Những câu hỏi liên quan
Lê Hoàng Thảo Vân
Xem chi tiết
tran khanh vy
22 tháng 5 2020 lúc 20:27

Chó là loài động vật mà có lẽ là gần gũi với con người nhất. Dường như đi đâu chúng ta cũng có thể bắt gặp chúng. Nhà em cũng có nuôi một chú chó con vì vậy mà đối với em chú đặc biệt lắm. Chú là một người bạn mà nếu đi xa thì em sẽ rất nhớ.

Em đặt tên cho chú mèo nhà em là Dôn. Chú có bộ lông óng ả, mượt mà như tấm lụa với ba màu cơ bản nâu, đen và trắng.

Thỉnh thoảng bộ lông ấy hơi xù lên trông như một tấm thảm lông nhỏ tuyệt đẹp. Đầu Dôn nhỏ và tròn như quả cam, nằm gọn trong lòng bàn tay em. Cặp mắt to tròn, đen láy, long lanh và trong suốt như hai viên ngọc bích, có thể nhìn rõ trong đêm tối. Con ngươi thay đổi hình dạng linh hoạt theo ánh sáng. Ban ngày, con ngươi của mèo thu lại chỉ bé bằng sợi chỉ vì ánh sáng mạnh. Sáng sớm hay nhá nhem tối, nó lại chuyển sang hình quả táo. Chú mèo có cái mũi nhỏ ươn ướt làm nổi bật hai bên mép vài cọng ria trắng như hai chùm kim bạc bé nhỏ, nhọn hoắt. Mỗi khi Dôn làm điều gì sai, chú lại dịu đầu vào chân em, chớp chớp mắt ngước lên nhìn em như muốn xin lỗi. Nhìn bộ điệu dễ thương như thế, em không thể giận chú được nữa mà bế chú lên, ôm vào lòng xoa xoa đầu như cậu em nhỏ. Hai cái tay nhọn hoắt, cũng bé xíu, lúc nào cũng vểnh lên để nghe ngóng. Trông mèo không to lớn, nhưng hàm răng lại có tới ba mươi chiếc, là vũ khí sắc bén để tiêu diệt những chú chuột tinh ranh. Dôn có cái đuôi dài, màu đen sẫm. Những lúc buồn chán, chú thường tự vờn bắt cái đuôi của mình nhưng lần nào cũng thất bại. Bốn chân nhanh nhẹn vốn là đặc tính của loài mèo, dưới lòng bàn chân chú là lớp đệm dày màu trắng, trông rất êm giúp Dôn đáp đất và thực hiện những cú leo trèo ngoạn mục. Có lần, chú nhảy từ cầu thang xuống phòng khách nhà tôi như một nghệ sĩ múa thoải mái trong khoảng trời của chính mình. Bàn chân có những chiếc móng vuốt sắc nhọn để cào, táp và vồ mồi.

Chú mèo Dôn nhà em có những thói quen rất đặc biệt. Những ngày nắng nhạt, chú hay trèo ra ban công tầng hai ngồi đón nắng và gió, mắt hướng ra xa như đang đăm chiêu, nghĩ ngợi gì. Chú có thể ngồi ở đó hàng tiếng đồng hồ nên hồi mới nuôi chú, em đã mấy phen tá hỏa vì tưởng chú đi lạc. Bây giờ đã quen nên mỗi khi không thấy chú đâu, thì em chắc chắn chú đang nằm thư giãn ở ban công. Có nhiều lúc, Dôn yên lặng, dịu dàng như một cô gái nhiều tâm sự. Có lúc chú bỗng đổi tính, nghịch ngợm vô cùng. Hết trèo lên, trèo xuống cầu thang rồi lại chạy nhảy trên sân, nô đùa, đuổi theo những cánh bướm vàng. Nhiều lúc mải nô đùa, chú quên mất cả giờ ăn. Em gọi mãi, Dôn mới chậm rãi đi về mà đầu còn ngoảnh lại đằng sau như nuối tiếc những giây phút đang chơi đùa thỏa thích.

Tuy mập mạp nhưng Dôn rất nhanh nhẹn và bắt chuột rất giỏi. Ngày nào chú cũng như một chàng dũng sĩ đi vòng quanh nhà, kiểm tra từng ngóc ngách một để xem còn con chuột hư đốn nào trốn không. Từ ngày có chú về nhà, căn nhà của em đã bớt hẳn chuột đi, không còn nghe thấy những tiếng "chít chít" vang lên mỗi đêm.

Em và Dôn thân nhau lắm. Mỗi lần đi học về, chú hay sa vào lòng em để được em xoa đầu, cưng nựng. Những lúc mỏi mệt hay có chuyện buồn, Dôn lại trở thành một người bạn để em trút bỏ tâm sự. Hằng ngày, em hay dành thời gian để chơi với chú mèo nhỏ. Em ném cuộn len đủ màu sắc ra xa để chú chạy đi lượm về. Cứ mỗi lần lượm được, em lại thưởng cho chú một cái kẹo. Đôi mắt long lanh, nhìn em đầy trìu mến như muốn cảm ơn cô chủ nhỏ.

Chú mèo Dôn đã trở thành một thành viên trong gia đình và là một người bạn tốt của em. Em hứa sẽ chăm sóc chú thật tốt để chú luôn khoẻ mạnh.

Khách vãng lai đã xóa
Lê tuấn dũng
22 tháng 5 2020 lúc 20:30

tả mèo nha 

Tôi đang say sưa trong giấc trưa thì bỗng meo...meo..” đó là tiếng con mèo tam thể tên Mi Mi mà nhà tôi nuôi cách đây một năm làm tôi giật mình tỉnh giấc.

Tôi vuốt ve bộ áo mượt mang ba màu: trắng tuyết, đen huyền và vàng nhạt của Mi Mi. Đầu Mi Mi tròn, xinh xinh như một quả bóng nhựa của trẻ con. Các bạn có biết hai hòn bi ve màu ngọc bích kia là gì không? Đó là đôi mắt của Mi Mi đấy! Trong đêm tối, đôi mắt đó nhìn mọi vật rất rõ. Chiếc mũi của Mi Mi đo đỏ, đánh hơi chuột từ xa đấy nhé! Cái miệng nho nhỏ của nó mỗi khi kêu để lộ ra một hàm răng sắc nhọn. chân Mi Mi có móng vuốt sắc, ngoài ra còn có những miếng đệm thịt êm ái nên bước đi của Mi Mi rất nhẹ nhàng. Mỗi khi rình chuột, Mi Mi thu gọn mình lại, nép vào một chỗ. Khi con chuột tới gần chỗ mình, Mi Mi bất ngờ chồm lên dùng miếng võ gia truyền của họ nhà mèo là cắm vuốt sắc vào con chuột làm cho chuột ta kêu “chít...chít...” như có ý “chị tha cho em, em sẽ không ăn trộm nữa!”. Nhưng Mi Mi không tha mà ngoạm chặt lấy con chuột, lôi vào chỗ khuất vờn cho đến chết rồi ăn thịt. Thỉnh thoảng tôi lại chải bộ lông mềm mại của Mi Mi rồi buộc nơ cho nó hoặc cho cô nàng chén một chú cá khô.

Tôi rất yêu quý Mi Mi vì không những nó đã tiêu diệt những tên trộm chuột xấu xa mà còn là một trong những người bạn thân của tôi.

Khách vãng lai đã xóa
ℓαƶყ
22 tháng 5 2020 lúc 20:45

Em rất yêu thích các loài động vật, đặc biệt là các loài chim bởi chúng có một bộ lông rực rỡ sắc màu cùng những đặc điểm riêng biệt của từng loài. Hè năm ngoái, em được bố mẹ cho về quê ngoại chơi. Ở nhà ông bà, em rất thích chú vẹt mà ông ngoại nuôi.

Chú vẹt ấy được nuôi ở trong lồng vì ông sợ con mèo hay con chó sẽ nghịch ngợm mà dùng móng vuốt phá phách với nó. Nhưng thi thoảng con vẹt vẫn được thả ra khỏi lồng sắt chật hẹp. Một điều đặc biệt là nó chẳng bay đi đâu như những con chim khác mà ngoan ngoãn đậu ở trên một cành cây trơ trụi khẳng khiu mà cứng cáp gần chỗ ông ngồi chơi cờ, chỗ ông uống trà và phơi nắng mỗi ngày. Dường như nó và ông em đã gắn bó với nhau từ rất lâu rồi nên nó luôn ở lại cùng ông em, chẳng muốn rời xa.

Chú vẹt ấy khoác lên mình một bộ lông sặc sỡ sắc màu: màu vàng ấm áp, màu đỏ rực rỡ và một chút màu xanh lam, tất cả phối thành một tấm áo đẹp đẽ vô cùng. Con vẹt không lớn lắm, chỉ cỡ bằng con chim bồ câu mà thôi. Cái đầu nho nhỏ nổi bật với màu lông vàng. Hai con mắt đen nho nhỏ lúc nào cũng như thể mọi thứ xung quanh với nó đều lạ lẫm lắm vậy. Cái mỏ cũng thật đặc biệt. Nó không to nhọn như những loài chim khác mà lại có phần khác lạ. Hai cái mỏ với kích thước khác nhau: cái mỏ trên lớn hơn gấp đôi cái mỏ dưới. Cái mỏ có màu đen nổi bật, phần trên có phần đầu hơi cong lại như cái móc của cướp biển trông vô cùng đỏm dáng.

Cái thân nho nhỏ cùng với đôi cánh xen lẫn hai màu đỏ vàng nổi bật, thi thoảng lại xuất hiện một vệt màu xanh. Cái đuôi cong cong điệu đà. Đôi chân ngắn với những móng vuốt để có thể quắp chắc lấy những cành cây giúp cho con vẹt đứng vững vàng. Mỗi ngày em đều cùng ông cho con vẹt ăn. Vì cái mỏ nó hơi con nên khi nó mổ thức ăn trong lòng bàn tay em, em chẳng thấy đau chút nào cả.

Em thích nhất là được đùa nghịch với chú vẹt ấy, mỗi ngày em đều cố gắng dạy chú nói một câu hoàn chỉnh nhưng lại chỉ nói được vài từ trong đó mà thôi. Vậy mà chẳng hiểu sao khi ông em dạy, nó lại có thể học nhanh đến thế. Mỗi lần có khách đến nhà là con vẹt ấy lại kêu vang lên rằng: "Có khách! Có khách!" để ông em biết mà ra xem.

Kì nghỉ hè rất nhanh đã kết thúc. Em chào tạm biệt ông bà cùng bố mẹ quay trở về thành phố nhưng em vẫn con nhớ rõ hình ảnh của chú vẹt ấy. Em rất yêu quý nó. Em mong mùa hè năm sau lại đến thật nhanh để em lại được về quê cùng chơi với nó.

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Thị Thu Hà
Xem chi tiết
Linh Phương
3 tháng 8 2016 lúc 19:46

Chắc hẳn bạn nào cũng đã có những lần làm cha mẹ buồn lòng, tôi cũng có rất nhiều lần làm cha mẹ buồn phiền nhưng lỗi lầm mà tôi không bao giờ quên đó là chủ quan khi làm bài kiểm tra.

Hôm đó là ngày thứ 4, tôi có một tiết kiểm tra Tiếng Anh . Tối hôm thứ 3 sau khi ăn tối cha mẹ tôi có dặn tôi đi lên tầng học bài để hôm sau làm bài cho thật tốt. Miệng tôi nói " vâng ạ " nhưng khi tôi thực hiện thì lại trái lời cha mẹ. Tôi lên tầng đóng cửa lại rồi ngồi nghe nhạc và nằm lăn ra giường , cứ nghĩ là tôi đang học nên mẹ không lên làm phiền tôi. Cha tôi đi qua phòng và thấy nhạc phát ra từ trong nên cha gõ cửa và gọi 

- Con gái, con đang học hay ngồi chơi vậy?

Tôi vội vã tắt nhạc và giả vờ mở sách ra để lừa dối cha, nhưng tôi đã bị cha phát hiện. Mẹ tôi chạy lên và hỏi:

- Có chuyện gì sao con, khi nhìn vào phòng cha và mẹ trên gương mặt ấy với nét thất vọng, cha mắng tôi:

- Sao con không chịu học hành đi, mai kiểm tra rồi. Con hư lắm, sao con lại làm vậy với cha mẹ.

Lúc đó tôi chỉ biết cuối mặt xuống và xin lỗi , mẹ tôi ôm tôi và nói: 

- Con lo học đi rồi mai làm bài cho tốt.

Tôi vẫn với cái vẻ mặt không thích đấy mà làm theo ý mình. Sáng hôm sau , tôi xuống ngồi ăn sáng với cha mẹ và nói:

- Cha mẹ yên tâm đi con hứa con sẽ làm bài cho cẩn thận mà. Lần nào kiểm tra 15 phút con đều làm tốt giờ kiểm tra 45 phút có sao đâu. Con sẽ hoàn thành tốt thôi.

Cha tôi chỉ nói " ờ lo mà làm bài cho tốt" rồi cha đứng dậy. Khi bắt đầu làm bài, tôi vẫn làm như mọi khi và vẫn về khoe với cha mẹ rằng hôm nay con làm hết bài và con chắc 100%. Nhưng thực tình đâu như vậy, đến hôm sau khi trả bài tôi được có 8  điểm kiểm tra. Lúc đó tôi cảm thấy rất xấu hổ và ngượng ngùng với mấy đứa bạn trong lớp. Về nhà mẹ chạy đến bên tôi và hỏi:

-Con được mấy điểm làm bài có tốt không?

Lúc đó , cha tôi cũng ở đấy. Tôi ôm cha và mẹ và nói:

-Con xin lỗi cha mẹ, chỉ vì chủ quan mà điểm của con không được như ý muốn. Con thực tình xin lỗi, con hứa con sẽ không bao giờ chủ quan nữa đâu.

Lúc đó cha tôi mắng:

- Đấy nói rồi mà đâu chịu nghe đâu, lúc nào cũng chỉ biết nghe theo ý mình.

Tôi biết cha tức giận vậy cũng chỉ muốn tôi nên người và trưởng thành hơn thôi. Từ hôm tôi chăm chỉ hơn về việc học hành và không chủ quan nữa. Nhất là với môn Tiếng Anh của tôi.

Đó là câu truyện của tôi đấy, một bài học đường đời không thể quên trong suốt thời học sinh. Tôi học được một bài học rằng " Học hành vất vả kết quả ngọt bùi."

Thảo Phương
3 tháng 12 2019 lúc 14:36

1. Mở Bài

- Giới thiệu về khuyết điểm mà em mãi không quên khi lỡ gây ra điều sai trái

2. Thân Bài

- Đó là lỗi lầm gì?

- Vì sao em lại gây ra lỗi lầm đó?

- Lỗi lầm đó để lại hậu quả ra sao?

- Bố mẹ có trách mắng em không?

3. Kết Bài

- Bài học em rút ra từ lỗi lầm đó.

Khách vãng lai đã xóa
~Lovely~
Xem chi tiết
 Trang
2 tháng 10 2019 lúc 19:27

Hình ảnh quê hương đất nước in dấu đậm đà trong ca dao, dân ca. Đọc ca dao, dân ca, ta cảm thấy tâm hồn nhân dân ôm trọn bóng hình quê hương đất nước. Mỗi vùng quê có một cách nói riêng, cảm nhận riêng về sự giàu đẹp của nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Đọc những bài ca ấy, chúng ta như vừa được đi tham quan một số danh lam thắng cảnh đặc sắc của đất nước từ Bắc vào Nam.

Với nhân dân ta, quê hương là nơi quê cha đất mẹ, là cái nôi thân thiết, yêu thương. Quê hương là mái nhà, luỹ tre, cái ao tắm mát, là sân đình, cây đa, giếng nước, con đò, là cánh đồng xanh, con cò trắng, cánh diều biếc tuổi thơ. Đất nước với quê hương chỉ là một, là cơ đồ ông cha để lại, là núi sông hùng vĩ thiêng liêng. Quê hương đất nước được nói đến trong ca dao, dân ca đã thể hiện biết bao tình cảm yêu thương, tự hào của nhân dân ta từ bao đời nay.

Đất nước ta nơi nào cũng đẹp. Cảnh trí non sông như gấm như hoa; sản phẩm phong phú, con người cần cù, thông minh sáng tạo đã xây dựng quê hương đất nước ngày thêm giàu đẹp.

Lên ải Bắc đến thăm Chi Lăng, núi trập trùng cao vút tầng mây, nơi Liễu Thăng bỏ mạng. Ta đến thăm thành Lạng, soi mình xuống dòng sông xanh Tam Cờ, thăm chùa Tam Thanh, đến với nàng Tô Thị trong huyền thoại:

Ai ai, đứng lại mà trông

Kia núi Thành Lạng, kìa sông Tam Cờ

Đồng Đăng có phố Kì Lừa

Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh

Hai tiếng ai ơi mời gọi vang lên. Chữ "kìa", chữ "có" được nhấn đi nhấn lại biểu thị niềm tự hào của bà con xứ Lạng đang say sưa ngắm nhìn và đưa tay chỉ về từng ngọn núi, con sông, ngôi chùa, dấu tích của bức thành cố...


 

❤️ Tỉ muội ❤️
2 tháng 10 2019 lúc 19:38

"Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người."

Vâng, quê hương chính là nơi chôn rau cắt rốn của ta, là nơi cho ta cội nguồn, gốc rễ bền chặt. Từ ngày xưa, tình yêu quê hương đất nước luôn là nguồn mạch quán thông kim cổ, đông tây. Là mạch nguồn nuôi dưỡng tâm hồn trí óc ta gắn với truyền thống tự hào, tinh thần tự tôn của dân tộc.

Tình yêu quê hương đất nước là một khái niệm, phạm trù rộng lớn và có nhiều ý nghĩa khác nhau. Tình yêu quê hương đất nước trước hết xuất phát từ tình cảm yêu gia đình, nhà cửa, xóm làng. Nói như Ê-ren-bua: lòng yêu nhà, yêu làng xóm trở nên tình yêu tổ quốc. Chính xuất phát từ những điều giản dị, bình dị ấy, lòng yêu nước của ta càng được bồi đắp hơn. Tình yêu quê hương từ thuở xa xưa, trong những câu ca dao như tấm gương phản chiếu tâm hồn dân tộc là tinh thần tự hào, tự tôn về vẻ đẹp và cảnh trí non sông, đến thơ ca trung đại tình yêu nước gắn liền với quan niệm trung quân ái quốc, vậy nên trong các bài thơ việc nói chỉ tỏ lòng của bậc tao nhân mặc khách với mong muốn xoay trục đất, khin bang tế thế cũng chính là biểu hiện cao nhất của con người đạo nghĩa lúc bấy giờ. Đến thời hiện đại, văn học lãng mạn thì yêu nước là yêu lí tưởng, yêu cách mạng, yêu Đảng. Niềm vui tươi, phấn khởi của người chiến sĩ cách mạng khi được giác ngộ ánh sáng cách mạng đảng trong "Từ ấy" chính là minh chứng sâu sắc cho điều ấy:

"Từ ấy trong tôi bừng nằng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim."

Tình yêu nước, yêu quê hương là cội nguồn, gốc rễ bền chặt cho sự phát triển bền vững của ta. Nếu chỉ sống bằng những giá trị tức thời, những ham muốn của bản thân mà không khắc cốt ghi tam cội nguồn, đạo lí truyền thống dân tộc thì sớm muộn sự phát triển của ta cũng sẽ như cây cao bị trơ rễ, bật gốc dù chỉ là một cơn gió nhẹ. Lòng yêu quê hương, đất nước làm nên bản sắc trong đời sống tinh cảm của cá nhân, giúp ta không trở nên ích kỉ vì biết gắn liền với cộng đồng, biết hòa nhập và đắm mình với những đạo lí truyền thống ngàn đời của dân tộc.

Tình yêu quê hương đất nước nói cách khác chính là lòng căm thù giặc khi đất nước bị xâm lăng, khi tổ quốc gặp gian nguy. Trong "Hịch tướng sĩ', Trần Quốc Tuấn từng bày tỏ lòng căm thù giặc sâu sắc khi chứng kiến đất nước bị giày xéo dưới gót dày quân thù: "ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, lòng đau như cắt, nước mắt đầm đìa chỉ căm thức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù." Đủ để thấy, tình yêu quê hương đất nước từ ngàn xưa đã trở thành một thứ vũ khí lợi hại, là đợt sóng ngầm nhấn chìm lũ bán nước và lũ cướp nước. Tình yêu nước cũng chính là lòng tự hào, tự tôn dân tộc trước cảnh trí non sông, trước vẻ đẹp của núi sông, cũng chính là khát vọng muốn giữ gìn và bảo tồn bản sắc văn hóa của dân tộc.

Thật đáng buồn khi ngày nay, nhiều người sống một cách vô nghĩa lí khi đảo lộn những chân giá trị dân tộc. Họ quên đi cội nguồn, thay vì sống theo đạo lí 'uống nước nhớ nguồn", ăn cây táo rào cây sung. Những cá nhân như thế sớm muộn cũng sẽ bị đào thải, cô đơn lạc lõng giữa tình đồng loại, giữa nhân quần rộng lớn.

Trong thời buổi đất nước đang phát triển, hướng đến xây dựng một xã hội văn minh, công bằng và hạnh phúc thì với tư cách là những người trẻ, chúng ta cần chuẩn bị hành trang vững chắc và rèn luyện bản lĩnh cho cá nhân để đáp ứng những nhu cầu và đòi hỏi của ân tộc. Đó cũng chính là biểu hiện kín đáo và sâu sắc của lòng yêu nước.

Cao Mỹ Uyên
Xem chi tiết
soguku5
Xem chi tiết
Mai Anh
4 tháng 12 2017 lúc 21:02

ĐỀ 1:

Tôi nhớ trước kia khi còn khỏe mạnh, dòng sinh lực trong cơ thể tuôn trào giúp tôi có thể đi đến bất cứ nơi nào mình muốn. Tôi len lách đến mọi ngóc ngách của sự sống. Ở đó tôi được mọi người đón chào nồng nhiệt.

Tôi có một mái tóc dài óng ả với hàng nghìn bông hoa đua nhau nở vào mỗi dịp xuân về. Mùi hương lan tỏa khắp nơi khiến cho từng đàn ong bé xíu nhấp nhô trong các khóm hoa, các nàng bướm xinh đẹp với đôi cánh đầy màu sắc tung tăng dạo chơi khắp nơi. Khi đó, mọi sinh vật từ khắp nơi đổ về đây sinh sống. Rái cá, hải ly, chuột nước, gà nước cùng nhiều loài cá khác nhau đã tạo cho cuộc sống của tôi thêm màu sắc. Họ nô đùa trên cơ thể, vui buồn cùng tôi. Họ tung tăng bơi lội trong dòng sinh lực mãnh liệt trào dâng.

Bầy gấu hàng ngày đều đến uống nước và bắt cá. Chúng cảm thấy khỏe mạnh khi được thưởng thức làn nước ngọt lịm, trong veo và mát mẻ. Mẹ thiên nhiên đã ban tặng cho tôi một cơ thể tuyệt đẹp với những sợi nước hùng mạnh. Dòng nước nhỏ từ khắp nơi đổ về mang theo nhiều niềm vui mới. Chúng kể cho nhau nghe các câu chuyện mà mẹ thiên nhiên đã tạo ra, về những điều lý thú ơ nơi mà chúng đã đi qua. Các cô gái với mái tóc xõa dài trên làn nước trong mát, ca những bài hát ca ngợi về tôi. Những đứa trẻ nô đùa trong làn nước, vài chiếc thuyền nhỏ với ngư dân đang tung tấm lưới lớn trên mặt nước tạo ra nốt nhạc tươi vui của cuộc sống.

Từ đây, tôi mang dòng sinh lực mãnh liệt của mình đến với mọi nơi, nơi những hạt lúa chín vàng trên các cánh đồng lúa, những hạt ngô vàng óng phơi trên ánh nắng vàng. Tôi nuôi sống từ thế hệ này sang thế hệ khác. Những hàng cây xanh tươi cùng con người khỏe mạnh, đầy ắp những ước mơ cứ thế ra đời.

Dòng sông kiệt quệ sức sống. Ảnh do độc giả cung cấp.

Giờ thì sao, tôi đã mất đi tất cả. Mái tóc dài óng ả giờ đầy ắp rác, thân cây khô héo mục nát. Đau đớn hơn, túi nilon đầy màu sắc hàng ngày trôi lơ lửng trên người tôi. Những mảnh chai lọ, thậm chí là xác chết của một vài vật nuôi trôi nổi bốc mùi hôi thối. Những bông hoa xinh đẹp giờ héo tàn, ủ rũ rồi biến mất. Người tôi bẩn đến mức không thể nào tin.

Cơ thể tôi bốc mùi hôi thối, dòng nước đen ngòm với vô số thứ bẩn thỉu. Các sinh vật một thời gắn bó với tôi giờ chẳng còn lại mấy. Một số không thể nào chịu đựng được đã bỏ đi nơi khác, một số khác ở lại bám trụ với nơi này. Nhưng cũng chẳng được bao lâu vì cuối cùng họ cũng sẽ cất bước ra đi bỏ lại tôi với một cơ thể yếu ớt, bệnh tật. Các nguồn nước giờ cũng chẳng thèm đến với tôi. Họ bỏ đi với một con sông khác, một số khác thì bị biến mất vì khô hạn.

Bây giờ, những dòng sông xưa đều rơi vào tình trạng như tôi, bị đối xử thậm tệ. Thay vào đó là các dòng nước bẩn đầy chất độc hại từ các nhà máy, thuốc nhuộm, hóa chất. Thậm chí, cánh đồng lúa với chất diệt cỏ, thuốc bảo vệ thực vật liên tục đổ vào người tôi cả ngày lẫn đêm. Mùi của chúng thật khó chịu. Chúng khiến bầu không khí trở nên ngột ngạt làm tôi chẳng thể nào thở được. Bầy cá chết hàng loạt, xác của chúng nổi trên mặt nước. Mắt chúng mở trong như oán trách tại sao tôi lại làm điều đó với chúng. Mái tóc đen óng ả của các thiếu nữ cũng rời xa tôi. Dòng nước nuôi dưỡng cánh đồng cũng bị chặn bởi các thớ đất rắc chắc. Tiếng nô đùa của lũ trẻ giờ đã mất. Tất cả đã đi vào dĩ vãng xa xôi. Con người mắc phải các căn bệnh khi uống nước của tôi. Họ xa lánh, rời bỏ tôi.

Những hàng cây xanh tươi hai bên bờ giờ chẳng còn giữ được dáng vấp như xưa. Chúng ủ rũ héo tàn, màu lá đen thẫm vàng vọt chẳng khác nào một người bệnh. Các cây thì thầm với tôi những tiếng yếu ớt, bệnh hoạn. Họ không thể chịu đựng được lâu hơn nữa.

Mẹ thiên nhiên không còn đủ sức để có thể giúp tôi vượt qua những tháng ngày đáng sợ này. Tôi cảm thấy khó thở, lồng ngực như muốn vỡ ra vì đau nhói. Giọt nước mắt tuôn trào vì cay đắng. Mũi tôi ngứa rang lên vì mùi hôi thối bốc lên từ chính cơ thể. Đầu tôi ngứa vì rác bẩn. Tôi đang hấp hối từng ngày. Tôi đã làm gì nên tội mà phải gánh chịu hậu quả như thế này? Hãy cứu lấy tôi, cứu lấy những gì đã mất dù chỉ là một hành động vô cùng nhỏ. Làm ơn!

Một hành động nhỏ nhưng có ý nghĩa cũng đủ để bạn giúp đỡ các dòng sông đang bị ô nhiễm nặng trở về với những tháng ngày hạnh phúc nhất. Dòng sông đang kêu gào thảm thiết vì những hành động vô ý thức, lãng phí và thiếu kiến thức của chúng ta...

ĐỀ 2:

Tôi là Mị Châu, con gái yêu của vua An Dương Vương. Người con gái được vua cha yêu thương hết mực nhưng cũng gieo vạ lớn cho cha và đất nước vì nhẹ dạ và ngây thơ tin người. Câu chuyện của tôi là một bài học đắt giá để người đời soi vào, lấy đó làm lời răn về sự cảnh giác. Cho đến tận bây giờ cái cảm giác đau đớn vì bị phản bội vẫn còn âm ỉ trong tôi. Các bạn chia sẻ cùng tôi nhé.

Sau khi giúp cha tôi xây thành cổ Loa, thần Kim Quy cho cha tôi một cái móng của mình để làm lẫy nỏ mà giữ thành. Theo lời thần dặn, nỏ có được cái lẫy làm bằng móng chân thần sẽ là chiếc nỏ bắn trăm phát trúng cả trăm, và chỉ một phát có thể giết hàng ngàn quân địch. Cha tôi chọn trong đám gia thần được một người làm nỏ rất khéo tên là Cao Lỗ và giao cho Lỗ làm chiếc nỏ thần. Lỗ gắng sức trong nhiều ngày mới xong. Chiếc nỏ rất lớn và rất cứng, khác hẳn với những nỏ thường, phải tay lực sĩ mới giương nổi. Cha quý chiếc nỏ thần vô cùng, lúc nào cũng treo gần chỗ nằm.

Lúc bấy giờ Triệu Đà chúa đất Nam Hải, mấy lần đem quân sang cướp đất Âu Lạc, nhưng vì cha tôi có nỏ thần, quân Nam Hải bị giết hại rất nhiều nên Đà đành cố thủ đợi chờ thời cơ. Triệu Đà thấy dùng binh không được, bèn xin giảng hòa với cha tôi, sai con trai là Trọng Thủy sang cầu thân, nhưng chủ ý là tìm cách phá chiếc nỏ thần. Điều này thì về sau, khi quân Đà kéo sang và nỏ thần không còn hiệu nghiệm, cùng cha bỏ trốn tôi mới vỡ lẽ. Trong những ngày đi lại để giả kết tình hòa hiếu, Trọng Thủy gặp tôi, con gái yêu của An Dương Vương. Lúc bấy giờ tôi là một cô gái mới lớn, một thiếu nữ mày ngài, mắt phượng nhan sắc. Trọng Thủy đem lòng yêu tôi, tôi dần dần cũng xiêu lòng. Và dần trở nên thân thiết, không còn chỗ nào trong Loa thành mà tôi không dẫn người yêu đến xem. Cha tôi không nghi kỵ gì cả. Thấy đôi trẻ thương yêu nhau, vua liền gả tôi cho Trọng Thủy. Chàng sang ở hẳn trong cung điện của cha tôi, cùng chung sống. Một đêm trăng sao vằng vặc, tôi và Trọng Thủy ngồi trên phiến đá trắng giữa vườn, cùng nhau nhìn dãy tường thành cao nhất. Trong câu chuyện tỉ tê, Trọng Thủy hỏi: Nàng ơi, bên Âu Lạc có bí quyết gì mà không ai đánh được? Tôi vô tư đáp:

-     Có bí quyết gì đâu chàng, Âu Lạc đã có thành cao, hào sâu, lại có nỏ thần bắn một phát chết hàng nghìn quân địch, như thế còn có kẻ nào đánh nổi được?

Chàng ngỏ ý muốn xem chiếc nỏ. Tôi không ngần ngại, ngây thơ chạy ngay vào chỗ nằm của cha, lấy nỏ thần đem ra cho chồng xem, lại chỉ cho chàng biết cái lẫy vốn là chiếc móng chân thần Kim Quy và giảng cho Trọng Thủy cách bẩn. Trọng Thủy chăm chú nghe, chăm chú nhìn cái lẫy, nhìn khuôn khổ cái nỏhồi lâu, rồi đưa cho tôi cất đi.

Sau đó, Trọng Thủy xin phép cha tôi về Nam Hải, Trọng Thủy thuật lại cho Triệu Đà biết về chiếc nỏ thần. Đà sai một gia nhân chuyên làm nỏ, chế một chiếc lẫy nỏ giống hệt của An Dương Vương. Lay giả làm xong, Trọng Thủy giấu vào trong áo, lại trở sang Âu Lạc. Cha vốn chiều tôi, thấy con mỗi khi gặp chồng thì vui vẻ sung sướng, liền sai gia nhân bày tiệc rượu để ba cha con cùng vui. Trọng Thủy uống cầm chừng, còn cha và tôi say túy lúy. Thừa lúc bố vợ say, Trọng Thủy lẻn ngay vào phòng tháo lấy cái lẫy bằng móng chân thần Kim Quy và thay cái lẫy giả bằng móng rùa thường vào. Hôm sau, thấy chồng có vẻ bồn chồn, hết đứng lại ngồi không yên, tôi hỏi:

-     Chàng như có gì lo lắng phải không? Trọng Thủy đáp: Ta sắp phải đi, Phụ vương dặn phải về ngay để còn lên miền Bắc, miền Bắc xa lắm nàng ạ. Tôi buồn rầu lặng thinh, Trọng Thủy nói tiếp: Bây giờ đôi ta sắp phải xa nhau, không biết đến bao giờ gặp lại! Nếu chẳng may xảy ra binh đao, biết đâu mà tìm?

Tôi tin lời chàng ngay, lòng đau đớn nói:

-     Thiếp có cái áo lông ngỗng, hễ thiếp chạy về hướng nào thì thiếp sẽ rắc lông ngỗng dọc đường, chàng cứ chạy theo dấu lông ngỗng mà tìm.

Nói xong tôi nức nở khóc.

Về đất Nam Hải, Trọng Thủy đưa cái móng rùa vàng cho cha. Chỉ ít ngày sau, Triệu Đà đã ra lệnh cất quân sang đánh Âu Lạc. Nghe tin báo, cha cậy có nỏ thần, không phòng bị gì cả. Đến khi quân giặc đã đến sát chân thành, cha sai đem nỏ thần ra bắn thì không thấy linh nghiệm nữa. Quân Triệu Đà phá cửa thành, ùa vào. Cha vội lên ngựa, để tôi ngồi sau lưng, phi thoát ra cửa sau. Ngồi sau lưng cha, tôi bứt lông ngỗng ở áo rắc khắp dọc đường.

Đường núi gập ghềnh hiểm trở, ngựa chạy luôn mấy ngày đêm đến Dạ Sơn gần bờ biển. Hai cha con định xuống ngựa ngồi nghỉ thì quân giặc đã gần đến. Thấy đường núi quanh co dốc ngược, bóng chiều đã xuống, không còn lối nào chạy, cha liền hướng ra biến, khấn thần Kim Quy phù hộ cho mình. Cha vừa khấn xong thì một cơn gió lốc cát bụi bốc lên mù mịt, làm rung chuyển cả núi rừng. Thần Kim Quy xuất hiện, bảo cha rằng :

-     Giặc ở sau lưng nhà vua đấy!

Cha tình ngộ, tôi cũng chợt đau đớn hiểu ra sự tình, nguyện xin nhận cái chết để chuộc lỗi lầm khủng khiếp mà mình đã gây ra. Tuy vậy lòng tôi không khỏi ân hận. Tôi tự trách mình đã gây ra cảnh mất nước, trách Trọng Thủy nỡ lợi dụng tình yêu và tấm lòng trong trắng của tôi. Sống dưới Thủy cung tôi không phút nào thanh thản và thề sẽ không để ai lợi dụng mình nữa. Tôi cốgắng làm những việc tốt đểmong bù lại tội lỗi đã gây ra. Nhưng trong tôi, hình bóng Trọng Thủy vẫn còn đâu đó và chợt nhói đau mỗi khi nhớ về chàng với nỗi xót xa và oán hận.

Thế rồi thật bất ngờ, trong ngày hội lớn ở Thủy cung, tôi gặp chàng. Không nghĩ là chàng có mặt ở chốn này, tôi lúng túng vài giây khi đối mặt nhưng sau đó bỏ đi. Tôi không muốn nhìn thấy con người phản bội đã gây cho cả đất nước tôi cảnh đau thương, gây cho cha tôi nỗi đau của một ông vua mất nước, gây cho tôi vết thương lòng và cướp mất của tôi niềm tin vào tình yêu và lòng tốt của con người. Tôi hận chàng suốt bao năm qua, và giờ đây nỗi hận ấy bùng lên mạnh mẽ. Chàng đuổi theo tôi, vừa chạy vừa gọi:

-     Mị Châu nàng ơi! Ta đã đi tìm nàng theo dấu lông ngỗng từ ngày ấy. Ta biết nàng hận ta nhưng hãy cho ta cơ hội giãi bầy!

Trời ơi vẫn giọng nói trầm ấm thân thương ấy. Nhưng không thể tin lời nữa. Tôi xua đuổi:

-     Tôi không còn lòng tin vào người nữa. Bây giờ tôi cũng không còn gì cho người cả. Hãy đi đi, đừng bao giờ xuất hiện và làm vết thương trong lòng ta thêm đớn đau!

Trọng Thủy vẫn một mực tha thiết.Chàng đuổi kịp tôi và quì xuống van xin:

-     Ta biết nàng hận ta nhiều lắm, ta cũng biết không thể nào chuộc được lỗi lầm đã gây ra. Nhưng xin nàng hãy cho ta tỏ bày lòng mình. Rồi chàng kể:

-     Quân của Triệu Đà kéo vào chiếm đóng Loa thành, còn ta một mình một ngựa theo dấu lông ngỗng đi tìm vợ. Đến gần bờ biển, thấy xác nàng nằm trên đám cỏ, tuy chết mà nhan sắc không mờ phai. Ta đớn đau, khóc ngất đi, trong lòng như cắt, rồi thu nhặt thi hài nàng đem về chôn trong thành. Không còn nàng, ta cũng chả thiết sống nữa. Bổn phận với cha ta đã xong, rồi ta đâm đầu xuống giếng trong thành mà xưa kia nàng thường tắm để chết cùng nàng.

Đến đây tôi chợt hiểu vì sao chàng có mặt ở Thủy cung. Chàng từ bỏ danh vọng, từ bỏ chiến thắng, từ bỏ cả vua cha, ngai vàng để tìm tôi. Nhưng nỗi uất hận trong tôi không dễ gì nguội vơi. Xót xa, tôi hỏi chàng:

-     Chàng yêu thiếp như thế sao nỡ lợi dụng lòng tin và tình yêu trong sáng của thiếp?

-     Đấy là sai lầm lớn nhất của đời ta. Tuổi trẻ và sự nông nổi khiến cho ta chỉ biết nghe theo lời cha một cách mù quáng. Giá như được trở lại những ngày tháng ấy, thay vì trộm nỏ thần để báo hiếu ta sẽ giúp hai người cha trút bỏ hận thù và mộng xâm lược. Ta sẽ không phạm tội với nàng, không mất nàng, không phải sống trong đau đớn, dày vò. Đời này ta nguyện chỉ yêu mình nàng. Trong lòng ta không có hình ảnh nguời đàn bà nào khác nàng, nàng có biết không?!

Chàng nói trong nước mắt. Tôi cũng khóc và chợt hiểu rằng cả hai chúng tôi đều là nạn nhân, là người bị lợi dụng mà thôi. Tôi gục vào vai chàng, những uất nghẹn trong lòng tôi bao năm qua theo nước mắt đẫm ướt áo chàng. Dù là kẻ tội lỗi với cha, với đất nước nhưng tôi vẫn tha thiết mong nhận được sự cảm thông. Tôi biết trái tim mình không “nhầm chỗ để trên đầu” như người ta nói. Tôi cũng muốn nói với các bạn trẻ rằng: Đừng bao giờ mắc sai lầm như tôi và Trọng Thủy cả. Hãy sống bằng tình yêu thay cho toan tính và hận thù!

Trần Minh Tâm
4 tháng 12 2017 lúc 21:02

cậu lên mạng mà tra tui , đợi tui xíu nha

Lê Tự Phong
4 tháng 12 2017 lúc 21:02

Tôi nhớ trước kia khi còn khỏe mạnh, dòng sinh lực trong cơ thể tuôn trào giúp tôi có thể đi đến bất cứ nơi nào mình muốn. Tôi len lách đến mọi ngóc ngách của sự sống. Ở đó tôi được mọi người đón chào nồng nhiệt.

Tôi có một mái tóc dài óng ả với hàng nghìn bông hoa đua nhau nở vào mỗi dịp xuân về. Mùi hương lan tỏa khắp nơi khiến cho từng đàn ong bé xíu nhấp nhô trong các khóm hoa, các nàng bướm xinh đẹp với đôi cánh đầy màu sắc tung tăng dạo chơi khắp nơi. Khi đó, mọi sinh vật từ khắp nơi đổ về đây sinh sống. Rái cá, hải ly, chuột nước, gà nước cùng nhiều loài cá khác nhau đã tạo cho cuộc sống của tôi thêm màu sắc. Họ nô đùa trên cơ thể, vui buồn cùng tôi. Họ tung tăng bơi lội trong dòng sinh lực mãnh liệt trào dâng.

Bầy gấu hàng ngày đều đến uống nước và bắt cá. Chúng cảm thấy khỏe mạnh khi được thưởng thức làn nước ngọt lịm, trong veo và mát mẻ. Mẹ thiên nhiên đã ban tặng cho tôi một cơ thể tuyệt đẹp với những sợi nước hùng mạnh. Dòng nước nhỏ từ khắp nơi đổ về mang theo nhiều niềm vui mới. Chúng kể cho nhau nghe các câu chuyện mà mẹ thiên nhiên đã tạo ra, về những điều lý thú ơ nơi mà chúng đã đi qua. Các cô gái với mái tóc xõa dài trên làn nước trong mát, ca những bài hát ca ngợi về tôi. Những đứa trẻ nô đùa trong làn nước, vài chiếc thuyền nhỏ với ngư dân đang tung tấm lưới lớn trên mặt nước tạo ra nốt nhạc tươi vui của cuộc sống.

Từ đây, tôi mang dòng sinh lực mãnh liệt của mình đến với mọi nơi, nơi những hạt lúa chín vàng trên các cánh đồng lúa, những hạt ngô vàng óng phơi trên ánh nắng vàng. Tôi nuôi sống từ thế hệ này sang thế hệ khác. Những hàng cây xanh tươi cùng con người khỏe mạnh, đầy ắp những ước mơ cứ thế ra đời.

Dòng sông kiệt quệ sức sống. Ảnh do độc giả cung cấp.

Giờ thì sao, tôi đã mất đi tất cả. Mái tóc dài óng ả giờ đầy ắp rác, thân cây khô héo mục nát. Đau đớn hơn, túi nilon đầy màu sắc hàng ngày trôi lơ lửng trên người tôi. Những mảnh chai lọ, thậm chí là xác chết của một vài vật nuôi trôi nổi bốc mùi hôi thối. Những bông hoa xinh đẹp giờ héo tàn, ủ rũ rồi biến mất. Người tôi bẩn đến mức không thể nào tin.

Cơ thể tôi bốc mùi hôi thối, dòng nước đen ngòm với vô số thứ bẩn thỉu. Các sinh vật một thời gắn bó với tôi giờ chẳng còn lại mấy. Một số không thể nào chịu đựng được đã bỏ đi nơi khác, một số khác ở lại bám trụ với nơi này. Nhưng cũng chẳng được bao lâu vì cuối cùng họ cũng sẽ cất bước ra đi bỏ lại tôi với một cơ thể yếu ớt, bệnh tật. Các nguồn nước giờ cũng chẳng thèm đến với tôi. Họ bỏ đi với một con sông khác, một số khác thì bị biến mất vì khô hạn.

Bây giờ, những dòng sông xưa đều rơi vào tình trạng như tôi, bị đối xử thậm tệ. Thay vào đó là các dòng nước bẩn đầy chất độc hại từ các nhà máy, thuốc nhuộm, hóa chất. Thậm chí, cánh đồng lúa với chất diệt cỏ, thuốc bảo vệ thực vật liên tục đổ vào người tôi cả ngày lẫn đêm. Mùi của chúng thật khó chịu. Chúng khiến bầu không khí trở nên ngột ngạt làm tôi chẳng thể nào thở được. Bầy cá chết hàng loạt, xác của chúng nổi trên mặt nước. Mắt chúng mở trong như oán trách tại sao tôi lại làm điều đó với chúng. Mái tóc đen óng ả của các thiếu nữ cũng rời xa tôi. Dòng nước nuôi dưỡng cánh đồng cũng bị chặn bởi các thớ đất rắc chắc. Tiếng nô đùa của lũ trẻ giờ đã mất. Tất cả đã đi vào dĩ vãng xa xôi. Con người mắc phải các căn bệnh khi uống nước của tôi. Họ xa lánh, rời bỏ tôi.

Những hàng cây xanh tươi hai bên bờ giờ chẳng còn giữ được dáng vấp như xưa. Chúng ủ rũ héo tàn, màu lá đen thẫm vàng vọt chẳng khác nào một người bệnh. Các cây thì thầm với tôi những tiếng yếu ớt, bệnh hoạn. Họ không thể chịu đựng được lâu hơn nữa.

Mẹ thiên nhiên không còn đủ sức để có thể giúp tôi vượt qua những tháng ngày đáng sợ này. Tôi cảm thấy khó thở, lồng ngực như muốn vỡ ra vì đau nhói. Giọt nước mắt tuôn trào vì cay đắng. Mũi tôi ngứa rang lên vì mùi hôi thối bốc lên từ chính cơ thể. Đầu tôi ngứa vì rác bẩn. Tôi đang hấp hối từng ngày. Tôi đã làm gì nên tội mà phải gánh chịu hậu quả như thế này? Hãy cứu lấy tôi, cứu lấy những gì đã mất dù chỉ là một hành động vô cùng nhỏ. Làm ơn!

Một hành động nhỏ nhưng có ý nghĩa cũng đủ để bạn giúp đỡ các dòng sông đang bị ô nhiễm nặng trở về với những tháng ngày hạnh phúc nhất. Dòng sông đang kêu gào thảm thiết vì những hành động vô ý thức, lãng phí và thiếu kiến thức của chúng ta...

Nguyen Ngoc Hoang Tung
Xem chi tiết
Kiều Khánh Loan
10 tháng 4 2020 lúc 17:09

Qua văn bản “Buổi học cuối cùng” hình ảnh người thầy giáo yêu nước Ha-men hiện lên thật nghiêm khắc mà mẫu mực – người thầy đã dành trọn bốn mươi năm tâm huyết cho nghề nhà giáo cao quí, bốn mươi năm tâm huyết để truyền dạy tiếng mẹ đẻ cho các thế hệ trẻ vùng An-dát biên giới xa xôi. Để rồi một ngày, thầy nhận được lệnh từ Béc-lin: “từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát, Lo-ren…” thế là các kỉ niệm đau đớn như ùa về với thầy đem theo sự hối hận tận cùng…Thầy nhớ như in những ngày thầy bắt học trò tưới vườn thay vì học hành, rồi những ngày thầy đã không ngại ngùng cho học trò nghỉ học khi mún đi câu cá hương. Nhưng tình yêu nước tha thiết đã trỗi dậy trong thầy vào buổi học tiếng Pháp cuối cùng: thầy mặc chiếc áo Gơ-đanh-gốt vốn chỉ dùng trong những hôm quan trọng, giọng nói thầy tha thiết hơn bao giờ hết và chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng giải đến vậy. Người thầy tội nghiệp như muốn truyền hết tri thức của mình và một lúc nhét hết nó vào đầu tụi học trò thơ ngây. Đồng hồ đã điểm mười hai giờ, thầy đứng trên bục, người thầy tái nhợt, bất lực ra hiệu cho tụi học trò: “kết thúc rồi…đi đi thôi!”. Tuy nhiên, trong điểm tột cùng của sự đau xót, thầy Ha-men đã có một hành động thật anh dũng, cao cả thể hiện tấm lòng yêu nước, yêu thiết tha tiếng mẹ đẻ đó là cầm phấn dằn hết sức, thầy cố viết thật to:


“NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM”

Khách vãng lai đã xóa
văn dũng
10 tháng 4 2020 lúc 17:16

Qua văn bản Buổi học cuối cùng” hình ảnh người thầy giáo yêu nước Ha-men hiện lên thật nghiêm khắc mà mẫu mực – người thầy đã dành trọn bốn mươi năm tâm huyết cho nghề nhà giáo cao quí, bốn mươi năm tâm huyết để truyền dạy tiếng mẹ ** cho các thế hệ trẻ vùng An-dát biên giới xa xôi. Để rồi một ngày, thầy nhận được lệnh từ Béc-lin: từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát, Lo-ren…” thế là các kỉ niệm đau đớn như ùa về với thầy đem theo sự hối hận tận cùng…Thầy nhớ như in những ngày thầy bắt học trò tưới vườn thay vì học hành, rồi những ngày thầy đã không ngại ngùng cho học trò nghỉ học khi mún đi câu cá hương. Nhưng tình yêu nước tha thiết đã trỗi dậy trong thầy vào buổi học tiếng Pháp cuối cùng: thầy mặc chiếc áo Gơ-đanh-gốt vốn chỉ dùng trong những hôm quan trọng, giọng nói thầy tha thiết hơn bao giờ hết và chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng giải đến vậy. Người thầy tội nghiệp như muốn truyền hết tri thức của mình và một lúc nhét hết nó vào đầu tụi học trò thơ ngây. Đồng hồ đã điểm mười hai giờ, thầy đứng trên bục, người thầy tái nhợt, bất lực ra hiệu cho tụi học trò: kết thúc rồi…đi đi thôi!”. Tuy nhiên, trong điểm tột cùng của sự đau xót, thầy Ha-men đã có một hành động thật anh dũng, cao cả thể hiện tấm lòng yêu nước, yêu thiết tha tiếng mẹ ** đó là cầm phấn dằn hết sức, thầy cố viết thật to:
"NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM"

Khách vãng lai đã xóa
Kiều Khánh Loan
10 tháng 4 2020 lúc 17:38

bạn học lớp mấy vậy

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Ngọc Khánh Vân
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Khánh Vân
24 tháng 2 2021 lúc 16:46

    Mình cần gấp nhé! Cảm ơn các bạn! 

Hihi! Vì mình không giỏi văn nên mình mới hỏi các bạn.

Cảm ơn các bạn nhìu nha!

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Ngọc Khánh Vân
24 tháng 2 2021 lúc 16:48

Chú ý k chép trên mạng. 

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Minh Phương
Xem chi tiết
Đỗ Hải  Anh
28 tháng 1 2022 lúc 12:05

um đề bài j bí quá bn ko cho tui thở à ? 

còn đề bài như này mà ko cho tra thì cx chịu các cô 

chúc bn Tết zui ze :)

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Minh Phương
28 tháng 1 2022 lúc 12:06

bạn ơi , ko cần câu ghép cx  đc trả lời giúp mình ik pls

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Ngọc Tiểu Linh
Xem chi tiết
Phạm Thị Mai Anh
1 tháng 6 2020 lúc 10:49

tự làm là hạnh phúc của mỗi công dân.

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Ngọc Tiểu Linh
1 tháng 6 2020 lúc 17:51

Mình làm rồi

Khách vãng lai đã xóa