Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Văn Sinh
Xem chi tiết
Ngô Thị Ánh Vân
Xem chi tiết
Bùi Thị Thùy Linh
28 tháng 2 2016 lúc 15:14

Việc phát triển cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp sẽ góp phần phát triển bền vững ở Bắc Trung Bộ vì:

- Về kinh tế:

+ Tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian, giúp đạt hiệu quả kinh tế cao.

+ Đa dạng hoá sản xuất và sản phẩm, tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp, hoàn thiện và đa dạng hoá cơ cấu kinh tế.

- Về xã hội:

+ Giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

+ Góp phần định canh, định cư cho các dân tộc thiểu số và hạn cho được việc tàn phá rừng.

- Về môi trường:

+ Việc phát triển lâm nghiệp vừa cho phép khai thác thế mạnh về tài nguyên rừng (khai thác rừng), vừa cho phép bảo vệ tài nguyên đất, bảo vệ và phát triển vốn rừng, giúp bảo vệ môi trường sống của động vật hoang dã, giữ gìn các nguồn tiền quý hiếm, điều hoà chế độ nước của các sông, hạn chế tác hại của lũ.

+ Việc phát triển rừng ngập mặn, rừng chắn gió, chặn cát vừa tạo điều kiện bảo vệ bờ biển, ngăn chặn nạn cát bay, cát chảy, vừa tạo môi trường cho các loài thủy sinh và nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ.

Trần Hương Giang
Xem chi tiết
Dương Trần Xuân Phúc
3 tháng 6 2016 lúc 15:31

Việc phát triển cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp đã tạo điều kiện khai thác thế mạnh về các nguồn tài nguyên theo hướng liên hoàn theo không gian, nhằm mang lại hiệu quả cao về nhiều mặt (kinh tế, xã hội, môi trường), góp phần phát triển bền vững ở Bắc Trung Bộ.

-  Khai thác thế mạnh về lâm nghiệp

+ Diện tích rừng toàn vùng là 2,46 triệu ha, chiếm khoảng 20% diện tích rừng cả nước. Độ che phủ rừng là 47,8% (năm 2006) chỉ đứng sau Tây Nguyên.

+ Trong rừng có nhiều loại gỗ quý (táu, lim, sến, kiền kiền, săng lẻ, lát hoa...), nhiều lâm sản, chim, thú có giá trị.

+ Việc phát triển lâm nghiệp vừa cho phép khai thác thế mạnh về tài nguyên rừng (khai thác rừng), vừa cho phép bảo vệ tài nguyên đất, điều hòa chế độ nước của các sông miền Trung ngắn và dốc, vốn có thủy chế rất thất thường (nhờ trồng rừng, khoanh nuôi, bảo vệ rừng). Việc phát triển rừng ngập mặn, rừng chắn gió cát vừa tạo điều kiện bảo vệ bờ biển, ngăn chặn cát bay, cát chảy, vừa tạo môi trường cho các loài thủy sinh và nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn.

-  Khai thác tổng hợp các thế mạnh về nông nghiệp của trung du, đồng bằng và ven biển.

+ Vùng đồi núi có thế mạnh về chăn nuôi đại gia súc (do có nhiều đồng cỏ). Đàn trâu có khoảng 750 nghìn con (chiếm 1/4 đàn ưâu cả nứđc), đàn bò có khoảng 1,1 triệu con (chiếm hơn 1/5 đàn bò cả nước). Bắc Trung Bộ đã hình thành một số vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm (cà phê ở Tây Nghệ An, Quảng Trị; cao su, hồ tiêu ở Quảng Bình, Quảng Trị; chè ở Tây Nghệ An).

+ Đồng bằng Thanh - Nghệ - Tĩnh là tương đối lớn, còn các đồng bằng khác nhỏ hẹp Phần lớn là đất cát pha, thuận lợi cho việc phát triển các cây công nghiệp hàng năm (lạc, mía, thuốc lá...) nhưng không thật thuận lợi cho cây lúa. Trong vùng đã hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp hàng năm và các vùng lúa thâm canh.

-  Đẩy mạnh phát triển ngư nghiệp

+ Biển nhiều tôm, cá và các hải sản khác. Do giáp biển nên tất cả các tỉnh đều có khả năng phát triển nghề cá biển.

+ Bờ biển dài với nhiều vũng, vịnh, đầm phá thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản.

Văn Bảy
3 tháng 6 2016 lúc 15:58

-  Khai thác thế mạnh về lâm nghiệp

+ Diện tích rừng toàn vùng là 2,46 triệu ha, chiếm khoảng 20% diện tích rừng cả nước. Độ che phủ rừng là 47,8% (năm 2006) chỉ đứng sau Tây Nguyên.

+ Trong rừng có nhiều loại gỗ quý (táu, lim, sến, kiền kiền, săng lẻ, lát hoa...), nhiều lâm sản, chim, thú có giá trị.

+ Việc phát triển lâm nghiệp vừa cho phép khai thác thế mạnh về tài nguyên rừng (khai thác rừng), vừa cho phép bảo vệ tài nguyên đất, điều hòa chế độ nước của các sông miền Trung ngắn và dốc, vốn có thủy chế rất thất thường (nhờ trồng rừng, khoanh nuôi, bảo vệ rừng). Việc phát triển rừng ngập mặn, rừng chắn gió cát vừa tạo điều kiện bảo vệ bờ biển, ngăn chặn cát bay, cát chảy, vừa tạo môi trường cho các loài thủy sinh và nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn.

-  Khai thác tổng hợp các thế mạnh về nông nghiệp của trung du, đồng bằng và ven biển.

+ Vùng đồi núi có thế mạnh về chăn nuôi đại gia súc (do có nhiều đồng cỏ). Đàn trâu có khoảng 750 nghìn con (chiếm 1/4 đàn ưâu cả nứđc), đàn bò có khoảng 1,1 triệu con (chiếm hơn 1/5 đàn bò cả nước). Bắc Trung Bộ đã hình thành một số vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm (cà phê ở Tây Nghệ An, Quảng Trị; cao su, hồ tiêu ở Quảng Bình, Quảng Trị; chè ở Tây Nghệ An).

+ Đồng bằng Thanh - Nghệ - Tĩnh là tương đối lớn, còn các đồng bằng khác nhỏ hẹp Phần lớn là đất cát pha, thuận lợi cho việc phát triển các cây công nghiệp hàng năm (lạc, mía, thuốc lá...) nhưng không thật thuận lợi cho cây lúa. Trong vùng đã hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp hàng năm và các vùng lúa thâm canh.

-  Đẩy mạnh phát triển ngư nghiệp

+ Biển nhiều tôm, cá và các hải sản khác. Do giáp biển nên tất cả các tỉnh đều có khả năng phát triển nghề cá biển.

+ Bờ biển dài với nhiều vũng, vịnh, đầm phá thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản.

FB:Bê Nờ X.Mờ
Xem chi tiết
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
20 tháng 3 2019 lúc 4:00

HƯỚNG DẪN

a) Các thế mạnh kinh tế

− Vị trí địa lí: Giáp với Đồng bằng sông Hồng và các tỉnh phía nam Trung Quốc, là những nơi có sự phát triển kinh tế năng động; có khả năng giao lưu nước ngoài bằng đường biển (qua cảng biển ở Quảng Ninh), chịu sự tác động lan tỏa ngày càng lớn của vùng kinh tế trọng điểm phía bắc.

− Tài nguyên khoáng sản phong phú nhất nước ta, tạo ra lợi thế cho vùng về các ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, từ đó tạo ra cơ cấu các ngành công nghiệp nặng.

− Có thế mạnh nổi bật về công nghiệp năng lương: Vùng than Quảng Ninh trữ lượng lớn, chất lượng cao; trữ năng thủy điện lớn nhất cả nước (tập teung lớn nhất ở hệ thống sông Hồng).

− Có thế mạnh đặc sắc về các cây công nghiệp cận nhiệt và ôn đới, về chăn nuôi gia súc lớn (trâu).

− Thế mạnh kinh tế biển của tỉnh Quảng Ninh (du lịch biển, thủy sản, dịch vụ hàng hải…), tạo nên một thế mạnh độc đáo của vùng, làm cho cơ cấu kinh tế vùng càng thêm hoàn chỉnh và phát triển năng động hơn.

b) Việc phát huy thế mạnh của Trung du và miền núi Bắc Bộ có ý nghĩa rất lớn về:

− Kinh tế: Vùng có tiềm năng lớn, nhưng mới được khai thác một phần. Việc phát huy các thế mạnh của vùng sẽ góp phần nâng cao vị thế của vùng trong nền kinh tế cả nước và đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế − xã hội của vùng, tạo ra cơ cấu kinh tế ngày càng hoàn thiện hơn.

− Chính trị, xã hội: Đây là vùng có nhiều dân tộc ít người, đã có đóng góp rất lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, trong vùng vẫn còn nhiều xã nghèo, huyện nghèo.

phong thiếu não :)
Xem chi tiết
BÍCH THẢO
15 tháng 12 2023 lúc 22:17

Ko chuyên v lm đc ko e :)

Các ngành kinh tế mạnh của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, cũng như vùng Bắc Trung Bộ bao gồm nông nghiệp, chế biến sản xuất nông sản, du lịch sinh thái, và công nghiệp chế biến gỗ ,......

BÍCH THẢO
16 tháng 12 2023 lúc 16:09

Tớ lm lại đy nhé.

Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ cũng như vùng Bắc Trung Bộ có nhiều ngành kinh tế phát triển. Các ngành kinh tế mạnh của vùng này bao gồm nông nghiệp, chăn nuôi, công nghiệp chế biến, du lịch và dịch vụ. Ngoài ra, các ngành công nghiệp như chế biến gỗ, sản xuất thủy sản cũng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của khu vực này.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
20 tháng 8 2018 lúc 4:45

HƯỚNG DẪN

a) Thế mạnh của vùng kinh tế trọng điểm phía bắc

− Nguồn lao động với số lượng lớn, chất lượng vào loại hàng đầu cả nước.

− Là vùng có lịch sử khai thác lâu đời nhất nước ta với nền văn minh lúa nước.

− Các ngành công nghiệp phát triển rất sớm và có nhiều ngành có ý nghĩa toàn quốc nhờ các lợi thế về gần nguyên liệu, nhiên liệu, khoáng sản, về nguồn lao động và thị trường tiêu thụ.

b) Thế mạnh của vùng kinh tế trọng điển miền Trung

− Thế mạnh về khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản, rừng để phát triển dịch vụ du lịch, nuôi trồng thủy sản, công nghiệp chế biển nông – lâm – thủy sản và một số ngành khác nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

c) Thế mạnh của vùng kinh tế trọng điểm phía nam

− Tài nguyên nổi trội hàng đầu là các mỏ dầu khí ở thềm lục địa.

− Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào, có chất lượng.

− Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật tương đối tốt và đồng bộ.

− Tập trung tiềm lực kinh tế mạnh nhất và có trình độ phát triển kinh tế cao so với các vùng khác trong cả nước.

Hoài Thu
Xem chi tiết
lạc lạc
11 tháng 12 2021 lúc 11:06

TK

1. Công nghiệp.
               - Có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp
               - Công nghiệp khai thác khoáng sản và năng lượng
               + Khai khoáng: than, sắt, thiếc, đồng, apatit…
               + Sản xuất điện:
               . Thủy điện: Hòa Bình, Sơn La, Thác Bà, Tuyên Quang.
               . Nhiệt điện: Uông Bí
               - Luyện kim, cơ khí (Thái Nguyên), hóa chất (Việt Trì, Bắc Giang)
               - Công nghiệp nhẹ, chế biến thực phẩm, thủ công mĩ nghệ… 
               - Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.
2. Nông nghiệp.
a. Trồng trọt.
               - Khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh thích hợp cho nhiều loại cây trồng.
               - Cơ cấu: đa dạng: cây nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới)
               - Cây công nghiệp:
               + Chè: có diện tích  chè lớn nhất  cả nước (chiếm 62% diện tích trồng chè của cả nước). Phân bố: Phú Thọ, Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Giang, Sơn La.)...
               + Hồi, thuốc lá: Trồng nhiều ở biên giới Cao Bằng, Lạng Sơn
               - Cây dược liệu, cây ăn quả: tam thất, đương quy, đỗ trọng, hồi, thảo quả... phân bố ở Cao Bằng, Lạng Sơn, vùng núi cao Hoàng Liên Sơn.
               - Cây lương thực : Lúa ngô là cây lương thực chính
               - Cây ăn quả có nhiều loại đặc sản như: đào (Sa Pa), hồng (Lạng Sơn), mận (Yên Bái), bưởi (Phú Thọ),  trồng rau và sản xuất hạt giống rau ở Sa Pa..

b.Chăn nuôi.
               - Trâu được nuôi nhiều ở khu vực Đông Bắc. Đàn trâu của vùng chiếm > 50% đàn trâu cúa cả nước.
               - Đàn bò chiếm 16,2% đàn bò cả nước. bò sữa nuôi tập trung ở cao nguyên Mộc Châu.
               - Đàn lợn của vùng chiếm 21,4 % đàn lợn của cả nước (2005).
c. Thủy sản.

 

- Nghề nuôi tôm, cá trên ao hồ, đầm và vùng nước mặn, nước lợ (Quảng Ninh)

Hoài Thu
Xem chi tiết
lạc lạc
11 tháng 12 2021 lúc 9:18

THAM KHẢO 

 

1. Công nghiệp.
               - Có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp
               - Công nghiệp khai thác khoáng sản và năng lượng
               + Khai khoáng: than, sắt, thiếc, đồng, apatit…
               + Sản xuất điện:
               . Thủy điện: Hòa Bình, Sơn La, Thác Bà, Tuyên Quang.
               . Nhiệt điện: Uông Bí
               - Luyện kim, cơ khí (Thái Nguyên), hóa chất (Việt Trì, Bắc Giang)
               - Công nghiệp nhẹ, chế biến thực phẩm, thủ công mĩ nghệ… 
               - Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.
2. Nông nghiệp.
a. Trồng trọt.
               - Khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh thích hợp cho nhiều loại cây trồng.
               - Cơ cấu: đa dạng: cây nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới)
               - Cây công nghiệp:
               + Chè: có diện tích  chè lớn nhất  cả nước (chiếm 62% diện tích trồng chè của cả nước). Phân bố: Phú Thọ, Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Giang, Sơn La.)...
               + Hồi, thuốc lá: Trồng nhiều ở biên giới Cao Bằng, Lạng Sơn
               - Cây dược liệu, cây ăn quả: tam thất, đương quy, đỗ trọng, hồi, thảo quả... phân bố ở Cao Bằng, Lạng Sơn, vùng núi cao Hoàng Liên Sơn.
               - Cây lương thực : Lúa ngô là cây lương thực chính
               - Cây ăn quả có nhiều loại đặc sản như: đào (Sa Pa), hồng (Lạng Sơn), mận (Yên Bái), bưởi (Phú Thọ),  trồng rau và sản xuất hạt giống rau ở Sa Pa..

b.Chăn nuôi.
               - Trâu được nuôi nhiều ở khu vực Đông Bắc. Đàn trâu của vùng chiếm > 50% đàn trâu cúa cả nước.
               - Đàn bò chiếm 16,2% đàn bò cả nước. bò sữa nuôi tập trung ở cao nguyên Mộc Châu.
               - Đàn lợn của vùng chiếm 21,4 % đàn lợn của cả nước (2005).
c. Thủy sản.

 

- Nghề nuôi tôm, cá trên ao hồ, đầm và vùng nước mặn, nước lợ (Quảng Ninh)