!HT~
Khách vãng lai đã xóa
Nie =)))
6 tháng 9 2021 lúc 21:40

Câu 1:

Một mặt người bằng mười mặt của

Câu tục ngữ trên  sử dụng biện pháp nghệ thuật hoán dụ và so sánh để nói lên phẩm chất và giá trị của con người. Câu tục ngữ thể hiện rằng con người còn quý hơn của cải, còn người quý hơn của cải vì con người làm ra của cải và những thứ khác , chính vì thế mà con người rất quan trọng.

Câu 2:

Cái răng, cái tóc là vóc con người

Đây cũng là một câu tục ngữ nói về sự đề cao phẩm chất và giá trị của con người nhờ vào những hình ảnh quen thuộc và tinh tế của con người. những chi tiết nhỏ như cái răng, cái tóc cũng một phần góp nên tạo vẻ đẹp hình thức của con người. Đề cao vẻ đẹp bên ngoài bởi những hình ảnh nhỏ nhất của con người.

Câu 3:

Đói cho sạch, rách cho thơm

Câu tục ngữ có lời nhắc nhở đến con cháu, mọi người rằng dù trong hoàn cảnh khó khăn như thế nào thì mọi người cũng phải giữ gìn phẩm giá, nhân cách của chính bản thân mình, không làm điều xấu xa.

Câu 4:

Học ăn, học nói, học gói, học mở

Câu tục ngữ trên nói về việc học tập và tu tâm dưỡng tính của con người. câu tục ngữ như lời nhắc nhở mọi người nên rèn luyện, tu dưỡng mình từ những hành động và công việc tưởng như rất nhỏ. Ăn, nói, gói, mở là những hành động nhỏ nhoi nhưng chúng ta cũng cần học tập để có những cách đúng nhất.

Câu 5:

Không thầy đố mày làm nên

Câu tục ngữ trên khẳng định vai trò của người thầy trong công việc học tập của chúng ta. Thầy là một người rất quan trọng tạo nên kết quả học tập cũng như đạo đức của mỗi chúng ta.

Câu 6:

Học thầy không tày học bạn

Đây cũng là câu tục ngữ nói về sự tu tâm dưỡng tính, bên cạnh vai trò quan trọng của người thầy thì chúng ta cũng nên học tập bạn bè. Ngoài việc học thầy thì chúng ta có thể hỏi bạn bè và những người khác, không nên phụ thuộc vào người thầy hoặc không học thầy mà chỉ học bạn.

Câu 7:

Thương người như thể thương thân

Đây là câu tục ngữ về truyền thống tốt đẹp của con người cũng như dân tộc ta, lòng nhân đạo, lòng biết ơn của con người. câu tục ngữ trên khuyên chúng ta phải thương người khác như thương bản thân mình, thương người như thương chính mình. Tình yêu thương con người được đề cao.

Câu 8:

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Đây cũng là một câu tục ngữ nói tình yêu thương con người, tình cảm của con người. câu tục ngữ nhắc nhở lòng biết ơn những người đã tạo ta thành quả và chúng ta được hưởng. khi chúng ta ăn quả hãy nhớ đến những người trồng cây để chúng ta có quả để ăn thứ quả ấy.

Câu 9:

Một cây làm chẳng nên nonBa cây chụm lại nên hòn núi cao

Câu tục ngữ sử dụng biên pháp ẩn dụ để thể hiện truyền thống tốt đẹp của con người. câu tục ngữ thể hiện tinh thần đoàn kết, găn bó của con người. thể hiện tinh thần đoàn kết tinh thần gắn bó giữa con người với con người.

Bên cạnh những câu tục ngữ về con người và xã hội trên, ta còn có những câu tục ngữ về con người và xã hội hay sau:

 Ăn cỗ đi trước,lội nước đi sau. Người sống đống vàng. Người là vàng của là ngãi. Của đi thay người. Người làm ra của chứ của không làm ra người. Lấy của che thân chứ không lấy thân che của. Một yêu tóc bỏ đuôi gà

Hai yêu răng trắng như ngà dễ thương.

 Người năm bảy đấng, của ba bảy loài. Sống mỗi người một nết, chết mỗi người một tật. Chết giả mới biết bụng dạ anh em. Khôn ngoan đến cửa quan mới biết, giàu có ba mươi tết mới hay. Chữ tốt xem tay, người hay xem khoáy. Người khôn dồn ra mặt. Trông mặt mà bắt hình dung. Mỏng môi hay hớt, trớt môi nói thừa, Con mắt là mặt đồng cân. Bụng bí rợ ăn như bào, làm như khỉ. Lòng người như bể khôn dò. Miệng hỏa lò ăn hết cơ nghiệp. To mắt hay nói ngang. Con mắt lá răm, lông mày lá liễu đáng trăm quan tiền. Người năm bảy đấng, của ba bảy loài. Sống mỗi người một nết, chết mỗi người một tật. Chết giả mới biết bụng dạ anh em. Khôn ngoan đến cửa quan mới biết, giàu có ba mươi tết mới hay. Chữ tốt xem tay, người hay xem khoáy. Người khôn dồn ra mặt. Trông mặt mà bắt hình dung. Mỏng môi hay hớt, trớt môi nói thừa, Con mắt là mặt đồng cân. Bụng bí rợ ăn như bào, làm như khỉ. Lòng người như bể khôn dò. Miệng hỏa lò ăn hết cơ nghiệp. To mắt hay nói ngang. Con mắt lá răm, lông mày lá liễu đáng trăm quan tiền. Nước đổ lá khoai. Đèn soi ngọn cỏ. Chó cắn áo rách. Giơ cao, đánh sẽ. Giầu điếc, sang đui. No nên bụi, đói nên ma. Người giầu tham việc

Thất nghiệp tham ăn.

 Tay làm hàm nhai Của người bồ tát

Của mình lạt buộc

 Xa mỏi chân, gần mỏi miệng. Cáo chết ba năm còn quay đầu về núi. Bần cùng sinh đạo tặc. Thượng bất chính, hạ tắc loạn. Phép vua thua lệ làng. Đất có lề, quê có thói. Lá lành đùm lá rách. Uống nước nhớ nguồn. Trời sinh voi, trời sinh cỏ. Ai giàu ba họ, ai khó ba đời. Khôn ở trại, dại ở nhà Lạc đàng nắm đuôi chó, lạc ngõ nắm đuôi trâu Lảm khi lành, để dành khi đau Lửa thử vàng, gian nan thử sức Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén Chữ trinh đáng giá ngàn vàng Đánh bạc quen tay, ngủ ngày quen mắt, ăn vặt quen mồm Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm Vàng thiệt đâu sợ lửa

Những câu ca dao nói về con người và xã hội:

Câu 1:

Lỗ mũi em mười tám gánh lông,Chồng yêu, chồng bảo: "Râu rồng trời cho":Đêm nằm thì ngáy o o,Chồng yêu, chồng bảo: ngáy cho vui nhà".Đi chợ thì hay ăn quà,Chồng yêu, chồng bảo: "Về nhà đỡ cơm".Trên đầu những rác cùng rơm,Chồng yêu, chồng bảo: "Hoa thơm rắc đầu'.

Đây là bài ca dao nói về vẻ đẹp của con người, hình ảnh người phụ nữ qua cách thể hiện dí dỏm, hài hước. những hình ảnh trên nói về hình ảnh người phụ nữ lo làm không chăm sóc đến nhan sắc của bản thân mình.

Câu 2:

Hai nách những lông xồm xồm,Chống yêu chồng bảo mối tơ hồng trời cho.Đêm ngủ thì ngáy o o,Chồng yêu chồng bảo lái đò cầm canh.Ăn vụng bụng to tày thùng,Chồng yêu chồng bảo cái giành đựng cơm.

Hình ảnh người phụ nữ thể hiện hình ảnh con người, người phụ nữ một hình ảnh không đẹp nhưng thể hiện hình ảnh người phụ nữ không đẹp những rất được chồng yêu thương và quan tâm

Câu 3:

Bà già ra chợ Cầu Đông,Xem một quẻ bói: lấy chồng lợi chăng?Thầy bói xem quẻ, nói rằng:Lợi thì có lợi nhưng răng không còn".

Hình ảnh nói về con người và xã hội, những hình ảnh nói về một bà già đi xem bói xem mình có lấy được chồng. sự dí dỏm, hóm hỉnh thể hiện con người rất vui vẻ, dí dỏm và yêu thương nhau.

Bên cạnh nhưng bài ca dao trên, chúng ta còn có những ca dao về con người và xã hội hay nhất sau:

Con ơi! Mẹ bảo con này,

Học buôn, học bán cho tày người ta.

Con đừng học thói chua ngoa,

Họ hàng ghét bỏ, người ta chê cười.

Dù no dù đói cho tươi,

Khoan ăn bớt ngủ là người lo toan.

Phòng khi đóng góp việc làng,

Đồng tiền bát gạo lo toan cho chồng.

Trước là đẹp mặt cho chồng,

Sau là họ mạc cũng không chê cười.

Ghi lòng tạc dạ chớ quên,

Con em phải giữ lấy nền con em.

 Thờ cha mẹ, ở hết lòng,

Ấy là chữ hiếu, dạy trong luân thường.

 Đã sinh ra kiếp ở đời,

Trai thời trung hiếu đôi vai cho tròn.

Gái thời trinh trỉnh lòng son,

Sớm hôm gìn giữ kẻo còn chút sai.

Trai lành gái tốt ra người,

Khuyên con trọng bấy nhiêu lời cho chuyên.

 Làm trai nết đủ năm đường,

Trước tiên điều hiếu đạo thường xưa nay.

Công cha đức mẹ cao dày,

Cưu mang trứng nước những ngày ngây thơ.

Nuôi con khó nhọc đến giờ,

Trưởng thành con phải biết thờ hai thân.

Thức khuya dậy sớm chuyên cần,

Quạt nồng ấp lạnh giữ phần đạo con.

Uốn cây từ thuở còn non,

Dạy con từ thuở con còn ngây thơ.

Dạy con, dạy thuở còn thơ,

Dạy vợ, dạy thuở ban sơ mới về.

Những câu ca dao, tục ngữ về con người và xã hội là những câu ca dao tục ngữ thể hiện phẩm chất, giá trị của con người; những câu ca dao tục ngữ về sự học tập, tu dưỡng còn có những câu ca dao tục ngữ về truyền thống tốt đẹp.Trên đây là Ca dao, tục ngữ về con người và xã hội hay nhất hy vọng cũng sẽ giúp cho các bạn có những cái nhìn tích cực hơn về con người và xã hội từ đó đúc kết cho mình những kinh nghiệm quý báu để áp dụng trong cuộc sống muôn màu muôn vẻ và rất cạnh tranh hiện nay

Sai thì xl

Khách vãng lai đã xóa
Tú Nguyễn
Xem chi tiết
Trần Thị Hồng Nhung
6 tháng 12 2016 lúc 18:32

Đức tính trung thực là hết lòng với mọi người, là thật thà, là ngay thẳng. Người có đức tính trung thực là người luôn nói đúng sự thật, không làm sai lệch sự thật, ngay thẳng, thật thà, là người luôn được mọi người tin tưởng. Trong cuộc sống ngày nay, đức tính trung thực được biểu hiện trong các kì thi của giới học sinh như không có hiện tượng quay cóp, chép bài hoặc xem bài của bạn... Và đức tính này cũng được biểu hiện trong xã hội như có những người ngay thẳng, không nói sai sự thật, không tham lam của người khác.
Cau 2:Rượu ngon bất luận be sành
Áo rách khéo vá, hơn lành vụng may.

Áo rách cốt cách người thương.
- Ăn có mời, làm có khiến

. Câu 3:Anh em cốt nhục đồng bào,
Kẻ sau người trước phải hào cho vui.

Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
Người trong một nước phải thương nhau cùng.

câu4:người có tính tự lập sẽ gặt hái được nhiều thành công trong công việc và trong cuộc sống

Họ xứng đáng được mọi người kính trọng

 

Lê Minh Hiếu
Xem chi tiết
Lê Minh Hiếu
22 tháng 7 2021 lúc 9:06

- Câu ca dao, tục ngữ về yêu thương con người:

          +   Bầu ơi thương lấy bí cùng.

Tuy rằng khác giống nhưng trung một giàn.

            + Một con ngựa đau cả tầu bỏ cỏ.

            + Lá lành đùm lá rách.

+ Thương người như thể thương thân.

+ Môi hở răng lạnh.

+ …

- Thảo luận về ý nghĩa của những câu ca dao, tục ngữ đó:

             + Bầu ơi thương lấy bí cùng.

Tuy rằng khác giống nhưng trung một giàn.

=> Khi sống trong cộng đồng thì hãy đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ, chia sẻ lẫn nhau.

      + Một con ngựa đau cả tầu bỏ cỏ.

=> Thể hiện sự đoàn kết, yêu thương nhau.

+ Lá lành đùm lá rách. 

=> Thể hiện sự đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ, chia sẻ lẫn nhau.

+ Thương người như thể thương thân. 

=> Thể hiện sự yêu thương người khác như chính bản thân mình…