Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Hoàng Minh Thông
Xem chi tiết
#𝒌𝒂𝒎𝒊ㅤ♪
4 tháng 12 2019 lúc 18:36

1. Mở Bài

- Giới thiệu tác giả Bà Huyện Thanh Quan và bài thơ "Qua Đèo Ngang":
+ Bài thơ "Qua Đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan là bức tranh cảnh - tình đặc sắc trong văn học trung đại Việt Nam.
+ Trước khung cảnh Đèo Ngang, người lữ khách xa quê đã bộc lộ niềm nhớ thương đất nước, quê nhà và những nỗi buồn sâu kín.

2. Thân Bài

- Cảnh sắc thiên nhiên Đèo Ngang:
+ Không gian, thời gian
+ Cảnh vật, âm thanh
+ Cuộc sống con người
- Tâm trạng của người lữ khách xa quê:
+ Nỗi nhớ đất nước, nhớ quê nhà
+ Nỗi buồn thầm lặng cô đơn

3. Kết Bài

Khái quát giá trị bài thơ:
+ Bài thơ "Qua Đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan đã mang đến cho người đọc những cảm xúc khác nhau, đầu tiên là niềm tự hào, say mê trong cảnh sắc thiên nhiên đất trời Đèo Ngang.
+ Khơi dậy nỗi nhớ quê hương, tình yêu đất nước và cuối cùng là sự cảm thông chia sẻ với nỗi lòng của nhà thơ.

Khách vãng lai đã xóa
Ngô Khánh Linh
Xem chi tiết
phuc le
7 tháng 12 2016 lúc 20:29

Mở bài:

– Hồ Xuân Hương là nữ thi sĩ nổi tiếng của nước ta cuối thể kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX. Bà đã gửi gắm vào thơ những điều suy tư, trăn trở trước hiện thực phức tạp của xã hội phong kiến.
– Bài thơ Bánh trôi nước là loại thơ vịnh vật, kín đáo phản ánh thân phận phụ thuộc và phẩm giá cao quý của người phụ nữa.
Thân bài:
* Câu 1 & 2: Hình ảnh bánh trôi nước và ý nghĩa ẩn dụ của nó:
– Bánh trôi là thứ bánh hình tròn làm bằng bột nếp, nhân bằng đường đỏ, lụôc trong nước sôi, chìm nổi vài ba lần là chín.
– Mượn những đặc điểm đó, Hồ Xuân Hương ám chỉ thân phận lênh đênh chìm nổi của người phụ nữ. Họ bị lễ giáo phong kiến ràng buộc, bị tước quyền làm chủ bản thân, hoàn toàn phụ thuộc vào người khác.
* Câu 3 & 4: Phảm giá trong sách, cao quý của người phụ nữ:
– Tiếp tục vẫn là một hình ảnh có nghĩa ẩn dụ: Rắn nạt mặc dầu tay kẻ nặn/ Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
– Ngầm khẳng định: Cuộc đời dù có ba chìm bảy nổi, đầy gian nan, thử thách,… người phụ nữ vẫn giữ trọn phẩm chất cao quý (tấm lòng son) của mình.
– Cách nói khiêm nhường nhưng cứng cỏi như một lời thách thức với các thế lực bạo tàn đang chà đạp lên quyền sống và nhân phẩm người phụ nữ.
Kết bài:
– Bài thơ Thất ngôn tứ tuyệt 28 chữ mà hàm chứa sâu xa ý nghĩa nhân sinh
– Cách nhìn và cách nghĩ tiến bộ của Hồ Xuân Hương đậm tính nhân văn do đó mà bài thơ sống mãi với thời gian

Minh Thư
7 tháng 12 2016 lúc 20:29

DÀN BÀI

I.Mở bài:

-Hồ Xuân Hương là nữ thi sĩ nổi tiếng của nước ta cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX. Bà đã gởi gắm vào thơ những điều suy tư, trăn trở trước hiện thực phức tạp của xã hội phong kiến.

-Bài thơ Bánh trôi nướclà loại thơ vịnh vật, kín đáo phản ánh thân phận phụ thuộc và phẩm giá cao quý của người phụ nữ.

II.Thân bài:

-Câu 1 và 2: Hình ảnh chiếc bánh trôi nước và ý nghĩa ẩn dụ của nó:

-Bánh trôi là thứ bánh hình tròn làm bằng bột nếp, nhân bằng đường đỏ, luộc trong nước sôi, chìm nổi vài lần là chín.

-Mượn những đặc điểm trên, Hồ Xuân Hương ám chỉ thân phận lênh đênh, chìm nổi của người phụ nữ: Thân em vừa trắng lại vừa tròn, Bảy nổi ba chìm với nước non.Họ bị lễ giáo phong kiến ràng buộc, bị tước quyền làm chủ của bản thân, hoàn toàn phụ thuộc vào người khác.

-Câu 3 và 4: Phẩm giá trong sạch, cao quý của người phụ nữ:

-Tiếp tục vẫn là một hình ảnh có ý nghĩa ẩn dụ: Rắn nát mặc dầu tay kè nặn, Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

-Ngầm khẳng định: Cuộc đời dù có ba chìm bảy nổi, đầy gian nan, thử thách... nhưng người phụ nữ vẫn giữ trọn phẩm chất cao quý, (tấm lòng son) của mình.

-Cách nói khiêm nhường nhưng cứng cỏi, như một lời thách thức với các thế lực bạo tàn đang chà đạp lên quyền sống và nhân phẩm phụ nữ.

III.Kết bài

-Bài thơ tứ tuyệt 28 chữ mà hàm chứa sâu xa ý nghĩa nhân sinh.

-Cách nhìn và cách nghĩ tiến bộ của Hồ Xuân Hương đậm tính nhân văn, do đó mà thơ bà sống mãi với thời gian.

Bạn tham khảo nhé! Chúc bạn học tốt!

phuc le
7 tháng 12 2016 lúc 20:23

I. Mở bài:

- Giới thiệu một vài nét về tác giả:

+ Hồ Xuân Hương, nữ sĩ tài ba được ca ngợi là ‘bà chúa thơ Nôm’.

+Nữ sĩ còn để lại khoảng 50 bài thơ Nôm.

+ Thơ bà có đề tài bình dị, ngôn ngữ thuần Nôm, rất sắc sảo, hóm hỉnh, đa nghĩa.

+ Thơ Hồ Xuân Hương là tiếng nói ngợi ca phẩm chất tốt đẹp, là lời cảm thông, bênh vực người phụ nữ trong cuộc đời.

- Giới thiệu văn bản và chủ đề bài thơ.

+ Bài thất ngôn tứ tuyệt ‘bánh trôi nước’ tiêu biểu cho hồn thơ của nữ sĩ (chép trọn vẹn văn bản):

‘Thân em... tấm lòng son’

+Chủ đề: Qua việc miêu tả chiếc bánh trôi nước, nữ sĩ gửi gắm bao tình cảm tốt đẹp về phẩm chất và thân phận của người phụ nữ Việt Nam trong cuộc đời.

II. Thân bài:

‘Bánh trôi nước’là một bài thơ bình dịvề đề tài, mang hàm nghĩa sâu sắc.

1. Bài thơ tả thực cái bánh trôi nước, một món ăn dân tộc được làm bằng bột nếp, sắc trắng trong, dáng bánh tròn. Nhân bánh bằng đường phên (tấm lòng son). Bánh được nấu chín trong nồi nước sôi ‘bảy nổi ba chìm với nước non’.

2. Câu thơ thứ nhất nhân hóa cái bánh:

‘Thân em vừa trắng lại vừa tròn’

‘Thản em’là một cách nói khiêm nhường, dịu dàng, kín đáo, một nét đẹp của thiếu nữ.

- Hai vế tiểu đối: ‘vừa trắng II vừa tròn’ có giá trị gợi tả, liên tưởng về vẻ đẹp trinh trắng, duyên dáng của thiếu nữ.

3.Câu thơ thứ 2 và thứ 3 mang hàm nghĩa về thân phận người phụ nữ trong cuộc đời ngày xưa:

‘Bảy nổi ba chìm với nước non,

Rắn nát mặc dù tay kẻ nặn’

- Thành ngữ được vận dụng ‘bảy chìm ba nổi, chín lênh đênh’ trong văn cảnh hàm ý về thân phận vất vả của người phụ nữ, chịu nhiều thiệt thòi do lễ giáo phong kiến trọng nam khinh nữ, do đạo ‘tam tòng’ khắc nghiệt... gây nên.

- Hai chữ ‘rắn nát’ ấm chí sô' phận của người phụ nữ được sung sướng hạnh phúc, hoặc bất hạnh đều do ‘tay ke’ nặn’, do cha mẹ hay chồng con định đoạt. Việc hôn nhân do cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy. Đạo tam tòng chính là ‘tay kẻ nặn’...

- Vần thơ biểu lộ niềm cảm thông sâu sắc của nữ sĩ đối với số phận, thân phận người phụ nữ ngày xưa.

4.Câu cuối, hình ảnh ẩn dụ ‘tấm lòng son’ nói về lòng son sắt thủy chung trong tình yêu của người phụ nữ. Đó là vẻ đẹp đôn hậu, vị tha của người mẹ, người chị quê ta.

- Cấu trúc câu thơ: ‘Mặc dù... mà vẫn...’ ở hai câu cuối bài thơ, đặc biệt chữ ‘vẫn’ làm cho ý thơ được khẳng định và ngợi ca tâm hồn trong sáng, tình yêu thủy chung của người phụ nữ Việt Nam:

‘Rắn nát mặc dù tay kẻ nặn,

Mà em vẫn giữ tấm lòng son’

III. Kết bài:

- ‘Bánh trôi nước’là một bài thơ Nôm đa nghĩa, nó thể hiện tình cảm gắn bó thiết tha của Hồ Xuân Hương đối với nền văn hóa dân tộc. Chiếc bánh bình dị của quê hương đã đi vào hồn thơ nữ sĩ và trở thành một bài thơ hay. Nữ sĩ đã dành những lời tốt đẹp ca ngợi bao phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam.

- Nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ, vận dụng sáng tạo tục ngữ, cách nói cách cảm của dân gian để tạo nên những vần thơ hàm súc đậm đà mang phong cách Hồ Xuân Hương.

binh dao
Xem chi tiết
•Vεɾ_
3 tháng 12 2018 lúc 19:27

I. Mở bài:
- Giới thiệu một vài nét về tác giả:
+ Hồ Xuân Hương, nữ sĩ tài ba được ca ngợi là ‘bà chúa thơ Nôm’.
+ Nữ sĩ còn để lại khoảng 50 bài thơ Nôm.
+ Thơ bà có đề tài bình dị, ngôn ngữ thuần Nôm, rất sắc sảo, hóm hỉnh, đa nghĩa.
+ Thơ Hồ Xuân Hương là tiếng nói ngợi ca phẩm chất tốt đẹp, là lời cảm thông, bênh vực người phụ nữ trong cuộc đời.
- Giới thiệu văn bản và chủ đề bài thơ.
+ Bài thất ngôn tứ tuyệt ‘bánh trôi nước’ tiêu biểu cho hồn thơ của nữ sĩ (chép trọn vẹn văn bản):
‘Thân em... tấm lòng son’
+ Chủ đề: Qua việc miêu tả chiếc bánh trôi nước, nữ sĩ gửi gắm bao tình cảm tốt đẹp về phẩm chất và thân phận của người phụ nữ Việt Nam trong cuộc đời.

II. Thân bài:
‘Bánh trôi nước’ là một bài thơ bình dị về đề tài, mang hàm nghĩa sâu sắc.
1. Bài thơ tả thực cái bánh trôi nước, một món ăn dân tộc được làm bằng bột nếp, sắc trắng trong, dáng bánh tròn. Nhân bánh bằng đường phên (tấm lòng son). Bánh được nấu chín trong nồi nước sôi ‘bảy nổi ba chìm với nước non’.
2. Câu thơ thứ nhất nhân hóa cái bánh:
‘Thân em vừa trắng lại vừa tròn’
‘Thản em’là một cách nói khiêm nhường, dịu dàng, kín đáo, một nét đẹp của thiếu nữ.
- Hai vế tiểu đối: ‘vừa trắng II vừa tròn’ có giá trị gợi tả, liên tưởng về vẻ đẹp trinh trắng, duyên dáng của thiếu nữ.
3. Câu thơ thứ 2 và thứ 3 mang hàm nghĩa về thân phận người phụ nữ trong cuộc đời ngày xưa:
‘Bảy nổi ba chìm với nước non,
Rắn nát mặc dù tay kẻ nặn’
- Thành ngữ được vận dụng ‘bảy chìm ba nổi, chín lênh đênh’ trong văn cảnh hàm ý về thân phận vất vả của người phụ nữ, chịu nhiều thiệt thòi do lễ giáo phong kiến trọng nam khinh nữ, do đạo ‘tam tòng’ khắc nghiệt... gây nên.
- Hai chữ ‘rắn nát’ ấm chí sô' phận của người phụ nữ được sung sướng hạnh phúc, hoặc bất hạnh đều do ‘tay ke’ nặn’, do cha mẹ hay chồng con định đoạt. Việc hôn nhân do cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy. Đạo tam tòng chính là ‘tay kẻ nặn’...
- Vần thơ biểu lộ niềm cảm thông sâu sắc của nữ sĩ đối với số phận, thân phận người phụ nữ ngày xưa.
4.Câu cuối, hình ảnh ẩn dụ ‘tấm lòng son’ nói về lòng son sắt thủy chung trong tình yêu của người phụ nữ. Đó là vẻ đẹp đôn hậu, vị tha của người mẹ, người chị quê ta.
- Cấu trúc câu thơ: ‘Mặc dù... mà vẫn...’ ở hai câu cuối bài thơ, đặc biệt chữ ‘vẫn’ làm cho ý thơ được khẳng định và ngợi ca tâm hồn trong sáng, tình yêu thủy chung của người phụ nữ Việt Nam:
‘Rắn nát mặc dù tay kẻ nặn,
Mà em vẫn giữ tấm lòng son’

III. Kết bài:
- ‘Bánh trôi nước’là một bài thơ Nôm đa nghĩa, nó thể hiện tình cảm gắn bó thiết tha của Hồ Xuân Hương đối với nền văn hóa dân tộc. Chiếc bánh bình dị của quê hương đã đi vào hồn thơ nữ sĩ và trở thành một bài thơ hay. Nữ sĩ đã dành những lời tốt đẹp ca ngợi bao phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam.
- Nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ, vận dụng sáng tạo tục ngữ, cách nói cách cảm của dân gian để tạo nên những vần thơ hàm súc đậm đà mang phong cách Hồ Xuân Hương.

KAITO KID
3 tháng 12 2018 lúc 19:19

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

Bánh trôi nước-một loại bánh dân dã, bình thường thấy quanh năm, được Hồ xuân Hương miêu tả một cách sinh động về màu sắc, hình dáng như là chiếc bánh đang tự nói về chính mình:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn”

Qua đó, người phụ nữ Việt Nam có thể hóa thân vào những chiếc bánh dân dã đáng yêu ấy. Bà không dùng “khuôn mặt hình trái xoan”, hay “đôi mày hình lá liễu” để mô tả vẻ đẹp quý phái của phụ nữ , trái lại bà dùng hình tượng “tròn”, “trắng” để cho ta có thể liên tưởng đến một vẻ đẹp mạnh mẽ, xinh xắn. Bên cạnh đó, điệp từ “vừa” càng làm tăng thêm sự tự hào về vẻ đẹp ngoại hình của người phụ nữ Việt Nam. Người phụ nữ Việt Nam mạnh khỏe, xinh xắn, đáng yêu là thế, còn cuộc đời của họ thì sao? Trong xã hội phong kiến xưa, số phận người phụ nữ cũng lênh đênh chìm nổi như chiếc bánh trôi nước trong nồi.

“Bảy nổi ba chìm với nước non”

Cuộc đời long đong, gian truân đầy sóng gió dường như đã dành sẵn cho người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến, nghe như một tiếng than thầm, cam chịu, nhưng cũng phảng phất vẻ cao ngạo của họ. Cũng nổi, cũng chìm, nhưng lại nổi chìm “với nước non”.

“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”

Lời thơ có vẻ trở nên cam chịu, người phụ nữ xưa vốn không có một vai trò gì trong xã hội. Họ không tự quyết định được số phận của mình, cuộc đời họ từ khi mới sinh ra cho đến lúc lìa đời là một cuộc sống hoàn toàn phụ thuộc. Khi còn nhỏ thì phụ thuộc vào cha mẹ, khi lấy chồng thì phụ thuộc vào chồng, chồng mất thì phụ thuộc vào con cái. Họ không có cuộc sống của riêng họ, cuộc sống của họ chỉ để tô điểm thêm cho cuộc sống của người khác. Thế nhưng, thơ của Hồ xuân Hương lại phảng phất chút phớt lờ, bất cần. Thấp thoáng đâu đó trong thơ bà có chút phản kháng, chống cự lại những quan điểm bất công thời ấy. Nếu như trong ca dao, người phụ nữ được ví: “Thân em như tấm lụa đào – Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai” chỉ để thể hiện thân phận lênh đênh , thì trong thơ của Hồ xuân Hương ngoài việc miêu tả số phận người phụ nữ còn khẳng định nhân cách, vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ.

“Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

Cuộc đời có bạc bẽo, bất công, cuộc sống có gian khổ, long đong như thế nào chăng nữa, người phụ nữ vẫn giữ được sự son sắt, thủy chung cùng những phẩm chất tốt đẹp của mình. Đó là sự khẳng định của bà và đó cũng chính là phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam.

Với hình tượng cái bánh trôi nước, Hồ xuân Hương đã nói lên được vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ, đồng thời cũng đã đề cập đến một vấn đề xã hội rộng lớn đối với người phụ nữ – sự bình đẳng giới. Đây cũng chính là vấn đề mà xã hội tốt đẹp của chúng ta đang xây dựng. Cám ơn bà đã để lại cho đời một bài thơ thật đẹp.

Kill Myself
3 tháng 12 2018 lúc 19:25

DÀN Ý:
I. Mở bài: giới thiệu tác phẩm Bánh trôi nước

Ví dụ:
Hồ Xuân Hương là một người phụ nữ tài hoa, thông minh và bà được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm. Một trong những tác phẩm chữ Nôm đặc sắc của bà là Bánh trôi nước. bài thơ thể hiện tấm lòng son sắt và thủy chung của người phụ nữ Việt Nam xưa.
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
II. Thân bài: cảm nghĩ về bài thơ Bánh trôi nước
1. Hai câu thơ đầu: hình ảnh bánh trôi nước (Thân em vừa trắng lại vừa tròn,Bảy nổi ba chìm với nước non)

Bánh trôi nước trắng, tròn, nhân thì đỏ son, cách nấu bằng luộc trong nước, sống chìm chin nổi, chất lượng rất ngon ngọt,…Sử dụng các nghệ thuật tu từ như so sánh, đảo ngữ,…Qua những hình ảnh trên ta thấy được sự đẹp đẽ và trong trắng của bánh trôi nước

2. Vẻ đẹp và thân phận người phụ nữ qua hình ảnh bánh trôi nước: 2 câu cuối (Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn, Mà em vẫn giữ tấm lòng son.)

Bánh trôi có một vẻ đẹp vừa vặn: vừa trắng lại vừa trònThân phận của bánh trôi lận đận, gian truân,…Những vẫn giữu được sự son sắt của tấm lòng sonNgười phụ nữ mang vẻ đẹp tâm hồn nhưng lại chịu nhiều gian truân và khổ cực

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về bài Bánh trôi nước
Ví dụ:
Bài thơ dược Hồ Xuân Hương thể hiện thân phận người phụ nữ qua hình ảnh bánh trôi nước hết sức chân thật và sâu sắc.qua bài thơ chúng ta đồng cảm với số phận người phụ nữ Việt Nam xưa.
Trên đây là Hướng dẫn lập dàn ý đề bài “Cảm nghĩ của em về bài thơ Bánh trôi nước” chi tiết và ngắn gọn nhất dành cho bạn. hi vọng qua bài lập dàn ý bạn đã có được những sự tham khảo để làm văn tốt hơn. Chúc các bạn thành công, học tập tốt.

baotran100609
Xem chi tiết
Nhật Minh Phan
22 tháng 12 2021 lúc 20:39

Mở bài: giới thiệu về tác phẩm
thân bài: phân tích cụ thể từng câu thơ và ý nghĩa
               Ví dụ: Thân em vừa trắng lại vừa tròn. Mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước qua đó miêu tả vẽ đẹp của ngừời phụ nữ xưa.
               một mẹo nx là nên nhận xét sơ về nghệ thuật
Kết bài: nói lên cảm nghĩ về vài thơ, cách sử dụng vốn từ điêu luyện của tác giả nx là xong

Trần Thị Thanh Thúy
Xem chi tiết
minhduc
29 tháng 10 2017 lúc 19:35

I. Mở bài:
- Giới thiệu một vài nét về tác giả:
+ Hồ Xuân Hương, nữ sĩ tài ba được ca ngợi là ‘bà chúa thơ Nôm’.
+ Nữ sĩ còn để lại khoảng 50 bài thơ Nôm.
+ Thơ bà có đề tài bình dị, ngôn ngữ thuần Nôm, rất sắc sảo, hóm hỉnh, đa nghĩa.
+ Thơ Hồ Xuân Hương là tiếng nói ngợi ca phẩm chất tốt đẹp, là lời cảm thông, bênh vực người phụ nữ trong cuộc đời.
- Giới thiệu văn bản và chủ đề bài thơ.
+ Bài thất ngôn tứ tuyệt ‘bánh trôi nước’ tiêu biểu cho hồn thơ của nữ sĩ (chép trọn vẹn văn bản):
‘Thân em... tấm lòng son’
+ Chủ đề: Qua việc miêu tả chiếc bánh trôi nước, nữ sĩ gửi gắm bao tình cảm tốt đẹp về phẩm chất và thân phận của người phụ nữ Việt Nam trong cuộc đời.

II. Thân bài:
‘Bánh trôi nước’ là một bài thơ bình dị về đề tài, mang hàm nghĩa sâu sắc.
1. Bài thơ tả thực cái bánh trôi nước, một món ăn dân tộc được làm bằng bột nếp, sắc trắng trong, dáng bánh tròn. Nhân bánh bằng đường phên (tấm lòng son). Bánh được nấu chín trong nồi nước sôi ‘bảy nổi ba chìm với nước non’.
2. Câu thơ thứ nhất nhân hóa cái bánh:
‘Thân em vừa trắng lại vừa tròn’
‘Thản em’là một cách nói khiêm nhường, dịu dàng, kín đáo, một nét đẹp của thiếu nữ.
- Hai vế tiểu đối: ‘vừa trắng II vừa tròn’ có giá trị gợi tả, liên tưởng về vẻ đẹp trinh trắng, duyên dáng của thiếu nữ.
3. Câu thơ thứ 2 và thứ 3 mang hàm nghĩa về thân phận người phụ nữ trong cuộc đời ngày xưa:
‘Bảy nổi ba chìm với nước non,
Rắn nát mặc dù tay kẻ nặn’
- Thành ngữ được vận dụng ‘bảy chìm ba nổi, chín lênh đênh’ trong văn cảnh hàm ý về thân phận vất vả của người phụ nữ, chịu nhiều thiệt thòi do lễ giáo phong kiến trọng nam khinh nữ, do đạo ‘tam tòng’ khắc nghiệt... gây nên.
- Hai chữ ‘rắn nát’ ấm chí sô' phận của người phụ nữ được sung sướng hạnh phúc, hoặc bất hạnh đều do ‘tay ke’ nặn’, do cha mẹ hay chồng con định đoạt. Việc hôn nhân do cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy. Đạo tam tòng chính là ‘tay kẻ nặn’...
- Vần thơ biểu lộ niềm cảm thông sâu sắc của nữ sĩ đối với số phận, thân phận người phụ nữ ngày xưa.
4.Câu cuối, hình ảnh ẩn dụ ‘tấm lòng son’ nói về lòng son sắt thủy chung trong tình yêu của người phụ nữ. Đó là vẻ đẹp đôn hậu, vị tha của người mẹ, người chị quê ta.
- Cấu trúc câu thơ: ‘Mặc dù... mà vẫn...’ ở hai câu cuối bài thơ, đặc biệt chữ ‘vẫn’ làm cho ý thơ được khẳng định và ngợi ca tâm hồn trong sáng, tình yêu thủy chung của người phụ nữ Việt Nam:
‘Rắn nát mặc dù tay kẻ nặn,
Mà em vẫn giữ tấm lòng son’

III. Kết bài:
- ‘Bánh trôi nước’là một bài thơ Nôm đa nghĩa, nó thể hiện tình cảm gắn bó thiết tha của Hồ Xuân Hương đối với nền văn hóa dân tộc. Chiếc bánh bình dị của quê hương đã đi vào hồn thơ nữ sĩ và trở thành một bài thơ hay. Nữ sĩ đã dành những lời tốt đẹp ca ngợi bao phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam.
- Nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ, vận dụng sáng tạo tục ngữ, cách nói cách cảm của dân gian để tạo nên những vần thơ hàm súc đậm đà mang phong cách Hồ Xuân Hương.

Hà Chí Dương
29 tháng 10 2017 lúc 19:39

LÀm xong nha!

Phạm Hàn Minh Chương
29 tháng 10 2017 lúc 20:11

I . Mở bài :

- Giới thiệu  một  vài nét về tác giả 

+ Hồ Xuân Hương nữ sĩ tài ba được ca ngợi là" bà chúa thơ Nôm "

+ Nữ sĩ còn để lại 50 bài thơ 

+ Thơ bà có đề tài bình dị, rất sắc sảo , hóm hỉnh .

+ Thơ Hồ Xuân Hương ngợi ca phẩm chất tốt đẹp , là người cảm thông, bênh vực người phụ nữ trong cuộc đời .

- Giới thiệu văn bản và chủ đề bài thơ :

+ Chủ đề : Qua việc miêu tả chiếc bánh trôi nước , nữ sĩ gửi gắm bao tình cảm tốt đẹp về phẩm chất  và thân phận của người phụ nữ Việt Nam trong cuộc đời .

II . Thân bài :

" Bánh trôi nước" là một bài thơ bình dị về đề tài mang hàm nghĩa sâu sắc .

1 . Bài thơ tả thực cái bánh trôi nước , một món ăn dân tộc đc làm bằng bột nếp , dáng bánh tròn , nhân đậu xanh , bánh đc nấu chín trong nồi nước sôi " Bảy nổi ba chìm với nước non "

2. Câu thơ thứ nhất nhân hóa cái bánh 

" Thân em vừa trắng lại vừa tròn "

thân em là một cách nói dịu dàng ,kín đáo một nét đẹp của người phụ nữ .

- Hai vế " Vừa trắng lại vửa tròn " có giá trị gợi tả liên tưởng về nét đẹp duyên dáng của người phụ nữ .

3. Câu thơ thứ hai và thứ ba mang hàm nghĩa về thân phận người phụ nữ trong cuộc đời ngày xưa .

" Bảy nổi ba chìm với nước non 

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn "

- Thành ngữ được vận dụng " bảy chìm ba nổi ,chín lênh đênh " trong văn cảnh hàm ý về thân phận vất vả của người phụ nữ chịu nhiều thiệt thòi ,như " trọng nam khinh nữ "

- Vần thơ biểu lộ niềm cảm thông sâu sắc của nữ sĩ đối với  số phận , thân phận của người phụ nữ thời xưa .

4. Câu cuối , hình ảnh ẩn dụ tấm lòng son nói về lòng son sắt thủy chung , trong tình yêu của người phụ nữ .Đó là vẻ đẹp đôn hậu ,vị tha của người mẹ .

- Cấu trúc câu thơ : " Mặc dù ...mà vẫn ..."pử hai câu cuối của bài thơ, đặc biệt chữ " vẫn "làm cho ý thơ được khẳng định và ngợi ca tâm hồn trong sáng , tình yêu thủy chung của người phụ nữ Việt Nam thời xưa .

" Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn 

Mà e vẫn giữ tấm lòng son"

III . Kết bài :

" Bánh trôi nước " là một bài thơ nôm có đa nghĩa , nó thể hiện tình cảm gắn bó thiết tha của Hồ Xuân Hương đối với nền văn hóa dân tộc . Chiếc bánh bình dị của quê hương  đã đi vài hồn thơ nữ sĩ và trở thành một bài thơ hay . Nữ sĩ đã dành những lời tốt đẹp ca ngợi phẩm chất cao quý của người phụ nữ 

- Nghệ thuật nhân hóa ,ẩn dụ vận dụng sáng tạo tực ngữ , cách nói cách cảm của nhân gian để tạo nên những vần thơ hàm súc đậm đà mang phong cách Hồ Xuân Hương .

Ủng hộ cho mk nha !!!

Từ Thị Tường Vi
Xem chi tiết
Đoàn Thị Diễm My
Xem chi tiết
Thảo Phương
4 tháng 11 2016 lúc 12:17

Hồ Xuân Hương là một hiện tượng đặc biệt trong văn học Việt Nam được mệnh danh là “bà chúa thơ Nôm”. Thơ của bà rất độc đáo với phong cách thơ châm biếm sâu cay đồng thời cũng rất giản dị, mộc mạc trong hình ảnh. “Bánh trôi nước” là một bài thơ như vậy. Nhà thơ mượn hình ảnh nhỏ bé của chiếc bánh trôi nước đê nói lên thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến, một xã hội không bình đẳng đầy áp bức bất công.

Tác giả mở đầu bài thơ bằng mô tip ca dao quen thuộc:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

“Thân em…” là mở mở đầu của biết bao câu ca dao nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Ở đây, trong hoàn cảnh cụ thể của bài thơ, “thân em” được ví với chiếc bánh trôi nước “vừa trắng lại vừa tròn”. Tác giả mượn hình ảnh mộc mạc của chiếc bánh trôi nước nhỏ bé để nói lên vẻ đẹp của người phụ nữ. Họ không chỉ có vẻ đẹp về hình thức mà còn trắng trong trong tâm hồn và trịa về nhân phẩm. Chỉ qua một câu thơ thôi tác giả đã cho ta thấy được đánh giá cũng như quan điểm của mình về hình ảnh người phụ nữ trong xã hội cũ.

Câu thơ tiếp theo:

Bảy nổi ba chìm với nước non.

Hình ảnh người phụ nữ hoàn hảo như thế nhưng số phận họ ra sao? “Ba chìm bảy nổi” ở đây là một hình ảnh được tác giả vận dụng rất hay, rất hợp lí để nói về số phận của những người phụ nữ. Trong xã hội cũ, họ chẳng là gì cả, không được tự quyết định về số phận của mình, chỉ biết sống vì người khác theo quan niệm tam tòng tứ đức. Cuộc sống của họ lênh đênh chìm nổi như chiếc bánh trôi nước vậy.

Ở câu thơ thứ ba:

 

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Ở đây tác giả sử dụng biện pháp đảo ngữ rất tài tình. Nó nói lên sự phụ thuộc của người phụ nữ. Dù số phận có ra sao người phụ nữ cũng phải cam chịu không được phản kháng, không được tự định đoạt. Đó là một đạo lí rất vô lí trong xã hội cũ, nhằm trói buộc những người phụ nữ chân yếu tay mềm.

Câu thơ cuối

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

Dù phải chịu bao bất công nhưng ở câu thơ vẫn ngời sáng lên nét đẹp của người phụ nữ, một nét đẹp tươi sáng thuần hậu của phụ nữ Việt Nam. Giọng thơ đầy quả quyết mang nét tự hào nói lên tấm lòng son sắt của bao thế hệ phụ nữ Việt, là tiếng chuông cảnh tỉnh những người đàn ông để họ đừng đánh mất đi những giá trị quý báu này.

Bài thơ “Bánh trôi nước” là một bài thơ đặc sắc của nhà thơ Hồ Xuân Hương. Bài thơ biểu hiện lòng thương cảm và niềm tự hào với số phận người phụ nữ đồng thời lên án xã hội cũ đầy bất công.

Helloo
Xem chi tiết
︵✰Ah
10 tháng 1 2022 lúc 11:26

Tham Khảo 
Bài thơ "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương đã để lại trong em niềm xúc động sâu sắc. Với ngôn ngữ bình dị, gần gũi và thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn, hàm súc, giàu hình tượng, bài thơ đã mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước - một món ăn bình dị, quen thuộc của dân tộc để nói lên thân phận, cuộc đời của người phụ nữ trong xã hội cũ. Họ thật đẹp “vừa trắng lại vừa tròn” nhưng số phận lại hẩm hiu, lận đận “bảy nổi ba chìm” và phải sống cuộc đời phụ thuộc, không có quyền tự quyết số phận của mình thật đáng thương. Nhưng vượt lên trên số phận hẩm hiu, người phụ nữ luôn giữ vững phẩm hạnh sắt son, chung thủy của mình “Mà em vẫn giữ tấm lòng son”. Họ như những đóa hoa sen thơm ngát vươn lên tỏa hương giữa chốn bùn lầy. Bài thơ cho em cảm nhận sự thương cảm, trân trọng sâu sắc của Hồ Xuân Hương đối với người phụ nữ thời bấy giờ. Đồng thời giúp em hiểu hơn về số phận, cuộc đời người phụ nữ trong xã hội cũ. Em thật hạnh phúc được sống trong xã hội bình đẳng, công bằng, văn minh.

Helloo
Xem chi tiết