Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
21 tháng 7 2023 lúc 13:43

THAM KHẢO!!!

- Đặc điểm nổi bật nền kinh tế Cộng hòa Nam Phi:

+ Là một trong ba nền kinh tế lớn nhất châu Phi, là quốc gia duy nhất của châu Phi thuộc thành viên của G20.

+ Có trình độ khoa học - công nghệ phát triển nhất châu Phi, có cơ sở hạn tầng hiện đại hỗ trợ cho các ngành kinh tế.

+ Thu hút được nhiều vốn đầu tư, tổng FDI đầu tư vào Cộng hòa Nam Phi đạt 3 tỉ USD năm 2020, lớn thứ 3 châu Phi.

- Sự phát triển các ngành kinh tế:

+ Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chiếm khoảng 1,5% GDP và sử dụng 10,4% lực lượng lao động (năm 2020)

+ Công nghiệp chiếm 23,4% GDP và khoảng 25% lực lượng lao động của đất nước (năm 2020); tạo nên nhiều mặt hàng xuất khẩu quan trọng.

+ Dịch vụ là ngành kinh tế quan trọng nhất của Nam Phi, chiếm 64,6% GDP và sử dụng 72,4% lực lượng lao động (năm 2020).

Bình luận (0)
Lê Thảo
Xem chi tiết
Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
31 tháng 7 2023 lúc 13:04

Tham khảo!

- Tình hình phát triển kinh tế:

+ Từ khi bãi bỏ lệnh cấm vận năm 1996, kinh tế của Cộng hoà Nam Phi phát triển nhanh chóng trong suốt hơn một thập niên.

+ Từ 2012 đến nay, tăng trưởng kinh tế chậm lại do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và ảnh hưởng của dịch bệnh… Tuy nhiên, cộng hòa Nam Phi vẫn là một trong những nền kinh tế lớn ở châu phi. Và là quốc gia duy nhất ở châu phi nằm trong nhóm các nước có nền kinh tế lớn trên thế giới (G20).

- Cơ cấu ngành kinh tế của cộng hòa Nam Phi có sự chuyển dịch đáng kể, trong đó ngành dịch vụ và công nghiệp xây dựng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản có tỷ trọng thấp.

Bình luận (0)
Nguyễn Quang Huy
Xem chi tiết
Đỗ Gia Ngọc
22 tháng 12 2016 lúc 20:44

- Trong một thời gian dài, phần lớn các quốc gia ở châu Phi có kinh tế chậm phát triển, chuyên môn hóa phiến diện, chú trọng trồng cây công nghiệp nhiệt đới và khai thác khoáng sản để xuất khẩu; giao thông kém phát triển. Tuy nhiên, hiện nay một số nước ở châu Phi có mức tăng trưởng kinh tế khá hơn, cao hơn mức trung bình của thế giới do tạo được môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế như tăng cường khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú (dầu mỏ, khí đốt, đất đai màu mỡ,...); nguồn nhân lực từ dân số trẻ (60% dưới tuổi 25) và nhận được vốn đầu tư của nước ngoài. Song số lượng các sản phẩm hàng hóa của hầu hết các nước châu Phi còn rất hạn chế. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu vẫn là nguyên liệu thô, giá trị không cao.

- Một số nước có nền kinh tế tương đối phát triển là Cộng hòa Nam Phi, Ni- giê- ri- a, An- giê- ri, Ai Cập.

chúc bạn học tốt

Bình luận (0)
Phạm Phương Thảo
23 tháng 12 2016 lúc 16:01

+ Đặc điểm chung:

- Kinh tế chậm phát triển

- Chuyên môn hóa phiến diện; chú ý trồng cây công nghiệp nhiệt đới và khai thác khoáng sản để xuất khẩu

- Giao thông kém phát triển

Bình luận (0)
Trần Phương Thảo
9 tháng 1 2017 lúc 9:27

Kinh tế

-Nông nghiệp trồng các loại cây cam, chanh, lạc.....

-Công nghiệp khai thác khoáng sản, luyện kim, cơ khí

-Các nước ở khu vực Nam Phi có trình độ phát triển kinh tế chênh lệch

-Cộng hòa Nam Phi là nước phát triển nhất.Công nghiệp khai khoáng giữ vai trò quan trọng, cung cấp nhiều co xuất khẩu.

-Còn lại các nước có nền kinh tế chậm phát triển

Bình luận (0)
Đoàn Tiến Đạt
Xem chi tiết
Nhật Linh
28 tháng 12 2016 lúc 19:01

- Hoạt động kinh tế đối ngoại của các nước châu Phi tương đối đơn giản:

+ Xuất khẩu sản phẩm cây công nghiệp nhiệt đới và khoáng sản chưa qua chế biến.

+ Nhập khẩu máy móc, thiết bị, hàng tiêu dùng, lương thực.

+ Khoảng 90% thu nhập ngoại tệ của nhiều nước ở châu Phi là nhờ vào xuất khẩu nông sản, khoáng sản.

Bình luận (0)
Trà My
Xem chi tiết
Thanh Đình Lê
27 tháng 4 2023 lúc 22:47

Một số nước ở châu Âu:

Pháp

Đức

Anh

Tây Ban Nha

Ý

Bồ Đào Nha

Hà Lan

Na Uy

Thụy Điển

Phần Lan

Ba Lan

Hy Lạp

Áo

Thụy Sĩ

Bỉ

Đan Mạch

Séc

Slovakia

Croatia

Serbia

Bulgaria

Romania

Ukraina

Nga.

 

Bình luận (0)
Thanh Đình Lê
27 tháng 4 2023 lúc 22:49

_ Châu Phi là một lục địa có địa hình đa dạng, khí hậu và kinh tế khác nhau ở từng vùng.

Địa hình: Châu Phi bao gồm nhiều loại địa hình như sa mạc Sahara, rừng nhiệt đới, thảo nguyên, dãy núi Kilimanjaro, sông Nile, hồ Victoria, v.v. Tuy nhiên, phần lớn diện tích của Châu Phi là sa mạc và thảo nguyên.

Khí hậu: Châu Phi có khí hậu nóng và khô, đặc biệt là ở các vùng sa mạc. Các vùng nhiệt đới ở châu Phi có mùa mưa và mùa khô, trong khi các vùng cận xích đạo có khí hậu nóng ẩm quanh năm.

Kinh tế: Châu Phi là một trong những khu vực kinh tế yếu nhất thế giới. Nhiều quốc gia ở Châu Phi đang phát triển kinh tế, nhưng vẫn còn đối mặt với nhiều thách thức như nghèo đói, thiếu hụt tài nguyên, tham nhũng, chiến tranh và xung đột. Các ngành kinh tế chính của Châu Phi bao gồm nông nghiệp, khai thác khoáng sản và dầu mỏ, du lịch và các ngành công nghiệp như dệt may, chế biến thực phẩm và sản xuất điện.

Bình luận (0)
Thanh Đình Lê
27 tháng 4 2023 lúc 22:56

Châu Mỹ là một lục địa có địa hình đa dạng và phức tạp, với nhiều đặc điểm nổi bật:

Dãy núi Rocky: Dãy núi Rocky chạy dọc theo phía tây của lục địa, từ Bắc Mỹ đến Nam Mỹ. Đây là một trong những dãy núi lớn nhất thế giới, với đỉnh cao nhất là núi Aconcagua ở Argentina.

Vùng đồng bằng: Châu Mỹ cũng có nhiều vùng đồng bằng, như vùng Mississippi ở Hoa Kỳ, vùng Amazon ở Nam Mỹ và vùng Pampas ở Nam Mỹ.

Rừng nhiệt đới: Châu Mỹ có nhiều khu rừng nhiệt đới, như rừng Amazon ở Nam Mỹ và rừng Mesoamerican ở Trung Mỹ.

Đại dương và biển: Châu Mỹ có nhiều đại dương và biển, như Thái Bình Dương, Đại Tây Dương và Biển Caribe.

Vịnh Mexico: Vịnh Mexico là một trong những vịnh lớn nhất thế giới, nằm ở phía tây của lục địa.

Thung lũng sông Mississippi: Thung lũng sông Mississippi là một trong những vùng đất trồng lúa lớn nhất thế giới, nằm ở phía đông của Bắc Mỹ.

Vịnh California: Vịnh California là một trong những vịnh lớn nhất thế giới, nằm ở phía tây của Bắc Mỹ.

Đặc điểm nổi bật của địa hình châu Mỹ là sự đa dạng và phức tạp, với nhiều khu vực có địa hình và khí hậu khác nhau, từ rừng nhiệt đới đến sa mạc và đồng bằng. Điều này đã tạo ra nhiều cơ hội và thách thức cho các nền kinh tế và văn hóa của các quốc gia trên lục địa này.

Bình luận (0)
Lê Thảo
Xem chi tiết
ღ๖ۣۜLinh
20 tháng 2 2020 lúc 13:47

Câu 1: - Bắc Phi :

+ Có diện tích lớn hơn Nam Phi;

+ Đường chí tuyến đi qua điểm giữa của Bắc Phi nên Bắc Phi nằm trong khu vực áp cao chí tuyến, không mưa;

+ Phía bắc của Bắc Phi là lục địa Á - Âu rộng lớn nên gió mùa đông bắc từ lục địa Á - Âu thổi vào Bắc Phi cũng không gây mưa.

+ Địa hình Bắc Phi ở độ cao trên 200 m, dãy Át-lát ngăn cản gió tây nên ảnh hưởng của biển rất ít.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Quang Huy
Xem chi tiết
Trương Hồng Hạnh
22 tháng 12 2016 lúc 9:07

Đặc điểm nổi bật:

Các nước ven Địa Trung Hải có nền văn minh phát triển rất sớm. Điển hình là nền văn minh rực rỡ Sông Nin trong thời cổ Đại. Ngày nay, kinh tế chủ yếu dựa vào khai thác-xuất khẩu và phát triển du lịch

Trong nhiều vùng Xa-ha-ra thuộc Li-bi, An-giê-ri trước kia hoang vắng đã xuất hiện đô thị mới với các công tình khai thác, chế biến dầu mỏ

Các nước ven Địa Trung Hải trồng lúa mì, ô liu, cây ăn quả cận nhiệt đới..........Các nước phía Nam Xa-ha-ra trồng một số loại cây nhiệt đới như:lạc, bông, ngô ..........nhưng sản lượng không lớn

=>Kinh tế Bắc Phi tương đối phát triển trên cơ sở các nghành dầu khí và du lịch

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
31 tháng 7 2023 lúc 13:21

Tham khảo!

 

♦ Tình hình ngoại thương của Nhật Bản: Nhật Bản là một cường quốc về thương mại trên thế giới, khoảng 55% trị giá thương mại được thực hiện với các nước phát triển, nhiều nhất là Hoa Kỳ và EU. Khoảng 45% tổng giá trị thương mại được thực hiện với các nước đang phát triển, nhất là với các nước châu Á.

- Hoạt động xuất khẩu

+ Nhật Bản là nước xuất khẩu lớn thứ 4 thế giới. Năm 2020, giá trị xuất khẩu của Nhật Bản đạt 785,4 tỉ USD.

+ Các sản phẩm nhập khẩu chủ yếu gồm nhiên liệu, thực phẩm, hóa chất, hàng dệt may, nguyên liệu thô,...

+ Thị trường nhập khẩu chủ yếu của Nhật Bản là: Trung Quốc, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Ô-xtrây-li-a, A-rập Xê-út, Thái Lan,...

- Hoạt động nhập khẩu

+ Nhật Bản là nước nhập khẩu hàng hóa lớn thứ 5 thế giới. Năm 2020, giá trị nhập khẩu của Nhật Bản đạt 786,2 tỉ USD.

+ Các mặt hàng xuất khẩu quan trọng gồm xe có động cơ, linh kiện và phụ tùng ô tô, hóa chất, sản phẩm và linh kiện điện tử - điện thoại, máy móc và thiết bị cơ khí, tàu biển,…

+ Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Nhật Bản là: Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU, Hàn Quốc, Thái Lan,..

- Cán cân thương mại: trong giai đoạn từ năm 2000 - 2020, cán cân thương mại của Nhật Bản có sự biến động: từ năm 2000 - 2010, Nhật Bản là nước xuất siêu; từ năm, 2015 - 2020, Nhật Bản là nước nhập siêu.

♦ Tình hình hoạt động đầu tư của Nhật Bản:

- Nhật Bản là quốc gia có giá trị đầu tư ra bên ngoài rất lớn và ngày càng tăng. Nhật Bản đầu tư nhiều ra bên ngoài do nhiều nguyên nhân, trong đó chi phí nhân công ở các nước nhận đầu tư thấp là một trong những nguyên nhân chính.

- Hoa Kỳ là đối tác đầu tư lớn nhất của Nhật Bản. Hiện nay, Nhật Bản đang tăng cường đầu tư vào các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam.

- Tính đến ngày 20/4/2021, Nhật Bản có 4 690 dự án đầu tư tại Việt Nam còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng kí đạt 62,9 tỉ USD.

+ Các lĩnh vực đầu tư chủ yếu của Nhật Bản vào Việt Nam là công nghiệp chế biến, chế tạo; sản xuất, phân phối điện, khí, nước, điều hoà; bất động sản,...

+ Một số dự án lớn của Nhật Bản tại Việt Nam là: Dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn ở Thanh Hoá, Dự án thành phố thông minh tại huyện Đông Anh ở Hà Nội, Dự án nhà máy nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2 ở Thanh Hoá, Dự án khu đô thị Tô-kiu ở Bình Dương...

Bình luận (0)