em hay ta lai mot dip tham quan cung nha truong
Cau 1 Voi moi mau so sanh goi y duoi day , em hay tim them mot vi du
a , so sanh đong loai ;
- So sanh nguoi voi nguoi ;
Luc o nha me cung la co giao
Khi toi truong , co giao nhu me hien
Cau 2; hay tim nhung cau van co su dung phep so sanh trong cac bai bai hoc duong doi dau tien va Song nuoc ca Mau.
Cau 3; Tu bai song nc ca mau cua Doan gioi , hay viet mot doan van ta lai quang canh mot dong song , hay khu rung ma em da co dip quan sat .( Chu y neu len nhung dac diem noi bat cua dong song hoac khu rung ma em mieu ta .
Câu 1:-Bác Hồ như một vị Cha già của dân tộc
_Những câu văn có sử dụng biện pháp so sánh trong bài "Bài học đường đời đầu tiên"
+Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lìa qua.
+Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạm như hai lưỡi liềm máy đang làm việc.
+Cái chàng Dế Choắt, người gầy và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện.
+Chú mày hôi như cú mèo.
+ Mỏ cốc như cái dùi sắt, chọc xuyên cả đất.
_Những câu văn có sử dụng biện pháp so sánh trong bài "Sông nước Cà Mau"
+Càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện.
+Dòng sông Năm Căn, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác.
+Cá bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng
+Thuyền xuôi giữa dòng sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước được dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.
+Vẫn là cái quang cảnh quen thuộc của xóm chợ ... như ... thuyền lưới , thuyền buôn dập dềnh trên sóng.
+Những ngôi nhà bè ban đêm ánh đèn măng-sông chiếu rực trên như những khu phố nổi.
Câu 3 bạn tự làm nhé
nhớ k cho mình nhé
vào môt buổi sang ngoc lan va hoa dang voi den truong tâp trung de di tham quan den hung day chuyen di ma bao ban da mong uoc bong ca ba ban nhin thay ben duong mot cu gia mot tay chong gay mot tay mang mot cai tui nang buoc ve mot ben xe mot cach nang ne mac du muon di tham quan nhung ngoc da o lai giup do ba cu em hay tuong tuong va ta lai chuyen ngoc giup ba cu qua duong
Sau mot thoi gian phieu luu,De Men trong tac pham ''De Men phieu luu ki''cua nha van To Hoai da co dip tro lai tham mo cua De Choat.Trong vai De Men em hay ke lai cau truyen do.
hay ta lai mot nhan vat co ngoai hinh va hanh dong khac thuong ma em da co dip quan sat da doc sach hoac nghe ke lai
Luu y ko nhin mang dc ko
bn tham khảo nhé!!!
Sáng chủ nhật vừa qua, em được ba chở đi chơi từ cảng Sài Gòn, qua khu lưu niệm Nhà Rồng, sang vườn hoa trước cửa ủy ban nhân dân thành phố. Xung quanh tượng đài Bác Hồ, rất đông các bạn thiếu nhi trạc tuổi em đang tung tăng dạo chơi cùng cha mẹ. Hàng trăm trái bóng đủ màu sắc bay lượn trong nắng sớm lung linh trông thật là vui mắt. Lát sau, ba đưa em đến nhà sách Xuân Thu trên đường Đồng Khởi để mua bộ truyện Harry Potter. Từ xa, em đã nhìn thấy một nhóm người đang sôi nổi bàn tán về một điều gì đó. Đến gần, em không thể tin vào điều đang xảy ra trước mắt: một hoạ sĩ đang vẽ tranh bằng bàn chân phải.
Đó là một người đàn ông tật nguyền. Nhìn anh, người ta rất khó đoán tuổi vì gương mặt sạm nắng đầy những vết nhăn khắc khổ trái ngược hẳn với đôi mắt đen sáng và nụ cười hồn nhiên như nụ cười trẻ thơ. Em đoán anh khoảng hơn ba mươi tuổi. Ấy vậy nhưng thân hình còm cõi của anh không bằng đứa bé lên mười.
Anh mặc bộ quần áo màu xanh đã cũ. Hai ống tay áo rũ xuống lòng thòng, che kín đôi cánh tay bị liệt. Tất cả "xưởng vẽ" của người hoạ sĩ ấy nằm gọn trong một miếng nilông trải trên mặt đất. Hàng chục bức tranh bày la liệt trước mặt: hoa và chim, hồ cá cảnh với những chú cá vàng lộng lẫy đang tung tăng bơi lượn, bầu trời xanh thẳm và cánh diều trắng chấp chới bay, đồng lúa xanh trải rộng tới chân trời làm nền cho chú bé ngồi vắt vẻo trên lưng trâu thổi sáo... Mọi người xúm quanh anh xem tranh và đặc biệt là xem anh vẽ.
Anh quặp chặt cây bút lông vào giữa ngón chân cái và ngón thứ hai của bàn chân phải. Khay màu nước để bên cạnh. Bàn chân trái giữ chặt tờ giấy. Bàn chân phải làm việc nhanh nhẹn, thành thạo như một bàn tay lành lặn. Sau mỗi nét bút, một cánh hoa hiện lẽn. Hoa loa kèn trắng, hoa hồng đỏ, hoa cúc vàng... cắm trong chiếc bình màu men ngọc, đặt trên mặt bàn trải tấm khăn màu tím nhạt. Anh vẽ rất nhanh và pha màu cũng rất khéo. Một bức tranh tĩnh vật đã hoàn thành trước sự trầm trồ thán phục của mọi người.
Ba em gợi chuyện và được anh cho biết là anh từ một tỉnh xa xôi ngoài Bắc vào đây kiếm sống. Anh không muốn nhờ vả, làm phiền người quen mà tự nuôi thân bằng công sức, tài năng của chính mình. Em thật sự xúc động khi nghe anh nói là để vẽ được như ngày hôm nay, anh đã phải trải qua hơn mười năm trời khổ luyện.
Thấy em thích bức tranh, ba đã mua tặng cho em. ở góc bức tranh, em đọc thấy dòng tên: Nguyễn Quyết Tiến. Có thể đó là tên thật hoặc cái tên anh tự chọn cho mình. Con người ấy, cái tên ấy đã đọng lại trong em một ấn tượng sâu đậm.
Em treo bức tranh ngay trước bàn học và mỗi lần nhìn nó, em như thấy mình được tiếp thêm nghị lực. Hình ảnh người hoạ sĩ tật nguyền luôn nhắc nhở em rằng hãy biết vượt lên số phận và chiến thắng những gian nan, thử thách trên đường đời.
bn tham khảo nhé!!!
Trong cuộc sống của chúng ta ngày nạy, có không ít người có hoàn cảnh khó khăn và éo le. Đặc biệt là những chiến sĩ đã bị nhiễm chất độc màu da cam khi tham gia kháng chiến bảo vệ Tổ quốc. Nhưng đáng thương thay, chất độc quái ác đó không chỉ làm những người lính bị nhiễm mà còn đời sau của họ cũng bị di truyền,… Một lần, em đã được xem trên truyền hình một câu chuyện về gia đình có người bố bị nhiễm chất độc màu da cam. Câu chuyện đã để lại trong em nỗi xúc động sâu xa.
Một gia đình nông dân nghèo có người chồng bị nhiễm chất độc màu da cam. Họ sinh được ba cậu con trai có hình dạng khác thường. Người chồng nguyên là chiến sĩ đã tham gia chiến đấu để giữ nền độc lập cho nước nhà và trở về quê khi chiến tranh kết thúc. Người chồng này yếu ớt, người gầy xạm, chỉ có thể ngồi ở nhà trông con và nương tựa vào người vợ mà thôi.
Nhà có ba cậu con trai thì cậu thứ nhất lúc nào cũng ngửa mặt lên trời mà cười, mồm miệng méo xệch, nước bọt trào ra, không những thế đôi vai của cậu còn bị lệch một bên nên một cánh tay lúc nào cũng lòng thòng. Trông đến khổ! Có lẽ cũng bởi vậy mà khi mặc áo, cậu ta có cảm giác khó chịu và xé rách áo. Đến cậu thứ hai thì béo ục ịch nhưng lại rất lùn nên mỗi bước đi của cậu chậm chạp. Cậu ta còn có đôi mắt to, cái đầu to, nhìn rất xấu. Cuối cùng là cậu út. Cậu này rất thương mẹ nhưng lại giúp mẹ lúc được, lúc không. Bởi cậu bị mắc căn bệnh động kinh nên cậu có thể bị ngất bất cứ lúc nào trong từng giờ, từng ngày.
Thật khổ sở cho hai vợ chồng này: có ba cậu con trai hình dang khác thường đã không giúp được gì nay chúng còn phá đồ đạc trong nhà. Nhà của gia đình này bụi bặm, có con ngõ nhỏ trước nhà cũng toàn những đống gạch ngổn ngang, cùng những cành cây bề bộn. Khi xem thì em còn được biết: cứ mỗi lần hai vợ chồng cố gắng thu dọn ngăn nắp thì những đứa con lại phá tanh bành. Cậu con trai đầu lúc nào cũng chơi ngoài vườn, lúc thì dùng những viên gạch để xếp từng đống, lúc lại dùng những cành cây để chơi trò trận giả. Có những lúc các cậu còn vật nhau ngoài vườn hay dùng que đánh nhau, đến bố mẹ cũng không ngăn được, mỗi lần ngăn là các cậu lại dùng gạch đánh bố mẹ như người không có trí khôn…
Người bố thì yếu, không làm được việc gì nên người mẹ phải gánh vác tất cả những công việc nhà nông, đã thế ban đêm lại phải làm thêm bánh để mang ra chợ bán buổi sáng. Với số tiền ít ỏi nhận được cũng chỉ đong được gạo đủ cho một đến hai bữa cơm để chia đều cho bố con. Có những lúc người bố còn không được ăn vì thương các con. Nhiều lúc những đứa con lên cơn, chúng còn đuổi đánh bố mẹ. Người bố cũng có một chút tiền trợ cấp thương binh, nhưng số tiền ít ỏi đó chỉ đủ mua thuốc khi phải vào bệnh viện. Cuộc sống kham khổ cứ thế trôi đi từng ngày, từng ngày một mà không biết bao giờ sẽ kết thúc. Gia đình đã nghèo nhưng ba cậu con trai mỗi khi lên cơn lại luôn phá phách nên cuộc sống càng trở nên khó khăn.
Qua câu chuyện trên, em muốn nói với mọi người rằng: Hãy cùng nhau chung sức giúp đỡ những người bị nhiễm chất độc màu da cam vượt qua cuộc sống khốn khổ. Chất độc quái ác đó đã phá hoại thiên nhiên, môi trường mà không những thế nó còn để lại rất nhiều di chứng cho con người từ đời này sang đời khác. Chúng ta hãy lên án bọn đế quốc Mĩ, lên án chiến tranh và hãy ngăn chặn để chiến tranh sẽ không bao giờ xảy ra với cả thế giới.
em hay viet 1 doan van ngan ta lai 1 cay non em moi trong o san truong vao dip dau xuan va noi len cam nghi cua minh
Buổi sáng xuân mới đẹp làm sao. Mưa phùn nhè nhẹ rơi trên mái tóc em. Trên đường đi học về em đã phát hiện thấy một mầm cây xoài mới mọc.
Thoáng nhìn nó thấp lùn nhỏ tí như cây nấm que mẹ mua ở chợ về chỉ khác là toàn thân nó xanh tuyền, trên đầu nó hai lá mầm vẫn chưa lột khỏi vỏ hạt. Hai ba hôm sau nhờ mưa xuân tiếp sức cái mầm cây ấy bật lớn thật nhanh thì ra nó chính là mầm một cây xoài. Em xin với mẹ mang mầm cây xoài ấy về trồng trong vườn nhà. Vì cây còn non quá sợ nhỡ có ai đi qua không để ý dẫm bẹp nên mẹ lấy rào cắm xung quanh gốc cây để đánh dấu. Ngày qua ngày cây đã bắt đầu lớn ban đầu từ hai lá mầm những chiếc lá bắt đầu vươn dài ra.
Thế rồi thấm thoát thời gian trôi đi rất nhanh cây xoài mỗi ngày một lớn, cây xoài giờ đã cao khoảng một mét hai. Thân cây nhỏ tí ngày nào giờ đã to bằng ngón chân cái. Lớp vỏ ngoài từ màu xanh non giờ đã dần chuyển sang sẫm màu. Sợ đến mùa mưa cây không thể chống đỡ được với gió mẹ đã dùng tre cắm và buộc chặt vào thân cây để tránh cho cây khỏi nghiệng ngả. Qua mùa mưa thân cây cứng cáp hẳn nhiều cành lá mọc thêm ra cây giờ đây đã xoè tán cho bóng mát.
Em coi cây xoài như người bạn. Em thầm hứa sẽ chăm chút mầm cây này thật tốt để cây sẽ ngày càng phát triển và sớm cho quả ngọt.
Cây đu đủ con bé như cây bút chì, nó chỉ cao mười lăm xăng-ti-mét, “tán” lá của nó bé tí, chỉ có hai, ba phiến lá nhưng phiến lá xoè ra hình sao rõ rệt. Tuy còn bé thân cây màu xanh non nhưng cây đu đủ con đã có hình dạng của một cây đu đủ trưởng thành. Ông trồng cây đu đủ trong hố đã đào sẵn có lót phân tro. Trồng xong, ông cắt lá chuối che nắng cho cây đu đủ. Ba ngày sau, khi đu đủ đã bén rễ, ông bỏ lá chuối đi. Hai ba ngày ông mới tưới nước một lần vì đu đủ không chịu nước, tưới nhiều nó úng rễ, chết cây. Ông dùng que tre rào xung quanh cây để tránh người dẫm đạp hay gà chó phá cây. Cây đu đủ con chỉ cao bằng mạ mới cấy nhưng cứng cáp, dẻo dai và có một sức sống mãnh liệt. Ông bảo chăm sóc cây tốt thì độ năm sáu tháng đu đủ sẽ ra hoa kết trái. Lúc đu đủ có quả chắc nhìn sẽ rất thích!
Mùa xuân đến những cây xanh được ươm mầm phát triển tươi tốt giúp khu vườn thêm đẹp.Trong đó có cây đào bố em vừa mới trồng.
Cây đào được trồng ngay mảnh đất nhỏ trước nhà. Thân cây đào nhỏ chỉ bằng ngón tay, mảnh khảnh, cao khoảng 50 cm, xung quanh thân cây là những chiếc lá non xanh biếc đang mọc. Sauk hi trồng bố em tưới nước vào gốc để tạo độ ẩm cần thiết giúp làm quen với đất và phát triển.
Cứ mỗi ngày ngắm nhìn cây đào như có một diện mạo khác, khi mới trồng những chiếc lá trông héo đi chỉ sau vài ngày lá cây đã tươi tốt, tràn đầy sức sống. Sau thời gian một tuần những chiếc lá như biến thành màu xanh đậm và xuất hiện thêm những chiếc lá non mơn mởn, xanh biếc. Cứ thế hàng ngày em vẫn chăm sóc tưới nước đều đặn, thân cây ngày càng to, cao hơn chẳng mấy chốc mà đã vượt qua chiều cao của em rồi.
Nhìn cây đào phát triển cả nhà ai cũng rất vui, mong rằng cây sẽ lớn thật nhanh và sớm cho trái ngọt.
sau khi tham quan canh quan thien nhien khu vuc truong em hay viet mot bai thu hoach sau buoi tham quan
Căn cứ thực tế việc tổ chức hoạt động trải nghiệm năm học 2017 – 2018, được sự đồng ý của Ban Giám Hiệu nhà trường, sự thống nhất của quý Phụ huynh sau bàn bạc, Chủ nhật, ngày 28/1/2018, tập thể lớp 10A5 chúng em đã tổ chức chuyến đi dã ngoại kết hợp tham quan – học tập vô cùng bổ ích và lí thú. Chuyến đi vừa rồi đã mang lại cho chính những học sinh chúng em những trải nghiệm, những kỉ niệm không thể nào phai nhòa.
Theo dự kiến lớp sẽ đến thăm Chùa Hộ Quốc Phú Quốc, Nhà tù Phú Quốc (Trại giam Tù binh Cộng sản Phú Quốc) và bãi Sao, đồng thời thực hiện các hoạt động tham quan, dâng hương, tìm hiểu – học hỏi và tổ chức các hoạt động vui chơi, sinh hoạt tập thể. Thực hiện kế hoạch của lớp đề ra, sáng ngày 28/1/2018, 37 học sinh lớp 10A5 tập trung đầy đủ lúc 7 giờ 30 – cùng Giáo viên Chủ nhiệm (cô Phạm Thị Tươi Sáng) và bắt đầu xuất phát lúc 8 giờ. Với chi phí do lớp tự túc và thực hiện chi thu một cách tiết kiệm, rõ ràng, chúng em đã chuẩn bị và mua sắm một số nước uống, thức ăn nhẹ và phần thưởng cho các trò chơi đồng thời chi trả buổi ăn trưa – ăn xế cho các bạn và phí di chuyển trong ngày.
Sau khi đến điểm tham quan đầu tiên trong kế hoạch – Chùa Hộ Quốc Phú Quốc, chúng em được tham quan công trình kiến trúc mang một vẻ đẹp uy nghi, trang nghiêm, được thả nhẹ tâm hồn mình trong một nơi thanh tịnh đến lạ, được đứng giữa không gian trời mây rộng lớn – một nơi lưng tựa núi Rồng, mặt hướng biển Đông. Sau khi tham quan và tìm hiểu về Thiền viện, chúng em bước vào Chính điện và tiến hành lễ dâng hương, tất cả chúng em thực hiện điều này không phải chỉ là thứ nghi lễ hình thức bên ngoài mà chính là lòng thành kính của thế hệ trẻ dành cho điểm tựa, cho niềm tin tâm linh của con người Việt Nam, là tình yêu, là ước mơ cho quê hương đất nước được thái bình, thịnh đạt.
Tiếp tục di chuyển đến Nhà Tù Phú Quốc – nơi tái dựng lại chỉ một góc rất nhỏ của bức tranh hiện thực tàn khốc Chiến tranh Việt Nam, tuy nhiên nơi đây lại khắc họa rõ nét nhất tội ác khát máu bởi Đế quốc Mỹ – Ngụy trước bao con người đã dành trọn cuộc đời mình cho lí tưởng cao đẹp của dân tộc. Trước mắt chúng em chính là lát cắt sự thật của không gian, của thời gian chứ chẳng phải thứ lý thuyết họa hoằng trong đầu về lịch sử mà chúng em chỉ biết nghe, biết thuộc chứ chẳng thể hiểu, chẳng thể cảm nhận một cách rõ nét. Cách thị trấn Dương Đông gần 30km, khuôn viên di tích Nhà tù Phú Quốc không rộng lớn lắm vì chỉ là nơi phục dựng và lưu giữ lại một khu vực rất nhỏ của Trại giam trước kia, tuy nhiên có thể nói nơi đây đã tái hiện lại một cách chân thực công cuộc giành lại độc lập – tự do cho dân tộc của những chiến sĩ Cộng sản đồng thời là tội ác chiến tranh tàn bạo do chính Thực dân và Đế quốc gây nên.
Còn gì quặng thắt tâm can hơn là khi mà mỗi người phải bảo nhau rằng “Hãy đi thật nhẹ, nói thật khẽ, bởi đâu ai biết được dưới nơi này vẫn còn thân xác của một hay của rất nhiều chiến sĩ vẫn còn nằm lại..”, trong giờ phút đoàn được nghe kể về những điều tàn khốc mà tù binh nơi đây phải chịu, được nhìn những di vật còn sót lại sau bao đau thương, được thấy những hình ảnh phục dựng chân thật như thể sống lại trước mắt, đã có vô kể những đáy lòng thắt chặt lại, đã có những giọt nước mắt lưng tròng rơi nơi khóe mi – đó là lòng cảm thương là nổi đau chung của mỗi con người Việt Nam dành cho tất thảy sự mất mát, hi sinh trong khoảng lặng tối tăm của lịch sử dân tộc, dành cho bao tuổi xuân, bao kiếp người đã ngã xuống và vĩnh viễn nằm lại – giọt nước mắt kia rơi đọng lại một nỗi buồn xanh veo.. Cũng bởi lẽ vì thế mà ngọn lửa yêu nước hừng hực như được thổi bùng lên thêm trong những con tim nhỏ bé này, đó là niềm tự hào, là tinh thần bất diệt của những con đất Việt dành cho Tổ quốc thiêng liêng một cách vẹn tròn và cũng chính trong thời khắc ấy, nơi lồng ngực của mỗi người thể như hòa chung một nhịp đập – mối liên kết của những người “Máu đỏ – da vàng”.
Bãi Sao – địa diểm tham quan, vui chơi cuối cùng của lớp, khi đến nơi này thì cũng có lẽ đã quá 11 giờ trưa, một không gian bởi nắng gió vây quanh, giữa khoản trưa yên ắng thì đâu đó lại vang lên rõ mồn một tiếng cười nói của các bạn, như thể làm tỉnh giấc trưa hiu hiu của một nơi vốn dĩ nhộn nhịp này. Với cảnh đẹp mê đắm lòng du khách thập phương, thậm chí là chính cả người dân bản xứ, bãi Sao mang màu cát trắng mịn như thứ kem tươi ngọt lịm, mang một dáng hình cong cong như vầng trăng khuyết uyển chuyển, mang một làn nước biển xanh như thể ngọc bích đã hòa tan thành, cùng hàng dừa nghiêng mình hướng về phía đại dương, cùng tiếng sóng vỗ nhè nhẹ, rì rào bên tai, tất thảy chúng chẳng khác gì lời mời gọi con người dừng chân và đắm chìm vào tuyệt cảnh này, đắm chìm vào thứ tạo tác hoàn mĩ của thiên nhiên. Với bãi biển đẹp nhất Phú Quốc, chúng ta hoàn toàn có thể tin rằng bãi Sao sẽ là mũi nhọn cho định hướng phát triển, là bước đà đưa du lịch biển Phú Quốc vươn thêm xa, là điểm nhấn trong loạt kí ức trải nghiệm của du khách khi đặt chân đến đây. Và phải chăng, bãi Sao chính là đặc ân mà Mẹ thiên nhiên đã dành riêng cho Đảo ngọc?
Cách đó chưa đầy dăm ba phút, đôi chân ai cũng mỏi mệt rã rời vì cả buổi sáng di chuyển tham quan, thế nhưng chẳng hiểu một “luồng gió năng lượng” nào từ đại dương lại thổi đến làm bừng lên thứ nhiệt huyết năng động để rồi tất cả kéo ra bãi, chuyền cho nhau quả bóng, từng tiếng đập nghe như tiếng phách gõ nhịp cho bản nhạc thiên nhiên thêm vài phần sôi động và phải chăng, cái nắng biển nóng hổi, cái mệt lả người cũng chẳng thể chạm đến được sức sống của tuổi trẻ chứ nói gì đến việc làm lung lay nó. Cũng quá bữa trưa, từng nhịp thở của mỗi “vận động viên tùy hứng” đã dần nhanh, nhưng sao chẳng ai chịu nghỉ ngơi mà vẫn khư khư giữ quả bóng chuyền ấy, phải chăng vì phút giây vui đùa thỏa thích này quá đỗi hiếm hoi?
Và cũng phải nhờ lúc vận động hăng say ấy mà bữa ăn dường như ngon miệng đến lạ, hay cũng vì tất cả được ngồi quây quần bên nhau, một đũa – một chén, như thể chúng ta là một gia đình, một gia đình với 37 anh em. Bữa ăn chưa dứt, đũa trên tay chưa buông thì đâu đó ở góc bàn đã nhộn nhịp khởi xướng lên vài trò chơi và bắt đầu truyền tai nhau “rủ rê” trong thích thú, khi đã nạp đủ năng lượng thì tất cả chạy ngay ra khỏi quán, cầm sẵn trên tay sợi dây thừng dài nằm đợi ở đâu đó từ rất lâu như thể chỉ chờ tiếng hiệu lệnh bắt đầu là ra sức kéo. Sau lại tiếp tục các trò chơi tập thể khác nối tiếp nhau như đua thuyền trên cạn, giải mật thư, tham gia văn nghệ,… Trong một cảnh đẹp quyến rũ thế này, quả thật không thể bỏ qua việc đắm mình dưới làn nước trong xanh, các bạn cùng nhau chạy về phía biển, chơi đùa thích thú mà chẳng hề thấm mệt sau chuỗi hoạt động kia.
Có lẽ sau chuyến đi này, thứ chúng em có được đầu tiên chính là những kiến thức, những trải nghiệm thực tế khắc sâu vào trí nhớ. Song song đó là tình yêu quê hương, đất nước là động lực cho chúng em không ngừng cố gắng hoàn thiện bản thân mình để dựng xây một tương lai tốt đẹp và có bạn cũng đã nói với em rằng “Sau chuyến đi này, tự dưng thấy yêu nước mình quá nhỉ” – một câu nói bộc bạch giản đơn những cũng làm ta thấy ấm lòng. Hơn nữa, thứ mà mỗi cá nhân học được chính là rèn giũa kĩ năng trong cuộc sống, là đoàn kết, là hòa hợp với một tập thể. Cũng có thể nói, chuyến đi này đã trở thành một dấu hoa thị đầu dòng trong câu chuyện kể về thanh xuân của mỗi người chúng em – xin gọi tắt nó là kỷ niệm. Nhớ ngày nào, chúng ta bước vào lớp với tư cách là những “Cá thể” thế nhưng sau ngần ấy thời gian ngắn ngủi chúng ta đã trở một “Tập thể”, nói cách khác, chúng ta khi đứng riêng – là những mảnh ghép bé nhỏ, đơn độc, nhưng khi ghép lại với nhau bằng những mối nối vừa khít thì chúng ta là một bức tranh, một bức tranh đẹp theo cách mà chúng ta cảm nhận.
Cảm ơn tất cả các bạn, những cô cậu tuổi 16 hừng hực lửa tuổi trẻ đã mang đến cho nhau niềm vui mỗi ngày, cảm ơn tất cả các bạn, những người bạn đúng nghĩa đã vùi lấp mọi vị kỉ bản thân để cùng nhau dựng xây sự đoàn kết. Trong lớp 10A5, không một cá nhân nào xuất sắc hơn một cá nhân nào, không một cá nhân nào kém cỏi hơn một cá nhân nào và không một cá nhân nào được phép xem thường sự đoàn kết, bởi lẽ chúng ta là một tập thể. Và có lẽ, gặp được nhau, âu cũng là niềm hạnh phúc.
có ảnh minh họa nek bn
hay ta ve mot chuyen di tham quan ma em nho nhat va de lai cho chuyen tham quan do nhieu ki niem that kho quen
Năm nay, nhờ đạt danh hiệu học sinh giỏi, bố mẹ của tôi đã cho tôi đi dã ngoại ở Vũng Tàu.
Ngồi trên xe, ngắm đường phố vào sáng sớm, tôi thấy thành phố nơi tôi ở sao mà đẹp thế! Hai bên đường trồng hai hàng cây xanh mát tươi tốt, thẳng tắp như những chú bộ đội đang đi diễu hành…Woa! Cuối cùng chúng tôi cũng đã đến biển rồi đây sao?!? Biển Vũng Tàu mơ mộng nhưng cũng tràn đầy sức sống đã làm tôi đứng mê mẫn nãy giờ. Ôi! cái mùi măn mặn trong làn gió thổi nhẹ qua làn tóc của tôi cũng đủ cho tôi cảm thấy sung sướng rồi! Khi gia đình tôi nhận phòng, tôi nhìn từ cửa sổ tầng năm mà thấy sao Vũng Tàu hùng vĩ, xinh đẹp thế này! Hôm nay trời thật đẹp, bầu trời trong vắt một màu xanh, không một gợn mây. Có một vài con chim biển đang bay lượn trên trời như muốn nhập bọn với những trò vui của du khách nơi đây! Mặt trời trông như quả bóng lửa rực rỡ giữa một màu xanh trong veo. Khi bố mẹ bảo tôi có thể xuống bãi rồi, tôi mừng rỡ chạy nhanh như gặp phải vàng, tôi đã mong chời giây phút này lâu lắm rồi! Khi tôi bước xuống làn cát mềm mịn, tôi cảm giác như mình đang đứng trên một tấm thảm màu vàng nhạt bằng nhung vậy!
Đã xế chiều, gia đình tôi về khách sạn để nghỉ ngơi và chuẩn bị hành lí đi về. Nhìn ra ngòai, tôi thấy một bầu trời ửng đỏ. Mẹ tôi bảo đấy là trời đang nấu cơm. Khác với buổi sáng, trời vào hòang hôn trên biển có vài đám mây đủ màu trôi bồng bềnh. Trông chúng như những cây kẹo bông gòn màu sắc mà mẹ mua cho tôi khi tôi còn nhỏ. Biển thì phẳng lặng, trầm tính hơn biển vào sáng. Trển bãi cũng ít người tắm vì họ cũng như chúng tôi, đều về nghỉ ngơi cả rồi… Đã đến giờ chúng tôi phải về. Trước khi lên xe, tôi nhìn biển và cảm thấy cảm kích vì đất nước Việt Nam đã có những danh lam thắng cảnh trong đó có nơi tôi đang nghỉ mát- biển Vũng Tàu.
Tôi sẽ cố gắng học tốt để bố mẹ cho tôi đến đây một lần nữa để tôi có thể thưởng thức bầu không gian hùng vĩ. Hình ảnh bãi biển Vũng Tàu đẹp như tranh và đầy sức sống này sẽ mãi mãi in sâu vào trái tim cũng như tâm hồn tôi như một kỉ miệm đẹp và đáng nhớ trong kì nghỉ hè năm lớp Sáu. Hẹn gặp lại năm sau đấy, Vũng Tàu ơi!
Chuyến đi tham quan cố đô Hoa Lư - Ninh Bình vừa qua đã để lại trong em những ấn tượng sâu sắc. Em nhớ mãi cảm xúc phấn khởi, hăng say và ngạc nhiên thích thú trong chuyến đi ấy.
Vào một sáng cuối xuân, đầu hạ, khi bầu trời còn đẫm sương đêm, đoàn xe tham quan của trường em đã bắt đầu chuyển bánh. Những chiếc xe đầy ắp tiếng cười lướt nhẹ qua cây cầu bắc ngang sông Đáy hiền hòa, trong vắt, rồi tiếp tục bon bon trên quốc lộ 1. Xa xa, sau làn sương mòe, dãy Non Nước hiện lên đẹp như một bức tranh phong cảnh. Chúng em đều cảm thấy hồi hộp vì tuy nghe tiếng đã lâu nhưng chưa ai được đặt chân tới mảnh đất quê hương cờ lau dẹp loạn này bao giờ. Tiếng cười nói trong xe tạm lắng xuống, nhường chỗ cho những ánh mắt háo hức, chờ đợi ...
Hoa Lư đây rồi! Kinh đô đầu tiên của nước Đại Việt chính là đây. Toàn bộ khu di tích nằm trong một vùng đất trũng lòng chảo, xung quanh bao bọc bởi những ngọn núi trùng điệp. Thiên nhiên đã khéo sắp đặt cho nơi này một cảnh quan hùng vĩ, vừa có sông nước vừa có núi non. Phong cảnh hữu tình biết mấy!
Đến Hoa Lư hôm nay, em không còn được nhìn thấy những cung điện nguy nga, những thành cao hào sâu… nhưng mỗi tấc đất, mỗi ngọn núi nơi đây đều ghi đậm dấu ấn vẻ vang của một thời kì lịch sử oai hùng. Kia là núi Cột Cờ cao hơn 200 mét như một chân đế khổng lồ để vua Đinh dựng cờ khởi nghĩa. Đây là ngòi Sao Khê chảy qua hang Luồn, là nơi thủy quân ta luyện tập. Chúng em còn đi thăm hang Muối, hang Tiền với những nhũ đá lóng lánh. Nghe nói đây là kho dự trữ, nguồn cung cấp quân lương cho Đinh Bộ Lĩnh ngày xưa.
Giữa khu di tích Hoa Lư có đền thờ Đinh Tiên Hoàng. Ngôi đền sừng sững, mái cong vút, lợp ngói hình vảy cá, rêu xanh đã phủ dày dấu thời gian. Cột đền làm bằng những cây gỗ to, một vòng tay ôm không hết. Ngoài sân rồng còn lưu lại dấu tích bệ đặt ngai ngự của vua. Đó là một phiến đá to, bằng phẳng. Các nghệ nhân tài hoa thuở trước đã khéo léo khắc chạm lên mặt đá hình rồng bay rất đẹp. Xung quanh là hình con nghê, hình chim phượng cao quý và dũng mãnh tượng trưng cho quyền uy của nhà vua. Chúng em ngắm chiếc sập đá lòng thầm khâm phục những bàn tay tài hoa của ông cha thuở trước.
Sâu trong chính cung là tượng Đinh Tiên Hoàng đang ngự trên ngai. Nhà vua mặc áo thêu rồng, đội mũ bình thiên, bàn tay xòe rộng đặt nhẹ trên gối, vẻ cương nghị đọng lại ở đôi môi mím chặt, đôi mắt mở to nhìn thẳng. Thắp một nén hương tưởng niệm, chúng em kính cẩn dâng lên vị vua đã có công xây dựng Hoa Lư thành kinh đô của nước Đại Việt.
Tạm biệt đền Đinh Tiên Hoàng, chúng em đến thăm đền thờ vua Lê, ở phía bên trái khu di tích. Vua Lê vận long bào, đội mũ miện vàng, đeo kiếm ngang lưng trông rất oai nghiêm. Trong khu vực đền thờ còn có bức tượng một người phụ nữ phúc hậu đoan trang. Đó là thái hậu Dương Vân Nga, bậc liệt nữ có một không hai trong lịch sử nước nhà. Bà đã ghé vai gánh vác sự nghiệp cả hai triều Đinh – Lê. Những vị được tôn thờ ở đây đều là những con người kiệt xuất, mãi mãi là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.
Không có thời gian để leo núi, chúng em đứng trong thung lũng, ngẩng đầu nhìn bốn phía để cảm nhận rõ thêm vị thế hiểm trở của cố đô. Có bạn đã giở sổ tay, đưa nhanh vài nét kí họa. Nhiều tiếng bàn bạc sôi nổi về phong trào cờ lau dẹp loạn thuở nào.
Trời đã xế chiều. Chúng em lưu luyến ra về và nuối tiếc vì chưa bẻ được mấy bông lau làm cờ cho xe mình thêm khí thế. Tạm biệt Hoa Lư, chúng em hiểu thêm về lịch sử dân tộc và cảnh đẹp đất nước. Chuyến đi tham quan này đã trở thành đề tài cho những cuộc trò chuyện sôi nổi ở lớp em suốt những ngày sau đó.
Từ lâu, em đã mong ước được nhìn ngắm biển Nha Trang, một danh lam thắng cảnh bậc nhất của đất nước Việt Nam. Và cuối cùng, ước mơ ấy đã trở thành hiện thực, nhờ có hoạt động hè của thiếu nhi do xã tổ chức để khen tặng các em học sinh có thành tích xuất sắc trong năm học nên em đã có một chuyến tham quan vùng biển thơ mộng này. Chuyến tham quan của em đã để lại trong em những kỉ niệm khó quên về bãi biển Nha Trang đầy nắng và gió.
Hôm đó, không cần hẹ giờ đồng hồ mà em cũng tự dậy sớm, làm vệ sinh cá nhân, ăn sáng nhẹ rồi cùng mẹ chuẩn bị cho chuyến tham quan. Đúng 6 giờ, chiếc xe buýt bắt đầu khởi hành, em tạm biệt mẹ rồi cùng các bạn lên đường. Đi được một lúc, em bắt nhìn thấy hòn Vọng Phu từ xa xa. Quả đúng như mọi người nói, hòn Vọng Phu mang dáng đứng của một người vợ đang bồng con, mỏi mòn đợi người chồng. Rồi còn những ngọn núi với những hòn đá cuội nhẵn bóng, thơ mộng diệu kì. Tiếc rằng là em không thể dừng lại để tham quan chúng được. Cuối cùng thì cũng đến nơi rồi! Biển Nha Trang đã thấp thoáng hiện lên làm chúng em ồ lên sung sướng, những đợt sóng nhẹ nhàng vỗ về bờ cát trắng. Xa xa, là những chiếc thuyền buồm đủ màu sắc đi lại một cách chậm chạp chắc vì chúng ở xa em quá. Nước biển thật trong và mát lành, em muốn chạy ngay xuống bờ biển nhưng không được phép của anh chị phụ trách. Trên bờ cát trắng phau, những cô bé, cậu bé vui vẻ xây những lâu đài cát của mình. Xe ô tô trở chúng em đi dọc bờ biển một hồi lâu, chúng em thả sức ngắm bờ cát trắng trải dài và những làn nước biển trong veo.
Tạm biệt vùng biển Nha Trang xinh đẹp, xe trở chúng em đi tới Đảo Khỉ, nhưng chúng em còn phải qua một chuyến tàu nhỏ nữa. Rồi đảo khỉ dần dần hiện lên với những cây dừa cao, một tấm biển nho nhỏ có vẽ hình một chú khỉ tinh nghịch và đề một dòng chữ: “Hân hạnh đón chào quý khách” Đoàn tham quan chúng em chọn địa điểm nghỉ chân dưới một tán dương rậm rạp để ăn bữa trưa, Ăn xong bữa trưa, chúng em đi thăm một đàn khỉ trên đảo, hình như có đến mấy trăm con, chúng thật khôn và tinh nghịch làm sao. Chúng em được thả sức vui đùa với các bạn khỉ, cho các bạn ăn hoa quả, bánh mì…. Tham quan các bạn khỉ được một lúc thì chúng em được cô hướng dẫn viên du lịch đưa đến rạp xiếc để xem những tiết mục xiếc của những chú chó, chú khỉ… thông minh, thật đáng yêu. Em và các bạn thích nhất là xiếc khỉ, một chú khỉ làm người đạp xích lô và đương nhiên cũng phải có một chú khỉ khác quần áo sang trọng ngồi chễnh chệ, tay cầm chiếc dù làm khách. Khi những tiết mục của đoàn xiếc chấm dứt cũng là lúc chúng em tạm biệt các bạn khỉ và rời đảo khỉ để đến khu Hải Sinh Vật Học. Ở đây em đã được xem vô số loài san hô lớn nhỏ, nhiều loài cá quý hiếm và còn được tận mắt chứng kiến những con cá mập bơi lội trong làn nước. Chúng em lại được tận tay xờ vào bộ xương cá voi khổng lồ và gặp một loài cá được mệnh danh là nàng tiên của biển cả.
Trời đã bắt đầu tối, chuyến tham quan của em đang dần khép lại, đành phải rời bỏ thành phố Nha Trang thơ mộng này để về bên gia đình! Các dãy đèn trong thành phố Nha Trang đã bắt đầu thắp lên những quả tròn màu tím nhạt, ngả dần sang màu xanh lá cây và cuối cùng nở bung ra trong màu trắng soi rõ mặt người qua lại. Lúc này đây, Thành phố Nha Trang được khoác lên mình một bộ cánh mới – Thành phố về đêm với những ánh đèn đủ màu sắc của các nhà hàng, khách sạn, toà nhà cao tầng làm thành phố trở nên lộng lẫy hơn. Cuối cùng, chúng em cũng phải rời xa những hình ảnh đẹp đẽ ấy, rời xa thành phố Nha Trang với những vẻ hối tiếc vô cùng, đi được một lúc lâu, nhiều bạn sau một chuyến đi đã ngủ thiếp đi trên ghế xe, các anh chị phụ trách thấy thế liền bày ra nhiều trò chơi lý thú, hát những bài ca thiếu nhi cho tới khi chiếc xa dừng lại tại điểm xuất phát. Chuyến đi tham quan này mới tuyệt làm sao! Em thầm hứa với lòng mình sẽ cố gắng học thật giỏi để những năm sau được đi thăm những danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp khác của đất nước ta hay sẽ gặp lại vùng đất Nha Trang này, một cõi mộng mơ đẹp và rất đỗi diệu kì. Chuyến tham quan của em đã để lại cảm xúc tuyệt với trong em mà cả các bạn. Đó là một cảm giác vừa vui, vừa thú vị nhưng lại mang chút luyến tiếc vì không được ở đây lâu hơn một chút nữa. Hi vọng chúng em sẽ có nhiều chuyến tham quan như vậy nữa để mở rộng tầm mắt về những khu du lịch của Việt Nam.
mot ngay co 330 nguoi khach den tham quan nha truong .hoi 2 ngay thi co bao nhieu nguoi khach den tham quan nha truong
lập dan ý co mot lan , em cung me soan sua lai tu quan ao. Chot em bat gap mot cai ao cu cua minh. Hay ta lai cai ao ay va noi len cam xuc cua em
Lập dan ý ta lai hinh cay buoi vao mua qua chin
Tham khảo:
I. Mở bài: Giới thiệu cây nhãn.
- Vườn nhà ngoại trồng thật nhiều nhãn.
- Những cây nhãn này đã được 10 tuổi.
II. Thân bài:
Tả cây nhãn theo thời kì
- Mùa xuân, nhãn ra lá xanh um, bóng lưỡng.
- Dáng cong nghiêng, uốn lượn của thân như khoe dáng sắc của cây trong thời kì phát triển.
- Hè về, từng chùm hoa vàng hươm, li ti đậu kín vòm cây.
- Chim chóc, ong bướm rủ nhau đến thưởng thức hương sắc của hoa.
- Chớm thu, vô số quả nhãn kết chùm treo lủng lẳng, trĩu cành kín cả cây.
- Vài tuần sau, quả nhãn từ xanh non chuyển sang nâu đất.
- Từ trong vườn, hương thơm ngọt lan tỏa cả một vùng.
III: Kết bài
- Quả nhãn ngọt và thơm.
- Mỗi khi đến mùa nhân, em đều nhớ về ngoại.
Tả cây nhãn
I. Mở bài: Giới thiệu cây nhãn.
- Vườn nhà ngoại trồng thật nhiều nhãn.
- Những cây nhãn này đã được 10 tuổi.
II. Thân bài:
Tả cây nhãn theo thời kì
- Mùa xuân, nhãn ra lá xanh um, bóng lưỡng.
- Dáng cong nghiêng, uốn lượn của thân như khoe dáng sắc của cây trong thời kì phát triển.
- Hè về, từng chùm hoa vàng hươm, li ti đậu kín vòm cây.
- Chim chóc, ong bướm rủ nhau đến thưởng thức hương sắc của hoa.
- Chớm thu, vô số quả nhãn kết chùm treo lủng lẳng, trĩu cành kín cả cây.
- Vài tuần sau, quả nhãn từ xanh non chuyển sang nâu đất.
- Từ trong vườn, hương thơm ngọt lan tỏa cả một vùng.
III: Kết bài
- Quả nhãn ngọt và thơm.
- Mỗi khi đến mùa nhân, em đều nhớ về ngoại.
Đề 1: Tham khảo nha!
Thế là hôm nay em đành phải từ biệt chiếc áo sơ mi thân thuộc. Vì lẽ nào em cũng không nhớ. Nhưng chỉ biết là hôm nay tổng kết năm học, em mặc bộ quần áo mới nhất để tới trường dự buổi lễ quan trọng ấy. Tuy vậy, những kỉ niệm về tấm áo cũ vẫn in đậm trong tâm hồn em.
Tâm áo ấy không phải ai mua, ai tặng, và không phải do một thợ lành nghề nào may, mà chính đôi bàn tay khéo léo của mẹ đã may cho em. Mẹ cắt chiếc áo bộ đội của bố thành tấm áo nhỏ rồi thức thâu đêm khâu áo cho em. Một ngày kia, áo được may xong, em sung sướng mặc vào. Chà! Đẹp quá! Mẹ khéo tay thật. Tấm áo màu xanh lá cây có hai chiếc túi xinhxắnvà cặp cầu vai vồng vồng. Em khoe với tất cả bạn bè. Ngày ngày tới lớp, em khoác trên người tấm áo thân yêu. Nhưng một điều nữa làm em quý nó gấp bội: đó là hơi ấm của bố vẫn còn ởtrong áo em. Hơi ấm của người chiến sĩ. Vui sao mỗi sáng tới trường, em cùng áo và bạn Phương, Hằng đi trên con đường làng ẩm ướt hơi sương. Những cơn gió nhè nhẹ làm tà áo bay lượn, múa hát như nhấc nhở chúng em mau mau đến lớp. Nhìn áo, lòng em vui phơi phới và luôn nghĩ tới người cha kính yêu đang cầm súng đánh giặc, bảo vệ từng tấc đất biên cương của Tổ quốc.
Một hôm, trời mưa rả rích, sân trường trơn, nước đọng lại từng vũng to như cái chảo. Khi mưa vừa ngót hạt, cái Hằng đã rủ em ra chơi đuổi bắt mối (vì thường thường khi mưa tạnh mối bay ra mà). Mải nhìn và chạy theo mối, em quên bẵng những vũng nước đáng ghét kia. Bỗng “oạch”, em ngã sóng soài, quần áo lấm lem bùn đất. Các bạn phải chạy ra đỡ em dậy. Hôm ấy em cứ tức cái Hằng mãi. Còn cái áo tuyệt đẹp kia thì em phải giặt mỏi tay mà không sạch. Mẹ em phải giặt cả bao xà phòng nó mới sạch được mọi vết bẩn. Em ân hận quá. Từ đấy, em quý áo hơn, lúc nào em cũng gần gũi với áo như một đôi bạn thân thiết. Đêm nằm ngủ, em cởi áo ra và gấp lại. Sáng em mặc áo đi học. Nhưng em có tính bộp chộp và hay quên nên đã để xảy ra một điều đáng tiếc.
Một hôm nào đó đi học về em không nhớ rõ nữa. Chả là hôm ấy được chín điểm văn. Em sung sướng, hồ hởi, vừa đi vừa tung cặp lên cao. Quá tay, chiếc cặp rơi bịch sang bờ bên kia. Em hơi lo. Bỗng em nghĩ được một ý, liền lấy que chọc một lỗ hổng chui sang lấy cặp. Lúc trở ra, mặt mũi em bị xước, áo rách toạc một mảng. Lần này về em bị mẹ phê bình và suýt nữa bị mấy roi vào mông nữa đấy. May sao em tìm được mảnh vải giống màu, mẹ em cặm cụi vá lại. Chiếc áo bị vá làm em rất buồn. Tấm áo ấy em vẫn mặc để nhớ ngày bố em ra chiến trường đánh giặc. Nhưng tiếc thay, vì nghịch ngợm quá nên áo em rách thêm, ngày càng phai màu, cũ vải. Em vẫn quý nó, vẫn mặc nó, vẫn gắn liền những kỉ niệm thời thơ ấu và vẫn gửi gắm tình thương của mình vào chiếc áo. Một ngày kia, áo rách nhiều quá. Mẹ không vá hết được. Và hôm nay tổng kết năm học, em đành phải từ biệt áo. Áo ơi, mình vẫn quý bạn đó. Mình vẫn nhớ mãi sáng mùa đông rét buốt như... kim châm, không nhờ bạn, có lẽ mình không thể đến lớp học được đâu. Mình cảm ơn bạn nhé! Chính nhờ bạn, mình đi học đều đặn trong mỗi buổi sáng mùa đông nên bây giờ mình mới đạt được kết quả tốt trong buổi tổng kết hôm nay.
Tấm áo của em đã “nghỉ hưu” như vậy đấy. Chỉ vì em nên áo chóng hỏng. Tấm áo mẹ may cho em đấy lá chiếc thứ bao nhiêu? Rút kinh nghiệm lần trước, em sẽ giữ gìn cẩn thận cho áo bền, đẹp lâu hơn. Em sẽ mặc áo ấm để tới lớp thật đều, học thật giỏi để đền đáp công ơn cha mẹ. Chính cha em cũng như bao nhiêu người chiến sĩ khác đã đổ xương máu để giành lại dộc lập, tự do cho Tổ quốc, cho em được học hành yên ổn dưới mái trường thân yêu. Còn mẹ em thì tận dụng từng mảnh vải để may thành những chiếc áo em mặc ấm qua mùa đông giá lạnh. Và những tấm áo xinh xắn ấy đã giúp em nhớ lại những kỉ niệm về đời mình.
Good luck!