Xấu đều hơn tốt lỏi ; Con sâu bỏ rầu nồi canh
Cái nết đánh chết cái đẹp
Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa
Dai như đỉa đói ;Cái khó bó cái khôn
Cạn tàu ráo máng ; Lươn ngắn chê trạch dài
Những câu trên câu nào là tục ngữ câu nào là thành ngữ
Những trường hợp sau đây, trường hợp nào là thành ngữ, trường hợp nào là tục ngữ?
a/ Tránh vỏ dưa, gặp vỏ dừa
b/ Xấu đều hơn tốt lỏi
c/ Con dại cái mang
d/ Giấy rách phải giữ lấy lề
e/ Dai như đỉa đói
g/ Cạn tàu ráo máng
h/ Cái khó bó cái khôn
i/ Giàu nứt đố đổ vách
Những trường hợp sau đây, trường hợp nào là thành ngữ, trường hợp nào là tục ngữ?
a/ Tránh vỏ dưa, gặp vỏ dừa
=> Tục ngữ
b/ Xấu đều hơn tốt lỏi
=> Thành ngữ
c/ Con dại cái mang
=> Thành ngữ
d/ Giấy rách phải giữ lấy lề
=> tục ngữ
e/ Dai như đỉa đói
=> Thành ngữ
g/ Cạn tàu ráo máng
=> Tục ngữ
h/ Cái khó bó cái khôn
=> Thành ngữ
i/ Giàu nứt đố đổ vách
=> Tục ngữ
xấu đều còn hơn tốt.............? giúp tui với tui đang ôn trạng nguyên sắp hết thời gian rồi
trong những câu sau đây câu nào là tục ngữ
xấu đều còn hơn tốt lỏi
tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa
con dại cái mang
cạn tàu ráo mang
dai như đỉa đói
ai nhanh mk tick nha thank
Câu tục ngữ : Con dại cái mang
~ HOK TỐT ~
Trong các câu sau, câu nào là tục ngữ, câu nào là thành ngữ
a) xấu đều hơn tốt lỏi
b) con dại cái mang
c) giấy rách phải giữ lấy lề
d) dai như đỉa đói
e) tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa
g) cạn tàu ráo máng
h) giàu nứt khố đổ vách
i) cái khó ló cái khôn
Trong các câu sau, câu nào là tục ngữ, câu nào là thành ngữ
a) xấu đều hơn tốt lỏi ( Thành ngữ)
b) con dại cái mang ( Tục ngữ)
c) giấy rách phải giữ lấy lề ( Tục ngữ)
d) dai như đỉa đói ( Thành ngữ)
e) tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa ( Thành ngữ)
g) cạn tàu ráo máng ( Tục ngữ)
h) giàu nứt khố đổ vách ( Thành ngữ )
i) cái khó ló cái khôn( Thành ngữ )
P/S : Good Luck
~Best Best~
Những trường hợp sau đây , trường hợp nào là tục ngữ , trường hợp nào là thành ngữ ?
a, Xấu đều hơn tốt lỏi
b, Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa
c, Con dại cái mang
d, Cạn tàu ráo máng
e, Giấy rách phải giữ lấy lề
g, Già đòn non nhẽ
h, Cái khó bó cái khôn
i, Dai như đỉa đói
k, Lươn ngắn chê trạch dài
Help me , please !
a, Xấu đều hơn tốt lỏi
---->thành ngữ
b, Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa
-->thành ngữ
c, Con dại cái mang
-->tục ngữ
d, Cạn tàu ráo máng
-->thành ngữ
e, Giấy rách phải giữ lấy lề
-->tục ngữ
g, Già đòn non nhẽ
-->thành ngữ
h, Cái khó bó cái khôn
-->tục ngữ
i, Dai như đỉa đói
-->thành ngữ
k, Lươn ngắn chê trạch dài
-->thành ngữ
Cảm nhận về câu: tốt gỗ hơn tốt nước sơn... Người vừa xấu ngoại hình vừa xấu tính sẽ đi về đâu?
1. Mở bài
- Quan niệm sống của nhân dân lao động trong việc đánh giá con người, đồ vật được thể hiện qua câu tục ngữ: "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn".
2. Thân bài
* Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ:
- Một vật dụng được làm bằng gỗ, thì chất lượng gỗ quan trọng hơn nước sơn. Gỗ: chất lượng (của đồ vật) hoặc chỉ bản chất bên trong (của con người); Nước sơn: hình thức bên ngoài.
- Khẳng định nội dung bên trong quan trọng hơn hình thức bên ngoài và nội dung quyết định hình thức.
* Bình luận:
- Ý nghĩa câu tục ngữ là hoàn toàn đúng vì: Đồ vật làm bằng gỗ tốt sẽ dùng được lâu. Đồ vật làm bằng gỗ xấu thì mau hư mục, cho dù được sơn phết đẹp đẽ.
- Đánh giá con người nên coi trọng nội dung bên trong (bản chất) hơn là hình thức bên ngoài vì:
+ Con người có đạo đức tốt, có năng lực cao sẽ làm được nhiều việc hữu ích cho bản thân, gia đình, xã hội. Nếu có hình thức tốt nữa (dáng vẻ, quần áo, đầu tóc, ngôn ngữ, tác phong...) thì giá trị càng tăng.
+ Con người dù có hình thức bên ngoài đẹp đẽ (tốt mã) mà trình độ, năng lực kém cỏi, tư cách không tốt thì cũng chỉ là loại người vô dụng.
- Quan điểm về việc đánh giá con người:
+ Đánh giá qua phẩm chất đạo đức, năng lực
+ Khách quan và sáng suốt khi nhận định mối tương quan giữa nội dung và hình thức.
3. Kết thúc vấn đề:
- Khẳng định cách đánh giá trên là đúng.
- Câu tục ngữ là một lời khuyên sáng suốt và thiết thực trong việc đánh giá sự vật và con người.
Từ thực tế cuộc sống vất vả, gian lao và đầy thử thách, nhân dân ta đã rút ra cách đánh giá, nhìn nhận sự vật và con người. Người xưa thường "Ăn lấy chắc, mặc lấy bền" và coi trọng nội dung bên trong hơn là hình thức bên ngoài: "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn". Vậy quan điểm ấy đúng hay không đúng và trong hoàn cảnh ngày nay, có cần bổ sung thêm điều gì chăng?
Tất cả các sự vật đều có hai mặt: nội dung và hình thức. Mặt nội dung còn gọi là chất lượng của sản phẩm thường được đánh giá cao. Tuy vậy, hình thức cũng có vai trò quan trọng trong việc khẳng định nội dung.
Thực tế cho thấy các đồ vật làm bằng gỗ tốt, gỗ quý (giường, tủ, bàn, ghế...) có thời gian sử dụng rất lâu dài và càng về sau càng đẹp. Người ta chỉ cần bào nhẵn, đánh bóng chúng bằng một lớp vec-ni là đủ. Trong khi đó những đồ dùng bằng gỗ xấu, gỗ tạp lại hay được sơn phết hào nhoáng bên ngoài. Dù có đẹp đến đâu chăng nữa thì chúng cũng rất mau hỏng. Vì thế cho nên mọi người chuộng tốt, chuộng bền mà coi nhẹ hình thức của đồ vật. Nghĩa đen của câu tục ngữ trên là vậy.
Nhưng cũng như bao câu tục ngữ khác, câu "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn" còn hàm chứa một ý nghĩa sâu sắc hơn. Đó là lời khuyên thiết thực, đúng đắn về cách nhìn nhận, đánh giá con người. Chúng ta thấy rõ tính nhất quán trong việc khẳng định sự hơn hẳn của nội dung bên trong so với hình thức bên ngoài.
Lời khuyên này rất đúng vì nó được đúc kết từ kinh nghiệm sống của nhiều thế hệ. Đánh giá một con người cần phải trải qua thời gian khá dài, không thể chủ quan, hồ đồ, rất dễ dẫn đến sai lầm, thậm chí gây nên những hậu quả tai hại khó lường.
Điều mà ai cũng phải thừa nhận là người có đạo đức tốt, trình độ hiểu biết sâu rộng, năng lực làm việc cao sẽ làm được nhiều việc hữu ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Người lại, không có được những phẩm chất tốt đẹp ấy thì khó có thể thành công trên đường đời, cho dù con người ấy hình thức bên ngoài có hào nhoáng, đẹp đẽ đến đâu chăng nữa. Người xưa đã dùng cách gọi hàm ý châm biếm những kẻ chỉ có hình thức bên ngoài, hay dùng hình thức bên ngoài để lừa bịp người khác, để che giấu những xấu xa, khiếm khuyết bên trong... là lại "Tốt mã rẻ cùi", nói thẳng ra là vô dụng, chẳng có giá trị gì.
Ngày nay, chúng ta nên đánh giá con người như thế nào cho đúng? Chúng ta cần biết, giữa nội dung và hình thức có mối tương quan với nhau. Nội dung quyết định hình thức, hình thức làm tăng thêm giá trị của nội dung. Vì vậy, khi nhận xét đánh giá về một người nào đó, ta hãy bình tĩnh, sáng suốt tìm hiểu, phân tích để có được những kết luận đúng đắn và chính xác nhất.
Đồng quan điểm với người xưa ta vẫn lấy phẩm chất (đạo đức, tài năng...) làm tiêu chuẩn cơ bản, làm thước đo giá trị con người. Hãy căn cứ vào chất lượng và mục đích của công việc mà đánh giá người tốt, kẻ xấu và hãy đặt người ấy vào mối quan hệ với gia đình, nhà trường, xã hội. Người tốt là người có lương tâm, trách nhiệm với bản thân, với mọi người trong mọi hoàn cảnh. Xưa nay, các bậc vĩ nhân, các nhà bác học... thường rất giản dị. Giản dị nhưng nghiêm túc là tôn trọng mình, tôn trọng người khác và điều đó lại trở nên rất thanh cao, cao quý. Trái lại, những kẻ thích phô trương hình thức thì bên trong lại hời hợt và trống rỗng.
Đương nhiên, cùng với việc chú trọng nội dung nhưng chúng ta cũng không nên xem nhẹ hình thức, bởi hình thức phần nào phản ánh nội dung.
Câu tục ngữ là một lời khuyên sáng suốt, thiết thực trong cách đánh giá sự vật và con người trong mọi hoàng cảnh, đồng thời đó cũng là lời cảnh tỉnh đối với những ai chỉ chạy theo hình thức hào nhoáng bên ngoài mà quên đi phẩm chất tốt đẹp - yếu tố cơ bản tạo nên giá trị đích thực của một con người.
Để phấn đấu vươn lên, ta cần phải học tập và rèn luyện, tu dưỡng để "tốt gỗ" đồng thời có được tư cách, lối sống đẹp như "nước sơn".
Con điền êt hay êch vào mỗi chỗ trống sau :
Tốt gỗ hơn tốt nước sơn,
Xấu người đẹp n..., còn hơn đẹp người.
Đáp án đúng là :
Tốt gỗ hơn tốt nước sơn,
Xấu người đẹp nết, còn hơn đẹp người.
Người xấu và người tốt, ai ngủ ngon hơn?
viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát
tốt gỗ hơn tốt nước sơn
xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người
giúp em với em cần gấp lắm