Giúp Hương với nhé. Bài 4 câu C và D Hương ko biết làm, giúp H bài 3 luôn nhé
giúp mình làm bài này với: VIẾT MỘT ĐOẠN VĂN TẢ VỀ QUÊ HƯƠNG BẰNG TIẾNG ANH.nhanh lên nhé sáng mai mình phải nộp bài rồi.trời giúp mình đi. xin đó.chỉ viết khoảng 10 câu thôi.
bạn nghĩ cái này có liên quan đến toán ko =))))
my home villageis now differen from the village in my father s story.in his story my villageis verry poor
everyone live a hard life that time ......................................................
bạn lên mạng kiếm đi chứ dài lắm mình viết ko nổi
làm sao để có một bài văn tả về mùa xuân ở quê hương thật hay .giúp mk với nhé
Bạn học lớp 5 à, chú ý dùng nhiều từ tượng hình để tả cảnh nha , lúc tả bạn nhớ đặt nhiều cảm xúc vào . À bạn phải có một dàn ý xem cái nào viết trước cái nào viết sau cho hợp lí nhé. Chúc bạn thành công !
Thế là một năm bận rộn đã qua đi, để lại cho ta bao cảm giác mới lạ và không khí se lạnh vào ngày đầu tiên của năm mới. Vậy là mùa xuân đã đến.
Thời tiết tuy lạnh nhưng trời lại hửng lên, mang theo hơi ấm của mùa xuân. Nhìn ra cửa sổ, bầu trời trong xanh, những cô mây, cậu mây bồng bềnh như những que kẹo bông đang chơi đùa với gió. Ông mặt trời vàng rực chiếu những tia nắng vàng ấm áp, mượt mà xuống mặt đất. Hai bên đường, hàng cây trơ trụi lá không còn nữa, thay vào đó là những chồi non mơn mởn. Trên cây, những chú chim họa mi hót líu lo như muốn chào đón nàng tiên mùa xuân. Khu phố em ở đã được quét dọn và sơn mới. Nó vui vẻ, hãnh diện khi có bộ cánh mới đón tết. Nhà nào cũng treo những lá cờ đỏ sao vàng bay phất phới. Không khí phấn khởi, náo nức chuẩn bị đón tết bao chùm khắp không gian. Mọi vật đều thay đổi.
Ai cũng hân hoan và vui vẻ, gạt bỏ những âu lo, bộn bề trong năm. Không còn vẻ mặt đăm chiêu hay những tiếng gắt gỏng. Ra đường mọi người cùng chúc nhau năm mới may mắn, vạn sự như ý. Tất cả trở nên tình cảm hơn. Bọn trẻ em được bố mẹ mừng tuổi và mua quần áo mới, trông đứa nào cũng đẹp, cũng xinh. Những tiếng nô đùa, reo hò làm không khí ngày xuân thêm tưng bừng. Những cửa hàng bánh, mứt chật kín người. Những cành hoa đào, mai được bày bán khắp phố. Mọi người tấp nập đi sắm tết.
Ngày xuân làm mọi người thêm gần nhau hơn, làm cho không khí thêm náo nhiệt, nhộn nhịp. Những người đi xa trở về quê hương, nhà nào cũng sum họp bên nhau đông đủ. Em rất thích mùa xuân.
bài văn tả cảnh buổi sáng trên quê hương em
giúp với........
ko coppy mạng nhé
tự làm nha
Mình khoan khoái bước nhẹ dọc bờ đê nhỏ. Anh sáng chiếu xuống dòng nước bạc lấp lánh như bạn nào đó tinh nghịch chơi trò chiếu gương. Thỉnh thoảng một vài chú cá long tong, cá trắm cỏ nhảy lên khỏi mặt nước đớp mồi, rồi vội lặn xuống mất tăm để lại những vòng tròn lan xa… Trong không khí yên ắng ấy, bỗng đột ngột vang lên tiếng rao hàng trên sông hòa cùng tiếng khua mái chèo. Đàn chó ùa ra bờ sông sủa ăng ẳng với theo. Mình bước vội về khu vườn nhà tràn ngập ánh nắng vàng ấm áp. Bên luống rau xanh mái đầu bạc thân yêu của bà mình đang lúi húi nhổ cỏ, bắt sâu. Một ngày mới bắt đâu trên quê mình như vậy đó.
Được chiêm ngưỡng buổi bình minh đẹp vào ngày hè trên quê hương thân yêu, mình thấy vui, khỏe, lạc quan, yêu đời hơn. Quê bạn chắc cũng có những buổi bình minh đẹp như thế, phải không bạn?
Quê hương vốn là tên gọi thiêng liêng mà rất đỗi thân thuộc trong tâm trí mỗi con người.Đó là nơi sinh ra, nơi chúng ta bắt đầu mọi thứ.Và đối với em quê hương cũng là một nơi rất bình yên mỗi khi nhớ về.Nhất là vào mỗi buổi sáng mùa hè, quê hương em trở nên đẹp lạ kì.
Trời tờ mờ sáng, ngước mắt lên cao vẫn nhìn thấy những ngôi sao lấp lánh ở phía Tây.Gà trong xóm em thi nhau cất tiếng gáy râm ran như một bản hòa ca chào bình minh.Mọi người đã thức dậy, nghe đâu đây tiếng í ới gọi nhau đi chợ buổi sớm của các cô các mẹ , và tiếng hò nhau đi làm đồng , tất cả những âm thanh tạo nên một bầu không khí sinh động.Trời hửng sáng , sương tan dần, cạnh vật bắt đầu hiện rõ dưới ánh nắng tran hòa.Mặt trời lên vươn vai tỏa ánh sáng vàng sau những rặng tre xanh mướt đầu làng. Tiếng chim chích chèo hót vàng hòa cùng tiếng ríu rít của những chú chim sâu trong vườn. Những hàng cau xanh cao đón ánh nắng sớm mai , nắng bao phủ khu vườn, nó không phải ánh nắng trang trang buổi trưa hè, không phải ánh nắng vàng của mùa thu mà nó là cái nắng ướt của buổi sớm mùa hạ trong trẻo tinh khôi.Những làn gió mát thổi nhẹ làm rung động cành lá, khẽ giật mình ,con bướm trắng đang đậu bỗng nhẹ đập cánh bay đi.Trên con đường đất , những đứa trẻ kéo nhau chạy tung tăng đến trường, đi ngang qua cánh đồng đang mùa lúa chín vàng trải dài bát ngát,em thấy những người nông dân đang chăm chỉ làm việc gặt lúa và những chú trâu đang cần mẫn cày từng đường đất .Quả thật, từ xưa đến nay , trâu luôn là người bạn thân thiết với con người trên những mảnh đất làm nông dân dã. Phía đông ánh hồng rực rỡ, mặt trời như chạy theo ta tỏa những tia nắng vàng xuyên qua kẽ lá.Trời mùa hạ trong xanh với những tảng mây trắng bồng bềnh lững lờ trôi vô định.Nằm dưới gốc đa đầu đình, có thể ngắm hết những đám mây đủ hình thù kì thú. Thỉnh thoảng nghe vọng xa xa tiếng họp chợ, tiếng mua bán trao đổi của các bà, các mẹ làm cho không gian buổi sớm tràn đầy sức sống.Nhịp sống nơi thôn dã vào buổi sớm mùa hạ thật khác thành phố đầy khói bụi, đầy xe cộ, người ta vội vã ra đường , tụ tập nơi điểm chờ xe buýt để đến chỗ làm , bắt đầu ngày mới với những vội vàng và bận rộn.Còn quê hương buổi sớm bình yên vô cùng từ cảnh vật đến con người luôn mang một thứ gì đó rất đỗi thơ mộng.
Ánh nắng đã lên cao và bắt đầu chói chang hơn, trời ngả về trưa. Một buổi sáng diễn ra và kết thúc như thường lệ.Chỉ khi con người ta sống chậm lại mới cảm nhận được hết thảy vẻ đẹp trong lành của nó. Sáng sớm là lúc quê hương em đẹp nhất, đẹp với những sinh hoạt thường ngày của người dân nơi đây
viết 1 bài văn nêu cảm xúc lên cảm nghỉ quê hương của em ko viết mạng,ko chép sách bài văn hay giúp mk vs nhé các bạn
viết 1 bài văn nêu cảm xúc lên cảm nghỉ quê hương của em ko viết mạng,ko chép sách bài văn hay giúp mk vs nhé các bạn
Hải Phòng – một thành phố cảng trung dũng, quyết thắng, một thành phố có nhiều cảnh đẹp, một nơi có những con người hiền lành, chất phác, dịu dàng – là nơi tôi đã sinh ra và lớn lên.
Hải Phòng là đô thị loại một nằm ở phía đông bắc Việt Nam giáp với biển Đông. Vì vậy ở đây có rất nhiều cảng, cũng chính vì thế mà người ta gọi đây là thành phố cảng. Thời tiết ờ đây mang một thứ gì đó rất riêng biệt của miền Bắc mà chỉ miền Bắc mới có. Nếu bạn đã từng đến thăm Hải Phòng thì tôi đoán chắc rằng bạn sẽ tận hưởng được thời tiết đó. Cái nắng gay gắt, chói chang của mùa hè, những cơn mưa rào chợt đến rồi lại chợt đi, bầu trời trong xanh không một gợn mây. Trái với thời tiết của mùa hè là mùa đông. Mùa đông có lá rụng, có cái rét căm căm đến cắt da cắt thịt, cái nắng yếu ớt trên bầu trời phủ đầy sương.
Ở trên đất này, mọi người đều thân thiện, hiền lành, chất phác. Nếu bạn siêng năng, chịu khó thì những người nơi đây luôn dang rộng đôi tay đón chào và bạn sẽ trở thành một công dân của thành phố cảng.
Cảnh vật nơi đây thật đẹp với những ngọn đuốc khổng lồ thắp sáng cả thành phố. Mùa hè, nếu dạo theo hai bên đường bạn còn được nghe thấy tiếng ve râm ran, tiếng chim líu lo trong vòm lá và đặc biệt mắt bạn sẽ ngợp trong màu đỏ của hoa phượng. Chính vì vậy Hải Phòng còn được gọi là thành phố hoa phượng đỏ. Nếu trong những ngày hè chói chang, nóng nực mà được đi du lịch ở đảo Cát Bà thì quả là tuyệt, ở đấy có những hàng cây xanh, có đường uốn theo sườn núi, có rừng quốc gia với nhiều động vật quý hiếm, có làn nước biển trong xanh với bãi cát vàng óng lấp lánh trong nắng.
Hải Phòng không chỉ nổi tiếng bởi Cát Bà mà còn có khu du lịch Đồ Sơn. Đồ Sơn nổi tiếng về rừng thông reo vi vu trong gió, những tòa nhà biệt thự cao tầng, hàng dừa tán rộng… Hàng năm Đồ Sơn còn tổ chức lễ hội chọi trâu thu hút nhiều người từ mọi miền Tổ quốc
Dù ai buôn đâu bán đâu
Mồng chín tháng tám chọi trâu mà về
Dù ai buôn bán trăm nghề
Mồng chín tháng tám nhớ về chọi trâu
Tôi yêu thành phố Hải Phòng, yêu màu hoa phượng vĩ trong nắng sớm. Tôi sẽ học tập tốt để xây dựng thành phố quê hương.
Mỗi chúng ta, ai ai cũng đều có một nơi để nhớ, một chốn để về, một chỗ để lưu giữ những kỉ niệm đẹp của mình.Đó chính là quê hương - nơi chôn rau cắt rốn, nơi con người có thể an cư, tựa nương trong cuộc đời đầy sóng gió. Mỗi người mang một cảm nhận khác nhau về vẻ đẹp của vùng đất để yêu, để thương, để nhớ trong mỗi chúng ta qua từng mùa. Nhưng đối với tôi, mùa thu ở quê tôi sao mà thanh bình, đẹp đẽ đến thế!
Như chúng ta đã biết, mùa thu là mùa của lá rụng, là mùa mà thời gian ban ngày ngắn dần lại và trở nên lạnh hơn. Dưới con mắt của người khác, có lẽ mùa thu là mùa của thu hoạch bởi do sự chuyển biến từ thời tiết nóng ẩm sang thời tiết lạnh. Thế nhưng người phương Tây lại nhân cách hóa mùa thu như là một người phụ nữ đẹp, khỏe mạnh, được trang điểm bằng các loại hoa quả, rau quả và ngũ cốc đã chín vào thời gian này. Cho nên, mỗi khi nhắc tới các nền văn minh cổ đại, ta đều thấy được con người phần lớn đề cao các lễ hội thu hoạch trong mùa thu, là quan trọng nhất trong các loại lịch của họ như : Lễ Tạ ơn vào cuối mùa thu ở Hoa Kỳ và Canada, lễ hội Sukkot - lễ hội trăng tròn mùa thu hoạch của "hòm thánh"- của người Do Thái hay tết Trung Thu của người Trung Quốc, Việt Nam... Nhưng tất cả đều có một tâm trạng chủ yếu trong các lễ hội mùa thu, chính là niềm vui sướng bởi một mùa thu hoạch bội thu cũng như phảng phất nỗi buồn vì thời tiết khắc nghiệt sắp đến. Không chỉ thế mà còn là để tưởng nhớ tổ tiên- một chủ đề phổ biến của các lễ hội này.
Nếu con người không tìm hiểu thêm về mọi thứ xung quanh mình thì có lẽ họ sẽ không biết được rằng hầu như mùa thu là sự khởi đầu của mọi thứ, từ ngày khai trường cho đến các bộ phim thông thường, ít vốn đầu tư nhưng lại có giá trị về mặt nghệ thuật mang tính kinh điển cho các giải thưởng lớn như giải Oscar hay giải BAFTA (BAFTA là tên viết tắt của British Academy of Flim and Television Arts). Hơn nữa, mùa thu còn gắn liền với lễ Halloween ( tên viết tắt của All Hallows' Eve).
Còn riêng tôi thì mùa thu là mùa là mùa khiến tôi cảm thấy cuộc đời của con người sao mà ngắn ngủi thế. Nhìn những chiếc lá rụng bên đường, bên ngõ tung bay cùng với tiếng gió thổi nhè nhẹ khiến tôi bụng chợt nghĩ về những người đã ra đi, đã rời xa thế gian này. Tôi không biết các bạn nghĩ phong cảnh đẹp nhất là thế nào nhưng với cảm nhận của riêng mình thì đứng nhìn khoảng trời thu bên cánh đồng lúa vẫn là đẹp nhất, đẹp tới mức khiến tôi phải rơi nước mắt bởi chính sự thanh tịnh, sự cô đơn đến tột cùng mà vùng đất nơi tôi được sinh ra và lớn lên đem lại. Những lúc mệt mỏi, chán chường, tôi lại tới cánh đồng và nhìn mọi thứ trôi đi. Nghe có vẻ là nhạt nhẽo, nhàm chán nhưng khi hiểu được bản chất của cảnh đẹp đó, các bạn sẽ hiểu được những gì mà tôi nghĩ vào lúc đó, sẽ biết mình mình thực sự cần cái gì, cần làm gì.
Thế nhưng, đôi khi tôi lại thích ngồi bên hồ sen, ngắm nhìn những hàng cây theo thời gian mà dần dần chuyển sang màu vàng, xa hơn là màu vàng hơi cam. Có những loại cây thì lại mang trên mình màu đỏ và đến cuối thu lại đổi sang thành đỏ hơi tim tím. Hãy cứ tưởng tượng như khi ta pha màu để vẽ vậy. Khi đã có màu vàng, mỗi ngày cứ cho thêm chút màu đỏ thì sẽ được nhưng màu cam đậm và đậm hơn. Đến khi màu đỏ được cho vào thật nhiều thì màu cam kia sẽ biến hoàn toàn thành màu đỏ tươi thẫm. Cho chút ít màu xanh dương vào màu đỏ đó thì ta sẽ có được màu đỏ hơi tim tím ở cuối thu. Sự chuyển đổi màu sắc không ngừng của mỗi ngày khiến cho sắc màu trên cây thật sống động. Nếu để ý kĩ đến những hàng cây, chắc chắn các bạn sẽ thấy được những tia sáng óng ánh của mặt trời chiếu xuống và xuyên qua từng từng cành cây, chiếc lá. Sương mù trong những đêm thu thì trắng đục và mờ ảo, còn quê tôi thì cái ánh sáng kia đã làm cho tôi nghĩ nó như một lớp sương mù bằng vàng và trong suốt. Khi một cơn gió nhẹ nhàng thổi qua, một vài cành cây như hiện lên rõ rệt những chiếc lá dang đu đưa, trên chúng là những chiếc lá bằng vàng đang lay động. Mặt trời di chuyển đến đâu thì cái óng ánh của những chiếc lá bằng vàng đó cũng được di chuyển và lấp lánh theo, làm cho bức họa với nhiều màu sắc như luôn chuyển động. Tuy cây cối chỉ biến đổi màu sắc thôi nhưng cũng đủ làm tôi phải xao xuyến bởi sự dễ chịu mà chúng đem lại cho muôn loài và chẳng bao giờ làm phiền lòng ai - điều mà ít ai làm được: giữ được cái bản chất nguyên thủy trong cái cuộc sống điêu tàn.
Khi thu sắp ra đi, những hàng cây sẽ tàn phai dần, nhựa sống trong nó như bị đóng băng, đông đặc lại và không còn tuôn chảy nữa. Từng chiếc lá bắt đầu khô dần và thi nhau rụng rơi khỏi cành. Gió càng mạnh và thời tiết càng lạnh thì lá càng rơi rụng nhanh. Những chiếc lá trên cây giờ chỉ thấy nằm la liệt phía dưới đất, lìa khỏi cành rồi chúng càng khô héo nhanh hơn và sẽ mất đi hoàn toàn sức sống. Những bước đi xào xạc của tôi lẫn trong những chiếc lá khô nghe như chúng đang bị vỡ ra tưng mảnh nhỏ. Hình tượng này làm tôi liên tưởng đến con người khi đang đau khổ thì chẳng còn sức sống nữa. Nhưng qua hình ảnh đó, tôi lại nghĩ rằng những chiếc lá héo hon,tàn khô đang rụng rơi khỏi cành cây chẳng khác gì những nỗi buồn khổ được lìa khỏi thân thể của chúng ta.
Quê tôi vào mùa thu là thế đó, chỉ giản dị, thanh tịnh thôi mà cũng khiến tôi phải quyến luyến, rung động, có những suy nghĩ chín chắn đến lạ thường. Đôi khi từ những cái giản dị, đơn sơ mà ta có thể thấy được những tác phẩm hay qua dòng duy tư chứa đầy nỗi niềm. Hay đơn giản chỉ là khiến lòng mình thanh thản hơn sau những giờ joc tập và làm việc đến mệt mỏi.Và qua phong cảnh mùa thu ở vùng đất tôi lớn lên, tôi đã rút ra cho mình một bài học: Cây cỏ có thể biết thế nào là vui, thế nào là buồn, thế nào là đắng cay, thế nào là hạnh phúc nhưng có một thứ mà cây cỏ sẽ không bao giờ có được , đó chính là một trái tim để yêu thương như con người. Và tình thương đó sẽ còn tiếp tục theo con người đến ngàn đời sau.
Đề bài :Hãy viết một bài văn nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp que hương đất nước qua một số bài ca dao đã học?
Các bạn giúp mik với nhé!Ai làm xong nhanh và hay nhất mik sẽ tick!!!
Hình ảnh quê hương đất nước in dấu đậm đà trong ca dao, dân ca. Đọc ca dao, dân ca, ta cảm thấy tâm hồn nhân dân ôm trọn bóng hình quê hương đất nước. Mỗi vùng quê có một cách nói riêng, cảm nhận riêng về sự giàu đẹp của nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Đọc những bài ca ấy, chúng ta như vừa được đi tham quan một số danh lam thắng cảnh đặc sắc của đất nước từ Bắc vào Nam.
Với nhân dân ta, quê hương là nơi quê cha đất mẹ, là cái nôi thân thiết, yêu thương. Quê hương là mái nhà, luỹ tre, cái ao tắm mát, là sân đình, cây đa, giếng nước, con đò, là cánh đồng xanh, con cò trắng, cánh diều biếc tuổi thơ. Đất nước với quê hương chỉ là một, là cơ đồ ông cha để lại, là núi sông hùng vĩ thiêng liêng. Quê hương đất nước được nói đến trong ca dao, dân ca đã thể hiện biết bao tình cảm yêu thương, tự hào của nhân dân ta từ bao đời nay.
Đất nước ta nơi nào cũng đẹp. Cảnh trí non sông như gấm như hoa; sản phẩm phong phú, con người cần cù, thông minh sáng tạo đã xây dựng quê hương đất nước ngày thêm giàu đẹp.
Lên ải Bắc đến thăm Chi Lăng, núi trập trùng cao vút tầng mây, nơi Liễu Thăng bỏ mạng. Ta đến thăm thành Lạng, soi mình xuống dòng sông xanh Tam Cờ, thăm chùa Tam Thanh, đến với nàng Tô Thị trong huyền thoại:
Ai ai, đứng lại mà trông
Kia núi Thành Lạng, kìa sông Tam Cờ
Đồng Đăng có phố Kì Lừa
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh
Hai tiếng ai ơi mời gọi vang lên. Chữ "kìa", chữ "có" được nhấn đi nhấn lại biểu thị niềm tự hào của bà con xứ Lạng đang say sưa ngắm nhìn và đưa tay chỉ về từng ngọn núi, con sông, ngôi chùa, dấu tích của bức thành cố...
"Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người."
Vâng, quê hương chính là nơi chôn rau cắt rốn của ta, là nơi cho ta cội nguồn, gốc rễ bền chặt. Từ ngày xưa, tình yêu quê hương đất nước luôn là nguồn mạch quán thông kim cổ, đông tây. Là mạch nguồn nuôi dưỡng tâm hồn trí óc ta gắn với truyền thống tự hào, tinh thần tự tôn của dân tộc.
Tình yêu quê hương đất nước là một khái niệm, phạm trù rộng lớn và có nhiều ý nghĩa khác nhau. Tình yêu quê hương đất nước trước hết xuất phát từ tình cảm yêu gia đình, nhà cửa, xóm làng. Nói như Ê-ren-bua: lòng yêu nhà, yêu làng xóm trở nên tình yêu tổ quốc. Chính xuất phát từ những điều giản dị, bình dị ấy, lòng yêu nước của ta càng được bồi đắp hơn. Tình yêu quê hương từ thuở xa xưa, trong những câu ca dao như tấm gương phản chiếu tâm hồn dân tộc là tinh thần tự hào, tự tôn về vẻ đẹp và cảnh trí non sông, đến thơ ca trung đại tình yêu nước gắn liền với quan niệm trung quân ái quốc, vậy nên trong các bài thơ việc nói chỉ tỏ lòng của bậc tao nhân mặc khách với mong muốn xoay trục đất, khin bang tế thế cũng chính là biểu hiện cao nhất của con người đạo nghĩa lúc bấy giờ. Đến thời hiện đại, văn học lãng mạn thì yêu nước là yêu lí tưởng, yêu cách mạng, yêu Đảng. Niềm vui tươi, phấn khởi của người chiến sĩ cách mạng khi được giác ngộ ánh sáng cách mạng đảng trong "Từ ấy" chính là minh chứng sâu sắc cho điều ấy:
"Từ ấy trong tôi bừng nằng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim."
Tình yêu nước, yêu quê hương là cội nguồn, gốc rễ bền chặt cho sự phát triển bền vững của ta. Nếu chỉ sống bằng những giá trị tức thời, những ham muốn của bản thân mà không khắc cốt ghi tam cội nguồn, đạo lí truyền thống dân tộc thì sớm muộn sự phát triển của ta cũng sẽ như cây cao bị trơ rễ, bật gốc dù chỉ là một cơn gió nhẹ. Lòng yêu quê hương, đất nước làm nên bản sắc trong đời sống tinh cảm của cá nhân, giúp ta không trở nên ích kỉ vì biết gắn liền với cộng đồng, biết hòa nhập và đắm mình với những đạo lí truyền thống ngàn đời của dân tộc.
Tình yêu quê hương đất nước nói cách khác chính là lòng căm thù giặc khi đất nước bị xâm lăng, khi tổ quốc gặp gian nguy. Trong "Hịch tướng sĩ', Trần Quốc Tuấn từng bày tỏ lòng căm thù giặc sâu sắc khi chứng kiến đất nước bị giày xéo dưới gót dày quân thù: "ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, lòng đau như cắt, nước mắt đầm đìa chỉ căm thức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù." Đủ để thấy, tình yêu quê hương đất nước từ ngàn xưa đã trở thành một thứ vũ khí lợi hại, là đợt sóng ngầm nhấn chìm lũ bán nước và lũ cướp nước. Tình yêu nước cũng chính là lòng tự hào, tự tôn dân tộc trước cảnh trí non sông, trước vẻ đẹp của núi sông, cũng chính là khát vọng muốn giữ gìn và bảo tồn bản sắc văn hóa của dân tộc.
Thật đáng buồn khi ngày nay, nhiều người sống một cách vô nghĩa lí khi đảo lộn những chân giá trị dân tộc. Họ quên đi cội nguồn, thay vì sống theo đạo lí 'uống nước nhớ nguồn", ăn cây táo rào cây sung. Những cá nhân như thế sớm muộn cũng sẽ bị đào thải, cô đơn lạc lõng giữa tình đồng loại, giữa nhân quần rộng lớn.
Trong thời buổi đất nước đang phát triển, hướng đến xây dựng một xã hội văn minh, công bằng và hạnh phúc thì với tư cách là những người trẻ, chúng ta cần chuẩn bị hành trang vững chắc và rèn luyện bản lĩnh cho cá nhân để đáp ứng những nhu cầu và đòi hỏi của ân tộc. Đó cũng chính là biểu hiện kín đáo và sâu sắc của lòng yêu nước.
Mấy bn giúp mk làm bài biểu cảm về quê hương nha( copy mạng cx đc nhưng chọn bài hay nhé)
Chắc chẳn mỗi người sinh ra đều có một quê hương để sinh ra, lớn lên và để trở về. Chúng ta đọc được những dòng cảm xúc chân thành, mộc mạc, tình yêu quê hương tha thiết của các nhà thơ nhà văn. Còn đối với bạn, bạn hiểu thế nào về tình yêu quê hương?
Tình yêu quê hương là gì? Là tình gắn gắn bó, yêu mến, vun đắp, dựng xây quê hương ngày càng giàu mạnh, đóng góp một phần sức lực của mình cho công cuộc dựng xây quê hương. Tình yêu quê hương không phải là tình cảm trừu tượng, nó được biểu hiện rất cụ thể và rõ nét. Đó là dạng tình cảm đã được cụ thể hóa bằng hành động.
Quê hương là cái nôi đầu tiên đón nhận tiếng khóc chào đời, những bước đi chập chững, gắn với kí ức tuổi thơ không thể nào quê. Đó là nơi mà cuối cùng ai cũng muốn trở về và gắn bó.
Tình yêu quê hương luôn gắn liền với yêu gia đình, làng xóm, luôn mong ngóng về quê hương dù ở nơi xa xôi. Mỗi con người sau khi lớn lên, trưởng thành, vươn mình đến những vùng đất mới nhưng tấm lòng luôn hướng về nơi mình đã sinh ra và lớn lên.
Biểu hiện của tình yêu quê hương thực sự rất nhiều, ngay trong chính hàng động của mỗi người. Là nỗi nhớ thường trực mỗi lần xa quê, là háo hức, mong chờ khi sắp được lên chuyến xe mang tên trở về, là lòng thổn thức, lưu luyến khi phải rời xa quê. Đó là tình cảm xuất phát từ tim.
Tình yêu quẻ hương còn là yêu những gì thuộc về mảnh đất mà mình sinh ra ấy, yêu làng xóm, yêu những con đường sỏi đá, yêu nắng, yêu gió dù thời tiết khắc nghiệt. Hơn hết là yêu những con người thuộc về mảnh đất đó, thương dáng mẹ tảo tần nắng mưa, thương dáng cha nhọc nhằn sớm hôm.
Quê hương gắn với những con người, những gương mặt mà đi đâu cũng nhớ về.
Khi đất nước ngày càng phát triển, quá trình xây dựng nông thôn mới cũng được đẩy mạnh. Tình yêu quê hương đã được hiển hiện thành hành động. Có nhiều người thành đạt, xa quê trở về quyên góp tiền bạc và sức lực để cùng xây dựng trạm xá, làm đường, trồng cây để giúp cho quê hương thoát nghèo. Đó đều là những biểu hiện thiết thực nhất của tình yêu quê hương, làng xóm.
Yêu quê hương còn phải có trách nhiệm với quê hương, đó là trách nhiệm bảo vệ, dựng xây. Trách nhiệm ấy không của riêng ai mà của tất cả mọi người.
Tuy nhiên hiện nay vẫn có những người quên đi cội nguồn, quên đi quê hương. Họ đi xa lập nghiệp, quên mất tiếng quê. Có nhiều người khi trở về quê hương mang theo thứ ngôn nguwxd “lạ” để nói chuyện với người dân quê. Điều này thật đáng buồn. Người ta bảo “Chém cha không bằng pha tiếng”. CHính bản thân họ đã đánh mất đi tình yêu đáng trân trọng và thiêng liêng ấy.
Mỗi người đều có một quẻ hương để nhớ, để tìm về. Vậy thì ngay từ bây giờ, khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường chúng ta hãy là những người có ích, học tập tốt để mai sau có thể đóp góp sức mình đựng xây quê hương. Đó là tình yêu lớn lao nhất.
Nhắc về quê hương, nhà thơ Đỗ Trung Quân có viết:
Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con chèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay...
Còn đối với tôi cũng thế! Quê hương với bao cảnh vật gần gũi, thân thương. Nơi ấy có nhiều kỉ niệm ấu thơ luồn đằm sâu trong kí ức. Quê hương tôi có lũy tre xanh ôm ấp xóm làng, có mái đình cổ kính rêu phong, có vườn cây sum suê trĩu quả. Nơi ấy, có bà con lao động cần cù, có tình làng nghĩa xóm, có mái ấm gia đình...
Quê hương tôi - Nơi tôi được sinh ra và lớn lên trong vòng tay ấm áp của mẹ. Tôi quên sao được những kỉ niệm của thời thơ ấu nơi đó. Đó là những buổi chiều cuối xuân ấm áp, trên bãi cát ven sông, chúng tôi rủ nhau thả diều. Đẹp làm sao với những cánh diều bay bổng. Gió nâng cánh diều lên trên bầu trời trong xanh vời vợi, tôi cảm thấy quê hương mình thật đẹp, thật đáng yêu.
Vào những buổi chiều hè mát mẻ, tôi cùng các bạn ra sông lặn ngụp. Ôi! Nước sông trong suốt, mát lành. Dòng sông lung linh bởi ráng chiều, nước vẫn lặng lờ theo dòng về biển cả. Chúng tôi dang rộng vòng tay ôm lấy từng con nước vào lòng mình.
Tôi còn nhớ những chiều đông lạnh giá, cùng với đám bạn, chúng tôi đi câu cá, đơm tép rồi đi bắt con da dưới vệ sông. Thú vị biết dường nào khi tôi bắt được những chú cá rô đang tũng tẵng trong rạch nước, hơi nước mát rượi hòa quyện với hương đồng. Và cũng vui thú biết bao nhiêu trong những buổi chiều đi bắt dế. Những chú dế đứng trước cửa hang đã bị chúng tôi thi nhau bắt. Trong lòng đất ấy, tôi nghe tiếng thì thầm của đất như muốn nói một điều: "Cánh đồng này đẹp lắm!". Những lúc ấy, tôi thấy mình yêu quê hương tha thiết. Nhưng tôi yêu thích nhất là vào khoảng đầu xuân, đặc biệt là trong ba ngày Tết. Nhang trầm, đèn nến và nhất là bầu không khí vui tươi đoàn tụ gia đình, nhà nhà đầm ấm, trên kính dưới nhường, trước những bàn thờ Phật, bàn thờ Thánh, bàn thờ Tổ tiên làm cho lòng tôi ấm lạ ấm lùng. Nhìn những câu đối đỏ, nghe những lời chúc mừng đầu năm mà lòng thêm rạo rực, tôi thấy cuộc sống thật ý nghĩa, đậm đà.\
Ôi, quê hương tôi! Nơi ấy đã cùng đất nước khổ đau, lúc suy vong, lúc cường thịnh nhưng lúc nào cũng đẹp, lúc nào cũng rực rỡ chiến tích kì công. Lịch sử đã sang trang, quê hương tôi ngày nay đã có nhiều đổi mới. Tôi nguyện chăm ngoan học giỏi để tiếp nối bàn tay của cha anh xây dựng quê hương.
Quê hương..!
Trong trái tim mỗi người Việt Nam, tình yêu quê hương có lẽ là thứ tình cảm thiêng liêng nhất. Mỗi người sinh ra, ai mà không có cội nguồn gốc gác, ai mà không có quê hương. Quê hương là nơi ta sinh ra và lớn lên, nơi chôn rau cắt rốn của ta. Quê hương cho ta những kỷ niệm ngọt ngào, cho ta tuổi thơ tươi đẹp. Quê hương dạy ta những bài học làm người đầy ý nghĩa, để cho ta lớn khôn và trưởng thành. Với tôi, quê hương có một vị trí vô cùng đặc biệt, chiếm một vị trí quan trọng trong trái tim tôi.
Vùng quê tôi nghèo lắm. Con người sống chủ yếu bằng nghề nông, ngày ngày làm việc trên cánh đồng, quanh năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời. Cuộc sống cơ cực, vất vả, đầy khó khăn, thiếu thốn, có những lúc còn không đủ ăn, đủ no. Mặc dù sống trong cảnh bần hàn, khó khăn là thế, nhưng con người nơi đây sống có tình có nghĩa. Xóm làng yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Họ sống với một tình cảm chân thành, chất phác, trong sáng, một thứ tình cảm chỉ có ở những người nông dân nghèo. Quê hương Hưng Yên chính là nơi tôi cất tiếng khóc chào đời, đó cũng là nơi đã cho tôi tuổi thơ tươi đẹp, ngọt ngào. Có thể nói, tôi sinh ra trong sự yêu thương của gia đình và lớn lên trong sự đùm bọc, ấm áp tình làng nghĩa xóm.
Xa quê hương từ bé. Cho nên, nhiều kỷ niệm thời thơ ấu, tôi đã khóa chặt trong ký ức. Những lần từ HN trở lại quê hương thường gắn liền với những mất mát vô cùng to lớn đối với tôi và gia đình. Vì vậy, có nhiều ký ức vẫn nằm sâu trong ngăn kéo trái tim. Giờ đây mới có dịp trở về thăm quê hương, ký ức bỗng nhiên tràn về. Những cảm xúc khó diễn ta tràn ngập trong cõi lòng. Tôi sanh ra vào một ngày hè oi bức trên quê hương. Ngày ấy, gia đình tôi cũng nghèo lắm. Tuổi thơ tôi 4 năm sống trên quê hương. Quãng thời gian ấy đủ cho tôi có những ký ức, kỷ niệm ngọt ngào. Khi mới sanh ra đời, tôi bụ bẫm, đáng yêu lắm (Chứ không đáng ghét như bây giờ đâu). Xóm làng, ai cũng yêu quí và thích bế tôi. Dòng sữa ngọt ngào, mát lành đã nuôi tôi lớn suốt thời thơ ấu không chỉ của mẹ tôi. Tôi ở quê với mẹ và anh trai. Cha tôi một mình trên HN cực nhọc kiếm từng đồng tiền gửi về quê, không có điều kiện về thăm mẹ con thường xuyên. Một mình mẹ tôi với hai anh em nơi quê nghèo xoay sở hết sức khó khăn. Chính những lúc khó khăn ấy, sự cưu mang, đùm bọc của làng xóm đã cho mẹ con tôi động lực để vượt qua tất cả, cho tôi những kỷ niệm ngọt ngào. Tôi nhớ thời bé thơ được mọi người bồng bé, âu yếm, hát cho tôi nghe những lời hát ru đưa tôi vào giấc ngủ, nhớ những dòng sữa mát lành nuôi tôi lớn khôn. Tôi nhớ cả những lần ngôi trên thúng được mẹ gồng gồng gánh gánh theo ra đồng; nhớ mùi thơm béo ngậy của những con muôm muỗm, mẹ bắt ngoài đồng, dùng đóm nướng cho ăn. ( Đóm là những cây que rất mỏng, vót từ cây tre, rồi phơi khô, dùng để hút điếu cầy và thắp đèn ngày xưa). Tôi nhớ cả những lần lễ tết, xóm làng mổ lợn đêm, mình thức trắng đêm xem mổ lợn chỉ để xin cái đuôi. Tôi nhớ mùi thơm của hương lúa, rơm rạ, mùi hương dịu nhẹ của hoa nhài, hoa bưởi; nhớ những cánh đồng mênh mông, bát ngát; nhớ ao nước bầy vịt; nhớ cây gạo đầu đình; nhớ bụi tre xanh; nhớ mỗi tối hàng xóm quây quần ngồi hát, mình ngủ trong lòng mẹ lúc nào không hay; nhớ cây kẹo kéo, kẹo mút, nhớ hạt bỏng ngô; nhớ hòn bi ve; nhớ cả những hàng vải um tùm, chi chít quả; nhớ trẻ dắt trâu ăn cỏ ngoài đồng, dắt bò về nhà mỗi tối, nhớ bãi phân trâu; nhớ những mái nhà lợp ngói, câu cau hoa rụng sân nhà, ***** con mèo nằm sưởi nắng; nhớ tiếng ếch nhái kêu ồm ộp… Giờ đây đứng trên đất quê hương, nhìn trên bầu trời đêm sao sáng, tôi lại nhớ những đêm cùng nhau đùa rỡn dưới trăng, rồi khi mệt nhoài, nằm lăn ra sân ngắm sao trời lung linh. Tôi nhớ cảnh thanh bình nơi quê hương. Tôi nhớ ông nội tôi. Tôi là đứa cháu được ông cưng chiều nhất. Ông nội là người thường cõng tôi đi chợ và mua cho tôi rất nhiều quà bánh. Ông nội thường xuyên dắt tôi đi chơi, thăm làng thăm xóm. Tên của tôi do chính ông đặt. Và ông nội cũng chính là người dạy tôi học ăn, học nói, dạy cho tôi những bài học đạo đức đầu tiên. Nhiều ký ức đẹp tôi có được từ ông. Tuổi thơ tôi ấm áp tình cảm ông nội dành cho tôi. Mặc dù ông nội đã mất từ khi tôi còn rất nhỏ, nhưng tình cảm ông nội dành cho tôi suốt đời không quên. Có thể nói, tình làng nghĩa xóm, cảnh vật thanh bình nơi quê hương đã in dấu trong tôi những ký ức thật đẹp đẽ, ngọt ngào, khiến cho tình yêu quê hương đối với tôi trở lên thiêng liêng.
Người dân quê tôi tôn thờ đạo Phật lắm. Ai cũng có Phật ở trong tâm. Vì thế, dù rất nghèo nhưng mọi người luôn tâm niệm: “ Đói cho sạch, rách cho thơm”. Họ sống trong sáng, giản dị. Làng xóm yêu thương, đùm bọc lẫn nhau: “ Lá lành đùm lá rách”, hay “ Lá rách ít đùm lá rách nhiều”. Cho nên, dù cho cuộc sống thiếu thốn, nhưng con người nơi đây vẫn luôn vui vẻ, lạc quan. Và nét đẹp tôi thấy được từ người dân quê, cũng như ở mẹ tôi, đó là sự chân thật. Mọi tình cảm mà người dân nơi đây dành cho nhau đều rất chân thành, trong sáng. Tôi nhìn những cụ già và trẻ nhỏ nơi quê nhà, ở họ toát lên một nét gì đó thật an bình. Nhưng người dân quê tôi tôn thờ đạo Phật không chỉ vì đạo Phật dạy cho con người ta cách sống lạc quan trước những khó khăn. Mà điều quan trọng, đạo Phật dạy con người sống phải có hiếu. Có lẽ vì thế, một nét đẹp mà tôi thấy được ở người dân quê, đó là: “ Họ sống có thứ tự trên dưới, kính trên nhường dưới. Mỗi khi có của ngon vật lạ, trước tiên phải mời tổ tiên ông bà trước, sau đó mới nhường con cháu. Mọi người sống trong cùng một gia đình, dòng họ sống đoàn kết, gắn bó, không bao giờ cãi vã hay to tiếng”. Người dân nơi đây sống luôn nhớ về cội nguồn, gốc gác. Vì thế, quê hương tôi có rất nhiều đình chùa, miếu thờ đâu cũng thấy. Mỗi nhà đều có một bàn thờ tổ tiên, quanh năm thắp hương khấn bái. Mỗi dịp cuối năm, tết đến xuân về. Dù cho có bận việc đồng áng đến thế nào, mọi người ai cũng đến mộ tổ tiên, ông bà thắp hương, cho tròn đạo hiếu, tỏ lòng biết ơn tổ tiên. Tất cả đều là những nét văn hóa thật đẹp vẫn còn đọng lại trong ký ức tôi.
Nhân ngày tết ông công ông táo năm nay, tôi có dịp trở về quê nhà cùng với mẹ đi tảo mộ. Tôi trở về quê hương để nhớ về cội nguồn; trở về quê hương để tỏ lòng nhớ ơn tổ tiên, ông bà; trở về quê hương để làm sống dậy những ký ức một thời thơ ấu; trở về quê hương để thấy mình khôn lớn và trưởng thành; trở về quê hương để thấy nơi đây đã giàu mạnh và ngày càng đổi mới… Tôi vui lắm khi thấy ông bà ngoại tôi, dù đã gần 80 tuổi nhưng vẫn còn khỏe mạnh; vui vì thấy làng xóm, ai cũng nhớ thằng kết bé nhỏ này nào, ai cũng nhận ra mình, tay bắt mặt mừng; vui vì được nhìn thấy cảnh đồng quê, cánh đồng, sống nước ngày xưa; vui vì thấy quê hương đổi mới, mọi người đã có cuộc sống no đủ, nhà cửa khang trang hơn, điện nước đầy đủ, nhà ai cũng có tivi, xe máy…
Nhưng điều làm tôi vui mừng hơn cả, đó là: Tình cảm của làng xóm dành cho tôi vẫn như xưa, không hề thay đổi. Cảnh thanh bình của làng quê mà ngày xưa tôi đã thấy, trong mất tôi giờ đây vẫn còn đấy. Thật đáng tiếc! Vì tôi không có máy ảnh để chia sẻ cho các bạn những cảnh thanh bình đó. Nhưng nếu bạn muốn, sẽ có một ngày, tôi cùng bạn về quê hương, để thấy được cảnh thanh bình tuyệt vời nơi đây. Thật là hạnh phúc! Quê hương tôi…!
Sinh ra và lớn lên trong miền Nam, tuổi thơ của tôi không gắn liền với những tháng ngày cưỡi trâu, với những cánh đồng lúa bạt ngàn thẳng cánh cò bay, nhưng điều đó không làm giảm tình yêu sâu sắc tôi dành cho quê hương. Đó là thứ tình cảm mà dù tôi đi bất cứ nơi nào, ở bất cứ nơi nào cũng không thể thay đổi được.
Từ nhỏ, qua lời kể của ba mẹ, tôi biết quê mình nghèo lắm. Tuổi thơ của ba mẹ tôi ngoài những giờ cắp sách đến trường còn phải ra đồng bắt cua, bắt cá phụ giúp gia đình lo từng miếng ăn cái mặc. Cơ cực thế, thiếu thốn là thế nhưng tôi luôn cảm nhận được ở ba mẹ niềm vui, niềm tự hào của những người con được lớn lên trong sự che chở, bao bọc của quê hương.
Tôi không nhớ mình về quê Quảng Bình bao nhiêu lần. Chỉ nhớ lần đầu tiên tôi về gắn liền với một sự kiện mất mát lớn của gia đình và đó cũng là lần đầu tôi cảm nhận thực sự hai chữ “QUÊ HƯƠNG”. Khi lớn hơn một chút, tôi có nhiều dịp về thăm ông bà, họ hàng và ngôi làng Trần Xá thơ mộng được bao quanh bởi những cánh đồng lúa mênh mông và dòng sông mang tên “sự rực rỡ của ánh mặt trời” Nhật Lệ.
Làng quê tôi đẹp lắm! Đẹp cả con người và cả thiên nhiên. Nhắc tới miền Trung là nhắc tới những đức tính giản dị, cần cù, chịu thương chịu khó. Quê tôi, mọi người chủ yếu làm nghề nông, ngày ngày làm việc trên những cánh đồng, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, bất kể ngày mưa hay nắng, họ vẫn ra đồng, vẫn làm việc chăm chỉ. Tuy vất vả, mệt mỏi nhưng người dân nơi đây vẫn luôn lạc quan, sống có tình, có nghĩa, xóm làng luôn yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau. Còn nhớ, mỗi lần gia đình tôi về quê, mọi người trong làng chào đón rất thân thiết. Họ tới hỏi thăm, dành những cái ôm ấm áp chào đón những đứa con đi xa trở về. Người dân quê tôi thế đấy! Chân thật, chất phác, mọi người coi nhau như những người thân trong gia đình, đại gia đình làng Trần Xá.
Tôi thường về quê vào những ngày hè. Cái nắng nóng oi bức của miền Trung không ngăn tôi cảm nhận, trải nghiệm những điều tuyệt vời của làng quê. Tôi thích dậy sớm hít thở bầu không khí trong lành rồi cùng mấy anh chị em đi chợ. Chợ làng nhỏ, đơn sơ nhưng không kém phần nhộn nhịp và hấp dẫn. Mọi người nói chuyện, chào mời nhiệt tình, rộn cả một góc làng. Mấy anh chị em tôi nhanh chóng hòa vào bầu không khí, mua rất nhiều đồ ăn, vui vẻ cười đùa với mọi người. Nhìn bọn tôi ở thành phố lâu lâu mới về, ai cũng quý, có người cho cả quà bánh. Chỉ là những trái ổi, mấy quả xoài, hay vài ba chiếc bánh tét thôi mà sao ấm áp lắm. Nhưng điều tôi thích nhất là những buổi trưa ra gốc đa bên bờ sông, trải chiếu, mắc võng, mấy anh chị em túm tụm lại nói chuyện. Mùa hè quê tôi gió lào, nắng gắt nhưng nằm dưới gốc đa che phủ tán lá, lại được làn gió thổi qua sông mang hơi nước phả vào mặt mát rượi và yên bình. Rồi khi chiều xuống, bọn tôi nhảy ào xuống sông, thả mình giữa dòng quê hương tắm mát. Tôi yêu con sông quê mình, nó không chỉ gắn bó sâu sắc với tôi mà còn trong mỗi trái tim người con làng Trần Xá. Biết bao chuyến đò sang sông, mỗi chuyến đò mang những cảm xúc riêng. Có lúc là nỗi buồn tiễn đưa, có lúc là niềm vui, niềm thích thú khám phá vùng đất bên kia, có lúc lại là sự háo hức trờ về nhà sau một ngày lao động cực nhọc. Rất nhẹ nhàng và sâu lắng, dòng sông Nhật Lệ đã cùng dân làng tôi trưởng thành theo năm tháng.
Đã gần năm nay tôi chưa về lại thăm quê. Tôi biết quê mình thay đổi nhiều lắm, đẹp hơn, phát triển hơn, cuộc sống con người cũng ổn định hơn. Nhưng có một điều tôi chắc rằng, sự bình yên, ấm áp của làng quê, sự chân chất, mộc mạc của con người nơi đây không bao giờ thay đổi cũng như tình yêu tôi dành cho quê, chân thành và gắn bó.
sự gặp gỡ và khám phá riêng về tình yêu quê hương đất nước qua 2 bài thơ tĩnh dạ tứ và hồi hương ngẫu thư
giúp mk nhé! Đủ cả giải thích chứng minh nhé!
I. Mở bài
II. Thân bài
1. Khái quát:
- Giới thiệu vị trí, xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác của 2 tác phẩm
- Giới thiệu giá trị nội dung, nghệ thuật của 2 tác phẩm.
2. Cụ thể
a. Sự gặp gỡ:
- Cả 2 tác phẩm đều nói lên tình yêu quê hương của tác giả.
- Cả 2 tác phẩm đều xuất phát từ tình yêu của những người con xa quê, lâu mới được trở về hoặc ở xa mà nhớ về quê hương.
b. Sự khác biệt:
* Tĩnh dạ tứ:
- Đỗ Phủ trong bối cảnh ở xa quê hương mà nhớ về quê hương với ấn tượng về ánh trăng ở nơi đất khách quê người.
- Đỗ Phủ sử dụng lối cổ thể của Đường thi với phép đối rất chỉnh, những hình ảnh song hành với nhau.
* Hồi hương ngẫu thư:
- Hạ Tri Chương trong bối cảnh là một người con ở xa quê hương, rời quê hương từ khi còn nhỏ tuổi, đến khi tóc mai đã bạc mới trở về quê hương. Nỗi nhớ và tình yêu quê hương đã dẫn ông trở về mảnh đất được coi là nơi chôn rau cắt rốn nhưng khi trở về lại có một nghịch lí xảy ra đó là: những người cùng thời với ông không còn, cũng li tán, còn thế hệ trẻ thì không biết ông là ai. Dường như cảm thức về việc bị coi là xa lạ này đã phần nào thể hiện nỗi đau xót, tiếc nuối của tác giả trong dịp về thăm quê.
- Hạ Tri Chương khác với Đỗ Phủ, lại sử dụng thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt để nói lên những đau xót, tiếng cười tê tái trong lòng.
3. Đánh giá:
- Cả 2 tác phẩm dù cùng viết về chủ đề: tình yêu quê hương đất nước.
- Cả 2 tác giả đều là những tác giả tiêu biểu của nền thơ ca được xem đỉnh cao của văn học Trung Quốc - thơ Đường. Nên dù viết cùng một chủ đề, nhưng các tác giả không lặp lại người khác, không lặp lại chính mình, vẫn theo tuân theo quy luật của sự sáng tạo và theo đuổi những cảm xúc, bộc lộ tâm tư của mình bằng hình thức ấn tượng nhất.
1.đọc hiểu bài"Con voi của Trần Hưng Đạo" và cho biết câu chuyện trên có ý nghĩa gì?
2.đọc hiểu bài "Phong lan rừng" (trích trong Trận đánh của người dũng sĩ) và trả lời các câu hỏi sau:
hương thơm của hoa phong lan dc tác giả miêu tả như thế náo?
tác giả giúp em cảm nhận dc điều gì qua bài văn này?
đặt một câu có trạng ngữ nói lên vẻ đẹp hoặc hương thơm của hoa phong lan rừng
giúp mk với,mk đang cần gấp lắm,ko thì chết mk mất
P/S:các bn lên Google tra tìm đọc hai bài này xong quay lại đây giải hộ mk nhé,thanks các bn nhìu,hic hic huhuhuhuhu
trả lời nhanh hộ mk với ha