Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
3 tháng 7 2019 lúc 11:51

a. Em rất thường gặp các vấn đề và những câu hỏi tương tự như trên trong cuộc sống.

Ví dụ:

 

    + Ma túy là gì? Tại sao phải nói không với ma túy?

    + Môi trường là gì? Làm cách nào để giữ gìn bảo vệ môi trường?

    + Rừng mang đến lợi ích gì cho ta?Làm cách nào để bảo vệ rừng?

b. Những vấn đề và câu hỏi loại này không thể sử dụng kiểu văn bản miêu tả, tự sự hay biểu cảm, mà cần dùng kiểu văn nghị luận vì văn nghị luận là một phương thức biểu đạt chính với các lí lẽ chặt chẽ, thuyết phục và có thể giải quyết thoả đáng vấn đề đặt ra.

 

c. Qua báo chí, đài phát thanh, truyền hình ta thấy thường sử dụng văn bản nghị luận như lời phát biểu, nêu ý kiến một bài xã hội, bình luận về một vấn đề của đời sống.

Cherry Võ
Xem chi tiết
Phan Ngọc Cẩm Tú
19 tháng 12 2016 lúc 16:25

1) có

2) - Văn kể chuyện dùng để làm gì? Văn tự sự dùng để kể lại những sự việc theo một trật tự nào đấy. Các tình huống trên không đặt ra yêu cầu này.

- Văn miêu tả dùng để làm gì? Văn miêu tả dùng để tái hiện lại sự vật, hiện tượng để người khác có thể hình dung một cách cụ thể về đối tượng ấy. Các tình huống trên không đặt ra yêu cầu này.- Văn biểu cảm dùng để làm gì? Văn biểu cảm dùng để thổ lộ tình cảm, cảm xúc của người viết trước một sự vật, hiện tượng nào đó. Các vấn đề được đặt ra ở trên không hướng tới điều này.Như vậy, với các vấn đề, cũng là các tình huống giao tiếp, đặt ra ở trên, chúng ta không thể sử dụng văn tự sự, miêu tả hay biểu cảm để giải quyết. Chỉ có thể giải quyết các vấn đề tương tự như thế này, người ta phải sử dụng nghị luận như một phương thức biểu đạt chính, với các lí lẽ chặt chẽ, thuyết phục. Trên thực tế, chúng ta vẫn thường gặp các tình huống mà không thể không sử dụng nghị luận. Đó có thể là lời phát biểu, nêu ra ý kiến, có thể là một bài xã luận, bình luận, đánh giá về một vấn đề nào đó của đời sống.
đỗ thị kiều trinh
Xem chi tiết
do thi huyen
7 tháng 1 2018 lúc 10:02

trong cuộc sống có thường gặp những câu hỏi này

vd. tại sao phải đi học ?

tại sao người lớn lại hút thuốc lá?

gặp các vấn đề và câu hỏi loại này người ta kkhông sử dụng văn miêu tả, biểu cảm , tự sự vì các câu hỏi này người ta phải sử dụng lí lẽ dẫn chứngđể thuyêt́ phục người khác

Tờ Gờ Mờ
11 tháng 1 2017 lúc 20:14

- Rất thường gặp

- Không thể :

+Vì tự sự là thuật lại, kể lại câu truyện dù đời thường hay tưởng tượng, dù hấp dẫn, sinh động đến đâu, cũng mang tính cụ thể - hình ảnh, vẫn chưa có sức thuyết phục

+ Miêu tả là dựng chân dung cảnh, vật, sự vật, sinh hoạt,... cũng tương tự như tự sự

+ Biểu cảm đánh giá đã ít nhiều cần lí lẽ, lập luận nhưng chủ yếu vẫn là cảm xúc, tình cảm, tâm trạng, mang nặng tính chủ quan và cảm tính chi nên cũng không có khả năng giải quyết các vẫn đề cần thiết một cách thấu đáo

Lê Thị Ánh Thuận
11 tháng 1 2017 lúc 20:16

1 Em cũng hay gặp các trường hợp như thế này.

2 Những vấn đè và câu hỏi loại này không thể sử dụng kiểu văn bản miêu tả, tự sự hay biểu cảm, mà cần dùng kiểu văn nghị luận vì văn nghị luận là một phương thức biểu đạt chính với các lí lẻ chặt chẽ, thuyết phục và có giải pháp thỏa đáng với vấn đề được đề ra.

Guilty Crown
Xem chi tiết
Ngọc Nguyễn Minh
17 tháng 1 2017 lúc 19:54

1,Trong cuộc sống em thường gặp các vấn đề và câu hỏi như dưới đây :

-vì sao trẻ em cần phải đi học

-vì sao mọi người nên có bạn

1, gặp các vấn đề và câu hỏi loại đó người ta không viết/ nói bằng kiểu văn bản như miêu tả, biểu cảm, kể chuyện,

Phạm Tuấn Minh
11 tháng 1 2018 lúc 17:46

Trong cuộc sống em thường gặp các câu hỏi và vấn đề như sau:

+ Vì sao cần phải có bạn bè.

+ Vì sao trẻ em cần phải học .

Gặp vấn đề có các loại câu hỏi đó thì chúng ta thường không dùng kể chuyện ,miêu tả ,tự sự.

Dang Thuy Dung
11 tháng 1 2018 lúc 21:07

Trong cuộc sống em thường gặp những câu hỏi như vậy.

- Gặp các vấn đề như thế thì người ta không viết/nói bằng kiểu văn bản iêu tả, biểu cảm, kể chuyện mà người ta sẽ dùng phương pháp CHỨNG MINH hoặc GIẢI THÍCH. Trong chứng minh hoặc giải thích thì có thể miêu tả, biểu cảm hoặc kể chuyện để gây thuyết phục.

Lưu ý: Để có được dẫn chứng thuyết phục thì bạn phải có một vốn hiểu biết phong phú

Nguyễn Nhật Tiên Tiên
Xem chi tiết
nguyen thi huong giang
19 tháng 4 2016 lúc 21:50

 

1.Là vấn đề được đặt ra trong văn bản tự sự.VD:Trong văn bản ''Em bé thông minh ''chủ đề là nói về trí thông minh của em bé nhỏ tuổi.

Rot Hoai Thi
22 tháng 4 2016 lúc 20:35

ý bạn cũng hoc v en ak 

 

Nguyễn Văn Quyết
17 tháng 4 2018 lúc 21:16

chịu

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
16 tháng 10 2017 lúc 6:08

Nếu bỏ hết các yếu tố tự sự, trong đoạn văn chỉ để lại yếu tố miêu tả và biểu cảm thì đoạn văn sẽ lộn xộn. Phải có yếu tố là cốt, những yếu tố miêu tả, biểu cảm thêm vào tạo cảm xúc và lớp lang.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
14 tháng 9 2018 lúc 11:47

Nếu không có các yếu tố miêu tả và biểu cảm, đoạn văn toàn yếu tố kể chuyện thì sẽ rất khô khan, chỉ toàn chuỗi sự việc.

+ Người đọc không cảm nhận được tình cảm, không thấy được biểu hiện cảm xúc của nhân vật.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
28 tháng 10 2018 lúc 4:58

Chọn đáp án: A

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
8 tháng 2 2018 lúc 18:21

a.

- Bác Hồ viết bài này nhằm mục đích: vạch rõ tình trạng dân trí chung của xã hội ta từ đó đề cập đến việc cần thiết phải học tập, kêu gọi mọi người cùng học tập.

- Bài viết nêu ra những ý kiến:

    + Trong thời kì Pháp cai trị mọi người bị thất học để chúng dễ cai trị

    + Chỉ cho mọi người biết ích lợi của việc học.

    + Kêu gọi mọi người học chữ (chú ý các đối tượng).

- Diễn đạt thành những luận điểm:

    + Tình trạng thất học, lạc hậu trước Cách mạng tháng Tám.

    + Những điều kiện cần phải có để người dân tham gia xây dựng nước nhà.

+ Những khả năng thực tế trong việc chống nạn thất học.

- Các câu văn mang luận điểm chính của bài văn:

    + "Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này, là nâng cao dân trí"

    + "Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ."

b. Để tạo sức thuyết phục cho bài viết, người viết đã triển khai những luận điểm chính với các lí lẽ chặt chẽ:

    + Trước Cách mạng tháng Tám, dưới ách đô hộ của thực dân, nhân dân ta phải chịu cảnh thất học, mù chữ;

    + Nay đã dành được độc lập; để xây dựng đất nước thì không thể không học, mọi người phải biết đọc, biết viết;

    + Biến việc học thành việc làm rộng khắp, với các hình thức cụ thể có thể áp dụng mọi lúc, mọi nơi.

c. Tác giả không thể thực hiện mục đích của mình bằng văn kể chuyện, miêu tả, biểu cảm được. Sức thuyết phục chỉ có thể được tạo nên bằng hệ thống các luận điểm, trình bày với lí lẽ lôgic, chặt chẽ. Nhiệm vụ giải quyết vấn đề đặt ra đòi hỏi phải sử dụng nghị luận.