con cò lặn lội bờ sông.gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non
tìm những ẩn dụ có trong câu sau và xác định đó là ẩn dụ nào
a) Con cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non
(Ca dao)
b) Em nghe thầy đọc bao ngày
Tiếng thơ đỏ nắng, xanh cây quanh nhà
(Trần Đăng Khoa, Nghe thầy đọc thơ)
c) Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng
(Nguyễn Khoa Điềm, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ)
LẸ LÊN NHA !
a. Con cò - người phụ nữ
b. Tiếng thơ đỏ nắng - ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
c. Mặt trời của mẹ - em bé là nguồn sống của mẹ.
Chỉ ra các biện pháp tu từ trong câu ca dao sau:
a) Con cò lặng lội bờ sông
Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non .
b) Cái cò là cái cò con
Mẹ đi súp tép để con ở nhà.
Chỉ ra các biện pháp tu từ trong câu ca dao sau:
a) Con cò lặng lội bờ sông
Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non .
=> Biện pháp tu từ nhân hóa.
b) Cái cò là cái cò con
Mẹ đi súp tép để con ở nhà.
=> Biện pháp tu từ nhân hóa.
"Con cò lặng lội bờ sông
Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non."
Bằng biện pháp tu từ nhân hoá, tác giả như ns lên: Hình ảnh con cò được tượng trưng cho người phụ nữ. Người vợ lại phải lặn lội thân cò, gánh gạo đưa chồng trong tiếng khóc nỉ non ai oán. Nhưng rồi họ vẫn cam chịu, vẫn phải chấp nhận sự hi sinh. Một thân một mình vất vả nuôi mẹ, nuôi con cho chồng ra chiến trận. Nếu không có một tấm lòng yêu thương tha thiết, đức tính cần cù, nhẫn nhục hi sinh thì làm sao những người phụ nữ bé nhỏ yếu đuối kia lại có thể đem thân cò cùa mình mà gánh vác hết nỗi vất vả gian lao...
b) "Cái cò là cái cò con
Mẹ đi súp tép để con ở nhà."
Ta càng cảm nhận được rõ hơn cuộc sống khó khăn thiếu thốn ấy. Sống trong xã hội phong kiến đầy rẫy những bất công thối nát, người phụ nữ cũng như thân cò nhỏ bé phải đương đầu với bao nỗi đắng cay. Thật tội nghiệp làm sao! ...
a, Con cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non
- dùng biện pháp tu từ nhân hoá và ẩn dụ .
b, Cái cò là cái cò con
Mẹ đi súp tép để con ở nhà
- dùng biện pháp tu từ nhân hoá
mk nghĩ vậy, hihi, mk k hk giỏi văn lắm có j sai sót mog các bn thông cảm!
Viết đoạn văn(4-6 câu) ghi lại cảm xúc của em về bốn câu thơ:
"Con cò lặn lội bờ sông
Lam lũ nuôi chồng, nuôi cả đàn con
Tháng năm thân mẹ hao mòn
Sớm khuya vất vả, héo hon khô gầy"
. Em hãy điền vào chỗ trống (…) l hoặc n để hoàn chỉnh đoạn thơ sau:
Con cò …ặn …ội bờ sông
Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc …ỉ …on
Lúa chiên …ấp …ó đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà …ên.
. Em hãy điền vào chỗ trống (…) l hoặc n để hoàn chỉnh đoạn thơ sau:
Con cò …lặn …lội bờ sông
Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc …nỉ …non
Lúa chiên …lấp …ló đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà …lên.
Con cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non
Lúa chiên lấp ló đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên.
. Em hãy điền vào chỗ trống (…) l hoặc n để hoàn chỉnh đoạn thơ sau:
Con cò …lặn …lội bờ sông
Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc …nỉ …non
Lúa chiên …lấp …ló đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà …lên.
''Con cò lặn lội bờ sông Lam lũ nuôi chồng , nuôi cả đàn con Tháng năm thân mẹ hao mòn Sớm khuya vất vả , héo hon khô gầy'' . Hãy tìm một cụm động từ trong đoạn thơ
Lam lũ nuôi chồng, nuôi cả đàn con
Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
MẸ TÔI
Con cò lặn lội bờ sông
Lam lũ nuôi chồng, nuôi cả đàn con
Tháng năm thân mẹ hao mòn
Sớm khuya vất vả, héo hon khô gầy
Cho con cuộc sống hằng ngày
Dạy con không lớn dựng xây cuộc đời
Lẽ thường nước mắt chảy xuôi
Vu Lan nhớ mẹ, con ngồi lệ tuôn
Biển khơi, nhờ có nước nguồn
Phận con chưa kịp đền ơn cao dày
Tâm nhang, thấu tận trời mây
Cầu hương linh mẹ, tháng ngày thảnh thơi
Cửu tuyền, mẹ hãy ngậm cười
Cha sinh, mẹ dưỡng, một đời tri ân.
Phạm Văn Ngoạn
Câu 1: Cho biết phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên.
Câu 2: Bài thơ trên khuyên chúng ta điều gì?
Câu 3: Câu thành ngữ: "Nói như đấm vào tai" vi phạm hay không vi phạm phương châm hội thoại nào? Em hãy trình bày khái niệm về phương châm hội thoại đó.
Câu 1:
Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm
Câu 2:
Bài thơ trên khuyên chúng ta phải ghi nhớ công ơn sinh thành và dưỡng dục của mẹ. Khi còn mẹ ở bên hãy sống cho tròn đạo "Hiếu" mang lại cho mẹ hạnh phúc.
Câu 3: "Nói như đấm vào tai" vi phạm phương châm lịch sự.
Khái niệm: khi giao tiếp cần tế nhị và thể hiện sự tôn trọng người khác.
Từ bài thơ sau, em hãy viết đoạn văn khoảng (7-10 dòng) ghi lại tâm trạng của em khi làm một việc có lỗi với mẹ:
MẸ TÔI
Con cò lặn lội bờ sông
Lam lũ nuôi chồng, nuôi cả đàn con
Tháng năm thân mẹ hao mòn
Sớm khuya vất vả, héo hon khô gầy
Cho con cuộc sống hằng ngày
Dạy con không lớn dựng xây cuộc đời
Lẽ thường nước mắt chảy xuôi
Vu Lan nhớ mẹ, con ngồi lệ tuôn
Biển khơi, nhờ có nước nguồn
Phận con chưa kịp đền ơn cao dày
Tâm nhang, thấu tận trời mây
Cầu hương linh mẹ, tháng ngày thảnh thơi
Cửu tuyền, mẹ hãy ngậm cười
Cha sinh, mẹ dưỡng, một đời tri ân.
Phạm Văn Ngoạn
Trong quá khứ, em từng trốn học khiến mẹ phiền lòng rất nhiều. Vì chán học nên em đã bỏ tiết cùng bạn bè đi chơi. Ban đầu em cảm thấy rất vui vẻ và không lường trước được hậu quả sẽ xảy ra. Khi em về nhà, em thấy mẹ rất buồn. Hoá ra cô giáo đã thông báo về việc em bỏ lớp đi chơi về gia đình. Thấy khuôn mặt buồn rầu của mẹ, em cảm thấy tội lỗi vô cùng. Em thấy ân hận và tự dằn vặt bản thân vì đã hành động thiếu suy nghĩ như thế. Kể từ đó, em rút ra kinh nghiệm sâu sắc cho bản thân, tuyệt đối không bao giờ muốn làm mẹ buồn nữa.
Con gì lông trắng chân dài
Suốt ngày lặn lội bờ ao
(gợi ý là : Đây là một nhân vật trong câu truyện Cò Và Cuốc Tiếng Việt hai và nhớ trả lời bằng tiếng anh nha)
Con cò lặn lội bờ sông
Lam lũ nuôi chồng , nuôi cả đàn con
Tháng năm thân mẹ hao mòn
Sớm khuya vất vả , héo hon khô gầy
qua những vất vả hy sinh của người mẹ và cảm xúc của người con con trong đoạn thơ trên em sẽ làm gì để giữ tròn chữ hiếu với mẹ