Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
2 tháng 8 2023 lúc 19:56

Chủ nghĩa tư bản đã trải qua 3 thời kì phát triển: 

- Chủ nghĩa đế quốc và quá trình mở rộng xâm lược thuộc địa: 

+ Từ thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX, hệ thống thuộc địa cuat chủ nghĩa thực dân đã trải rộng khắp Châu Á, châu Phi và khu vực mỹ La-tinh. 

+ Các nước trong chủ nghĩa đế quốc triển khai chính sách mở rộng và duy trì quyền kiểm soát hoặc ảnh hưởng đối với các quốc gia hay dân tộc yếu hơn: Anh, Pháp, Mỹ,...
+ Ngoài ra các nước khác như Ý và Đức cũng cạnh tranh giành giật thuộc địa, ráo riết thành lập các khối liên minh quân sự, chuẩn bị chiến tranh đế quốc. 

- Sự mở rộng và phát triển của chủ nghĩa tư bản:

+ Các thành tựu khoa học-kĩ thuật là tiền đề để các nước tư bản mở rộng các hoạt động kinh tế mà đối tượng là  thuộc địa và các nước kém phát triển để mang lại lợi nhuận to lớn. 

- Chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang độc quyền:

+ Đầu thế kỉ XVI- giữa thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh trên mặt kinh doanh không có sự can thiệp của nhà nước. 
+ Những năm 60, 70 của thế kỉ XIX, do phát triển cao nên dẫn tới giai đoạn độc quyền mà biểu hiện rõ nhất là sự hình thành các tổ chức độc quyền dưới nhiều hình thức.

Minhduc
Xem chi tiết
Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Lê Thị Quyên
10 tháng 9 2019 lúc 6:16

   Những nội dung cơ bản của dân chủ:

- Dân chủ trong lĩnh vực kinh tế:

   + Thực hiện quyền làm chủ của công dân đối với tư liệu sản xuất, trên cơ sở đó làm chủ quá trình quản lí sản xuất và phân phối sản phẩm.

   + Biểu hiện của quyền làm chủ về kinh tế ở nước ta hiện nay là chính sách kinh tế nhiều thành phần. Mọi công dân cũng như các thành phần kinh tế đều bình đảng và tự do kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật, làm chủ trực tiếp quá trình sản xuất, kinh doanh, phân phối sản phẩm của mình và làm nghĩa vụ đối với đất nước.

   + Quyền dân chủ của công dân có nghĩa là công dân vừa được hưởng quyền và vừa phải làm tròn nghĩa vụ đối với nhà nước và xã hội. Trong lĩnh vực kinh tế, cùng với quyền tự do kinh doanh, công dân còn có nghĩa vụ đóng thuế theo quy định của pháp luật,…

- Dân chủ trong lĩnh vực chính trị nghĩa là trong lĩnh vực chính trị, mọi quyền lực thuộc về nhân dân, trước hết là nhân dân lao động.

   + Quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội.

   + Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của Nhà nước và địa phương.

   + Quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân

   + Quyền được thông tin, tự do ngôn luận, tự do báo chí

   + Ngoài ra dân chủ trong chính trị còn được thể hiện ở quyền giám sát các hoạt động của các cơ quan nhà nước, quyền khiếu nại, tố cáo,.. của công dân

- Dân chủ trong lĩnh vực văn hóa là thực hiện quyền làm chủ của công dân trong lĩnh vực văn hóa.

   + Quyền được thma gia vào đời sống văn hóa

   + Quyền được hưởng các lợi ích từ sáng tạo văn hóa, nghệ thuật của chính mình

   + Quyền được sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật

   + Dân chủ trong lĩnh vực văn hóa còn thể hiện ở việc giải phóng con người khỏi những thiên kiến lạc hậu, loại bỏ mọi sự áp bức về tinh thần và đưa văn hóa đến cho mọi người.

- Dân chủ trong lĩnh vực xã hội thể hiện trước hết ở việc đảm bảo những quyền lợi sau:

   + Quyền lao động

   + Quyền bình đẳng nam nữ

   + Quyền được hưởng an toàn xã hội và bảo hiểm xã hội

   + Quyền được hưởng chế độ bảo vệ sức khỏe

   + Quyền được bảo đảm vệ mặt vật chất và tinh thần khi không có khả năng lao động

   + Quyền bình đảng về nghĩa vụ và quyền lợi, về cống hiến và hưởng thụ của các thành viên trong xã hội

   + Bên cạnh đó, công dân còn có nghĩa vụ tham gia vào các phong trào xã hội ở địa phương, trường học

Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Huyền Trang
31 tháng 3 2017 lúc 17:14

Những nội dung cơ bản của dân chủ:

- Dân chủ trong lĩnh vực kinh tế:

+ Thực hiện quyền làm chủ của công dân đối với tư liệu sản xuất, trên cơ sở đó làm chủ quá trình quản lí sản xuất và phân phối sản phẩm.

+ Biểu hiện của quyền làm chủ về kinh tế ở nước ta hiện nay là chính sách kinh tế nhiều thành phần. Mọi công dân cũng như các thành phần kinh tế đều bình đảng và tự do kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật, làm chủ trực tiếp quá trình sản xuất, kinh doanh, phân phối sản phẩm của mình và làm nghĩa vụ đối với đất nước.

+ Quyền dân chủ của công dân có nghĩa là công dân vừa được hưởng quyền và vừa phải làm tròn nghĩa vụ đối với nhà nước và xã hội. Trong lĩnh vực kinh tế, cùng với quyền tự do kinh doanh, công dân còn có nghĩa vụ đóng thuế theo quy định của pháp luật,…

- Dân chủ trong lĩnh vực chính trị nghĩa là trong lĩnh vực chính trị, mọi quyền lực thuộc về nhân dân, trước hết là nhân dân lao động.

+ Quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội.

+ Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của Nhà nước và địa phương.

+ Quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân

+ Quyền được thông tin, tự do ngôn luận, tự do báo chí

+ Ngoài ra dân chủ trong chính trị còn được thể hiện ở quyền giám sát các hoạt động của các cơ quan nhà nước, quyền khiếu nại, tố cáo,.. của công dân

- Dân chủ trong lĩnh vực văn hóa là thực hiện quyền làm chủ của công dân trong lĩnh vực văn hóa.

+ Quyền được thma gia vào đời sống văn hóa

+ Quyền được hưởng các lợi ích từ sáng tạo văn hóa, nghệ thuật của chính mình

+ Quyền được sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật

+ Dân chủ trong lĩnh vực văn hóa còn thể hiện ở việc giải phóng con người khỏi những thiên kiến lạc hậu, loại bỏ mọi sự áp bức về tinh thần và đưa văn hóa đến cho mọi người.

- Dân chủ trong lĩnh vực xã hội thể hiện trước hết ở việc đảm bảo những quyền lợi sau:

+ Quyền lao động

+ Quyền bình đẳng nam nữ

+ Quyền được hưởng an toàn xã hội và bảo hiểm xã hội

+ Quyền được hưởng chế độ bảo vệ sức khỏe

+ Quyền được bảo đảm vệ mặt vật chất và tinh thần khi không có khả năng lao động

+ Quyền bình đảng về nghĩa vụ và quyền lợi, về cống hiến và hưởng thụ của các thành viên trong xã hội

+ Bên cạnh đó, công dân còn có nghĩa vụ tham gia vào các phong trào xã hội ở địa phương, trường học



Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
15 tháng 2 2019 lúc 14:25

Đại cáo bình Ngô chia thành bốn đoạn:

    + Đoạn 1 (từ đầu... Chứng cớ còn ghi): Khẳng định tư tưởng, nhân nghĩa, chân lí độc lập dân tộc của Đại Việt

    + Đoạn 2 (từ “Vừa rồi” đến “Ai bảo thần dân chịu được” ): Tố cáo, lên án tội ác của giặc Minh

    + Đoạn 3 ( từ “Ta đây núi Lam Sơn dấy nghĩa” đến “Cũng là chưa thấy xưa nay” ): Kể lại diễn biến cuộc chiến từ lúc mở đầu đến khi thắng lợi hoàn toàn.

    + Đoạn 4 (còn lại): Tuyên bố độc lập, rút ra bài học lịch sử

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
14 tháng 8 2023 lúc 17:10

Tham khảo

- Các biểu hiện của quá trình hình thành chủ nghĩa đế quốc ở châu Âu và Mỹ:

+ Xuất hiện các công ty độc quyền, dưới những hình thức khác nhau, như: các-ten; xanh-đi-ca; tơ-rớt,… các công ty độc quyền này có khả năng chi phối, lũng đoạn đời sống kinh tế, chính trị ở các nước.

+ Sự kết hợp giữa tư bản ngân hàng với tư bản công nghiệp tạo nên tầng lớp tư bản tài chính.

+ Tầng lớp tư bản tài chính chú trọng hoạt động xuất khẩu tư bản, dưới các hình thức như: đầu tư sản xuất, kinh doanh ở các nước thuộc địa và phụ thuộc; cho vay lãi, giành quyền kiểm soát qua thâu tóm cổ phiếu,...

+ Các nước tư bản tăng cường cạnh tranh xâm lược thuộc địa.

- Chủ nghĩa tư bản phát triển thành chủ nghĩa đế quốc vào thời điểm: cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.

Thảo Phương
Xem chi tiết
Toru
31 tháng 8 2023 lúc 22:22

- Nội dung chính của truyện ngắn hiện đại: 

+ Chủ đề: Vai trò của con người với mối quan hệ đoàn thể và sự phát triển của đất nước. 

+ Đề tài: Con người trong công cuộc xây dựng đất nước. 

+ Ý nghĩa: Đưa ra bài học, tinh thần trách nhiệm của con người với cuộc sống. 

+ Tư tưởng: Tư tưởng về tuổi trẻ, dũng cảm và trách nhiệm. 

- Ý nghĩa và tính thời sự: 

+ Nội dung đặt ra trong các truyện ngắn mang ý nghĩa và tính thời sự vô cùng quan trọng. Khi hiện tại, con người thường sống độc lập, không nghĩ đến đoàn thể, không nghĩ đến trách nhiệm với đất nước. Từ đó đưa ra cho con người bài học về trách nhiệm của mỗi cá nhân với mối quan hệ tập thể. 

Trịnh Hoàng Duy Khánh
31 tháng 8 2023 lúc 22:03

1. Trái tim Đan-kô

Văn bản kể lại câu chuyện về trái tim dũng cảm của Đan-kô. Tác giả đã dựng lên hình tượng chàng Đan-kô xé toang lồng ngực lấy trái tim soi lối cho cả đoàn người. Trái tim Đan-kô được hiểu là những người luôn hết lòng vì người khác, bất chấp hiểm nguy, sẵn sàng hi sinh bản thân, quyền lợi của mình cho mọi người, xuất phát duy nhất từ lòng yêu thương.

Văn bản Trái tim Đan-kô chứa đựng thông điệp có ý nghĩa triết lí nhân sinh về mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng. Bởi lẽ, văn bản đã đề cao hình ảnh người anh hùng Đan-kô mạnh mẽ, can đảm nhưng cũng giàu lòng nhân ái, vị tha. Đan-kô là vị anh hùng cao cả, cháy bỏng tình yêu với mọi người, anh luôn muốn dẫn dắt và soi sáng con đường của họ. Bằng cách này, anh ấy đã mang đến cho mọi người sự ấm áp và lòng tốt của mình phát ra từ trái tim rực cháy. Dù hi sinh rất nhiều nhưng hiện thực phũ phàng, những con người sau khi đến được ánh sáng đã quên đi Đan-kô - vị anh hùng đã dẫn dắt họ khỏi bóng tối. Không ai trong số họ còn nhớ đến Đan-kô đang hấp hối. Chỉ có những tia lửa bùng cháy gợi nhớ đến chiến công của Đan-kô … Qua Đan-kô, chúng ta thấy một anh hùng thực sự, người đã nhìn thấy ý nghĩa của cuộc sống trong việc phục vụ người khác. Vì cứu người mà sẵn lòng quên mình. Câu chuyện của Đan-kô khiến chúng ta phải suy nghĩ về ý nghĩa của cuộc sống, về trách nhiệm, nghĩa vụ của một cá nhân với cộng đồng.

2. Một người Hà Nội

Qua nhân vật bà Hiền, nhà văn khẳng định sức sống bền bỉ của các giá trị văn hóa mang nét đẹp Hà Nội. Qua đó tác giả gửi gắm niềm thiết tha gìn giữ các giá trị ấy cho hôm nay và cho cả mai sau. Từ đó chúng ta thêm yêu quý, tự hào về văn hoá, đất nuớc, con người Việt Nam trong mối quan hệ chặt chẽ với lịch sử, với quá khứ dân tộc, với quan hệ gia đình và nối tiếp thế hệ. Nhân vật bà Hiền là “Một người Hà Nội” mãi mãi là hạt bụi vàng trong bể vàng trầm tích của văn hóa xứ sở.

Văn bản Một người Hà Nội phải khiến chúng ta phải suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa phẩm chất, tính cách cá nhân với việc nhận thức, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc. Trong quá trình xây dựng và phát triển văn hóa, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế cùng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ trên quy mô toàn cầu hiện nay, yêu cầu bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa được đặt ra đối với bất kỳ dân tộc hay quốc gia nào trên thế giới. Người Việt Nam có những tư tưởng, lối sống rất riêng, đặc biệt. Đó là những nét đẹp truyền thống, văn hóa của người Việt từ bao đời nay. Bảo vệ chúng cũng là bảo vệ những giá trị văn hóa, lịch sử của dân tộc. Là một công dân, mỗi người trong chúng ta là trau dồi nhận thức, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc.

3. Tầng hai

Văn bản Tầng hai là một bức tranh về gia đình đơn giản, ấm áp. Truyện ngắn Tầng hai đã vẽ ra hai cuộc sống đối lập, giữa một bên là sự cô đơn, vội vã với cuộc sống hàng ngày và một bên là bức tranh gia đình đơn giản, ấm áp. Phong Điệp  đã thể hiện một cách rất sâu sắc trong tác phẩm “Tầng hai” những giá trị triết lý về cuộc sống rằng hạnh phúc. Con người ta cứ mải mê tìm kiếm, theo đuổi hạnh phúc ở những điều xa với, có mấy ai nhận ra, hạnh phúc không phải cái gì lớn lao, mà nó ở ngay bên cạnh chúng ta. Đó là gia định êm ấm, hạnh phúc.

Phạm Hương Diệu
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
_silverlining
12 tháng 4 2017 lúc 10:59

Tuyên ngôn gồm có Lời mở đầu và 4 chương, trong đó khẳng định sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản là lãnh đạo cuộc đấu tranh chống sự thống trị và ách áp bức bóc lột của giai cấp tư sản, xây dựng chế độ cộng sản chủ nghĩa. Muốn thực hiện thành công cuộc cách mạng vô sản, giai cấp công nhân phải thành lập chính đảng của mình, thiết lập nền chuyên chính vô sản và đoàn kết các lực lượng công nhân trên thế giới.
Những người cộng sản đã công khai tuyên bố mục đích của mình, đó là : dùng bạo lực để lật đổ trật tự xã hội hiện có và kêu gọi quần chúng đứng lên làm cách mạng, bởi lẽ, trong cuộc cách mạng đó, những người vô sản chẳng mất gì ngoài những xiềng xích trói buộc họ. Tuyên ngôn kết thúc bằng lời kêu gọi: “Vô sản tất cả các nước, đoàn kết lại!”.
Như vậy, Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản là văn kiện có tính chất cương lĩnh đầu tiên của chủ nghĩa xã hội khoa học, đánh dấu bước đầu kết hợp chủ nghĩa xã hội khoa học với phong trào công nhân. Từ đây, giai cấp công nhân đã có lí luận cách mạng soi đường để thực hiện mục tiêu cuối cùng của những người cộng sản là xây dựng chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới.

Nguyễn Thế Sơn
13 tháng 4 2017 lúc 20:39

Tuyên ngôn gồm có Lời mở đầu và 4 chương, trong đó khẳng định sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản là lãnh đạo cuộc đấu tranh chống sự thống trị và ách áp bức bóc lột của giai cấp tư sản, xây dựng chế độ cộng sản chủ nghĩa. Muốn thực hiện thành công cuộc cách mạng vô sản, giai cấp công nhân phải thành lập chính đảng của mình, thiết lập nền chuyên chính vô sản và đoàn kết các lực lượng công nhân trên thế giới.
Những người cộng sản đã công khai tuyên bố mục đích của mình, đó là : dùng bạo lực để lật đổ trật tự xã hội hiện có và kêu gọi quần chúng đứng lên làm cách mạng, bởi lẽ, trong cuộc cách mạng đó, những người vô sản chẳng mất gì ngoài những xiềng xích trói buộc họ. Tuyên ngôn kết thúc bằng lời kêu gọi: “Vô sản tất cả các nước, đoàn kết lại!”.
Như vậy, Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản là văn kiện có tính chất cương lĩnh đầu tiên của chủ nghĩa xã hội khoa học, đánh dấu bước đầu kết hợp chủ nghĩa xã hội khoa học với phong trào công nhân. Từ đây, giai cấp công nhân đã có lí luận cách mạng soi đường để thực hiện mục tiêu cuối cùng của những người cộng sản là xây dựng chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới.