Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
lê Lưu Ly
Xem chi tiết
Amee
29 tháng 3 2021 lúc 14:00

tham khảo

Đối với những học sinh thì sao? Lòng dũng cảm được thể hiện trong sự vươn lên học tập tốt trong hoàn cảnh khó khăn, rồi biết đấu tranh cho những tiêu cực ở học đường. Trong các ngôi trường không thiếu những bạn học sinh đã mạnh dạn tố cáo những hành vi sai trái của bạn bè cũng như của giáo viên. Gần đây ở một số trường cao đẳng, đại học xảy ra tình trạng sinh viên dùng tiền để mua điểm, hay giáo viên có những hành vi trái với đạo đức nghề nghiệp…làm xã hội rất bức xúc. Những người trong cuộc thường làm ngơ, vì sợ nếu tố giác những việc làm trái với nguyên tắc đó. Họ không một chút nghi ngại mà thẳng thắn trình bày trước cơ quan pháp luật, với mong muốn làm trong sạch ngành Giáo dục. Là một học sinh thì không chỉ biết tránh xa những tiêu cực, mà còn phải dũng cảm đưa chúng ra ánh sáng. Lòng dũng cảm cũng sẽ trở nên gần gũi hơn khi bạn biết nói ra những gì sai trái xung quanh mình.

Vân Anh Nguyễn.
29 tháng 3 2021 lúc 19:47

Mở bài:

Giới thiệu được vấn đề nghị luận lòng dũng cảm

Lòng dũng cảm là một trong những đức tính vô cùng cần thiết và đáng quý ở mỗi con người. Dù ở nơi đâu khi làm bất cứ việc gì con người cũng đều cần đến lòng dũng cảm.

Thân bài:

Giải thích được: Dũng cảm là không sợ nguy hiểm, khó khăn. Người có lòng dũng cảm là người không run sợ, không hèn nhát, dám đứng lên đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác, các thế lực tàn bạo để bảo vệ công lí, chính nghĩaKhẳng định và chứng minh: Dũng cảm là phẩm chất tốt đẹp của con người ở mọi thời đại:Trong lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam (lấy dẫn chứng)Ngày nay: trên mặt trận lao động sản xuất, đấu tranh phòng chống tội phạm (nêu một vài tấm gương tiêu biểu của chiến sĩ cảnh sát, bộ đội…)Trong cuộc sống hàng ngày: cứu người bị hại, gặp nạnMở rộng, liên hệ thực tế: Liên hệ tình hình biển Đông hiện nay, lòng dũng cảm của các chiến sĩ cảnh sát biển. đang ngày đêm bám biển bảo vệ chủ quyền của dân tộc.Phê phán: Những người nhầm tưởng lòng dũng cảm với hành động liều lĩnh, mù quáng, bất chấp công lí. Phê phán những người hèn nhát, bạc nhược không dám đấu tranh, không dám đương đầu với khó khăn thử thách để vươn lên trong cuộc sống.Bài học nhận thức và hành động của bản thân:Liên hệ bản thân đã dũng cảm trong những việc gì…Rèn luyện tinh thần dũng cảm từ việc làm nhỏ nhất trong cuộc sống hàng ngày nơi gia đình, nhà trường như dám nhận lỗi khi mắc lỗi, dũng cảm chỉ khuyết điểm của bạnTrách nhiệm của tuổi trẻ trong việc rèn luyện lòng dũng cảm, phát huy truyền thống quý báu của dân tộc 

Kết bài:

Khẳng định lại vấn đề nghị luận

Cuộc sống ngày càng khó khăn, để tồn tại con người phải đối diện với rất nhiều thử thách, gian nan. Nếu không có đủ nghị lực và nếu không có lòng dũng cảm, chúng ta sẽ rất khó có được sự thành công trong cuộc sống. Dũng cảm là một phẩm chất mà chúng ta có thể bồi dưỡng thông qua rèn luyện.

Lương Hoàng Phương Nghi
Xem chi tiết
misha
11 tháng 10 2021 lúc 21:30

Tình mẫu tử luôn là thứ tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng nhất của cuộc đời. Đọc đoạn trích "Trong lòng mẹ", người đọc không khỏi xúc động trước niềm hạnh phúc cảm giác sung sướng đến cực điểm của chú bé Hồng khi được ở trong lòng mẹ. Thoáng thấy bóng một người trên xe rất giống mẹ, Hồng liền chạy, đuổi theo bối rối gọi: ''Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ... ơi!”. Những tiếng gọi ấy bật ra từ lòng khát khao được gặp mẹ của chú bé bấy lây nay bị dồn nén. Sự thổn thức của trái tim thơ trẻ bật thành tiếng gọi. Khi đuổi theo được chiếc xe đó, Hồng được lòng bàn tay dịu hiền của người mẹ xoa lên đầu. Hồng oà khóc. Trong tiếng khóc ấy có cả niềm hạnh phúc được gặp mẹ, cả nỗi tủi thân bởi lâu quá không được gặp mẹ, bởi bao niềm cay đắng bị lăng nhục tàn nhẫn cùng những uất ức dồn nén được giải toả. Mải mê ngắm nhìn và suy nghĩ về mẹ, mải mê say sưa tận hưởng những cảm giác êm dịu khi được ngồi trong lòng mẹ để bàn tay người mẹ vuốt ve. Trong giây phút này, Hồng như sống trong "tình mẫu tử". Hạnh phúc trong lòng mẹ không chỉ là hạnh phúc, là niềm khao khát của riêng Hồng mà là khao khát, là mong muốn của bất kỳ đứa trẻ nào. Từ lúc lên xe đến khi về nhà, Hồng không còn nhớ gì nữa. Cả những lời mẹ hỏi, cả những câu trả lời của cậu và những câu nói của người cô bị chìm ngay đi - Hồng không nghĩ đến nó nữa... Sự xúc động của bé Hồng khi gặp mẹ càng chứng tỏ tình thương mẹ của Hồng là sâu đậm, là nồng thắm, là nguyên vẹn. Bất chấp tất cả sự ngăn cách của rào cản lễ giáo phong kiến hà khắc đối với người phụ nữ nói chung và đối với mẹ của Hồng nói riêng.

Đỗ Huyền Anh
Xem chi tiết
Lưu Nguyễn Hà An
16 tháng 8 2023 lúc 13:39

THAM KHẢO NHÉ

Những dòng thơ nói về "nhà" trong bài thơ.Nơi thung sâu khơi nguồn ngọn gió.Nơi sớm chiều vẫn nhen ngọn lửa. Suối trong con tắm mình thuở bé. Những dòng thơ này khiến "nhà" hiện lên thật thân thương, gần gũi và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với mỗi người. Đó là nơi cuộc sống của mỗi người bát đầu, là nơi mang lại cho con người hơi ấm của tình yêu thương, nuôi dưỡng những cảm xúc trong trẻo cho tâm hồn. Là nơi chào đón bước chân đầu đời của ta. Là tổ ấm giúp chúng ta tránh các hiện tượng thiên nhiên. Tác giả đã thể hiện rất rõ cảm xúc yêu thương, trân quý ngôi nhà của mình.

Cường Nguyen
Xem chi tiết
Ha-yul
Xem chi tiết
Chanh Xanh
26 tháng 1 2022 lúc 16:49

Tham khảo

Nhân vật Dế Mèn trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên của nhà văn Tô Hoài là nhân vật để lại trong bạn đọc nhiều suy ngẫm. Thật vậy, Dế Mèn được xây dựng trong truyện là một chàng dế khỏe mạnh và cường tráng. Dế Mèn có vẻ đẹp về hình thể, được thể hiện qua đôi càng mẫm bóng, thân hình rắn rỏi ra dáng con nhà võ. Hơn nữa, việc sống tự lập từ sớm đã làm cho Dế Mèn có khả năng xây dựng và sinh sống riêng. Cậu không chỉ có vẻ đẹp về hình thể mà còn mang trong mình khí chất, bản lĩnh của một chàng Dế khỏe mạnh và cường tráng. Tuy nhiên, từ nhân vật Dế Mèn, bạn đọc lại ngẫm ra được một số bài học. Đó là những bài học về đạo đức làm người mà Dế Mèn chưa có. Thứ nhất, cậu coi khinh người bạn Dế Choắt của mình. Trong truyện, Mèn đã chê Choắt là hôi như chuột rồi còn không cho Choắt đào hang sang nhà mình nữa. Dế Mèn luôn giữ thái độ khinh thường Choắt, không coi Choắt ngang hàng với mình. Thứ hai, Dế Mèn trêu chị Cốc nhưng lại không nhận lỗi và kết cục là dẫn đến cái chết của Dế Choắt. Nguyên nhân là do Mèn hung hăng, tự cao trêu chọc chị Cốc nhưng lại nhát gan không dám nhận lỗi mà ba chân bốn cẳng chuồn trước. Và rồi, người lĩnh hậu quả là Choắt tội nghiệp. Cuối cùng, Mèn đã nhận được bài học thấm thía sâu sắc về thái độ sống khiêm nhường ở đời. Tóm lại, Dế Mèn là nhân vật được xây dựng thành công có vẻ đẹp hình thể nhưng thái độ sống thì còn kiêu căng, hống hách.

Trần Thị Như Quỳnh 6/4
26 tháng 1 2022 lúc 16:53

Tham khảo:

     

Nhân vật Dế Mèn trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên của nhà văn Tô Hoài là nhân vật để lại trong bạn đọc nhiều suy ngẫm. Thật vậy, Dế Mèn được xây dựng trong truyện là một chàng dế khỏe mạnh và cường tráng. Dế Mèn có vẻ đẹp về hình thể, được thể hiện qua đôi càng mẫm bóng, thân hình rắn rỏi ra dáng con nhà võ. Hơn nữa, việc sống tự lập từ sớm đã làm cho Dế Mèn có khả năng xây dựng và sinh sống riêng. Cậu không chỉ có vẻ đẹp về hình thể mà còn mang trong mình khí chất, bản lĩnh của một chàng Dế khỏe mạnh và cường tráng. Tuy nhiên, từ nhân vật Dế Mèn, bạn đọc lại ngẫm ra được một số bài học. Đó là những bài học về đạo đức làm người mà Dế Mèn chưa có. Thứ nhất, cậu coi khinh người bạn Dế Choắt của mình. Trong truyện, Mèn đã chê Choắt là hôi như chuột rồi còn không cho Choắt đào hang sang nhà mình nữa. Dế Mèn luôn giữ thái độ khinh thường Choắt, không coi Choắt ngang hàng với mình. Thứ hai, Dế Mèn trêu chị Cốc nhưng lại không nhận lỗi và kết cục là dẫn đến cái chết của Dế Choắt. Nguyên nhân là do Mèn hung hăng, tự cao trêu chọc chị Cốc nhưng lại nhát gan không dám nhận lỗi mà ba chân bốn cẳng chuồn trước. Và rồi, người lĩnh hậu quả là Choắt tội nghiệp. Cuối cùng, Mèn đã nhận được bài học thấm thía sâu sắc về thái độ sống khiêm nhường ở đời. Tóm lại, Dế Mèn là nhân vật được xây dựng thành công có vẻ đẹp hình thể nhưng thái độ sống thì còn kiêu căng, hống hách.

 

NKN MOBILE
Xem chi tiết
nthv_.
13 tháng 9 2021 lúc 15:46

Tham khảo:

Có thể nói mối nguy hại lớn nhất sau môi trường đối với con người trên toàn cầu hiện nay là vũ khí hạt nhân. Nhắc đến vũ khí hạt nhân ta liền nghĩ đến sự hủy diệt vô cùng ghê gớm nó. Khi đó, không một ai có thể chịu nổi sự tấn công và sức tàn phá của bom khói chiến tranh, chết chóc, tang thương sẽ xảy ra thiên nhiên và cây cối cũng hoang tàn, tất cả sẽ thành tro bụi,... Dù cho kết quả có thắng hay thua thì người chịu thiệt thòi và đau khổ nhất vẫn luôn là những người dân vô tội, đó là những con người luôn chuộng hòa bình, luôn không muốn sử dụng những phương tiện ghê tởm đó.Thật đáng đau xót! Khi mà ta không thể nào lường trước được hết mọi hiểm họa mà vũ khí hạt nhân gây ra. Do đó, vì một thế giới hòa bình, hãy chấm dứt việc sản xuất vũ khí hạt nhân.

Trần Nguyễn Cát Tường
Xem chi tiết
Trần Thị Hiền
7 tháng 12 2016 lúc 23:27

3)

Kho tàng văn học dân gian với những câu ca dao, dân ca chỉ các thể loại trữ tình, dân gian, kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống của con người. Bài những câu hát về tình cảm gia đình trong sách văn lớp 7 là một trong những bài thuộc thể loại đó.
"Công cha như núi ngất trời
Nghĩ mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!"
Tình cảm của bài ca dao trêm là tình cảm của cha mẹ dành cho con, nhắc nhở con cái phải luôn hiếu thảo với cha mẹ - một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Bài ca dao này còn sử dụng hình ảnh so sánh giữa "công cha" với "núi cao" và "nghĩa mẹ" với "biển rộng". Và chúng ta sẽ cảm nhận rõ được tình cảm ấy qua câu "Cù lao chín chữ" nói về chín chữ nêu cao công lao cha mẹ nuôi con vất vả trăm bề.
Người cha đóng vai trò trụ cột trong gia đình, là chỗ dựa đáng tin cậy cho vợ con. Còn người mẹ là người sinh thành và nuôi em khôn lớn. Mẹ luôn là người mẹ dịu dàng nhưng cũng rất nghiêm khắc. Mẹ luôn dõi theo từng bước đi, hành động, những suy nghĩ ngay ngô của em, cho em những lời khuyên bổ ích, hướng dẫn em đi trên con đường đúng đắn.
Hằng ngày, mẹ chẳng quản vất vả, nhọc nhằn, lo lắng cho các con từ bát cơm, tấm áo... Ngoài những thứ đó ra mẹ còn dạy dỗ, truyền đạt các kiến thức và kinh nghiệm sống mà mình đã đánh đổi bằng mồ hôi nước mắt, để em học được những bài học cần thiết khi bước vào đời.
Với âm điệu khoan thai, chậm rãi, thiết tha, sâu lắng... từng dòng thơ như đi sâu vào tâm trí người đọc, rót từng giọt vào tai người nghe. Bài thơ đã giúp em hiểu được rằng đạo làm con của mỗi con người là trách nhiệm, bổn phận vô cùng thiêng liêng, cao cả.Nếu một ngày nào đó chúng ta mất cha hoặc mẹ hoặc cả hai thì ngày đó chắc chắn là ngày buồn thảm nhất trong cuộc đời. 4)

Bạn đã bao giờ từng nghĩ quê hương mãi là kí ức sâu sắc nhất trong lòng bạn không ? Riêng tôi thì chắc chắn đấy, vì chỉ mỗi khi nghĩ đến quê hương, lòng tôi mới như tràn bao cảm xúc bồi hồi, nhung nhớ. Tôi yêu quê hương, tôi nhớ quê hương tôi lắm, nhớ đến từng hàng cau (dừa cũng được ^^) thẳng tắp, nhớ đến cả bãi cát vàng ấm áp. Nhưng yêu nhất, nhớ nhất đối với tôi vẫn mãi là cái bãi biển, cái tâm trạng của quê hương. Sáng sớm, biển đục ngầu như chưa thức dậy. Trưa về, biển lại như đang buồn khi trời còn quá gắt nắng làm không ai ra chơi với mình. Chiều rồi tối thì may ra mới có người. Nhưng lúc đó thì biển đã choàng lên mình cái chăn đen ấm áp để đi ngủ sau lãng mạn ngắm ánh hoàng hôn tàn dần. Ôi! Biển ơi, biển có biết là nhờ có biển mà quê hương tôi ngày càng đẹp hơn, thật tình rất cảm ơn biển! Vì vậy, biển hãy mãi là niềm tự hào, hãy mãi là kí ức của tôi, biển nhé !

wink

 

Thảo Phương
16 tháng 11 2018 lúc 19:59

5)Mỗi người đều có một nơi để sinh ra, lớn lên, trưởng thành và đi xa thì luôn nhớ về. Nơi đó chính là quê hương. Em cũng có một nơi luôn ở trong trái tim, là mảnh đất này, có ba mẹ, có ông bà, có bạn bè và có cả tuổi thơ tràn đầy những kỉ niệm đáng nhớ nhất. Em yêu quê em, yêu những con người nơi đây đậm nghĩa đậm tình.
Trong suy nghĩ của em thì mỗi một vùng quê đều có một nét riêng đặc trưng không thể lẫn lộn. Con người ở miền quê đó cũng vậy, có tính cách và tình cảm riêng.Đồng lúa! Quê hương em có cánh đồng lúa bao la, chạy dài bạt ngàn mà em chưa đi hết. Mẹ bảo đi hết cánh đồng lúa này còn xa lắm nên em chưa dám đi bao giờ. Vào mùa lúa chín màu vàng ươm của lúa khiến cho em có cảm giác như một tấm thảm màu vàng bất tận. Có những chú trâu cần mẫn gặm cỏ trên những triền đê cao và dài. Nơi đó chúng em có thể nằm im và ngắm bầu trời có mây trôi, ngắm mặt trời lặn mỗi khi mặt trời đổ xuống dãy núi cao cao kia.

Ha-yul
Xem chi tiết
Long Sơn
21 tháng 1 2022 lúc 19:49

Tham khảo

Nhân vật Dế Mèn trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên của nhà văn Tô Hoài là nhân vật để lại trong bạn đọc nhiều suy ngẫm. Thật vậy, Dế Mèn được xây dựng trong truyện là một chàng dế khỏe mạnh và cường tráng. Dế Mèn có vẻ đẹp về hình thể, được thể hiện qua đôi càng mẫm bóng, thân hình rắn rỏi ra dáng con nhà võ. Hơn nữa, việc sống tự lập từ sớm đã làm cho Dế Mèn có khả năng xây dựng và sinh sống riêng. Cậu không chỉ có vẻ đẹp về hình thể mà còn mang trong mình khí chất, bản lĩnh của một chàng Dế khỏe mạnh và cường tráng. Tuy nhiên, từ nhân vật Dế Mèn, bạn đọc lại ngẫm ra được một số bài học. Đó là những bài học về đạo đức làm người mà Dế Mèn chưa có. Thứ nhất, cậu coi khinh người bạn Dế Choắt của mình. Trong truyện, Mèn đã chê Choắt là hôi như chuột rồi còn không cho Choắt đào hang sang nhà mình nữa. Dế Mèn luôn giữ thái độ khinh thường Choắt, không coi Choắt ngang hàng với mình. Thứ hai, Dế Mèn trêu chị Cốc nhưng lại không nhận lỗi và kết cục là dẫn đến cái chết của Dế Choắt. Nguyên nhân là do Mèn hung hăng, tự cao trêu chọc chị Cốc nhưng lại nhát gan không dám nhận lỗi mà ba chân bốn cẳng chuồn trước. Và rồi, người lĩnh hậu quả là Choắt tội nghiệp. Cuối cùng, Mèn đã nhận được bài học thấm thía sâu sắc về thái độ sống khiêm nhường ở đời. Tóm lại, Dế Mèn là nhân vật được xây dựng thành công có vẻ đẹp hình thể nhưng thái độ sống thì còn kiêu căng, hống hách.
 

zero
21 tháng 1 2022 lúc 19:49

tham khảo

Nhân vật Dế Mèn trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên của nhà văn Tô Hoài là nhân vật để lại trong bạn đọc nhiều suy ngẫm. Thật vậy, Dế Mèn được xây dựng trong truyện là một chàng dế khỏe mạnh và cường tráng. Dế Mèn có vẻ đẹp về hình thể, được thể hiện qua đôi càng mẫm bóng, thân hình rắn rỏi ra dáng con nhà võ. Hơn nữa, việc sống tự lập từ sớm đã làm cho Dế Mèn có khả năng xây dựng và sinh sống riêng. Cậu không chỉ có vẻ đẹp về hình thể mà còn mang trong mình khí chất, bản lĩnh của một chàng Dế khỏe mạnh và cường tráng. Tuy nhiên, từ nhân vật Dế Mèn, bạn đọc lại ngẫm ra được một số bài học. Đó là những bài học về đạo đức làm người mà Dế Mèn chưa có. Thứ nhất, cậu coi khinh người bạn Dế Choắt của mình. Trong truyện, Mèn đã chê Choắt là hôi như chuột rồi còn không cho Choắt đào hang sang nhà mình nữa. Dế Mèn luôn giữ thái độ khinh thường Choắt, không coi Choắt ngang hàng với mình. Thứ hai, Dế Mèn trêu chị Cốc nhưng lại không nhận lỗi và kết cục là dẫn đến cái chết của Dế Choắt. Nguyên nhân là do Mèn hung hăng, tự cao trêu chọc chị Cốc nhưng lại nhát gan không dám nhận lỗi mà ba chân bốn cẳng chuồn trước. Và rồi, người lĩnh hậu quả là Choắt tội nghiệp. Cuối cùng, Mèn đã nhận được bài học thấm thía sâu sắc về thái độ sống khiêm nhường ở đời. Tóm lại, Dế Mèn là nhân vật được xây dựng thành công có vẻ đẹp hình thể nhưng thái độ sống thì còn kiêu căng, hống hách.

 

Trần Thị Như Quỳnh 6/4
21 tháng 1 2022 lúc 19:49

TK

Nhân vật Dế Mèn trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên của nhà văn Tô Hoài là nhân vật để lại trong bạn đọc nhiều suy ngẫm. Thật vậy, Dế Mèn được xây dựng trong truyện là một chàng dế khỏe mạnh và cường tráng. Dế Mèn có vẻ đẹp về hình thể, được thể hiện qua đôi càng mẫm bóng, thân hình rắn rỏi ra dáng con nhà võ. Hơn nữa, việc sống tự lập từ sớm đã làm cho Dế Mèn có khả năng xây dựng và sinh sống riêng. Cậu không chỉ có vẻ đẹp về hình thể mà còn mang trong mình khí chất, bản lĩnh của một chàng Dế khỏe mạnh và cường tráng. Tuy nhiên, từ nhân vật Dế Mèn, bạn đọc lại ngẫm ra được một số bài học. Đó là những bài học về đạo đức làm người mà Dế Mèn chưa có. Thứ nhất, cậu coi khinh người bạn Dế Choắt của mình. Trong truyện, Mèn đã chê Choắt là hôi như chuột rồi còn không cho Choắt đào hang sang nhà mình nữa. Dế Mèn luôn giữ thái độ khinh thường Choắt, không coi Choắt ngang hàng với mình. Thứ hai, Dế Mèn trêu chị Cốc nhưng lại không nhận lỗi và kết cục là dẫn đến cái chết của Dế Choắt. Nguyên nhân là do Mèn hung hăng, tự cao trêu chọc chị Cốc nhưng lại nhát gan không dám nhận lỗi mà ba chân bốn cẳng chuồn trước. Và rồi, người lĩnh hậu quả là Choắt tội nghiệp. Cuối cùng, Mèn đã nhận được bài học thấm thía sâu sắc về thái độ sống khiêm nhường ở đời. Tóm lại, Dế Mèn là nhân vật được xây dựng thành công có vẻ đẹp hình thể nhưng thái độ sống thì còn kiêu căng, hống hách.

 

Đào Tuyết Nhi
Xem chi tiết
☆Châuuu~~~(๑╹ω╹๑ )☆
2 tháng 12 2021 lúc 19:20

Tham khảo

Tác giả Hon-đa hồi nhỏ được miêu tả trong văn bản là một cậu bé khá hiếu động và thông minh. Tuy lớn lên trong một gia đình nghèo, phải giúp cha mẹ làm việc nhưng không hề than vãn, oán trách hay tỏ ra lười biếng, nản chí mà luôn cố gắng tận dụng mọi cơ hội để theo đuổi niềm đam mê của mình. Điều đó cho thấy ông là một cậu bé chăm chỉ, hiếu thảo và có nghị lực, biết vượt lên khỏi hoàn cảnh. Đó không phải là suy nghĩ mà bất cứ cậu bé nào cũng có thể ngộ ra và hiểu được, cũng có thể thấy hoàn cảnh éo le đã giúp Hon-đa biết suy nghĩ và trưởng thành hơn các  bạn cùng trang lứa. Vì nhà nghèo, không có tiền đi xem biểu diễn máy bay mà cậu bé mười tuổi đã trốn học đạp xe hai mươi cây số để tới nơi biểu diễn, khi không đủ tiền mua vé vào cửa đã nghĩ ra cách leo lên cây để xem. Cách làm tuy có lạ lùng, táo tợn nhưng đã thể hiện sự nhanh trí và ứng xử, quyết không chịu thua của chú bé mười tuổi trên hành trình theo đuổi đam mê. Hon-đa ngay từ khi còn nhỏ đã rất thông minh, vượt lên hoàn cảnh và cương quyết, thích thứ gì là sẽ theo đuổi đến cùng. Ở cậu bé mười tuổi ấy, ta nhận thấy sự chịu thương chịu khó, nghị lực và cả sự quyết tâm, cố gắng trong nghịch cảnh.

 

Kudo Shinichi AKIRA^_^
2 tháng 12 2021 lúc 19:21

TK

Tác giả Hon-đa hồi nhỏ được miêu tả trong văn bản là một cậu bé khá hiếu động và thông minh. Tuy lớn lên trong một gia đình nghèo, phải giúp cha mẹ làm việc nhưng không hề than vãn, oán trách hay tỏ ra lười biếng, nản chí mà luôn cố gắng tận dụng mọi cơ hội để theo đuổi niềm đam mê của mình. Điều đó cho thấy ông là một cậu bé chăm chỉ, hiếu thảo và có nghị lực, biết vượt lên khỏi hoàn cảnh. Đó không phải là suy nghĩ mà bất cứ cậu bé nào cũng có thể ngộ ra và hiểu được, cũng có thể thấy hoàn cảnh éo le đã giúp Hon-đa biết suy nghĩ và trưởng thành hơn các  bạn cùng trang lứa. Vì nhà nghèo, không có tiền đi xem biểu diễn máy bay mà cậu bé mười tuổi đã trốn học đạp xe hai mươi cây số để tới nơi biểu diễn, khi không đủ tiền mua vé vào cửa đã nghĩ ra cách leo lên cây để xem. Cách làm tuy có lạ lùng, táo tợn nhưng đã thể hiện sự nhanh trí và ứng xử, quyết không chịu thua của chú bé mười tuổi trên hành trình theo đuổi đam mê. Hon-đa ngay từ khi còn nhỏ đã rất thông minh, vượt lên hoàn cảnh và cương quyết, thích thứ gì là sẽ theo đuổi đến cùng. Ở cậu bé mười tuổi ấy, ta nhận thấy sự chịu thương chịu khó, nghị lực và cả sự quyết tâm, cố gắng trong nghịch cảnh.