Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
hoangnhi Bùi
Xem chi tiết
Đoàn Nguyễn
3 tháng 10 2021 lúc 11:47

THAM KHẢO:

However, at weekends, I have much free time, so I usually spend it on relaxing to prepare for a coming busy week. First of all, in my free time, I like playing some sports, such as soccer, badminton or basketball, with my friends. Sport not only makes me stronger but also connects me with my friends who have the same hobbies. We sometimes go riding in order that we can combine sporting activity and sightseeing. If the weather is not fine enough for me to hang out with my friends, I like to read books. I have a big bookshelf with many kinds of books but I prefer science books.

 

Tiếng Anh Trường THCS Ki...
3 tháng 10 2021 lúc 11:49

Tham khảo:

There are a lot of activities that you can do in your leisure time. Some people are so tired of work that they prefer to use their free time just for resting and sleeping. Others spend their free time on their favourite activities. For example, they listen to music, play their favourite musical instrument, go on a picnic, take a trip, go to the nature and enjoy the fresh air, hang out with their friends, go partying, go shopping, visit their relatives, spend some time with their kids and play games with them, read and write, watch TV, watch movies or cartoons, go to the theatre, surf the net, cook, do some gardening, etc. Some people like me choose sports to enjoy their free time. Among different kinds of sports, I prefer basketball

Han Bùi Le
Xem chi tiết
Hquynh
27 tháng 12 2020 lúc 16:38

My leisure activities is playing soccer. I play soccer with father. I often play soccer twice a week. I like playing soccer because it is very fun

Like nha bnhaha 

Lolyta
10 tháng 8 2021 lúc 10:20

My leisure activities is reading books. I usually reading with my best friend at library. I fell fantastic, amazing and interesting when reading. I think is a good habbit and i will continue this hobby in the future

Nguyễn Thị Phương Thơ
Xem chi tiết
Phạm Linh Phương
22 tháng 4 2018 lúc 10:22

Humans impact the environment in several ways. Common effects include decreased water quality, increased pollution and greenhouse gas emissions, depletion of natural resources and contribution to global climate change. Some of these are the direct result of human activities, whereas others are secondary effects that are part of a series of actions and reactions.

Water Pollution

One of the biggest impacts humans have on aquatic systems is excess nutrient inputs. Nutrients, like nitrogen and phosphorus, are essential to the health and survival of aquatic plants and animals. However, humans introduce large quantities of nutrients, primarily through overuse of fertilizers. Too many nutrients can rapidly reduce water quality by causing overgrowth of certain bacteria and algae that use the oxygen necessary for other species to survive. Even more problematic is that these nutrients can be transported downstream to other streams, rivers and bays. Therefore, nutrients can reduce water quality in places far removed from where they were first introduced.

Air Pollution

The majority of air pollution is the result of human activities. For example, increased fossil fuel combustion from motor vehicles, industrial factories and power plants all pump large quantities of air pollutants, such as carbon monoxide, ozone and nitrous oxides, into the atmosphere. Other air pollutants, such as lead-based compounds, can lead to serious health effects like cancer, or other types of reproductive effects and birth defects.

Climate Change

According to the U.S. Environmental Protection Agency, human activities are largely responsible for an increase in temperature around the globe, primarily due to carbon dioxide and other greenhouse gas emissions. This increase in temperature is leading to changes in where crops can grow and where certain fish or animals can be found, all vital for feeding an increasing human population. The rise in global temperatures is also causing glaciers to melt, releasing water that causes sea levels to rise and threaten coastal communities and economies that rely on coastal resources.

Solutions

There are several simple things that people can do on a daily basis to minimize their impact on the environment. For example, taking public transportation, biking or walking instead of driving will reduce carbon dioxide emissions. Reducing the amount of fertilizer applied to lawns, gardens and vegetables will lessen the likelihood of water pollution nearby, which is also beneficial for drinking water and human health. Using less energy in the home can lessen the amount of pollution put into the air by coal burning power plants. Any activity which reduces water and energy consumption can lead to positive impacts on our environment.

Nguyễn Thị Phương Thơ
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Xuân Hòa
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Minh Hoài
Xem chi tiết
ghost river
31 tháng 10 2017 lúc 19:11

Đoạn văn nói về tính khiên tốn
Khiêm tốn là một đức tính tốt mà mọi người cần phải trau dồi, rèn luyện. Nội dung khiêm tốn có nghĩa là sự kính nhường, có ý thức và thái độ đúng mức trong việc đánh giá bản thân, không tự mãn, tự kiêu, không tự cho mình hơn người. 
Khiêm tốn sẽ có sự tỉnh táo, để nhận thức được chân lý một cách đúng đắn, khách quan; đồng thời có được sự ủng hộ, giúp đỡ chân thành của mọi người. Nó đem lại cho ta nhiều khả năng cả về trí lực và vật lực để đạt đến sự thành công cũng như sự tin tưởng của mọi người. Để đạt tới sự chuẩn mực, đức khiêm tốn cần phải đặt trong mối quan hệ tương xứng với lòng tự tin. Đức khiêm tốn càng cao thì lòng tự tin phải càng lớn. Bởi tự tin chính là "cơ sở vật chất" cho khiêm tốn. Tương tự, lòng tự tin cũng phải lấy khiêm tốn làm "cái neo" để không vượt quá hiện thực. Nếu không có "cái neo" này thì lòng tự tin dễ chuyển sang tự tôn rồi tự kiêu, tự phụ lúc nào không hay. 
Trong phát ngôn, cổ nhân đã dạy "Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói". Khiêm tốn trong phát ngôn còn là việc sử dụng từ ngữ giản dị, dễ hiểu, không dùng từ "đao to búa lớn" hay "cao siêu huyền bí". ở đây, Hồ Chí Minh đã cho chúng ta một hình mẫu về sử dụng ngôn ngữ giản dị mà không kém phần sâu sắc. Khiêm tốn trong phát ngôn còn là không nói nhiều về mình, không khoe khoang: 
Trong thái độ ứng xử, khiêm tốn có nghĩa là "nghiêm khắc với mình, rộng lượng với người", không quá tự tin hay độc quyền chân lý, luôn "kính trên nhường dưới". Thái độ khiêm tốn trong phê phán, đóng góp cho người khác đó là: không tiếc lời khen nhưng thận trọng khi phê phán, thận trọng khi sử dụng ngôn từ để tránh tổn thương lòng tự trọng của người khác - nhất là đối với người lớn tuổi. 
Khi được người khác phê phán, góp ý cần bình tĩnh, nhẫn nại lắng nghe và tiếp thu những điều hợp lý. Biểu hiện rõ nhất của tính khiêm tốn. 
Bản thân mỗi chúng ta phải tạo lập cho mình một mục đích sống mang ý nghĩa nhân văn cao cả. Chính mục đích lớn này sẽ tạo cho chúng ta động lực để luôn luôn tự điều chỉnh, thực hiện được yêu cầu "thắng không kiêu, bại không nản",
đoạn típ ko biết tả sao~_~

nguyễn khánh huyền
31 tháng 10 2017 lúc 19:12

câu hỏi vớ vẩn thế bạn ơi

Hạ Băng
1 tháng 11 2017 lúc 9:38


Trong xã hội hiện đại, để thành công, chúng ta cần trang bị cho bản thân đức tính khiêm tốn bởi vì khi có nó, ta sẽ có những nhìn nhận đúng mực về bản thân. Từ đó, chúng ta sẽ gặt hái được nhiều thành quả tốt hơn trong cuộc sống.

Lòng khiêm tốn thật sự rất cần thiết và quan trọng đối với mỗi con người. Đó là thái độ không tự đề cao mình. Đánh giá đúng bản thân , luôn học hỏi người khác và biết kính trên nhường dưới. Những người khiêm tốn là những người luôn hòa nhã nhún nhường, tôn trọng người khác và nghe nhiều hơn là nới. Họ luôn nhanh chóng nhìn nhận và sửa đổi khuyết điểm, học tập những cái hay, cái tốt để hoàn thiện bản thân. Họ cũng không bao giờ khoe khoang những thứ mình đạt được. Bác Hồ là tấm gương sáng cho lòng khiêm tốn. Suốt cuộc đời mình, Bác luôn giữ một cuộc sống giản dị, thanh đạm. Dù ở cương vị của một chủ tịch nước, Bác vẫn ở nhà sàn, cùng với những vật dụng giản dị và những món ăn đơn sơ. Khiêm nhường là một đức tính cần thiết và là thái độ sống đẹp trong xã hội hiện nay. Vì không ai trong chúng ta là hoàn hảo cả. Tất cả những việc chúng ta cần làm là học tật không ngừng ở người khác. Khiêm tốn đó dường như chỉ là một giọt nước giữa đại dương bao la mà thôi, khiêm tốn sẽ giúp chúng ta hoàn thiện bản thân và mở rộng hiểu biết của mình, khiêm tốn là thái độ cần có của mỗi chúng ta, bất kể là ai, làm chức vụ gì, tài giỏi thế nào thì đức tính đó sẽ làm chúng ta có thiện cảm với mọi người, và được mọi người yêu quý ta cũng như sẽ có những mối quan hệ gần gũi và thân thiết.

Tuy nhiên, nếu không có khiêm tốn, con người sẽ luôn ngủ trên vinh quang không tự mình vươn lên, không tự mình tiến bộ sẽ bị tụt hậu bị mọi người xung quanh căm ghét vì quá kiêu ngạo. Vậy mà vẫn có những người khác, cho mình là số một. Còn một số người khác thì rụt rè, tự ti, xem nhẹ giá trị bản thân mình. Những con người như thế sẽ khó thành công trong công việc. Từ đó dẫn đến những hậu quả rất lớn và kiến thức bị thu hẹp, gây mất đoàn kết. Ta cũng cần thấy rằng khiêm tốn không phải là tự ti, hạ thấp hay nâng cao bản thân, rụt rè và không đánh giá đúng năng lực của bản thân vì thế ta cần phải rút kinh nghiệm và tránh mắc phải những điều đó.

Tóm lại, khiêm tốn là đức tính góp phần nâng cao giá trị con người. Bản thân tôi cũng phải tự rèn luyện bản thân cho mình đức tính khiêm tốn để phát triển bản thân cũng như góp phần phát triển xã hội và đất nước.

Vân Trường Phạm
Xem chi tiết
Smile
10 tháng 3 2021 lúc 21:37

BẠn tham khảo nhé!!

Câu 1 viết một đoạn văn thuyết minh ngắn về thánh địa Mỹ Sơn.

Chămpa là một dân tộc sinh sống lâu đời trên dải đất miền Trung Việt Nam. Trong lịch sử phát triển, với văn hóa bản địa đặc sắc của mình cùng với mối giao lưu rộng rãi đa chiều với nhiều nền văn hóa khác nhau người Chăm đã sáng tạo nên một nền văn hoá đa dạng và độc đáo. Họ đã để lại cho chúng ta một quần thể  kiến trúc đền tháp đồ sộ và những tác phẩm điêu khắc có giá trị nghệ thuật cao.

Trong số đó, khu di tích đền tháp Mỹ Sơn là một minh chứng điển hình nhất cho một nền văn hóa champa phát triển rực rỡ trong quá khứ – Mỹ Sơn đã được UNESSCO công nhận là DSVHTG năm 1999.

Tôn giáo chính của người Chăm là Ấn Độ giáo, thờ ba vị là Brahma – Visnu – Siva, trong đó Siva được tôn sùng hơn cả. Ngoài ra Phật giáo cũng là tôn giáo của người Chăm. Chính hai tôn giáo này có ảnh hưởng sâu sắc đến kiến trúc đền tháp của người Chăm nói chung và khu đèn tháp Mỹ sơn nói riêng.

Khu di tích đền tháp Mỹ Sơn nay thuộc huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 70 km, là tổ hợp gần 70 công trình lớn nhỏ, 

trong một thung lũng đường kính khoảng 2 km, bao quanh bởi đồi núi. Ban đầu, vào thế kỉ thứ IV đền tháp Mỹ Sơn được xây dựng bằng gỗ để thờ thần Siva. nhưng vào thế kỉ VII, đã xây dựng lại ngôi đền bằng những vật liệu bền vững hơn còn tồn tại đến ngày nay.

Để có một cái nhìn khái quát hơn về thánh địa mỹ sơn mời các bạn cùng nhìn vào sơ đồ tổng quát trên đây. Các công trình kiến trúc Mỹ Sơn được chia ra làm các nhóm chính để tiện trong việc nghiên cứu. Do điều kiện thời gian, hôm nay chúng ta tìm hiểu nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Chăm pa tại khu C và khu B.

Nhưng trước đề cập đến các đối tượng cụ thể, HDV xin điểm lại những nét kiến trức đặc trưng chung của thánh địa Mỹ Sơn. Mỹ Sơn có các công trình đại diện cho các phong cách  nghệ thuật kiến trúc Chăm pa phát triển liên tục từ thế kỷ thứ 7 – 13 bao gồm: phong cách Mỹ sơn E1, phong cách Hoà Lai, phong cách Đông Dương, phong cách Mỹ Sơn A1, phong cách Bình Định.

Đền tháp Chăm thường có cửa quay về hướng đông – hướng của thần Siva ngự trị. Nhưng tại Mỹ sơn vẫn có một vài ngôi tháp quay về hướng tây hoặc có cả 2 cửa trổ về 2 hướng đông tây biểu hiện tư tưởng hướng về thế giới bên kia của những vị vua sau khi chết đựơc phong thần và để tỏ lòng hoài niệm tổ tiên. Mỗi khu đền tháp đều có một tháp chính và các tháp nhỏ xung. Ngôi đền chính tượng trưng cho ngọn núi Meru- trung tâm vũ trụ, nơi hội tụ của thần linh.

Mỗi tháp có 3 phần: chân tháp, mình tháp và đỉnh tháp, tượng trưng cho 3 vị thần: Brahma, Vishnu, Siva tương ứng với 3 thế giới: thế giới trần tục, thế giới tâm linh và thế giới thần linh.

Nhìn chung, các công trình kiến trúc nơi đây đều được xây dựng bằng gạch nung và có thể là đá sa thạch. Những viên gạch được chồng khít lên nhau mà không thấy một lớp vôi vữa nào. Hiện có rất nhiều giả thuyết về kỹ thuật xây dựng tháp Chăm: xây dựng bằng gạch chưa nung hoặc dùng vữa bằng bột đất sét nơi gạch được xây dựng để xây tháp hoặc xây tháp bằng phương pháp mài,.. Tuy nhiên, cho đến ngày nay thì kỹ thuật xây dựng tháp vẫn là một điều bí ẩn.

Trong thánh địa Mỹ Sơn thì khu C là tiêu biểu nhất cả về diện tích, cảnh quan, số lượng, chất lượng của đền tháp, bia kí . Các tác phẩm điêu khắc ở đây vô cùng phong phú đa dạng. 

Trong nhóm đền tháp C, tháp C1 là ngôi điện thờ chính. Cấu trúc gồm 2 phần tiền sảnh và thân tháp đều có mái cong giống nhau – mái cong hình yên ngựa.

Hai bên các cửa giả quanh thân tháp, có 6 cặp trụ ốp ghép; giữa hai trụ ốp có hình người đứng chắp tay dưới vòm cuốn. Những tượng người được thể hiện quanh tháp đều có khuôn mặt thanh tú và trang phục truyền thống của người Chăm.

Nếu C1 đại diện tiêu biểu cho phong cách kiến trúc Mỹ sơn A1 (TK10) thì tháp B1 đại diện cho phong cách Bình Định (TK12-13). Đây cũng là ngôi tháp duy nhất tại Mỹ sơn được xây dựng bằng đá.

Thoạt đầu ngôi đền được xây dựng bằng gạch, sau đó do biến cố lịch sử nó đã bị sụp đổ. Đến thế kỷ XIII, nó được xây dựng lại bằng đá Sa Thạch, nhưng vì một lý do nào đó mà ngôi tháp này đã không được hoàn thành, hiện chỉ còn các chân đế, trụ đá với các họa tiết hoa sen cùng với các bi ký trên đá bằng chữ phạn còn rất rõ nét.  Hiện mỗi cạnh của tháp B1 dài hơn 10m và như vậy, nếu xây dựng hoàn chỉnh có lẽ B1 đã trở thành ngôi tháp lớn nhất Mỹ Sơn.

Còn đây là bệ thờ Linga – Yoni lớn trong Kalan B1, thờ vua thần Sivana-Bhadresvara, vị thần bảo hộ cho Thánh địa Mỹ Sơn. Theo Ấn độ giáo thì linga (tức sinh thực khí nam) kết hợp với yoni (sinh thực khí nữ) được coi là sự hòa nhập âm dương là nguồn gốc sản sinh ra vạn vật.  Vì vậy, việc thờ linga và yoni là biểu tượng cho tín ngưỡng phồn thực của người Chăm.

Khu đền tháp Mỹ sơn là một kiệt tác về tài năng sáng tạo của con người, là bằng chứng sống động và độc đáo về truyền thống văn hóa của nền văn minh Chăm pa. Nó thể hiện sự tài tình của người Chăm pa trong kiến trúc, xây dựng và điêu khắc không thể bắt chước hay sao chép. Vì vậy, việc gìn giữ bảo vệ ngày càng trở nên cấp thiết và hy vọng rằng trong số chúng ta sẽ đóng góp một phần công sức trong tương lai.

Để tìm hiểu thêm về nghệ thuật điêu khắc Chăm pa, quý khách có thể đến tham quan và nghiên cứu tại Bảo tàng điêu khắc Chăm tại Đà nẵng. Bây giờ, quý khách có 40ph để tiếp tục tham quan, chụp ảnh và thưởng thức nghệ thuật múa chăm.

 

Câu 2 Viết đoạn văn thuyết minh ngắn về bánh chưng ngày tết.

Trong những ngày xuân đến rộn ràng, lòng người náo nức mừng dịp Tết Nguyên Đán, chúng ta lại nghĩ đến những món ăn đậm đà bản sắc dân tộc. Và bánh chưng là một món ăn không thể thiếu trong số đó.

Bánh chưng từ lâu đã là một loại bánh truyền thống của dân tộc Việt nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Tương truyền rằng vào đời vua Hùng Vương thứ sáu, sau khi đánh dẹp xong giặc Ân, nhà vua có ý định truyền ngôi cho con. Nhân dịp đầu xuân, vua cha họp các hoàng tử lại và yêu cầu họ đem dâng lên thứ mà họ cho là quý nhất để cúng lên bàn thờ tổ tiên nhân ngày đầu xuân. Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên cho vua cha, với hi vọng mình được vua cha truyền ngôi. Trong khi đó, người con trai thứ mười tám của Hùng Vương là Lang Liêu có tính tình hiền hậu, sống gần gũi với người nông dân lao động nghèo khổ nên chàng lo lắng không có gì quý giá để dâng lên vua cha. Một hôm, Lang Liêu nằm mộng thấy có một vị thần đến chỉ bảo cho cách làm một loại bánh từ lúa gạo và những thức có sẵn gần gũi với đời sống hằng ngày. Tỉnh dậy, chàng vô cùng mừng rỡ làm theo cách chỉ bảo của thần. Đến ngày hẹn, các hoàng tử đều đem những thứ sơn hào hải vị đến, còn Lang Liêu chỉ có hai loại bánh như lời thần mách bảo. Vua Hùng lấy làm lạ bèn hỏi, chàng đem chuyện thần báo mộng kể, giải thích ý nghĩa của bánh. Vua cha nếm thử, thấy ngon, khen có ý nghĩa, bèn đặt tên cho bánh là bánh chưng và bánh giày, rồi truyền ngôi lại cho chàng.

Cách thức làm bánh rất đơn giản. Nguyên liệu làm bánh bao gồm gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong. Những nguyên liệu ấy vừa dễ kiếm lại vừa giàu ý nghĩa. Vật trong trời đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Gạo nếp thường dùng là gạo thu hoạch vụ mùa. Gạo vụ này có hạt to, tròn, đều và thơm dẻo hơn các vụ khác. Đỗ xanh thường được chọn lựa công phu. Sau thu hoạch đỗ cần phơi nắng đều thật khô, sàng sẩy hết rác, bụi, hạt lép, phân loại hạt rồi đóng vào hũ, lọ bằng sành là tốt nhất. Thịt lợn nên chọn thịt lợn ỉn được nuôi hoàn toàn bằng phương pháp thủ công (nuôi chuồng hoặc nuôi thả, thức ăn bằng cám rau tự nhiên, không dùng thuốc tăng trọng hoặc thức ăn gia súc). Khi chọn thịt thì lấy thịt ba chỉ vừa có mỡ vừa có nạc, khiến nhân bánh vừa có vị béo đậm đà, không khô bã. Ngoài ra còn cần các gia vị như hạt tiêu, hành củ dùng để ướp thịt làm nhân; muối dùng để trộn vào gạo, đỗ xanh và ướp thịt. Đặc biệt thịt ướp không nên dùng nước mắm vì bánh sẽ chóng bị ôi thiu. Lá để gói bánh thường là lá dong tươi. Lá thì chọn lá dong rừng bánh tẻ, to bản, đều nhau, không bị rách, màu xanh mướt. Tuy nhiên, tùy theo địa phương, dân tộc, điều kiện và hoàn cảnh, lá gói bánh có thể là lá chít, hoặc vừa là lá dong vừa là lá chít. Lạt buộc bánh chưng thường dùng lạt giang được làm từ ống cây giang. Lạt có thể được ngâm nước muối hay hấp cho mềm trước khi gói.

Trước khi làm bánh cần có sự chuẩn bị sơ chế nguyên liệu kĩ lưỡng. Lá dong phải rửa từng lá thật sạch hai mặt và lau khô. Tiếp đó dùng dao bài cắt lột bỏ bớt cuống dọc sống lưng lá để lá bớt cứng. Gạo nếp nhặt loại bỏ những hạt gạo khác lẫn vào, vo sạch, ngâm gạo ngập trong nước cùng 0,3% muối trong khoảng thời gian 12-14 giờ, tùy loại gạo và tùy thời tiết, sau đó vớt ra để ráo. Có thể xóc muối với gạo sau khi ngâm thay vì ngâm trong nước muối. Đỗ xanh làm dập vỡ thành các mảnh nhỏ, ngâm nước ấm 40° trong hai giờ cho mềm và nở, đãi bỏ hết vỏ, vớt ra để ráo. Thịt lợn đem rửa để ráo, cắt thịt thành từng miếng cỡ từ 2,5-3 cm, sau đó ướp với hành tím xắt mỏng, muối tiêu hoặc bột ngọt để khoảng hai giờ cho thịt ngấm. Khi làm bánh, trước hết phải xếp lạt giang một cách hợp lý rồi trải lá dong trước. Sau đó mới trải một lớp gạo rồi đến một lớp đỗ, đặt thịt vào giữa làm nhân rồi lại trải tiếp một lớp đỗ, một lớp gạo. Sau khi quấn lá chặt lại thì dùng lạt buộc chắc chắn.

Theo quan niệm phổ biến hiện nay, cùng với bánh giày, bánh chưng tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của người Việt xưa: bánh chưng màu xanh lá cây, hình vuông tượng trưng cho đất, bánh giày tượng trưng cho trời. Tuy nhiên, theo một số học giả nổi tiếng, bánh chưng nguyên thủy có hình tròn và dài, giống như bánh tét, đồng thời bánh chưng và bánh giày còn tượng trưng cho dương vật và âm hộ trong tín ngưỡng phồn thực Việt Nam. Bánh thường được làm vào dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt, cũng như ngày giỗ tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3 âm lịch. Thiếu bánh chưng ắt sẽ không thành cái Tết hoàn chỉnh: “Thịt mỡ bánh chưng xanh, dưa hành câu đối đỏ”. Hơn thế, gói và luộc bánh chưng, ngồi canh bánh chưng trên bếp lửa đã trở thành một tập quán, văn hóa sống trong các gia đình người Việt mỗi khi tết đến xuân về.

Là loại bánh có lịch sử lâu đời nhất trong ẩm thực truyền thống Việt Nam, còn được sử sách nhắc lại bánh chưng có vị trí đặc biệt trong tâm thức của cộng đồng người Việt. Sự ra đời và tục lệ làm bánh chưng ngày Tết muốn nhắc nhở con cháu về truyền thống của dân tộc, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của cây lúa và thiên nhiên trong nền văn hóa lúa nước. Theo thời gian, nền văn minh công nghiệp đang dần được hình thành, song ý nghĩa và vai trò của chiếc bánh chưng thì vẫn còn nguyên vẹn.

 


 

mei xênh đẹp
Xem chi tiết
Trần Thị Thanh Tâm
Xem chi tiết
Lê Phương Anh
17 tháng 11 2016 lúc 20:21

1.

MB: Giới thiệu về vấn đề gia tăng dân số. Đó là sự tăng lên quá nhanh về số dân trong một đất nước nói riêng và trên thế giới nói chung. Và ngày nay, nó là một thục trạng đáng báo động và cần đc giải quyết.

TB:
- Biểu hiện của vấn đề gia tăng dân số: sự tăng nhanh về dân số, mỗi năm có rất nhiều trẻ em được sinh ra. Chủ yếu là xảy ra ở những gia đình nghèo, những quốc gia đang phát triển. Mà Việt Nam đang ở trong tình trạng đó.

- Tác hại của vấn đề gia tăng dân số:

+ Đời sống người dân sẽ gặp nhiều khso khăn hơn. Đông con, sẽ ko có đủ điều kiện để có thể chăm sóc con cái cho tốt hơn.

+ Những đứa trẻ đc sinh ra ko được hưởng những điều tốt đẹp hơn.

+ Gia tăng dân số, vấn đề việc làm, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến kinh tế xã hội của 1 quốc gia.

- Nguyên nhân:

+ Những hủ tục lạc hậu, quan niệm phong kiến lỗi thừoi, tín ngưỡing nặng nề vẫn còn tồn tại trg tư tưởng mỗi người dân.

+ Tư tưởng "sinh nhièu con để sau này còn có cái mà sướng" và đặc biệt là hệ lụy của "trọng nam khinh nữ".

+ Chưa có sự can thiệp 1 cách mạnh mẽ, nghiêm khắc từ chính quyền địa phương.

- Dẫn chứng cụ thể của thực trạng gia tăng dân số ở nước ta, và một số nước khác trên thế giới.

- So sánh với những gia đình, những quốc gia có tỉ lệ gia tăng dân số giảm mạnh và có khả năng ko tăng về điều kiện gia đình, cuộc sống của họ.

- Biện pháp:

+ Thực hiện một cách nghiêm chỉnh và đúng đắn kế hoạch háo gia đình.

+ Tự mỗi người chồng người vợ có ý thức hơn, tiến bộ hơn trong viẹc sinh con.

+ Cơ quan có thẩm quyền, cơ quan chưúc năng quản lý chặt chẽ hơn.

KB: Chốt lại vấn đề, định hướng tương lai về một dân tộc VN nói riêng và thế giới nói chung sẽ ko còn phải lo âu nhiều về vấn đề gia tăng dân số nữa. Đời sống của người dân sẽ tốt hơn.
  
Lê Phương Anh
17 tháng 11 2016 lúc 20:22

2.Môi trường đã gắn liền với con người, từ khi Thế giới này tồn tại khái niệm con người. Nhưng hiện nay dường như con người ta chỉ biết đến mình mà quên mất đi mình đang sống, tồn tại cùng với môi trường. Đã có rất nhiều, rất nhiều những thứ mà con người ta đã làm để cho môi trường này tệ hại hơn.

Rác, rác và rác - đó là điều mà từng ngày đi trên con đường này tôi nhìn thấy.
ven đường, dưới gầm cầu, hay cả giữa đường, rác được vứt một cách táo bạo. Chẳng hiểu lúc cầm trên tay cả đống rác, tay cứ đung đưa và ném, trong đầu người ta đã nghĩ đến cái gì. "Nhà mình sạch hơn" - có lẽ thế.
Cái bản tính ích kỉ, chỉ quan tâm đến lợi ích bản thân đã khiến con người ta quên đi cái gọi là vì cộng đồng.
Tôi đã được học trên lớp cái bài môi trường. Nó cần được bảo vệ, khẩn cấp. Nhưng hình như những con người vô tâm ấy ko hề được đọc hay tệ hại hơn là có đọc mà ko tiếp thu.
Từ trên tivi, tôi nghe được đâu đây những con người đang oằn mình chống lại với con sông ô nhiễm nặng nề. Thương thay! Đến khi nào con người mới ngừng cái việc gây hại cho đồng loại và cho chính cuộc sống này.
Vấn đề này nó ko phải là mới, nó cũ rất cũ nhưng chưa bao giờ được giải quyết triệt để. Có thể là khó, rất khó. Nhưng mỗi người một tay, mỗi người 1 ý thức thì đã chẳng đến nỗi báo động như bây giờ.
Nếu như cứ với tình trạng này, con người ta sẽ đi về đâu. Rồi một ngày nào đó, Thế giwois này sẽ chẳng có chỗ nào trong lành cho con người ta yên ổn dấn thân. Đó là hậu quả ko thể tránh khỏi nếu như cứ cái đà "vô ý thức" đó.
.....
Phải làm sao, trên Thế giới đã đưa ra bao nhiêu là biện pháp. Thực thi được có, trên giấy cũng có.
Nhưng chẳng gì có thể tốt hơn là ý thức bảo vệ môi trường của con người ta được nâng lên , để cho môi trường này được bảo vệ như chính những gì nó có.
Học sinh, học tập, tiếp thu, và hành động.
Tuổi nhở làm việc nhỏ, góp một phần nhỏ nhắn của mình cho môi trường to lướn đang bị đe dọa.
....
Tôi đã được nghe người ta nói nhiều về môi trường ngày nay. Ngạc nhiên cũng có, nhưng nhiều hơn là thất vọng. Có lẽ con người ta sẽ pahir hối hận vì những hành động sai lầm mà mình đã làm để cho môi trường bị ô nhiễm như hiện nay. Đến một ngày nào đó thiên nhiên sẽ ko còn có thể chịu đựng nổi cái sự "chai lì" của con người.

Lê Phương Anh
17 tháng 11 2016 lúc 20:24

3.

Xã hội đang phát triển từng ngày kéo theo nhiều nhu cầu mới phát sinh và các tệ nạn cũng theo đó mà ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của mỗi người. Hút thuốc lá chưa phải là tệ nạn nhưng nó là vấn đề gây nhức nhối đối với tất cả mọi người. Bởi nó đặt ra nhiều thách thức chưa thể tháo gỡ được.

Tình trạng hút thuốc lá hiện nay diễn biến rất phức tạp và ngày càng gia tăng, chưa thể kìm hãm lại. Mặc dù các công ty sản xuất thuốc lá vẫn có dòng chữ “Hút thuốc lá có thể gây ung thư phổi” nhưng họ bỏ qua, mặc kệ vẫn hút.

Hút thuốc lá ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người. Hút thuốc lá có thể gây ra bệnh về phổi, gan, tim, khoa học và thực tế đã chứng minh rằng nếu một người hút thuốc lá thường xuyên trong vòng nhiều năm thì tuổi thọ sẽ giảm đi rất nhiều so với những người không hút thuốc lá. Vì sao vậy. Trong thuốc lá có côcain dễ gây nghiện, khu hút có thể nó kích thích sự hưng phấn cho người hút nhưng nó lại gây ra tác hại rất lớn. Nó làm thành màng đen bao lấy phổi, hút càng nhiều thì diện tích màng đen càng lớn gây bệnh cho người hút. Không chỉ cá nhân người hút mà hút thuốc thì người gần anh cũng hít phải khói độc. Vợ con, những người xung quanh… cũng bị nhiễm độc, cũng đau tim mạch, viêm phế quản, ung thư… đặc biệt người hít phải khói thuốc còn có khả năng bị bệnh cao gấp mười lần người hút thuốc. Hút thuốc cạnh một người đàn bà có thai quả là một tội ác.

Nạn hút thuốc ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế mỗi người và nền kinh tế xã hội. Một người mới bắt đầu làm quen với thuốc lá có thể hút rất ít không tốn là bao nhưng thuốc lá rất dễ gây nghiện nên số lượng và số lần hút sẽ tăng lên một cách nhanh chóng. Vì vậy, số tiền đáng lẽ một người chồng cha mẫu mực phải lo cho gia đình, một cậu thanh niên dành quyên góp đồng bào lũ lụt… thì lại nướng vào hút thuốc lá. Thật tai hại! Đặc biệt trên phong bì ngoài bao thuốc nào cũng có ghi “hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ” nên việc nhập khẩu thuốc lá với thuế quan rất đắt ảnh hưởng đến nền kinh tế cả nước. Do vậy có thể nói thuốc lá làm nền kinh tế cá nhân, cả nước và cả thế giới thiệt hại.

Nhiều thanh niên (trong đó có cả nữ) ngày nay muốn tỏ vẻ ta đây là người lớn, lên mặt đàn anh đàn chị bèn tìm đến thuốc lá. Họ coi lúc nào cũng phì phèo điếu thuốc lá trên tay mới là dân sành điệu. Suy nghĩ vậy thực là nguy hiểm! Quả thuốc lá đã ảnh hưởng không nhỏ đến nhân cách con người. Bố và anh hút, chú bác hút… không những đầu độc con em mà còn nêu gương xấu. Một điều đáng chê trách của nền điện ảnh Việt Nam và cả thế giới là những chiến sĩ cảnh sát mẫu mực nhất, những cán bộ được yêu kính nhất… trước một vấn đề đau đầu cần suy nghĩ để tìm hướng giải quyết thì lại trầm ngâm cùng điếu thuốc. Điều đó càng khuyến khích việc hút thuốc lá. Tệ nạn thuốc lá không chỉ giới hạn trong phạm vi của nó. Từ điều thuốc đến cốc bia, đến ma tuý thực là khoảng cách không xa mấy. Mọi tệ nạn dường như đều có thể mở đầu bằng điếu thuốc.

Thuốc lá – Môi trường ngỡ không liên quan đến nhau nhưng thực ra có liên quan mật thiết đến nhau. Hút thuốc lá, khói thuốc lá làm ô nhiễm môi trường. Bên cạnh khói nhà máy, khói xe cộ… khói thuốc lá hủy hoại môi trường sống, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.

Vì những tác hại ảnh hưởng đến sức khoẻ kinh tế, nhân cách, đời sống con người như vậy nên mỗi cá nhân cộng đồng, toàn thế giới cần phải tích cực chống việc hút thuốc lá. Không chỉ là lời nói, khẩu hiệu suông mà ai cũng phải tự ý thức thực hiện bằng hành động. Người người nhắc nhở nhau, nhà nhà nhắc nhở nhau… nếu tất cả cùng đồng tâm hiệp lực không hút – không mua – không bán thuốc lá thì tốt biết mấy.