neu y kien cua em ve nghe thuat mieu ta xen ke voi ke chuyen cua tac gia trong bai doc cua To Hoai
liey ke nhung bien phap nghe thuat trong van ban mua xuan cua toi va neu tac dung voi nhung bien phap nghe thuat do tong viec bieu dat tinh cam cua con nguoi voi mua xuan
Neu noi dung va nghe thuat cua chuyen " Thanh Giong". Em hay dong vai su gia va ke mot doan chuyen khi den nha Thanh Giong chuyen lenh cua vua
- Xây dựng người anh hùng cứu nước trong truyện mang màu sắc thần kì với những chi tiết nghệ thuật kì ảo.
- Cách thức xâu chuỗi những sự kiện lịch sử trong quá khứ với những hình ảnh thiên nhiên đất nước, truyện còn lý giải giải về ao hồ, tre đằng ngà,... Truyện "Thánh Gióng" ca ngợi hình tượng người anh hùng đánh giặc tiêu biểu cho sự trỗi dậy của truyền thống yêu nước, đoàn kết, tinh thần anh dũng, kiên cường của dân tộc ta.
Nghệ thuật
Xây dựng bằng nhiều chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo, tạo nên vẻ đẹp hấp dẫn
Nội dung
Thánh Gióng là thiên anh hùng ca thần thoại đẹp đẽ, hào hùng, ca ngợi tình yêu nước, bất khuất chiến đấu chống giặc ngoại xâm vì độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam thời cổ đại. Người anh hùng làng Phù Đổng – Thánh Gióng – là một biểu tượng tuyệt đẹp của con người Việt Nam trong chiến đấu và chiến thắng, không màng đến danh lợi, đẹp như một giấc mơ hồng Để thắng giặc ngoại xâm cần có tinh thần đoàn kết, chung sức, chung lòng, lớn mạnh vượt bậc, chiến đấu, hy sinh... Dựng nước và giữ nước à 2 nhiệm vụ thường trực.
em hoc tap dc j ve nghe thuat mieu ta cua tac gia thong qua vb Vuot Thac
- nghệ thuật:+ Sử dụng từ ngữ gợi hình, nhân hóa
+ Tả cảnh kết hợp với tả con người
+ Sử dụng các phép so sánh nhân hóa một cách hợp lí
+ Tả cảnh, tả người từ điểm nhìn trên con thuyền theo hành trình vượt thác rất tự nhiên sinh động.
tac gia da phoi hop ta canh voi ta nguoi mot cach tu nhien sinh dong
cam nhan cua em ve nghe thuat mieu ta trong bai co to
Nguyễn Tuân là nhà văn nổi tiếng, có sở trường về thể tuỳ bút và kí. Tác phẩm của Nguyễn Tuân luôn thể hiện phong cách - độc đáo, tài hoa, sự hiểu biết phong phú nhiều mặt và vốn ngôn ngữ giàu có, điêu luyện. Bài văn Cô Tô là phần cuối của bài kí Cô Tô. Đoạn trích đã phần nào ghi lại được những ấn tượng về thiên nhiên, con người lao động ở vùng đảo Cô Tô mà nhà văn thu nhận được trong chuyến ra thăm đảo.
Mở đầu là đoạn văn miêu tả vẻ đẹp của đảo Cô Tô sau cơn bão. Cô Tô hiện lên thật trong sáng, tinh khôi trong buổi sáng đẹp trời: Bầu trời trong sáng, cây thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc, đậm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa. Ngỡ như đất trời biển Cô Tô được rửa sạch, được tái tạo để hoá thành một cảnh sắc trong sáng tuyệt vời. Để “vẽ” được bức tranh toàn cảnh của đảo Cô Tô sau cơn bão, tác giả phải công phu lắm mới chọn được những hình ảnh tiêu biểu: Bầu trời, nước biển, cây trên đảo, bãi cát, và đi với những hình ảnh ấy là một loạt tính từ chỉ màu sắc và ánh sáng: bầu trời thì trong trẻo, sáng sủa, cây trên biển thì xanh mượt, nước biển lam biếc, cát lại vàng giòn. Có được cảnh sắc đẹp như vậy là do nhà văn đã chọn được vị trí quan sát từ trên điểm cao trên nóc đồn để nhìn ra bao la Thái Bình Dương bốn phương tám hướng, quay gót 180 độ mà ngắm, toàn cảnh đảo Cô Tô... mà càng thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng để ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây. Sau cơn bão, thiên nhiên ở đảo Cô Tô hiện lên thật là đẹp. Phải chăng bức tranh đảo Cô Tô đẹp bởi có tình người của Nguyễn Tuân.
Thật là thiếu sót nếu ta không nói đến cảnh mặt trời mọc trên biển trong bức tranh thiên nhiên của đảo Cô Tô. Cảnh hùng vĩ, rực rỡ và tráng lệ biết bao! Cảnh được “vẽ” lên bằng ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân.
Cô Tô có cái màu xanh lam biếc của biển buổi chiều, lại có cái màu đỏ rực rỡ của mặt trời buổi sớm nhô lên biển lúc hừng đông. Nguyễn Tuân đã thức dậy từ canh tư ra mãi thấu đầu mủi đảo để ngồi rình mặt trời lên. Đoạn văn này, Nguyễn Tuân đã thực sự mang đến cho người đọc những dòng viết tài hoa về cảnh tượng vô cùng độc đáo. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào, thăm thẳm và đứng bệ đặt lên một mâm bạc, đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Những so sánh thật bất ngờ, những liên tưởng thật thú vị. Nhưng đến liên tưởng tiếp theo thì mới thực sự tài hoa, mới in đậm phong cách Nguyễn Tuân: Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Màu sắc hài hoà rực đỏ, hồng, bạc, ngọc trai, chi tiết tạo hình rất độc đáo quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên mâm bạc khổng lồ; hình ảnh từ ngữ sang trọng: Mâm lễ phẩm, bạc nén, trường tho. Tất cả tạo nên một vẻ đẹp vừa hùng vĩ đường bệ, vừa phồn thịnh và bất diệt, lại rực rỡ, tráng lệ làm lên một ấn tượng riêng đặc sắc về trời biển Cô Tô.
Có thể nói, đây thực sự là một đoạn văn kiểu mẫu về bút pháp miêu tả của Nguyễn Tuân. Ở đó người ta thấy có sự hoà hợp giữa cảnh và tình, thiên nhiên kì ảo như lộng lẫy, mĩ lệ hơn trong cái nhìn của nhà văn.
Cuộc sống của người dân trên biển càng làm cho bức tranh đảo Cô Tô thêm sinh động. Cảnh sinh hoạt và lao động trên đảo trong một buổi sáng được tác giả tập trung miêu tả vào một địa điểm là cái giếng nước ngọt ở rìa đảo. Tại đây, những người dân chài gánh nước ngọt từ giếng xuống thuyền. Khung cảnh thật thanh bình, nhịp điệu của cuộc sống lao động khẩn trương, tấp nập, đông vui: Cái giếng nước ngọt của đảo Thanh Luân sớm nay có không biết bao nhiêu là người đến gánh và múc. Múc nước giếng vào thùng gỗ, vào những cong, những ang gốm màu da lươn [...] Từ đoàn thuyền sắp ra khơi đến cái giếng ngọt, thùng và cong và gánh nối tiếp đi đi về về, vẻ thanh bình của cuộc sống còn được thể hiện trong một hình ảnh mang nét riêng của Cô Tô, lại hàm chứa ý nghĩa Trông chị Châu Hoà Mẫu địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cả cho lũ con lành. Được chứng kiến cảnh đó, Nguyễn Tuân đã có sự cảm nhận về sắc thái riêng một cách tinh tế, khi ông so sánh Cái giếng nước ngọt ở ria một hòn đảo giữa bể, cái sinh hoạt của nó vui như một cái bến và đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền. Vui như một cái bến thì nơi nào cũng có, nhưng đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền thì chính là cái sắc thái riêng của không khí trong lành và tình người đậm đà trên biển Cô Tô.
Cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người vùng đảo Cô Tô hiện lên thật trong sáng và tươi đẹp qua ngôn ngữ diêu luyện và sự miêu tả tinh tế, chính xác, giàu hình ảnh và cảm xúc của Nguyễn Tuân. Bài văn cho ta hiểu biết và yêu mến một vùng đất của Tổ quốc - quần đảo Cô Tô.
Cảnh mặt trời mọc trên biển là một bức tranh tuyệt đẹp, rực rỡ tráng lệ. Cảnh mặt trời mọc đặt trong một khung cảnh rộng lớn bao la và hết sức trong trẻo, tinh khôi: "Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi”. Tác giả đã dùng hình ảnh so sánh đặc sắc “Mặt trời tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả ttrứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mám bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửtig hồng ". Những so sánh thật bất ngờ, thật thú vị. Nhưng đến liên tưởng sau đây thì mới thực sự tài hoa ‘Y như một mâm lễ tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông,m. Màu sắc hài hoà rực rỡ “đò hồng, bạc, ngọc trai”; chi tiết hình ảnh độc đáo đã tạo nên vẻ đẹp độc đáo, hùng vĩ, đường bệ, tráng lệ của biển trời Cô Tô.Cảnh sinh hoạt và lao động trên đảo trong buổi sáng được tác giả miêu tả tập trung vào một địa điểm quanh cái giếng nước ở ria đảo và những người dân chài gánh nước ngọt từ giếng xuống thuyền. Cảnh bình dị lao động khẩn trương nhưng lại thanh bình được bộc lộ rõ qua các chi tiết “ cái giếng nước ngọt đảo Thanh Luân sớm nay có không biết bao nhiêu là người đến gánh và múc... Từ đoàn thuyền sắp ra khơi đêh cái giếng ngọt, thùng và cong gánh nối tiếp đi đi về về”.
Bài kí Cô Tô của Nguyễn Tuân là một tác phẩm đặc sắc mà ở đó đoạn tả mặt trời mọc trên biển đã gây cho em sự thích thú, ham mê và trí tưởng tượng sâu sắc nhất.
Cảnh mặt trời mọc trên biển là một bức tranh rất đẹp và đầy chất thơ. Đây là đoạn văn miêu tả đẹp nhất của bài kí. Như một “sản phẩm quí”, vẻ đẹp của thiên nhiên như dâng sẵn, đón chờ, nhưng không phải ai cũng có thể cảm nhận được vẻ đẹp ấy một cách đầy đủ và tinh tế. Chính vì thế mà ngắm nhìn bình minh Cô Tô đối với Nguyễn Tuân không phải là một thú vui hưởng thụ, dễ dãi, thụ động mà là cả một cuộc đi tìm cái đẹp một cách công phu, đầy sự khám phá, sáng tạo. Như một nghệ sĩ đi săn lùng cái đẹp, Nguyễn Tuân đã dậy từ canh tư, lúc còn tôi đất, cô đi mãi trên đầu đá sư, ra thấu đầu mủi đảo. Và ngồi đó rình mặt trời lên. Người đọc cảm mến tác giả về lòng yêu quí, tôn thờ “cái đẹp” và cảm phục, thích thú vì công phu tìm kiếm cái đẹp của người nghệ sĩ, hồi hộp cùng tác giả chờ đón cái “đẹp” xuất hiện.
Rạng đông được tác giả miêu tả trong một câu rất súc tích và giàu sức gợi cảm. Chân trời, ngấn bể sạch như một tấm kính lau hết mây, hết bụi- Cảnh rất thực mà đẹp thần tiên, trong trẻo, tinh khiết. Nguyễn Tuân đã khéo léo, tinh tế tạo ra cái “phông”, cái nền cho vầng dương hiện trên mặt biển: Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh và phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Hình ảnh so sánh mà tác giả đã dùng ở đây thật là đặc sắc, vừa rất thực mà cũng rất mơ, rất kì ảo. “Thực” là vì qua làn hơi nước của mặt biển, mắt thường có thể nhìn rõ hình dáng “tròn trĩnh” của vầng thái dương. Mặt trời lúc ấy dịu êm, chưa chói loá, chưa làm nhức mắt, khiến cho người ta có thể ngắm nhìn và có cảm giác vầng mặt trời hiền hoà phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Hình ảnh so sánh “rất mơ” rất kì ảo vì nó là kết quả của óc quan sát, nhận xét tinh tế và kết hợp với trí tưởng tượng phong phú, táo bạo của tác giả. Không dừng ở đó, óc quan sát sắc sảo, tâm hồn tinh tế, kết hợp với trí tưởng tượng phong phú, táo bạo của Nguyễn Tuân đã biện những lời văn miêu tả của ông thành một bức tranh sơn mài tráng lệ. Sự am hiểu của tác giả về hội hoạ tăng thêm hiệu lực cho ngòi bút miêu tả, đoạn văn giàu chất tạo hình và màu sắc khiến nó sáng rực lên, đẹp một vẻ đẹp kì ảo mà lại rất thực. Người đọc chưa hết sững sờ trước hình ảnh so sánh mặt trời tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn, thì lại sững sờ trước một vẻ đẹp kì ảo khác: Quả trứng hồng hào, thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc, đường kính mâm rộng bâng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Ba tính từ đặt liên tiếp cạnh nhau (hồng hào, thăm thẳm, đường bệ) có tác dụng tả màu sắc, trạng thái, hình dáng mặt trời làm cho nó nổi bật lên trên cái mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Màu hồng và màu ánh bạc là hai màu sắc có sức gợi cảm của tranh sơn mài, cũng là hai màu sắc chủ đạo của bức tranh này.
Vẻ đẹp của mặt trời mọc trên biển Cô Tô quả là tặng vật vô giá của thiên nhiên ban cho người lao động suốt đời gắn bó với biển cả. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Câu văn đẹp, một vẻ đẹp cổ điển, mẫu mực. Hình ảnh so sánh vầng mặt trời và bầu trời trên biển Cô Tô như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh... là một hình ảnh hết sức trang trọng, uy nghi, lộng lẫy và giàu chất nhân bản vì nó hướng tới “Con người”, vì “Con người”, kính trọng người lao động. Ta như có cảm giác thiên nhiên vĩ đại đang tự đẹp lên vì “Con người”, đang cung kính dâng lễ phẩm trong buổi lễ mừng thọ tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Và cùng lúc, chúng ta đón nhận mâm lễ phẩm của Nguyễn Tuân, một mâm lễ phẩm sang trọng, ông dâng cho muôn thuở văn chương: những trang viết tài hoa, huy hoàng của ông! Đến đây, người đọc cảm phục Nguyễn Tuân vì tài văn chương mà cũng vô cùng kính trọng cái “tâm” rất đẹp của ông. Cái “Tâm” rất đẹp của Nguyễn Tuân luôn hướng về người dân lao động của đất nước mình.
Bức tranh bình minh trên biển Cô Tô sẽ giảm đi rất nhiều vẻ đẹp nếu như nhà văn không điểm vào đó mấy cánh chim không khi nào thiếu vắng trên biển. Vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể sáng dần lên cái chất bạc nén. Một con Hải âu bay ngang là là nhịp cánh. Đôi nét chấm phá cuối cùng đã hoàn tất bức tranh, làm cho bức tranh sống động, đầy chất thơ. Đây là những cánh chim xưa thường chấp chới, sáng lên trong những áng thơ cổ điển. Trong đoạn văn này, những cánh chim biển nhỏ nhoi có tác dụng rất lớn: nó thổi hồn thơ vào văn xuôi. Phải chăng đó là nét tài hoa của ngòi bút văn chương Nguyễn Tuân.
Em chưa một lần được ngắm cảnh bình minh ở biển. Nhờ đoạn kí của Nguyễn Tuân đã giúp em chiêm ngưỡng, thưởng thức vẻ đẹp lộng lẫy, tráng lệ và kì diệu của mặt trời mọc trên biển Cô Tô. Cảm ơn nhà văn với trí sáng tạo đã khám phá, đã “vẽ” lên trong văn chương vẻ đẹp của Cô Tô, giúp ta thêm yêu vùng đảo xa xôi này. Cảm ơn Nguyễn Tuân đã dạy ta cả cách đến với “Cái đẹp”.
em hay neu nhung dac sac ve nghe thuat mieu ta nhan vat chu be luom trong bai tho cung ten cua to huu bang môt doan van hoac bai van ngan
Cảm nhận của em về đoạn trích Cô Tô (Ngữ văn 6 - Tập II) trong tác phẩm cùng tên của Nguyễn Tuân.
Bài làm
Nguyễn Tuân là nhà văn nổi tiếng, có sở trường về thể tuỳ bút và kí. Tác phẩm của Nguyễn Tuân luôn thể hiện phong cách - độc đáo, tài hoa, sự hiểu biết phong phú nhiều mặt và vốn ngôn ngữ giàu có, điêu luyện. Bài văn Cô Tô là phần cuối của bài kí Cô Tô. Đoạn trích đã phần nào ghi lại được những ấn tượng về thiên nhiên, con người lao động ở vùng đảo Cô Tô mà nhà văn thu nhận được trong chuyến ra thăm đảo.
Mở đầu là đoạn văn miêu tả vẻ đẹp của đảo Cô Tô sau cơn bão. Cô Tô hiện lên thật trong sáng, tinh khôi trong buổi sáng đẹp trời: Bầu trời trong sáng, cây thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc, đậm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa. Ngỡ như đất trời biển Cô Tô được rửa sạch, được tái tạo để hoá thành một cảnh sắc trong sáng tuyệt vời. Để “vẽ” được bức tranh toàn cảnh của đảo Cô Tô sau cơn bão, tác giả phải công phu lắm mới chọn được những hình ảnh tiêu biểu: Bầu trời, nước biển, cây trên đảo, bãi cát, và đi với những hình ảnh ấy là một loạt tính từ chỉ màu sắc và ánh sáng: bầu trời thì trong trẻo, sáng sủa, cây trên biển thì xanh mượt, nước biển lam biếc, cát lại vàng giòn. Có được cảnh sắc đẹp như vậy là do nhà văn đã chọn được vị trí quan sát từ trên điểm cao trên nóc đồn để nhìn ra bao la Thái Bình Dương bốn phương tám hướng, quay gót 180 độ mà ngắm, toàn cảnh đảo Cô Tô... mà càng thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng để ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây. Sau cơn bão, thiên nhiên ở đảo Cô Tô hiện lên thật là đẹp. Phải chăng bức tranh đảo Cô Tô đẹp bởi có tình người của Nguyễn Tuân.
Thật là thiếu sót nếu ta không nói đến cảnh mặt trời mọc trên biển trong bức tranh thiên nhiên của đảo Cô Tô. Cảnh hùng vĩ, rực rỡ và tráng lệ biết bao! Cảnh được “vẽ” lên bằng ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân.
Cô Tô có cái màu xanh lam biếc của biển buổi chiều, lại có cái màu đỏ rực rỡ của mặt trời buổi sớm nhô lên biển lúc hừng đông. Nguyễn Tuân đã thức dậy từ canh tư ra mãi thấu đầu mủi đảo để ngồi rình mặt trời lên. Đoạn văn này, Nguyễn Tuân đã thực sự mang đến cho người đọc những dòng viết tài hoa về cảnh tượng vô cùng độc đáo. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào, thăm thẳm và đứng bệ đặt lên một mâm bạc, đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Những so sánh thật bất ngờ, những liên tưởng thật thú vị. Nhưng đến liên tưởng tiếp theo thì mới thực sự tài hoa, mới in đậm phong cách Nguyễn Tuân: Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Màu sắc hài hoà rực đỏ, hồng, bạc, ngọc trai, chi tiết tạo hình rất độc đáo quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên mâm bạc khổng lồ; hình ảnh từ ngữ sang trọng: Mâm lễ phẩm, bạc nén, trường tho. Tất cả tạo nên một vẻ đẹp vừa hùng vĩ đường bệ, vừa phồn thịnh và bất diệt, lại rực rỡ, tráng lệ làm lên một ấn tượng riêng đặc sắc về trời biển Cô Tô.
Có thể nói, đây thực sự là một đoạn văn kiểu mẫu về bút pháp miêu tả của Nguyễn Tuân. Ở đó người ta thấy có sự hoà hợp giữa cảnh và tình, thiên nhiên kì ảo như lộng lẫy, mĩ lệ hơn trong cái nhìn của nhà văn.
Cuộc sống của người dân trên biển càng làm cho bức tranh đảo Cô Tô thêm sinh động. Cảnh sinh hoạt và lao động trên đảo trong một buổi sáng được tác giả tập trung miêu tả vào một địa điểm là cái giếng nước ngọt ở rìa đảo. Tại đây, những người dân chài gánh nước ngọt từ giếng xuống thuyền. Khung cảnh thật thanh bình, nhịp điệu của cuộc sống lao động khẩn trương, tấp nập, đông vui: Cái giếng nước ngọt của đảo Thanh Luân sớm nay có không biết bao nhiêu là người đến gánh và múc. Múc nước giếng vào thùng gỗ, vào những cong, những ang gốm màu da lươn [...] Từ đoàn thuyền sắp ra khơi đến cái giếng ngọt, thùng và cong và gánh nối tiếp đi đi về về, vẻ thanh bình của cuộc sống còn được thể hiện trong một hình ảnh mang nét riêng của Cô Tô, lại hàm chứa ý nghĩa Trông chị Châu Hoà Mẫu địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cả cho lũ con lành. Được chứng kiến cảnh đó, Nguyễn Tuân đã có sự cảm nhận về sắc thái riêng một cách tinh tế, khi ông so sánh Cái giếng nước ngọt ở ria một hòn đảo giữa bể, cái sinh hoạt của nó vui như một cái bến và đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền. Vui như một cái bến thì nơi nào cũng có, nhưng đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền thì chính là cái sắc thái riêng của không khí trong lành và tình người đậm đà trên biển Cô Tô.
Cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người vùng đảo Cô Tô hiện lên thật trong sáng và tươi đẹp qua ngôn ngữ diêu luyện và sự miêu tả tinh tế, chính xác, giàu hình ảnh và cảm xúc của Nguyễn Tuân. Bài văn cho ta hiểu biết và yêu mến một vùng đất của Tổ quốc - quần đảo Cô Tô.
Phan Thị Huyền
Hay ke mot cau chuyen em da nghe da doc ve mot anh hung , danh nhan cua nuoc ta .
Ngày xưa, ở làng Gióng có một cậu bé kì lạ, đã lên ba tuổi mà vẫn không biết đi, không biết nói, chỉ đặt đâu nằm đấy trơ trơ.
Giặc Ân từ phương Bắc tràn sang xâm lấn bờ cõi nước ta. Nhà vua sai sứ giả đi khắp nơi, cầu người hiền tài đứng ra cứu nước. Nghe tiếng loa rao, cậu bé bỗng nhiên biết nói. Cậu nhờ mẹ gọi sứ giả vào rồi bảo: “ông hãy về tâu với nhà vua, đúc cho ta một con ngựa sắt, một áo giáp sắt, một chiếc nón sắt. Ta sẽ đánh tan lũ giặc”.
Kể từ khi gặp sứ giả, cậu bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng chẳng no, quần áo vừa may xong đã chật. Mẹ cậu không đủ thóc gạo, cả làng phải góp lương thực để nuôi cậu.
Khi nhà vua cho mang các thứ tới, Gióng vươn vai vụt trở thành một tráng sĩ dũng mãnh. Tráng sĩ mặc áo giáp sắt, đội nón sắt, cầm roi sắt, cưỡi lên lưng ngựa sắt. Ngựa sắt hí vang, phun lửa, lao ra trận. Tráng sĩ dùng roi sắt quất túi bụi vào kẻ thù. Roi sắt gãy, tráng sĩ nhổ từng bụi tre bên đường đánh tiếp. Giặc chết như ngả rạ.
Dẹp xong giặc nước, Gióng cởi áo giáp sắt, nón sắt, bỏ lại dưới chân núi, lưu luyến nhìn lại quê hương một lần cuối rồi cưỡi ngựa từ từ bay lên trời. Nhân dân trong vùng ghi nhớ công ơn to lớn của Gióng, lập đền thờ và suy tôn là Thánh Gióng.
Lê Thánh Tông là con vua Lê Thái Tông và bà phi Ngô Thị Ngọc Dao.
Ông lên làm vua năm 18 tuổi, đã trị vì đất nước 38 năm, hai lần đổi niên hiệu. Quang Thuận và Hồng Đức.
Lê Thánh Tông là bậc minh quân, thánh đế. Nước Đại Việt dưới thời Lê Thánh Tông trở thành một quốc gia thịnh trị, thái bình. Được mùa liên tiếp nhiều năm, nhân dân sống ấm no, yên vui, hạnh phúc:
"Nhà nam nhà bắc đều no mật
Lừng lẫy cùng ca khúc thái bình.
(Vịnh năm canh)
Vua chia nước ta thành 12 đạo, sau gọi là 12 thừa tuyên; mỗi thừa tuyên có nhiều phủ, huyện, châu, tổng, xã. Việc quốc phòng, quân đội được đặc biệt: coi trọng. Thủy quân được đóng mới chiến thuyền, bộ binh được tăng cường thêm nhiều voi trận và chiến mã. Quân đội được chia thành 5 phủ đô đốc và 1 đạo: ngoại và nội. Quân đội vừa thay phiên nhau cày ruộng và tập luyện. Năm nào cũng tổ chức diễn tập trên quy mô lớn.
Nhà vua khuyến khích nghề nông, nghề chăn nuôi, phát triển nghề trồng bông, trồng dâu, nuôi tằm dệt lụa và nhiều nghề thủ công khác. Sưu thuế được giảm nhẹ.
Dưới triều đại Lê Thánh Tông, việc học được coi trọng và mở mang.
Các khoa thi Tiến sĩ kén chọn được nhiều nhân tài lỗi lạc.
Tên tuổi Lê Thánh Tông gắn liền với Bộ luật Hồng Đức. Vua nói: "Pháp luật là phép công của Nhà nước, ta và các ngươi phải cùng tuân theo". Năm 1464, vua hạ chiếu minh oan cho vị anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi là một con người "lòng sáng tựa sao Khuê".
Lê Thánh Tông là một ông vua rất hiếu học và siêng năng, cần mẫn:
"Trống dời canh, còn đọc sách,
Chiêng xế bóng, chửa thôi chầu".
Vua để lại nhiều thơ văn chữ Hán và chữ Nôm rất đặc sắc. Vua đã sáng lập ra Hội thơ gọi là Tao Đàn, gồm có 28 thi sĩ, tôn vinh là "nhị thập bát tú" (28 ngôi sao) do nhà vua đứng đầu, tự xưng là "Tao Đàn nguyên súy".
Lê Thánh Tông là ông vua vĩ đại.
Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bài diễn ca "Lịch sử nước ta" có viết:
"Vua hiền có Lê Thánh Tôn,
Mở mang bờ cõi đã khôn lại lành".
hay viet doan cuoi phan than bai neu cam nghi cua em ve bai canh khuya
goi y: danh gia gia tri nghe thuat, noi dung, tu tuong cua bai tho do
Bài Văn sau chỉ mang tính chất minh hoạ!!!
Đối với một tâm hồn nhạy cảm mang phong thái thi sĩ thì Bác Hồ của chúng ta khẳng định cảnh đêm rừng Việt Bắc đẹp như một bức tranh là điều rõ ràng. Trước cảnh đẹp như thế, Người đã say sưa thưởng thức đến độ qưên cả giấc ngủ. Chưa ngủ được, vì cảnh đẹp quá, đáng yêu quá. Nếu chỉ dừng bài thơ ở đây, tâm hồn tác giả cũng đã rất đáng trân trọng rồi. Bởi vì, yêu cảnh đẹp thiên nhiên, đất nước đến độ không ngủ được chính là tấm lòng yêu quê hương, đất nước thiết tha vậy. Song hồn thơ của Bác vẫn tiếp tục xao động. Hai chữ chưa ngủ không chỉ sơ kết ba dòng thơ, biểu hiện tấm lòng nhà thơ với cảnh đẹp mà còn mớ ra một cung bậc cảm xúc mới nữa. Chưa ngủ được điệp lại và dẫn dắt theo một dòng thơ, dòng tình cảm bất ngờ, khơi sâu cảm xúc cả bài thơ: "Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà". Điệp từ chưa ngủ như cái bản lề khép mở hai phía tâm trạng của một con người: càng say mê, yêu mến cảnh Việt Bắc bao nhiêu thì Người càng thao thức nghĩ suy, lo lắng vé sự nghiệp kháng chiến, vé việc nước, việc dân bấy nhiêu. Hai nét tâm trạng ấy thống nhất trong Bác, thể hiện sự hài hoà phong thái thi sĩ và cốt cách chiến sĩ của anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá Hồ Chí Minh.
Mình viết văn ko hay lắm nhưng mk biết làm và tìm ý, nếu muốn, bạn có thể nhắn tin, mk đưa ra ý cho bạn triển khai thành đoạn.
trong kho tho dau va kho tho cuoi cua bai tho ''tieng ga trua ''tac gia da su dung bien phap nghe thuat nao ? chi ro va neu tac dung cua tung bien phap nghe thuat?
*khổ đầu:
tác giả đã sử dụng điệp từ "nghe".Có tác dụng:để nhấn mạnh nỗi xúc động của người chiến sĩ khi nghe tiếng gà trưa. Thông qua đó ta có thể cảm nhận được tình yêu quê hương thắm thiết của người lính trẻ.
*khổ cuối:
Tác giả đã sử dụng điệp từ "vì". Có tác dụng:để nhấn mạnh nguyên nhân khiến người chiến sĩ ra đi chiến đấu. Không phải bắt nguồn từ những nguyên nhân to lớn nào khác mà chính là vì bà, nơi quê hương thân thuộc có tiếng gà cục tác, ổ trứng hồng tuổi thơ.
Cả khổ thơ là những rung cảm ban đầu của người lính trên đường hành quân khi nghe tiếng gà trưa.
- Dòng thứ tư “Cục ... cục tác cục ta” với việc lặp âm và những dấu chấm lửng đã mô phỏng sát đúng tiếng gà làm cho chuyện kể như được lồng vào một bức tranh nổi có tiếng gà vang vọng trong không gian.
- Lối dùng ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, lấy thính giác (nghe) thay cho cảm giác (thấy) và điệp ngữ “nghe” lặp lại ba lần ở đầu dòng thơ có tác dụng đem lại ấn tư ợng như tiếng gà ngưng lại, làm xao động không gian và xao động lòng người.
- Trật tự đảo của kết cấu so sánh: Nghe xao động nắng trưa (nổi bật nghĩa
bóng) với Nghe nắng trưa xao động (nổi bật nghĩa đen) xen vào những trật tự đảo của câu trước và câu sau, làm cho âm điệu câu thơ thay đổi, tránh được sự nhàm chán và diễn tả được sự bồi hồi, xao xuyến của tâm hồn.
Trong đoạn thơ đầu của bài "tiếng gà trưa" có sử dụng các BPTT là :
- NT điệp ngữ " nghe" được lặp lại 3 lần
- Cấu trúc đảo ngữ " Xao động nắng trưa "
- BPTT : Ẩn dụ chuyển cảm giác : " nghe xao động nắng trưa "
ke ten cac bai tuy but,tac gia xuat xu?
ke ten cac van ban an du?
van ban me toi dong lai trong em dieu gi va neu vai net ve tac gia tac pham?
neu khai niem cau ca dao dan ca,cau ca dao dan ca khac ?
chung dai va hien dai ke ten cac tac pham tac gia noi dung y nghia the tho cua cac van ban do?