khai quat noi dung chu yeu cua lich su the gioi can dai (giai doan tu the ki XVI den nam 1917)
trinh bay su tac dong cua lich su the gioi hien dai den tinh hinh cach mang viet nam thoi ki nay 1917- 1945
tai sao noi lich su viet nam la lich su cua nhung cuoc khang chien chong ngoai xam tu the ki 10 den the ki 15 ?tu do ut ra dac diem cua cuoc khang chien
lap nien bieu cac giai doan lich su lon cua campuchia den giua the ki XIX
giup mk vs ai nhanh mk tick mk dang can gap
tk 1 -> 6 | nước phù nam |
tk 6 -> 9 | nước chân lạp( tiếp xúc văn hóa ấn độ, viết chữ phạn) |
tk 9-> 15 |
ăng co: nông nghiệp phát triển lãnh thổ mở rộng văn hóa độc đáo mà tiêu biểu nhất là đền tháp ăng co vát; ăng co thom.... |
tk 5 -> 1863 | thời kì suy vong |
- Niên biểu các giai đoạn lịch sử lớn của Cam-pu-chia đến giữa thế kỉ XIX
Giai đoạn |
Nội dung |
Đầu thế kỉ VI - VIII |
Thời kì hình thành Vương quốc Cam-pu-chia |
Thế kỉ VIII - cuối thế kỉ XIII |
Thời kì phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia |
Cuối thế kỉ XIII - XIX |
Cam-pu-chia bước vào thời kì suy thoái |
Thế kỉ XIX |
Cam-pu-chia bị thực dân Pháp xâm lược |
Gia su neu yeu cau sap xep cac giai doan lich su : Khang chien chong Mi va xay dung dat nuoc , chin nam khang chien chong Phap , xay dung chu nghia xa hoi trong ca nuoc , em hay sap xep cac giai doan lich su ay theo thu tu ( truoc sau ) va ghi moc thoi gian
1.Chín năm kháng chiến chống Pháp(1945-1954)
2.Khang chiến chống Mĩ(1954-1975)
3.Xây dựng chủ nghĩa xã hội trong cả nước(1976)
Bạn có thể xem: Câu hỏi của Phạm Hà Vy - Lịch sử lớp 6 | Học trực tuyến
he thong nhung noi dung chu yeu ve cac giai doan cua cac nuoc tu ban chau giua hai cuioc chien tranh the (918-1939) theo bang sau
tai sao noi : tu dau nhung nam 90 cua the ki XX, <mot chuong moi da mo ra trong lich su khu vuc Dong Nam A >
Giup e voi cac anh chi oi. Lich su lop 9, bai 5
từ đầu những năm 90 ASEAN đã có xu hướng mở rộng thành viên và đến tháng 4-1999 ,10 nước Đông Nam Á đều là thành viên của tổ chức ASEAN. Trên cơ sở đó ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế. Quyết định biến ĐNA thành khu mậu dịch tự do ( AFTA) lập diễn đàn khu vực (ARF) nhằm tạo một môi trường hòa bình, ổn định cho công cuộc hợp tác phát triển của ĐNA
Trong ki thi hoc sinh gioi cap truong nam nay,ban da dat giai cao.Phan thuong bo me tang ban la mot chuyen di tham quan vuang song nuoc Ca Mau.
Dua vao van ban Song nuoc Ca Mau cua nha van Doan Gioi,bang tri tuong tuong va ket hop hai hoa giua phuong thuc tu su va mieu ta,ban hay ke lai chuyen di du lich ki thu cua minh khi den voi vung song co ve rong lon,hung vi,day suc song hoang da ay va cuoc song tap nap,tru phu,doc dao cua vung tan cung phia Nam To quoc.
Giup to voi nhanh len,to can gap lam!!!!
Sông nước Cà mau và Vượt thác đều miêu tả cảnh thiên nhiên sông nước. Nếu như trong Sông nước Cà mau, Đoàn Giỏi đã đưa người đọc tham quan cảnh sắc phong phú, tươi đẹp của vùng cực nam Tổ quốc thì với Vượt thác, Võ Quảng lại dẫn chúng ta ngược dòng sông Thu Bồn thuộc miền Trung bộ đến thượng nguồn lấy gỗ. Bức tranh phong cảnh sông nước và đôi bờ miền Trung này cũng không kém phần kì thú.
Miêu tả cảnh thiên nhiên ở hai vùng đất khác nhau, nhưng đều giống nhau ở nơi sông nước. Không biết “vô tình” hay “hữu ý” mà hai nhà văn đều chọn vị trí quan sát, từ điểm nhìn trên con thuyền theo cuộc hành trình để tả cảnh và tả người. Có lẽ không còn vị trí nào “tối ưu” hơn nữa. Cũng nhờ vị trí này mà các nhà văn đã hoàn chỉnh được bức tranh phong cảnh thiên nhiên mang những nét đặc sắc riêng của mình.
Cảnh Sông nước Cà mau lần lượt hiện lên theo con thuyền xuôi trên sông. Nhà văn đã nhập vai người kể chuyện, xưng “tôi” là chú bé An trong Đất rừng phương Nam miêu tả cảnh quan một vùng rộng lớn theo một trình tự tự nhiên, hợp lí. Chính vì vậy những hình ảnh trong bài văn được hiện lên trong khuôn hình một cuốn phim, lúc lướt nhanh, lúc chậm lại, có đoạn đặc tả cận cảnh, có chỗ lùi xa bao quát toàn cảnh
Bức tranh đến với người đọc bằng ấn tượng về một vùng không gian rộng lớn mênh mang với sông, ngòi, kênh, rạch bủa giăng chi chít như mạng nhện, và tất cả đều được bao trùm trong màu xanh của trời của nước và tiếng rì rào bất tận của rừng cây, của sóng và của gió Trên trời thì xanh... không ngớt vọng về trong hơi gió muối.... Màu xanh đã là màu chủ đạo của bức tranh rất ấn tượng. Và để cho cảnh thêm sống động, in dấu riêng về vùng cực nam Tố quốc hoang dã, phong phú này, tác giả đã đưa vào bài những đoạn thuyết minh, giải thích thật thú vị về địa danh, về cách đặt tên các dòng sông, dòng kênh: rạch Mái Giầm, kênh Bọ Mắt, kênh Ba khía... Tên gọi không phải bằng những danh từ hoa mĩ, mà cứ theo đặc điểm riêng biệt của nó mà gọi thành tên. Điều này đã đẹm đến cho người đọc nhiều hiểu biết mới lạ và nhiều hứng thú.
Bức tranh còn được rạng rỡ và sống động hơn bởi sự ồn ào đông vui tấp nập, muôn màu muôn vẻ của chợ Năm Căn. Chợ mang nét đẹp riêng: vừa trù phú vừa độc đáo. Biện pháp liệt kê sử dụng rất hiệu quả, 12 chữ “những” trong đoạn văn đã gây ấn tượng về sự trù phú. Độc đáo hơn là chợ họp cả ban đêm ngay trên sông nước với những nhà bè như những phố nổi và những con thuyển bán hàng len lỏi mọi nơi, có thế mua mọi thứ mà không cần bước ra khỏi thuyền. Rồi sự đa dạng về màu sắc, trang phục, tiếng nói của người bán hàng thuộc nhiều dân tộc: người Hoa, Miên, người Chà Châu Giang... Rồi đến các món ăn đặc biệt trên thuyền mang hương vị cổ truyền của dân tộc xen với hương vị nước ngoài. Thật đậm đà và thú vị.!
Thiên nhiên trong Vượt thác có thể coi như là một cucín phim quay chậm vởi sự đổi thay của nó qua từng vùng khi con thuyền đi qua. Bức tranh thiên nhiên được thể hiện trong Vượt thác có những đường nét, âm thanh có phần mạnh mẽ, khẩn trương hơn bức tranh thiên nhiên trong Sông nước Cà mau bởi đây là cuộc vượt sông Thu Bồn với nhiều thác dữ chứ không phải cuộc du ngoạn xuôi dòng đến với chợ Năm Căn.
Cảnh thiên nhiên sông nước đã thay đổi theo con mắt nhìn cửa tác giả qua ba chặng. Con thuyền đi đến đâu thì cảnh hiện ra đến đấy. Đoạn ở vùng đồng bằng thì êm đềm, hiền hoà thơ mộng, thuyền bè tấp nập. Quang cảnh hai bên bờ thật rộng rãi, trù phú với những bãi dâu bạt ngàn, sắp đến đoạn có nhiều ghềnh thác thì cảnh vật hai bên bờ sông cũng thay đổi: vườn tược càng um tùm, những chòm cổ thụ đứng trầm ngâm lặng lẽ nhìn xuống nước, rồi núi cao đột ngột hiện ra như chắn ngay trước mặt. ở đoạn sông có nhiều thác dữ, tác giả chỉ tả một hình ảnh về dòng nước: Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn, nhưng sự hiểm trở và dữ dội của dòng sông vẫn hiện lên khá rõ qua việc miêu tả những động tác dũng mãnh của dượng Hương Thư và mọi người khi chống thuyền vượt thác, ở đoạn cuối dòng sông vẫn chảy quanh co giữa những núi cao, nhưng dường như đã bớt hiểm trở, và đột ngột mở ra một vùng ruộng đồng khá bằng phẳng như để chào đón con người sau cuộc vượt thác trở về với chiến thắng.
Nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả thiên nhiên đó lả sự thống nhất cao độ giữa tả và kể với hai biện pháp nghệ thuật - so sánh và nhân hoá. Nổi bật nhất, đặc sắc nhất là hình ảnh miêu tả về các chòm cổ thụ ở đoạn đầu và đoạn cuối của bài văn. Ở đoạn đầu, khi con thuyền đã qua đoạn sông êm ả, sắp đến khúc sông có nhiều ghềnh thác thì phong cảnh hai bên bờ cũng đổi khác: Những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước, vừa như báo trước một khúc sông dữ hiểm, vừa như mách bảo con người dồn nén sức mạnh chuẩn bị vượt thác. Còn ở đoạn cuối, hình ảnh những chòm cổ thụ lại hiện ra trên bờ khi con thuyền đã vượt qua nhiều thác dữ, thì lại mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vẫy tay hô đám con cháu tiến về phía trước. Hình ảnh so sánh ở đây vừa thích hợp với tương quan giữa những cây to với những bụi cây lúp xúp xung quanh lại vừa biểu hiện được tâm trạng hào hứng, phấn chấn và mạnh mẽ của con người vừa vượt qua được nhiều thác ghềnh nguy hiểm, tiếp tục đưa con thuyền tiến lên phía trước. Cùng là những chòm cây cố thụ, cùng là so sánh với con người nhưng ở mỗi cách ví đã biểu hiện thêm những tầng nghĩa mới, góp phần tô đậm cho bức tranh phong cảnh sông nước và đôi bờ miền Trung rất thú vị.
Văn chương hay thật! Càng học, càng đọc thì vốn hiếu biết về đất nước và con người càng phong phú. Chỉ có hai bài văn tả về cảnh sông nước đã có hai “bức tranh” thiên nhiên với vẻ đẹp đặc sắc riêng: một vùng miền Trung vừa thơ mộng vừa dữ dội, khác nhiều so với thiên nhiên vùng mũi Cà Mau rộng lớn, hùng vĩ đầy sức sống hoang dã. Và mỗi vùng đất, mỗi con sông trên lãnh thố nước ta đều là những bức tranh “tuyệt đẹp” đang vẫy gọi chúng ta.
Chúc bạn học tốt!
[Ôn thi vào 10 môn Lịch sử]
Gửi các em bảng hệ thống các sự kiên chương I- Liên Xô và các nước Đông Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Xem các nội dung lí thuyết tại: https://hoc24.vn/ly-thuyet/lich-su-the-gioi-hien-dai-tu-nam-1945-den-nay.2415
Tham gia khóa học ôn thi vào 10 tại: https://olm.vn/chu-de/chuong-i-lien-xo-va-cac-nuoc-dong-au-tu-nam-1945-den-giua-nhung-nam-70-cua-the-ki-xx-403403/
Chúc các em ôn tập tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới!
[Ôn thi vào 10 môn Lịch sử]
Gửi các em bảng hệ thống các sự kiên chương II- Các nước Á, Phi, Mĩ La- tinh từ năm 1945 đến nay.
Xem các nội dung lí thuyết tại: https://hoc24.vn/ly-thuyet/lich-su-the-gioi-hien-dai-tu-nam-1945-den-nay.2415
Tham gia khóa học ôn thi vào 10 tại: https://olm.vn/chu-de/chuong-ii-cac-nuoc-a-phi-mi-la-tinh-tu-nam-1945-den-nay-403444/
Chúc các em ôn tập tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới!
Sao khi nhấn vào hình ảnh nó lại tự xoay vậy cô ?