Những câu hỏi liên quan
Hoilamgi
Xem chi tiết
zZz Cool Kid_new zZz
7 tháng 12 2018 lúc 21:14

Quân tử nhất ngôn . 
Rượi ngon bất luận be sành 
Áo rách khéo vá, hơn lành vụng may . 
 Có trí thì nên.

Bình luận (0)
Đàm Tú Vi
7 tháng 12 2018 lúc 21:02

- Dù ai nói ngả nối nghiêng , lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân. 
- Thất bại là mẹ thành công. 
- Thua keo này bày keo khác. 
- Người có chí thì nên nhà có nền thì vững. 
- Chớ thấy sóng mà cả ngã tay chèo. 
- Tay không mà dựng cơ đồ mới ngoan.

Bình luận (0)
Nguyễn Quỳnh Trang
7 tháng 12 2018 lúc 21:08

Dù ai nói ngả nói nghiêng , lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân

Thất bại là mẹ thành công

Bình luận (0)
Dung Trương
Xem chi tiết
HwangJungeum
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Hoàng
23 tháng 12 2018 lúc 16:27

Câu tục ngữ : Lá lành đùm lá rách.

Hiểu biết bằng bài văn sau:

Dân tộc ta lớn lên trên dải đất hình chữ S bên bờ Thái Bình Dương sóng gió. Người Việt Nam đã từng chịu không biết bao tai trời ách nước: giặc giã, bão lụt, hoả hoạn, mất mùa, đói kém. Cứ mỗi lần cùng vượt qua mọi khó khăn, nhân dân ta lại nhắc nhở nhau cách sống: Lá lành đùm lá rách.

Ta cần tìm hiểu ý nghĩa và giá trị của câu tục ngữ này như thế nào để hiểu cho đúng lời nhắn gởi của cha ông để lại?

Câu tục ngữ gợi lên một bài học về đạo lý làm người, về quan hệ giữa con người với nhau. Người ta ở đời, có người, có lúc gặp phải khó khăn, thiếu thốn, hoạn nạn. Lúc ấy, nếu chỉ một mình tự xoay xở lấy thì thật khó mà vượt qua. Trong hoàn cảnh đó, sự giúp đỡ của người khác, sự chia sẻ của người khác là rất quan trọng. Sự đùm bọc lẫn nhau, tương thân tương ái, giúp đỡ nhau trong cơn hoạn nạn là một cách sống cần thiết đầy nhân ái.

Xét về giá trị của câu tục ngữ, ta thấy có một giá trị thiết thực. Nói Lá lành đùm lá rách là nói đến thái độ nhường cơm xẻ áo giữa những người vốn cùng chung cảnh ngộ, trong cùng một cộng đồng, trên cùng một đất nước. Tuy có lành có rách nhưng cũng là lá. Đây là chia sẻ, là thông cảm. Khi mọi người bị hoạn nạn, thì những người không bị hoạn nạn cùng nhau giúp đỡ, đó là lá lành đùm lá rách. Sự giúp đỡ của từng người có thể không nhiều, nhưng nhiều người hợp lại thì sự giúp đỡ lại trở nên rất có ý nghĩa, có thể giúp cho người hoạn nạn vượt qua khó khăn. Khi một phường, một vùng gặp hoạn nạn, thì những vùng bên cạnh cùng hợp lại, mỗi người một ít, mỗi nhà một ít, mỗi phường, mỗi huyện, mỗi tỉnh một ít, kết quả thành ra rất to lớn.

Lá lành đùm lá rách là cách sống và đạo lí đã có tự ngàn xưa của nhân dân Việt Nam. Có lẽ chính vì thế mà nhân dân Việt Nam đã vượt lên bao khó khăn có lúc tưởng chừng không vượt nổi để mãi mãi tồn tại vững vàng. Người ta nói: một miếng khi đói bằng gói khi no. Trong khi gặp hoạn nạn, người bị ít khó khăn còn chia sẻ cả với người nhiều khó khăn hơn. Giá trị nhân đạo sâu sắc của câu tục ngữ chính là ở đó.

Trải qua hơn ba mươi năm chiến tranh, rồi trong gần hai mươi năm xây dựng kinh tế, truyền thông lá lành đùm lá rách đã được nhân dân ta phát huy một cách mạnh mẽ. Chỉ nói riêng mấy năm gần đây, trên đất nước ta đã bao nhiêu lần thiên nhiên gây ra tai hoạ ghê gớm. Những trận bão tàn phá miền Trung, rồi lũ lụt ở đồng bằng Nam Bộ..., làm cho đồng ruộng bị tàn phá, lúa, hoa màu bị mất sạch, bao nhiêu nhà cửa, bệnh viện, trường học... bị phá huỷ. Những khi miền Trung, miền Nam gặp hoạn nạn, khó khăn, cả nước quan tâm theo dõi, kịp thời chia buồn và cứu trợ. Nhờ sự giúp đỡ kịp thời của cả nước, trong đó có thành phố Hồ Chí Minh, dần dần các vùng này đã trở lại cuộc sống bình thường. Những tin tức về trận lũ vừa được loan báo, những lời kêu gọi đã được phát đi thì những hành động hưởng ứng đã đáp lại ngay. Có người góp vào quỹ cứu trợ hàng triệu đồng, cũng có bạn nhỏ tự mình mang đến một hai nghìn bạc vốn dành dụm từ món tiền ăn sáng của mình để góp phần nhỏ bé...

Một khía cạnh nào đó, hành động lá lành đùm lá rách không phải chỉ có ý nghĩa giúp đỡ người khác, mà còn chính là tự giúp đỡ mình. Thường khi gói bánh, lá lành nằm bên ngoài, lá rách nàm bên trong để gói. Gói như vậy thì chiếc bánh mới kín mới cứng. Giúp người khác, chia sẻ với người khác để người làng khác, tỉnh khác... vượt lên khó khăn, đứng vững, chính là góp phần cho đất nước đứng vững lên. Cuối cùng, cái kết quả tốt đẹp ấy, mỗi người đều được hưởng. Bởi vậy, lá lành đùm lá rách không còn là phương châm cho những hành động nhất thời, đặc biệt, mà trở nên một cách sống tốt đẹp trong cuộc sống chúng ta. Hằng ngày, vẫn có người lặng lẽ quyên góp tiền bạc, quần áo, cho một trại phong, trại nuôi dưỡng người già neo đơn, trại trẻ mồ côi, gia đình khó khăn, người tàn tật... Nhân những dịp lễ tết, những người trong phường lại chia sẻ với những bà con nghèo còn thiếu thốn.

Lá lành đùm lá rách, câu nói ngày xưa chỉ mang một nghĩa hẹp, nhằm kêu gọi sự đùm bọc lẫn nhau trong một nhà, một họ hay rộng lắm là một làng. Càng ngày, cùng với sự phát triển của đời sống, sự hiểu biết của con người, ý nghĩa của câu nói càng mang một nội dung nhân đạo sâu sắc và rộng rãi. Đây là một câu nói của tình thương đầy tính nhân đạo. Trong một xã hội, không có một sức mạnh nào lớn hơn sức mạnh của tình thương. Tình thương càng ngày càng phát triển thành tình cảm chung của mọi người, thành nếp sống phổ biến của xã hội thì tội ác cũng sẽ thu hẹp lại, xã hội sẽ ổn định hơn, tốt đẹp hơn. Cái thiện sẽ đẩy lùi cái ác.

Riêng bản thân em, câu tục ngữ lá lành đùm lá rách cũng gợi cho em nhiều suy nghĩ. Trong trường, trong lớp em, có không ít bạn hoàn cảnh rất khó khăn. Nhiều bạn đi học với chiếc áo vá, với cái bụng đói, ngoài giờ học còn phải vất vả phụ cha mẹ kiến sống hoặc tự nuôi mình. Nếu em bỏ đi một món mua sắm, tiêu xài chưa cần thiết, em cũng có thể giúp cho bạn mình đỡ chút khó khăn. Nhiều người làm được như vậy chắc chắn sẽ có ý nghĩa lớn hơn.

Lá lành đùm lá rách thật là một cách nói đầy sáng tạo và sâu sắc của người xưa. Tục ngữ không chỉ là văn chương mà còn là triết lí. Sống là phải quan tâm đến người khác, phải chia sẻ khó khăn cùng người khác. Đạo lý sống ấy thật là tốt đẹp mà ngày nay ta cần nuôi dưỡng, phát huy.

Học tốt

Bình luận (0)
jeff the killer
23 tháng 12 2018 lúc 17:12

đéo quan tâm lêu lêu

Bình luận (1)
jeff the killer
23 tháng 12 2018 lúc 17:18

bím to

Bình luận (0)
uyên nguyễn
Xem chi tiết
Trần Quang Hưng
25 tháng 10 2016 lúc 20:14

1, Tự trọng là:
- Biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách
- Biết điều chỉnh hành vi của mình phù hợp với các chuẩn mực xã hội
-biểu hiện thể hiện tính tự trọng:
+ Cư xử đúng mực, đàng hoàng
+Biết giữ lời hứa, giữ chữ tín
+ Dũng cảm nhận lỗi
+ Tự giác hoàn thành công việc không để nhắc nhở, chê trách

2, Tự trọng
- Áo rách cốt cách người thương.
- Ăn có mời, làm có khiến.
- Giấy rách phải giữ lấy lề.
- Đói cho sạch, rách cho thơm.
- Cười người chớ vội cười lâu
Cười người hôm trước hôm sau người cười.
- Kính già yêu trẻ.
- Yêu trẻ, trẻ đến nhà; kính già, già để tuổi cho.
- Người đừng khinh rẻ người.
- Quân tử nhất ngôn.
- Vô công bất hưởng lợi.
- Thuyền dời bến nào bến có dời
Khăng khăng quân tử một lời nhất ngôn.
- Bụt không thèm ăn mày ma.
- Rượu ngon bất luận be sành
Áo rách khéo vá, hơn lành vụng may.
- Biết thì thưa thớt
Không biết thì dựa cột mà nghe.
Kỉ luật:
- Muốn tròn phải có khuôn, muốn vuông phải có thước.
- Đất có lề, quê có thói.
- Nước có vua, chùa có bụt.
- Ở quen thói, nói quen sáo.
- Người trên đứng đắn, kẻ dưới dám nhờn.
- Thượng bất chính, hạ tắc loạn.
- Bề trên ở chẳng kỉ cương
Cho nên kẻ dưới lập đường mây mưa.
- Dột từ nóc dột xuống.
- Nhà dột tại nóc.
- Đục từ đầu sông đục xuống.
- Tôn ti trật tự.
Đạo đức:
- Cái nết ***** cái đẹp.
- Có đức gửi thân, có nhân gửi của.
- Dạo chơi quán cũng như nhà
Nhà tranh có ngãi hơn toà nhà cao.
- Giàu nhân nghĩa hãy giữ cho giàu
Khó tiền bạc chớ cho là khó.
- Thức lâu mới biết đêm dài
Ở lâu mới biết lòng người có nhân.
- Gĩư quần áo lúc mới may
Gĩư thanh danh từ lúc trẻ.
Đoàn kết, tương trợ:
- Bẻ đũa chẳng bẻ được cả nắm.
- Cả bè hơn cây nứa.
- Chết cả đống còn hơn sống một người.
- Chung lưng đấu cật.
- Một hòn chẳng đắp nên non
Ba hòn đắp lại nên cồn Thái Sơn.
- Khi đói cùng chung một dạ, khi chết cùng chung một lòng.
- Dân ta nhớ một chữ đồng :
Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh.
- Dựng nhà cần nhiều người, đánh giặc cần nhiều sức.
- Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
- Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
- Lá lành đùm lá rách.
- Miếng khi đói bằng gói khi no.

Bình luận (3)
Phạm Thu Hằng
25 tháng 10 2016 lúc 20:15

1.Lòng tự trọng là coi trọng danh dự, phẩm chất, nhân cách của bản thân. Người có lòng tự trọng là luôn biết giá trị của bản thân mình. Họ biết mình ai, có những ,tự hào về điều và không để người khác xâm phạm đén những điều ấy. Người có lòng tự trọng sẽ biết bảo vệ lòng tự trọng của mình.

2. Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước pahir thương nhau cùng

Bình luận (5)
Phương Anh (NTMH)
25 tháng 10 2016 lúc 20:42

Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội

Một số câu ca dao tục ngữ về tự trọng là:

- Giấy rách phải giữ lấy lề

- Đói cho sạch, rách cho thơm

- Cười người chớ vội cười lâu

Cười người hôm trước hôm sau người cười

- Quân tử nhất ngôn

Bình luận (0)
phạm lê phương nhi
Xem chi tiết
Tập-chơi-flo
4 tháng 12 2018 lúc 22:01

- Thuyền dời bến nào bến có dời
Khăng khăng quân tử một lời nhất ngôn.
- Rượu ngon bất luận be sành
Áo rách khéo vá, hơn lành vụng may.
- Biết thì thưa thớt
Không biết thì dựa cột mà nghe.
- Cười người chớ vội cười lâu
Cười người hôm trước hôm sau người cười.
- Nói lời phải giữ lấy lời
Đừng như con bướm đậu rồi lại bay.
- Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhụy vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Tục ngữ nói về tính tự trọng
- Áo rách cốt cách người thương.
- Ăn có mời, làm có khiến.
- Giấy rách phải giữ lấy lề.
- Đói cho sạch, rách cho thơm.
- Kính già yêu trẻ.
- Yêu trẻ, trẻ đến nhà; kính già, già để tuổi cho.
- Người đừng khinh rẻ người.
- Quân tử nhất ngôn.
- Vô công bất hưởng lợi.
- Cọp chết để da, người ta chết để tiếng.
- Danh dự quý hơn tiền bạc.
- Đói miếng hơn tiếng đời.
- Được tiếng còn hơn được miếng.
- Ăn một miếng tiếng một đời.
- Giữ quần áo lúc mới may, giữ thanh danh lúc còn trẻ.
- Người chết nết còn.
- Sống chớ khom lưng, uốn gối, dập đầu.
- Bụt không thèm ăn mày ma.
- Chết đứng hơn sống quỳ.

Bình luận (0)
Người
4 tháng 12 2018 lúc 21:55

lên google là có ngay

cần gì hỏi

hok tốt nhé

Bình luận (0)
Lê Thúy Hậu
4 tháng 12 2018 lúc 22:00

1.Áo rách cốt cách người thương.

+.Ăn có mời, làm có khiến.

+.Giấy rách phải giữ lấy lề.

+.Đói cho sạch, rách cho thơm.

+.Cười người chớ vội cười lâu

Cười người hôm trước hôm sau người cười.

2.Đây là câu tục ngữ về lòng tự trọng. Nghĩa đen là quyển sách dù có tờ bị rách mà còn giữ được lề thì vẫn còn là quyển sách, nếu để lề đứt thì tung hết.Nghĩa bóng : Dù sa sút nghèo khó cũng phải giữ nền nếp đạo đức gia phong.

Bình luận (0)
Mahakali Mantra (Kali)
Xem chi tiết
Ahihiolala
14 tháng 1 2020 lúc 22:28

Giả nhân giả nghĩa

Giả chết bắt quạ

Dối trên lừa dưới

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Ai ngờ lòng chim dạ cá

Ăn bằng nói chắc

Bánh đúc bày sàng

k nha

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Lê Thị Quyên
30 tháng 3 2019 lúc 12:22

- Ca dao :

Muốn sang thì bắc cầu kiều

Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy

- Tục ngữ :

Không thầy đố mày làm nên

- Châm ngôn :

Nhất tự vi sư, bán tự vi sư

Bình luận (0)
Lê Huyền Trang
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
30 tháng 9 2016 lúc 21:36

- Muốn sang phải bắc cầu kiều

Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy.

- Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.

- Tôn sư trọng đạo.

- Thầy là mẹ.

Bình luận (0)
Awayuki Himeno
3 tháng 10 2016 lúc 21:50

Một chữ là thầy nửa chữ cũng là thầy.

Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.

Uống nước nhớ nguồn.

Tôn sư trọng đạo

Bình luận (0)
Nguyễn Linh
18 tháng 10 2016 lúc 10:03

VUA, THẦY, CHA ẤY BA NGÔI

KÍNH THỜ NHƯ 1 TRẺ ƠI GHI LÒNG

Bình luận (0)
Tú Nguyễn
Xem chi tiết
Trần Thị Hồng Nhung
6 tháng 12 2016 lúc 18:32

Đức tính trung thực là hết lòng với mọi người, là thật thà, là ngay thẳng. Người có đức tính trung thực là người luôn nói đúng sự thật, không làm sai lệch sự thật, ngay thẳng, thật thà, là người luôn được mọi người tin tưởng. Trong cuộc sống ngày nay, đức tính trung thực được biểu hiện trong các kì thi của giới học sinh như không có hiện tượng quay cóp, chép bài hoặc xem bài của bạn... Và đức tính này cũng được biểu hiện trong xã hội như có những người ngay thẳng, không nói sai sự thật, không tham lam của người khác.
Cau 2:Rượu ngon bất luận be sành
Áo rách khéo vá, hơn lành vụng may.

Áo rách cốt cách người thương.
- Ăn có mời, làm có khiến

. Câu 3:Anh em cốt nhục đồng bào,
Kẻ sau người trước phải hào cho vui.

Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
Người trong một nước phải thương nhau cùng.

câu4:người có tính tự lập sẽ gặt hái được nhiều thành công trong công việc và trong cuộc sống

Họ xứng đáng được mọi người kính trọng

 

Bình luận (0)