Những câu hỏi liên quan
Phùng Hương Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Phương Anh
6 tháng 2 2022 lúc 14:10

TK:

Mùa xuân về cũng là lúc một năm mới sắp đến. Mọi người đều bận rộn chuẩn bị ngày tết cổ truyền của dân tộc. Người lớn đi chợ mua đồ Tết. Trẻ em háo hức vì được mua quần áo mới, được nhận lì xì... Không khí khắp nơi thật nhộn nhịp. Ở quê em, nhà nào cũng gói bánh chưng, dù ít hay nhiều. Mỗi dịp Tết đến, gia đình em lại về quê thăm ông bà và họ hàng. Em được mọi người mừng tuổi cho những phong bao lì xì đẹp mắt. Mẹ em nói những phong bao ấy là lời chúc tốt đẹp nhất của người lớn dành cho em. Em rất yêu ngày tết trên quê hương mình.

châu nguyễn ngọc minh
6 tháng 2 2022 lúc 16:50

Ngày Tết Nguyên Đán là ngày lễ cổ truyền được người dân ngóng đợi nhất trong cả một năm.

Từ tháng chạp, nghĩa là trước Tết cả một tháng là người ta đã rục rịch chuẩn bị cho Tết rồi. Đó là những tự định, những tính toán. Nào là Tết này đi đâu chơi, Tết này mua hoa gì, làm mứt gì. Dù chỉ mới là trong những câu nói, những cuộc chuyện trò, nhưng không khí đã rất xôm tụ.

Làng em cũng vậy. Dù giàu hay nghèo, người ta đều mong Tết. Từ độ mười ngày trước Tết, bà con làng xóm đã bảo ban nhau làm sạch đường phố. Nhổ cỏ, dọn rác, trồng hoa. Rồi cả treo cờ đỏ sao vàng nữa chứ. Chờ qua hai ba đưa ông Táo về trời. Tết mới thực sự dạm ngõ. Khắp nơi, mọi người rạo rực hẳn lên. Đến như là một cái lễ hội dọn nhà. Từ nhà trong nhà ngoài, nhà trên nhà dưới, từ cái bát cái chén đến bộ bàn ghế, cái gì cũng mang ra chà rửa. Chăn ga áo quần giặt phơi đầy trên các sào tre. Dọn dẹp xong xuôi, ấy là bắt đầu đến sắp Tết. Tầm này hàng quán bày đủ các mặt hàng. Mà lạ cái là toàn là màu vàng màu đỏ thôi. Nghe bảo đó là màu của may mắn. Áo quần mới nè, giày dép mới nè, tóc mới nè. Rồi cả bánh kẹo, hạt mứt nữa. Nhà nào có điều kiện thì mua cây quất, cây mai, cây đào, nhà nào kém hơn xíu thì mua cành, mua bó. Kiểu gì thì cũng phải có hoa. Rồi sát nữa, người ta bắt đầu gói bánh chưng, bánh tét. Ở phố người ta thường đi mua, chứ ở quê em, mọi người thích tự làm lắm. Má bảo, phải tự làm mới có không khí Tết. Thế là gói bánh, rồi làm mứt. Đám con nít vui tít mù cả lên. Vui nhất mấy ngày này, phải nói đến sự trở về của những người con xa quê. Tay xách nách mang, rồi con rồi cháu. Chao ôi! Vui chả kể xiết.

 

Qua đêm giao thừa pháo hoa bắn tưng bừng, Tết thực sự đã về. Ai cũng thay áo quần mới xinh đẹp. Nhà cửa đã được trang hoàng từ trước. Tươi vui rạng rỡ với khay bánh mứt kẹo là vài bài nhạc xuân rộn ràng. Rồi trong sự ngóng đợi của mấy đứa trẻ, người ta bắt đầu đi chúc Tết nhau, lì xì cho nhau, chúc nhau những điều tốt đẹp nhất. Chẳng cần lo lắng chuyện học hành hay tiền bạc. Chỉ cần vui xuân mà thôi.

Đó chính là những ngày Tết hạnh phúc ở quê em đó. Tuy không to và hào nhoáng như thành phố lớn, nhưng vẫn vui vẻ vô cùng.

MI JI học dốt
Xem chi tiết
Nguyễn Phương Anh‏
29 tháng 1 2019 lúc 12:57

Xuân! Xuân đã về-mùa của ước mơ,mùa của sức sống,khát khao đã về rồi. Trong vườn, cây cối bỏ đi cái áo khoác mà đã mang suốt mùa đông lạnh lẽo để thay vào đó là bộ quần áo mới tràn đầy những lá non,lộc biếc. Hoa khoe sắc, lộng lẫy trước nắng xuân.Trong các vòm cây,kẽ lá,những chú chim sơn ca cất vang lên bản nhạc chào xuân,rộn rã.Chỉ mới có vài hôm trước, mọi vật còn ủ rũ trong mùa đông mà giờ đã xanh tốt,tươi vui lạ thường.Trên nền trời,cánh én chao liệng vu vơ,từng đám mây bông trắng xốp nhẹ nhàng lững thững trôi,vui mừng.Ôi! thật là đẹp. Tất cả thật là đẹp.

Chúc bạn học tốt!!!

#Băng

Hoàng Ngân Hà
Xem chi tiết
ph@m tLJấn tLJ
19 tháng 1 2022 lúc 10:26

TK
Sau một năm xoay vần nhiều biến động, Tết lại về trên quê hương em. Tiết trời trở nên ấm áp hơn, dịu nhẹ hơn. Những tia nắng nhẹ rải xuống mặt đường, sưởi ấm cho người đi đường. Ai ai cũng vui vẻ, phấn khởi. Mọi ngôi nhà đều đã được dọn dẹp sạch sẽ, tinh tươm từ trước đó. Giờ đây rực rỡ với mai, với đào, với cúc. Cùng đủ thứ hình dán, hình treo, đèn nháy lấp lánh. Trên chiếc bàn ở phòng khách, nhà nào cũng bày ra nào mứt, nào kẹo, nào trà để mời khách. Trẻ con xúng xính bộ cánh mới, sung sướng hò reo ngoài đường. Người lớn thì thư thả ngồi tâm sự những chuyện đã qua, rồi hứa nguyện cho năm mới. Những ngày Tết, mọi người được dịp quan tâm nhau nhiều hơn, chăm chút cho bản thân nhiều hơn. Ai cũng vui tươi, hạnh phúc. Đây chính là một dịp lễ mà người người đều yêu mến và mong chờ. Đoạn văn mẫu 4
                                                                                    NGUỒN GG

nthv_.
19 tháng 1 2022 lúc 10:26

Tham khảo:

 Tết là một dịp quốc lễ. Đây là dịp để mọi người Việt Nam có một khoảng thời gian vui vẻ để suy nghĩ về năm cũ và năm tiếp theo. Vào dịp Tết, các hội chợ xuân được tổ chức, đường phố và các công trình công cộng được trang trí rực rỡ và hầu hết các cửa hàng đều đông đúc người mua sắm Tết. Tại nhà, mọi thứ đều được dọn dẹp sạch sẽ, các món ăn truyền thống, các món ăn khác, nước ngọt, hoa và trầu cau được đặt trên bàn thờ tổ tiên cùng với những nén hương đã được thắp. Xông đất được thực hiện khi có vị khách may mắn đến thăm và đám trẻ được nhận tiền mừng tuổi đựng trong những phong bao đỏ. Tết cũng là thời gian cho hòa bình và tình yêu. Trong dịp Tết, trẻ em thường cư xử tốt và bạn bè, người thân và hàng xóm trao cho nhau những lời chúc tốt nhất cho năm mới.

Nguyễn Phương Anh
19 tháng 1 2022 lúc 10:29

Tham khảo:

  Năm nào cũng vậy, mỗi dịp tết đến xuân về là gia đình em lại tất bật chuẩn bị tết. Bố chạy vội ra ngõ mua cành đào chưng tết, anh hai lau dọn nhà cửa và bàn thờ sạch sẽ. Mẹ cắm lọ hoa tươi và soạn mâm ngũ quả để chưng bàn thờ. Còn em rửa lá dong, đãi đậu để cả nhà cùng gói bánh chưng. Mỗi người mỗi việc, thi thoảng lại trêu đùa, chọc ghẹo nhau khiến cho không khí xuân càng trở nên vui tươi và ấm áp. Cứ tối 30 tết, cả nhà em lại quây quần bên nồi bánh chưng trò chuyện và cùng đón chào khoảnh khắc giao thừa, ngắm nhìn pháo hoa và cầu mong cho một năm mới an lành. Ngày mồng 1 tết, em mặc quần áo mới cùng bố mẹ đến chúc tết ông bà, được ông bà, chú bác lì xì đầu năm. Đó là những khoảnh khắc rất vui, em mong tết nào đại gia đình em cũng vui vẻ và đầm ấm như vậy.

Giang Ly
Xem chi tiết
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
27 tháng 2 2021 lúc 10:01

Tham khảo nhé !

 

Ngày tết trên quê hương em mới thật đẹp làm sao. Tất cả mọi người đều hối hả, khẩn trương chuẩn bị cho một năm mới sắp đến. Người thì quét dọn, trang hoàng lại nhà cửa sao cho tinh tươm, đẹp đẽ, người thì nô nức đi chợ Tết để sắm cho mình những bộ quần áo mới, những vật dụng cần thiết. Em thích nhất là được đi chợ hoa ngày Tết cùng bố bởi đến nơi đây người ta mới thật sự cảm nhận ngày Tết đến gần như thế nào. Đến những ngày Tết, nhà nào nhà nấy đèu sum họp bên nhau, cùng chúc nhau những lời chúc tốt đẹp nhất. Ngày Tết quê em luôn là kỉ niệm mà em nhớ nhất. 

minh nguyet
27 tháng 2 2021 lúc 10:09

Tham khảo:

Tết! Tết đến thật rồi.Tết Nguyên Đán là ngày Tết cổ truyền của Việt Nam. Khi Tết đến em được về quê, được ăn cỗ và được lì xì. Tết đến khi mùa xuân đến. Mùa xuân cho ta một không khí ấm áp. Mùa xuân cũng là điểm khởi đầu của một năm mới. Xuân đến những nụ hoa dần hé nở, cây cối lại châm chồi, nảy lộc. Tết đến, người ta đi chợ sắm Tết, chuẩn bị những cành đào đẹp, mổ lợn, giã giò, gói bánh chưng, trang hoàng câu đối Tết... Trong ngày Tết, các cụ già được con cháu mừng thọ, các cháu nhỏ thì nôn nóng được lì xì và mặc áo đẹp. Tết đến, em được cùng người thân đi du xuân đón năm mới, được đón giao thừa trong đêm 30. Tết Nguyên Đán là dịp nghỉ ngơi của mọi người sau một năm lao động mệt nhọc, là thời khắc đón chào một năm mới với bao điều hạnh phúc và ước mơ. Ai ai trong chúng cũng đều mong chờ ngày Tết đến, một cái Tết thật trọn vẹn. Chúc cho tất cả mọi người đón một năm mới thật vui vẻ và hạnh phúc.

Trần Văn Khuê
Xem chi tiết
Trần Văn Khuê
5 tháng 5 2018 lúc 19:13

lớp7

Minh Lệ
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
12 tháng 8 2023 lúc 19:04

Tham khảo

- Tết Nguyên đán còn được gọi là tết Âm lịch. Là lễ mừng năm mới vào ngày mồng 1 tháng 1 âm lịch ở nước ta.

- Các hoạt động diễn vào dịp tết Nguyên đán đó là: đi chợ mua sắm đồ tết, viết câu đối đỏ, tổ chức lễ hội này xuân như ném còn, múa hát mừng xuân,...

Kết luận: Tết Nguyên đán là lễ hội quan trọng nhất của người Việt Nam. Vào dịp tết, các thành viên trong gia đình sum họp bên nhau, thờ cúng tổ tiêm, cũng chúc mừng năm mới và đi chơi xuân.

Nanno
Xem chi tiết
Cô Mỹ Linh
23 tháng 12 2022 lúc 21:26

Em tham khảo đoạn văn sau nhé!

    Vào sinh nhật năm 8 tuổi, em nhận được một món quà rất đặc biệt từ bà ngoại: một con gấu bông. Con gấu bông không quá to, chỉ nhỏ nhắn nhưng rất xinh. Gấu được làm từ loại bông mịn nên ôm rất êm và ấm. Chú gấu khoác lên mình bộ lông màu nâu rất đẹp. Đầu chú tròn, hai tai dựng lên như hai cái nấm. Đôi mắt tròn, to, long lanh. Mũi chú cũng có màu đen và được thiết kế thành hình trái tim trông rất đáng yêu. Cổ chú được đeo một cái nơ màu đen nho nhỏ. Tay chân chú tròn tròn trông rất ngộ nghĩnh. Chú gấu là người bạn thân thiết của em, lắng nghe mọi tâm sự vui buồn hằng ngày của em. Em rất yêu gấu bông và tự hứa sẽ luôn gìn giữ người bạn này.

Lý Minh tiến Lý
Xem chi tiết
Lý Minh tiến Lý
20 tháng 11 2021 lúc 17:43

nhanh nha ạ

Hoàng Đức Tùng
20 tháng 11 2021 lúc 17:55

Trong buổi bình minh của lịch sử, Việt Nam là một trong những quê hương của loài người. Người ta đã phát hiện thấy người vượn ở Bình-Gia (Lạng Sơn), nhiều công cụ thuộc buổi đầu thời kỳ đồ đá cũ ở núi Đọ (Thanh Hoá). Đó là dấu vết xưa nhất hiện nay ta biết về giai đoạn bầy người nguyên thủy trên đất nước ta. Thời ấy cách ngày nay hàng mấy chục vạn năm.
 
 Bấy giờ, mực nước biển Đông thấp gần trăm mét so với ngày nay. Vì vậy, đất nước ta khi ấy qua bán đảo Ma-lai-xi-a còn nối liền với các đảo Gia-va, Xu-ma-tơ-ra, Ca-li-man-tan của In-đô-nê-xi-a. Các kết quả nghiên cứu địa chất và khí hậu học còn cho biết trong thời kỳ này xen kẽ những kỳ khô hạn là những kỳ mưa nhiều khiến khí hậu Việt Nam ẩm và mát hơn bây giờ một chút. Trong rừng rậm, trên thảo nguyên, có nhiều đàn voi răng kiếm, gấu mèo, tê ngưu, lợn lòi, hổ, báo, hươu, nai, đười ươi, vượn, khỉ, cầy, chồn...sinh sống. Những bầy người nguyên thuỷ sống dựa vào hang đá, lùm cây, đi dọc bờ suối, bờ sông tìm kiếm thức ăn bằng hái lượm và săn bắt.
 
 Người ta đã phát hiện được ở núi Đọ hàng vạn công cụ đồ đá cũ; người Việt cổ khai thác đá gốc (ba-dan) ở sườn núi, ghè đẽo thô sơ, tạo nên những công cụ chặt, rìu tay, nạo...bỏ lại nơi chế tác những mảnh đá vỡ, thuật ngữ khảo cổ gọi là mảnh tước. Với những đồ đá đó, người nguyên thủy có thể chặt cây, vót gậy tre, lao gỗ, xẻ thịt, đập vỡ xương thú săn bắt được... Loại hình công cụ nghèo nàn, kỹ thuật ghè đẽo thô sơ là đặc điểm của thời kỳ đồ đá cũ. Di tích núi Đọ là bằng chứng về sự có mặt của những chủ nhân sớm nhất trên lãnh thổ Việt Nam vào thời kỳ tổ chức xã hội loài người đang hình thành.
 
 Cách ngày nay khoảng ba, bốn vạn năm, vào thời kỳ bộ tộc nguyên thuỷ, cư dân bản địa đã đông đúc hơn. Người ta đã phát hiện được dấu tích con người cùng với những hóa thạch động vật cổ ở hang Hùm (Yên Bái), hàng Thung Lân (Ninh Bình). Đó là những thị tộc, bộ lạc sống trong hang động miền núi đá vôi. Tuy nhiên, cũng đã có những thị tộc, bộ lạc tiến ra sinh sống ở miền đồi trung du vốn là miền phù sa cổ của sông Hồng với rừng rậm phủ dày. Những hiện vật đá cuội ghè đẽo thô sơ thuộc cuối thời đại đồ đá cũ hoặc đầu thời đại đồ đá giữa tìm thấy ở di chỉ Sơn Vi (Phú Thọ) là những minh chứng chắc chắn cho giả thuyết này.
 
 Văn hóa đá cuội ghè được tiếp nối với hai nền văn hóa Hòa Bình (thuộc thời đại đồ đá giữa) và văn hỏa Bắc Sơn (thuộc buổi đầu thời đại đồ đá mới) cách ngày nay khoảng một vạn năm. Ở các nền văn hoá này, bên cạnh kỹ thuật chẻ đẽo, người nguyên thủy đã phát minh kỹ thuật mài, tạo nên những chiếc rìu Bắc Sơn (rìu tứ giác mài lưỡi) nổi tiếng. Văn hóa Bắc Sơn là một trong những di chỉ văn hóa có rìu mài sớm trên thế giới. Cũng trong thời kỳ này người ta còn phát hiện được những đồ gốm đầu tiên được nặn bằng tay.
 
 Việt Nam là đất nước của hàng trăm loại tre, nứa. Tre, nứa đóng vai trò rất quan trọng trong nền văn hóa nguyên thủy cũng như trong đời sống người Việt Nam sau này. Chúng được dùng làm gậy, lao, cung tên, đồ đan lát, thừng bện... Do bị thời gian huỷ hoại nên đến nay không còn chứng tích công cụ tre, nứa của người Việt cổ; tuy nhiên ta vẫn có thể tìm thấy dấu vết của tre, nứa trên các hoa văn đồ gốm sơ kỳ.
 
 Cùng những thị tộc, bộ lạc ở miền núi, trung du trên đất nước Việt Nam khi ấy, còn có những tập đoàn người nguyên thủy sinh sống ở miền ven biển Đông. Họ là chủ nhân của các nền văn hóa Quỳnh Văn (Nghệ An), Sa Huỳnh (Quảng Ngãi). Trải qua mấy nghìn năm, đống vỏ sò điệp do họ vứt ra sau những bữa ăn đã chất cao thành gò, rộng hàng trăm mét vuông. Người nguyên thủy sinh sống ở ven bờ biển còn khai thác đá gốc (thạch-anh) làm công cụ. Họ chôn người chết trong những mộ huyệt tròn đào giữa đống sò điệp và chôn theo người chết một vài công cụ đá, đồ trang sức bằng vỏ ốc xuyên lỗ...
 
 Với đồ đá, đồ tre gỗ, đồ đựng bằng đất nung, các thị tộc nguyên thủy đi săn và hái lượm có hiệu quả hơn. Ngoài việc mò cua, bắt ốc, chủ nhân các nền văn hóa Hòa Bình, Bắc Sơn còn săn được nhiều thú như lợn rừng, hươu nai, trâu bò rừng, tê ngưu, voi... Chủ nhân các nền văn hóa Hòa Bình, Bắc Sơn, Quỳnh Văn đã biết nuôi chó, trồng một số cây ăn quả, cây cỏ củ, rau đậu, dưa... . Từ cuộc sống hái lượm những sản vật sẵn có của tự nhiên, người nguyên thủy Việt Nam sớm bước vào cuộc sống sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh nghề săn, nghề đánh cá phát đạt, nghề nông đã ra đời cùng với việc chăn nuôi gia súc nhất là trên các vùng châu thổ của các con sông lớn.
 
 Nhiều nhà nông học khẳng định bán đảo Đông Dương là quê hương của cây lúa. Ở đây có nhiều loại lúa hoang hiện còn tồn tại ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, bà con trong vùng thường gọi là lúa ma hoặc lúa trời. Dấu vết con người thời kỳ nguyên thủy có thể tìm thấy ở mọi miền trên đất nước Việt Nam từ vùng cực Bắc đến cực Nam. Họ để lại những di tích hang động và di tích ngoài trời ở miền núi, đồng bằng kể cả ở những vùng đất thấp sình lầy Nam Bộ trước khi hình thành nhà nước Việt Nam đầu tiên. Như vậy là vào thời đại đồ đá, trên nhiều vùng ở nước ta đã xuất hiện những nền văn hóa nguyên thủy đặc sắc, trong đó bên cạnh nền kinh tế hái lượm đã bắt đầu phát triển nền kinh tế sản xuất nông nghiệp lúa nước.

Trương Gia Kỳ
2 tháng 5 2023 lúc 21:01

Trong buổi bình minh của lịch sử, Việt Nam là một trong những quê hương của loài người. Người ta đã phát hiện thấy người vượn ở Bình-Gia (Lạng Sơn), nhiều công cụ thuộc buổi đầu thời kỳ đồ đá cũ ở núi Đọ (Thanh Hoá). Đó là dấu vết xưa nhất hiện nay ta biết về giai đoạn bầy người nguyên thủy trên đất nước ta. Thời ấy cách ngày nay hàng mấy chục vạn năm.Mực nước biển Đông thấp gần trăm mét so với ngày nay. Vì vậy, đất nước ta khi ấy qua bán đảo Ma-lai-xi-a còn nối liền với các đảo Gia-va, Xu-ma-tơ-ra, Ca-li-man-tan của In-đô-nê-xi-a. Các kết quả nghiên cứu địa chất và khí hậu học còn cho biết trong thời kỳ này xen kẽ những kỳ khô hạn là những kỳ mưa nhiều khiến khí hậu Việt Nam ẩm và mát hơn bây giờ một chút. Trong rừng rậm, trên thảo nguyên, có nhiều đàn voi răng kiếm, gấu mèo, tê ngưu, lợn lòi, hổ, báo, hươu, nai, đười ươi, vượn, khỉ, cầy, chồn...sinh sống. Những bầy người nguyên thuỷ sống dựa vào hang đá, lùm cây, đi dọc bờ suối, bờ sông tìm kiếm thức ăn bằng hái lượm và săn bắt. Nhiều nhà nông học khẳng định bán đảo Đông Dương là quê hương của cây lúa. Ở đây có nhiều loại lúa hoang hiện còn tồn tại ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, bà con trong vùng thường gọi là lúa ma hoặc lúa trời. Dấu vết con người thời kỳ nguyên thủy có thể tìm thấy ở mọi miền trên đất nước Việt Nam từ vùng cực Bắc đến cực Nam. Họ để lại những di tích hang động và di tích ngoài trời ở miền núi, đồng bằng kể cả ở những vùng đất thấp sình lầy Nam Bộ trước khi hình thành nhà nước Việt Nam đầu tiên. Như vậy là vào thời đại đồ đá, trên nhiều vùng ở nước ta đã xuất hiện những nền văn hóa nguyên thủy đặc sắc, trong đó bên cạnh nền kinh tế hái lượm đã bắt đầu phát triển nền kinh tế sản xuất nông nghiệp lúa nước.
 

Mạc Vy Hoa
Xem chi tiết