Trần Thị Thùy Linh
Sáng nay trong tiết học Văn,chúng em được học về truyền thuyết Thánh Gióng – người anh hùng nhỏ tuổi đã lập lên kì tích quét sạch quân xâm lược Ân ra khỏi bờ cõi nước . Hình tượng đẹp đẽ của Thánh Gióng đã để lại cho em những ấn tượng sâu sắc có sức cuốn hút lạ thường. Tối về, em mang sách ra đọc và ao ước có một lần được nói chuyện với ngài . Ao ước cháy bỏng đó đã mang em đến một giấc . Trong mơ bỗng tôi thấy mình lạc dến một xứ sở rất xa lạ, xung quanh mây phủ trắng, mùi thơm của các loài ho...
Đọc tiếp

Những câu hỏi liên quan
Đâu Còn Nữa
Xem chi tiết
Đặng Phương Nam
27 tháng 10 2016 lúc 13:07

C. Ngay từ buổi đầu dựng nước, cha ông ta đã phải liên tiếp chống ngoại xâm để bảo vệ đất nước

 

Chúc bạn học tốt ^^

Nữ Thần Bóng Tối
3 tháng 3 2017 lúc 21:00

C. Ngay từ buổi đầu dựng nước, cha ông ta đã phải liên tiếp chống ngoại xâm để bảo vệ đất nước

Mk vừa mới lập nick, mong bn ủng hộ nha

Nguyễn Thị Ngọc Khuê
4 tháng 5 2017 lúc 20:45

chihi

Nguyễn Minh Ánh
Xem chi tiết
Miyuno Koko
24 tháng 12 2018 lúc 9:57

Trong truyền thuyết Thánh Gióng, Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Chàng được sinh ra từ một người mẹ nông dân nghèo, điều này chứng tỏ Gióng sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bằng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ (tre) và hiện đại (roi sắt). Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hoá những vị anh hùng trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi. Bên cạnh giá trị biểu tượng, tác phẩm cũng có một số sự thật lịch sử. Thời kì lịch sử được phản ánh trong tác phẩm là thời đại Hùng Vương. Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước đã khá phát triển, người dân Văn Lang đã tạo nên cả một nền văn minh rực rỡ, đồng thời cũng luôn luôn phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để bảo vệ đất nước. Bên cạnh việc cấy trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim loại (bằng sắt). Truyền thuyết cũng phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa, chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.
                                                                            nhé!!!!!!!!!!!!!!!!!
 
                                Kết quả hình ảnh cho hinh anime động

Hoàng Phủ Q
Xem chi tiết
Nguyễn Huyền Anh
24 tháng 9 2021 lúc 19:31

Đáp án là B nha bạn!

Khách vãng lai đã xóa
Xem chi tiết

Trong truyện "Thánh Gióng" chi tiết để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng em là chi tiết "Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ". Vì đây là chi tiết tưởng tượng kì ảo, thể hiện ước mơ khát vọng của nhân dân về hoà bình, không có chiến tranh. Thánh Gióng còn mang trong mình một sức mạnh lớn lao: sức mạnh của toàn nhân dân người Việt cổ.

Phương
2 tháng 10 2018 lúc 19:37

Các chi tiết đặc biệt trong truyền thuyết Thánh Gióng thể hiện rất nhiều ý nghĩa. Thứ nhất, tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Chi tiết này chứng tỏ nhân dân ta luôn có ý thức chống giăc ngoại xâm. Khi có giặc, từ người già đến trẻ con đều sẵn sàng đánh giặc cứu nước. Đây là một chi tiết thần kì: chưa hề biết nói, biết cười, ngay lần nói đầu tiên, chú đã nói rất rõ ràng về một việc hệ trọng của đất nước. Tiếp đến, Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh giặc. Gióng không đòi đồ chơi như những đứa trẻ khác mà đòi vũ khí, những vật dụng để đánh giặc. Đây cũng là mội chi tiết thần kì. Gióng sinh ra đã là một anh hùng và điều quan tâm duy nhất của vị anh hùng đó là đánh giặc. Chi tiết bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé cũng là một chi tiết đặc biệt. Gióng là đứa con của nhân dân, được nhân dân nuôi nấng. Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của tinh thần đồng sức, đồng lòng. Bên cạnh đó, Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ. Đây cũng là chi tiết thể hiện sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của dân tộc. Khi hoà bình là những người lao đông rất bình thường, nhưng khi chiến tranh xảy ra, sự đoàn kết đã hoá thành sức mạnh phi thường, vùi chôn quân giặc. Lúc xung trận, khi roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc. Chi tiết này khẳng định rằng: gậy sắt là vũ khí của người anh hùng nhưng khi cần thì cả cỏ cây cũng biến thành vũ khí. Điều đó thể hiện sự linh hoạt, sáng tạo trong chiến đấu của nhân dân ta. Trong nhiều cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, cha ông ta đã dùng đến cả gậy tầm vông, giáo mác, cày, cuốc,... để đối chọi với súng ống, xe tăng của giặc. Và cuối cùng Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng lên trời.

Bạn tham khảo nha

nguyen thi huong giang
Xem chi tiết
Bae joo-hyeon
7 tháng 10 2018 lúc 9:18

quan niệm của người dân đó là người anh hùng ra tay cứu giúp dân,cứu nước trong lúc hoạn nạn.suy nghĩ: tượng trưng cho niềm tự hào,sự tôn kính đối với sự đoàn kết của dân tộc ta đồng thời ca ngợi tình mẫu tử,trách nhiệm của 1 người con với đất nước.

Quỳnh nga
Xem chi tiết
Đỗ Thị Minh Ngọc
30 tháng 3 2022 lúc 20:39

Thánh Gióng là nhân vật được xây dựng dựa trên truyền thống tuổi trẻ anh hùng trong lịch sử và từ trí tưởng tượng bắt nguồn từ tinh thần yêu nước của nhân dân

Đinh Thị Thu Trang
Xem chi tiết
Hochocnuahocmai
31 tháng 5 2016 lúc 11:48
Gióng được sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bằng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ và hiện đại.Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hoá những vị anh hùng trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi của dân tộc.
Phan Thùy Linh
31 tháng 5 2016 lúc 11:49

Trong truyền thuyết Thánh Gióng, Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Chàng được sinh ra từ một người mẹ nông dân nghèo, điều này chứng tỏ Gióng sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bàng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ (tre) và hiện đại (roi sắt). Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hoá những vị anh hung trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi. Bên cạnh giá trị biểu tượng, tác phẩm cũng có một số sự thật lịch sử. Thời kì lịch sử được phản ánh trong tác phẩm là thời đại Hùng Vương. Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng lứa nước đã khá phát triển, người dân Văn Lang đã tạo nên cả một nền văn minh rực rỡ, đồng thời cũng luôn luôn phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để bảo vệ đất nước. Bên cạnh việc cấy trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim loại (bằng sắt). Truyền thuyết cũng phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa, chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.

 

Phan Thùy Linh
31 tháng 5 2016 lúc 11:50
Ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng: Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm.Gióng được sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bằng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ và hiện đại.Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hoá những vị anh hùng trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi của dân tộc.
Yêu Isaac quá đi thui
Xem chi tiết
Lưu Hạ Vy
23 tháng 10 2016 lúc 21:31
Ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng: Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm.Trả lời Gióng được sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bằng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ và hiện đại.Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hoá những vị anh hùng trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi của dân tộc.Chúc bn hok tốt!
Lê Yên Hạnh
23 tháng 10 2016 lúc 21:31

Trong truyền thuyết Thánh Gióng, Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Chàng được sinh ra từ một người mẹ nông dân nghèo, điều này chứng tỏ Gióng sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bàng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ (tre) và hiện đại (roi sắt). Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hoá những vị anh hung trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi. Bên cạnh giá trị biểu tượng, tác phẩm cũng có một số sự thật lịch sử. Thời kì lịch sử được phản ánh trong tác phẩm là thời đại Hùng Vương. Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng lứa nước đã khá phát triển, người dân Văn Lang đã tạo nên cả một nền văn minh rực rỡ, đồng thời cũng luôn luôn phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để bảo vệ đất nước. Bên cạnh việc cấy trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim loại (bằng sắt). Truyền thuyết cũng phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa, chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.

Bạn kham khảo cái này nha !

Yêu Isaac quá đi thui
23 tháng 10 2016 lúc 21:30

Nguyễn Phương Linh

Nguyễn Thị Mai

Đỗ Hương Giang

Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
5 tháng 8 2023 lúc 2:04

Tham khảo: 

Vua Lê Thánh Tông là một vị vua anh minh, tài năng, suất sắc trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự. Ông còn là một nhà văn lớn, nổi tiếng của dân tộc ở thế kỉ XV. Ông là người sáng lập ra Hội Tao đàn và nhiều tác phẩm văn học chữ Nôm, chữ Hán có giá trị cao. Ông cũng rất quan tâm phát triển nông nghiệp, công thương nghiệp và văn hóa, giáo dục.

Quá trình cải cách hành chính nhà nước của Lê Thánh Tông đã thanh lọc một số chức quan, cơ quan và các cấp chính quyền trung gian. Ông hạn chế quyền lực tập trung quá nhiều vào một cơ quan.

Linh Đan Phan Thị
Xem chi tiết
Hồ_Maii
20 tháng 3 2022 lúc 21:01

Tham khảo

Dẹp xong giặc Ân, Thánh Gióng lên đỉnh núi Sóc (Sóc Sơn), cởi bỏ giáp sắt, quay nhìn lại làng Phù Đổng rồi cả người và ngựa từ từ bay về trời.
Về đến thiên đình, chàng vội vã vào yết kiến Ngọc Hoàng để tấu trình mọi việc. Trong sân rồng, Ngọc Hoàng và các vị chư tiên đợi chừng đã lâu. Ai cũng sốt ruột lo lắng cho muôn dân trăm họ.

- Hạ thần xin kính chúc Ngọc Hoàng vạn thọ! - Gióng hô lớn.
- Ái khanh bình thân. Mau kể cho trẫm và các chư tiên nghe những việc mà khanh đã làm dưới trần trong thời gian qua.
Thế rồi Thánh Gióng bắt đầu kể.
- Từ khi thần được bệ hạ tin tưởng giao cho trọng trách xuống trần giúp nhân dân dẹp giặc, thần đã đi rất nhiều nơi, đến nhiều vùng, gặp không ít bao nhiêu người. Nhưng mãi, thần chưa chọn được gia đình nào thích hợp để đầu thai. Rồi một hôm, thần đến làng Phù Đổng, gặp một đôi vợ chồng ông lão ăn ở hiền lành, chăm chỉ có tiếng là phúc đức. Nhà họ tuy nghèo nhưng hễ gặp ai khó khăn hoạn nạn đều hết lòng giúp đỡ, chẳng kể công bao giờ. Trong làng ngoài xóm, ai cũng yêu mến, kính trọng. Chỉ hiềm nỗi, hai vợ chồng đã già nhưng chưa có một mụn con nào. Hai người buồn lắm. Thấy hợp ý, thần quyết định chọn đôi vợ chồng này để đầu thai làm con. Biết là sớm mai bà lão ra đồng, thần liền biến thành một vết chân to, khác thường. Quả nhiên, bà lào thấy tò mò nên đã đưa chân vào ướm thử xem hơn kém bao nhiêu. Sau buổi ấy, bà thụ thai, mười hai tháng sau sinh ra một cậu bé trắng trẻo, bụ bẫm. Cậu bé đó chính là thần. Bố mẹ thần rất sung sướng. Bà con hàng xóm cũng sang chia vui. Nhưng niềm vui không được bao lâu lại chuyển sang buồn. Đã lên ba mà thần không nói, không cười, không đi, đặt đâu nằm đấy. Cha mẹ ai cũng lo buồn nhưng không hề ghét bỏ mà vẫn thương yêu thần như trước.
Bấy giờ, đúng như Ngọc Hoàng dự tính, giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước Việt. Chúng vô cùng hung ác, đi đến đâu là giết hại dân lành, phá hủy nhà cửa đến đấy. Thế giặc mạnh như chẻ tre, quân triều đình khó lòng chống cự nổi. Thấy vậy, nhà vua lo lắng, bèn sai sứ giả đi khắp nơi rao tìm người tài giỏi giúp nước. Nghe tiếng rao, thần liền cất tiếng gọi mẹ:
- Mẹ ra mời sứ giả vào đây giúp con!
Mẹ vô cùng ngạc nhiên vì thần tự dưng biết nói. Đoán có sự lạ, mẹ thần vội ra mời sứ giả vào.
Sứ giả vao, thần liền bảo:
- Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt, một tấm áo giáp sắt và một chiếc nón sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này.
Sứ giả kinh ngạc, vừa mừng vừa lo vội vàng về tâu vua. Nhà vua truyền cho thợ ngày đêm làm gấp những vật thần đã dặn.Từ ngày sứ giả về, thần lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã chật căng đứt chỉ. Bố mẹ thần dù làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi thần. Thấy vậy, bà con hàng xóm liền quây vào giúp dỡ. Người cho gạo, ngươi cho cà, người cho vải. Ai cũng mong thần lớn mau để giết giặc cứu nước.
Giặc Ân đã đến chân núi Trâu. Thế nước rất nguy, người người hoảng hốt. Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Thần bèn vùng dậy, vươn vai biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt. Thần mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt, cưỡi lên ngựa sắt tiến thẳng ra trận địa. Ngựa sắt phun lửa đỏ rực, thần ngồi trên dùng roi sắt tiêu diệt từng lớp, từng lớp quân thù. Giặc chết như rạ. Đang giữa trận chiến, bỗng roi sắt gãy. Thần bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Chúng kinh hồn bạt vía, giẫm đạp lên nhau để tháo chạy. Giặc tan. Thần đuổi đến chân núi Sóc thì không còn thấy bóng dáng một tên giặc nào. Duyên phận với trần gian đã hết, nhiệm vụ Ngọc Hoàng giao đã hoàn thành. Thần bèn cởi bỏ áo giáp sắt, phi ngựa trở về trời bẩm báo Ngọc Hoàng.
Nghe đến đây, Ngọc Hoàng ưng ý lắm. Ngài vuốt râu cười và nói:- Trẫm rất hài lòng trước chiến tích của khanh. Thật quả không phụ lòng mong đợi của ta và các chư tiên. Trầm chuẩn tâu lời thỉnh nguyện của muôn dân, phong ái khanh làm Phù Đổng Thiên Vương, đời đời được nhân dân thờ cúng, cho phép nhân dân cứ đến tháng tư được mở hội mừng công.
Còn bây giờ, trẫm và các ái khanh hãy thưởng thức ngọc tửu, đào tiên đê mừng chiến công của Thánh Gióng!