Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
4 tháng 11 2018 lúc 14:57

Ý nghĩa biểu tượng của hình tượng con tàu, địa danh Tây Bắc:

- Là khát vọng, ước mơ tới những vùng đất xa xôi rộng lớn của đất nước

- Tâm hồn nhà thơ rộng mở với ngọn nguồn sáng tạo nghệ thuật

Tây Bắc nghĩa thực chỉ miền đất vùng cao phía tây bắc đất nước, đây còn là:

- Biểu tượng cho những miền đất xa xôi của đất nước, nơi có cuộc sống gian lao nhưng nặng nghĩa tình

- Tây Bắc là Tổ Quốc, ghi dấu kỉ niệm thời kháng chiến

- Tiếng hát con tàu là tiếng hát của tâm hồn nhà thơ, hăm hở, sôi nổi của tuổi trẻ trong hành trình đến Tây Bắc

- Bốn câu đề từ: cuộc hóa thân kì diệu trong tâm hồn nhà thờ, nói lên được sự gắn bó máu thịt giữa thi nhân với đất nước và cuộc đời

Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Hang Pham
Xem chi tiết
Kim Taehyung
4 tháng 10 2018 lúc 21:09

vietjack 6

Huy Nguyễn
Xem chi tiết
GV Ngữ Văn
5 tháng 10 2018 lúc 8:57

a. Thần Kim Quy xuất hiện giúp sức chính là sự phù trợ của thần linh, đây là sức mạnh truyền thống, thể hiện sự đồng tình của thần linh trước tâm ý và nghĩa khí của người đứng đầu - Lê Lợi. Lê Lợi thực sự thành tâm, tập hợp lực lượng để chống giặc ngoại xâm thì tất yếu nhận được sự ủng hộ từ mọi phía.

b. Hình tượng thanh gươm chính là sức mạnh của sự tập hợp sức mạnh của toàn dân, của cả người lãnh đạo và nhân dân. Trong đó, chuôi gươm tìm thấy trên rừng là biểu trưng cho sức mạnh của Lê Lợi - người đứng đầu. CÒn lưỡi gươm được tìm thấy dưới nước, do Lê Thận vớt được, chính là biểu trưng cho sức mạnh của nhân dân.

c. Việc vua tìm thấy chuôi gươm và lưỡi gươm ở cả trên rừng, dưới bể chính là biểu trưng cho việc tập hợp của mọi lực lượng, mọi nguồn sức mạnh, của hồn thiêng sông núi. Kể cả việc khi thần Kim Quy hiện lên đòi trả gươm báu khi đất nước thái bình cũng là điểm hoàn kết. Khi đất nước thái bình thì sẽ không cần đến gươm báu nữa, tránh gươm đao để đất nước mãi thái bình thịnh trị...

Uyên Cheng
Xem chi tiết
๖ۣۜHả๖ۣۜI
11 tháng 12 2021 lúc 11:39

Tham khao

 cành giâm hơi chếch so với mặt luống có tác dụng làm tăng khả năng quang hợp của lá và cành non khi cành giâm phát triển

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
7 tháng 9 2018 lúc 2:46

Ý nghĩa chi tiết người chết chém bên trái, nghĩa địa người chết bệnh, chết nghèo bên phải, chia cắt bởi một con đường mòn

    + Quan điểm lạc hậu của người dân đương thời, Lỗ Tấn bàn tới cũng chính là căn bệnh quốc dân của người Trung Quốc

    + Con đường thể hiện sự lạc hậu trong nhận thức, sự phân chia giai cấp của xã hội

    + Con đường cũng là ranh giới thể hiện thái độ, tình cảm của xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ

Pham Trong Bach
Xem chi tiết
Cao Minh Tâm
25 tháng 10 2017 lúc 11:52

Xét điểm M thuộc đường tròn lượng giác xác định bởi số α .

Gọi H và K theo thứ tự là hình chiếu vuông góc của điểm M trên trục Ox và Oy. Khi đó:

cosα = OH¯; sinα = OK¯

 

Trong lượng giác, người ta gọi trục Ox là trục cô sin và trục Oy là trục sin .

Trịnh Thị Xuân Phượng
Xem chi tiết
Nguyễn Đặng Linh Nhi
8 tháng 3 2018 lúc 9:36

1. Dế Mèn là 1 chàng dế thanh niên cường tráng, tính tình kiêu ngạo, hay xem thường người khác và hay tự phụ về vẻ đẹp và sức mạnh của mình .

2.Viết một bài văn thuật lại tâm trạng của người anh trong truyện Bức tranh của em gái tôi của Tạ Duy Anh, khi đứng trước bức tranh được giải nhất của em gái.
Sau khi Kiều Phương tham gia trại thi vẽ quốc tế trở về, bố mẹ tôi vui lắm vì bức tranh của nó được trao giải nhất. Kiều Phương muốn tôi cùng đi nhận giải trong ngày lễ phát thưởng. Tuy trong lòng không vui nhưng tôi vẫn phải cùng bố mẹ dự triển lãm tranh thiếu nhi. Người xem đông lắm. Bố mẹ kéo tay tôi chen qua đám đông để xem bức tranh của Kiều Phương được đóng khung, lồng kính treo ở một vị trí trang trọng. Dưới bức tranh có hàng chữ đề: Giải nhất – Kiều Phương – 8 tuổi. Bức tranh vẽ một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa.
Khi nghe mẹ thì thầm hỏi: Con có nhận ra con không? thì tôi giật sững người và chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Một cảm xúc khó tả dâng lên trong lòng tôi. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng. Chú bé trong tranh kia là tôi đấy ư? Có lẽ nào như vậy được? Hóa ra những lần “Mèo” (biệt danh của em gái tôi) xét nét khiến tôi bực mình, khó chịu chính là những lúc em quan sát thật kĩ để vẽ chân dung tôi. Em đã có chủ ý chọn tôi làm đề tài cho bức tranh của nó từ trước lúc đi thi. Vậy mà vì thói ghen tị......xâu xa, tôi đã không nhận ra thiện ý ấy của nó. “Mèo” yêu quý tôi thực sự nên nó phát hiện ra những nét đẹp ẩn giấu dưới vẻ mặt “khó ưa” của tôi để thể hiện lên tranh, biến tôi thành chú bé suy tư và mơ mộng. Ôi! Em gái tôi có tấm lòng vị tha và nhân hậu đáng quý biết chừng nào!
Ngắm kĩ bức tranh, tôi thấy em gái tôi quả là có tài năng thật sự. Nét vẽ của nó linh hoạt và sinh động. Đôi mắt của chú bé trong tranh rất có thần, phản ánh được trạng thái tâm hồn nhân vật. Phải, tôi vốn hay suy tư và mơ mộng nhưng sự đố kị đã biến tôi thành kẻ nhỏ nhen đáng ghét. Tôi xấu hổ vì cảm thấy nhỏ bé đến tội nghiệp trước đứa em gái bé bỏng. Tôi nhủ thầm hãy vượt khỏi mặc cảm tự ti, hãy đánh giá lại mình một cách khách quan để tìm ra mặt mạnh, mặt yếu. Từ đó cố gắng phấn đấu để trở thành một người anh trai xứng đáng với cô em gái tài hoa.

Lê văn Vương 7C
Xem chi tiết
Chuu
18 tháng 4 2022 lúc 19:42

THAM KHẢO:

1) 

Nguyên nhân thắng lợi:

 + Nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột, tinh thần yêu nước, đoàn kết và hi sinh cao cả của nhân dân ta.

 + Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của vua Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân.

- Ý nghĩa lịch sử:

 + Đã lật đổ thành công chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn - Trịnh - Lê 

 + Đã xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng cho việc thống nhất quốc gia.

 + Giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, đập tan tham vọng xâm lược nước ta của nhà Thanh và quân Xiêm.

2) 

* Hậu quả của chiến tranh Nam - Bắc triều:

- Làng mạc, gia đình li tán, người chết rất nhiều, hàng vạn người bắt đi lính, đi phu.

- Nhân dân phải sống trong cảnh đất nước chiến tranh hỗn loạn, suốt một vùng từ Thanh - Nghệ ra Bắc đều là chiến trường suốt hơn 50 năm.

- Sản xuất nông nghiệp đình trệ, mùa màng bị tàn phá nặng nề, nhất là những năm có thiên tai lớn.

- Chế độ binh dịch ngày càng đè nặng lên đời sống nhân dân.

* Hậu quả của sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài:

- Sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài kéo dài suốt hai thế kỉ đã gây bao đau thương cho dân tộc và tổn hại cho sự phát triển của đất nước.

3) 

Tình hình chính trị, xã hội nước ta ở các thế kỉ XVI - XVII vô cùng hỗn loạn:

- Chính trị:  tình trạng bất ổn định, chiến tranh liên miên. Đất nước bị chia cắt kéo dài.

- Xã hội:  đời sống nhân dân đói khổ, lầm than, mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt => bùng nổ nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân.

Huỳnh Kim Ngân
18 tháng 4 2022 lúc 19:44

bạn tham khảo nha

*nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào tây sơn:

Nguyên nhân thắng lợi:

 + Nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột, tinh thần yêu nước, đoàn kết và hi sinh cao cả của nhân dân ta.

 + Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của vua Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân.

- Ý nghĩa lịch sử:

 + Đã lật đổ thành công chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn - Trịnh - Lê 

 + Đã xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng cho việc thống nhất quốc gia.

 + Giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, đập tan tham vọng xâm lược nước ta của nhà Thanh và quân Xiêm.

* nêu hậu quả của cuộc chiến nam-bắc  triều và sự chia cắt đàng trong và ngoài:

Hậu quả của chiến tranh Nam - Bắc triều:

- Làng mạc, gia đình li tán, người chết rất nhiều, hàng vạn người bắt đi lính, đi phu.

- Nhân dân phải sống trong cảnh đất nước chiến tranh hỗn loạn, suốt một vùng từ Thanh - Nghệ ra Bắc đều là chiến trường suốt hơn 50 năm.

- Sản xuất nông nghiệp đình trệ, mùa màng bị tàn phá nặng nề, nhất là những năm có thiên tai lớn.

- Chế độ binh dịch ngày càng đè nặng lên đời sống nhân dân.

Hậu quả của sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài:

- Sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài kéo dài suốt hai thế kỉ đã gây bao đau thương cho dân tộc và tổn hại cho sự phát triển của đất nước.

*. em có nhận xét gì về tình hình chính trị- XH nước ta ở thế kỉ  XVI-XVII:

Tình hình chính trị, xã hội nước ta ở các thế kỉ XVI - XVII vô cùng hỗn loạn:

- Chính trị:  tình trạng bất ổn định, chiến tranh liên miên. Đất nước bị chia cắt kéo dài.

- Xã hội:  đời sống nhân dân đói khổ, lầm than, mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt => bùng nổ nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân.

chúc bạn học tốt nha.