em hãy cảm nhận bài ca dao :
" số cô chẳng giàu thì nghèo .....
:( giúp mk chiều nộp òi )
bài công cha thuộc chủ đề ca dao nào?
bài rủ nhau xem cảnh kiếm hồ thuộc chủ đề ca dao nào?
bài than thân thuộc chủ đề ca dao nào?
bài số cô chẳng giàu thì nghèo thuộc chủ đề ca dao nào?
mong mn giúp đỡ 2h30 mik phải nộp r
bài công cha thuộc chủ đề ca dao nào? =>Tình cảm gia đình
bài rủ nhau xem cảnh kiếm hồ thuộc chủ đề ca dao nào?=>(cái này mình học lâu rồi quên mợ mất)
bài than thân thuộc chủ đề ca dao nào? =>Những câu hát châm biếm
bài số cô chẳng giàu thì nghèo thuộc chủ đề ca dao nào? =>Những câu hát than thân
Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về bài ca dao châm biếm sau:
Số cô chẳng giàu thì nghèo
Ngày ba mươi tết thịt treo trong nhà
Số cô có mẹ, có cha
Mẹ cô đàn bà, cha cô đàn ông
Số cô có vợ, có chồng
Sinh con đầu lòng, chẳng gái thì trai.
Giúp mình với! Mình cảm ơn nhiều.
Trong ca dao - dân ca, ngoài những câu hát yêu thương, tình nghĩa, những câu hát than thân... còn nhiều câu hát mang nội dung hài hước, châm biếm nhằm phơi bày các hiện tượng ngược đời, phê phán những thói hư tật xấu, những hạng người và hiện tượng ngược đời, những thói hư tật xấu, những hạng người và hiện tượng đáng cười trong xã hội. Dưới đây là bài ca dao được phổ biến rộng rãi trong dân gian:
Số cô chẳng giàu thì nghèo
Ngày ba mươi Tết thịt treo trong nhà
Số cô có mẹ có cha
Mẹ cô đàn bà, cha cô đàn ông.
Số cô có vợ có chồng,
Sinh con đầu lòng chẳng gái thì trai.
Bài ca dao trên nhai lại lời của ông thầy bói nói với người xem bói. Nó chỉ "ghi âm" một cách khách quan chứ không đưa ra lời bình luận, đánh giá nào. Đây là nghệ thuật dùng "gậy ông đập lưng ông", có tác dụng gây cười và châm biếm rất thâm thúy.
Chúng ta thử nghe xem ông thầy bói giỏi giang kia đã phán những gì? Ông ta phán toàn những chuyện hệ trọng mà người đi xem bói ( là nữ) rất quan tâm: giàu - nghèo, cha - mẹ, chồng - con. Chuyện nào thầy cũng nói vanh vách và hết sức cụ thể. Chỉ buồn cười là thầy nói theo kiểu nước đôi (!). Thầy khẳng định chắc như đinh đóng cột những sự việc hiển nhiên mà người trần mắt thịt nào cũng thấy, cũng biết, chẳng cần đến thần thánh phán bảo qua miệng lưỡi trơn tru, dẻo quẹo của thầy.
Dân gian quan niệm rằng con người ta có số. Mỗi người một số phận khác nhau, có kẻ giàu, người nghèo, có kẻ sang, người hèn. Thầy bói phán: Số cô không giàu thì nghèo, có nghĩa là bất luận thế nào thì lời thầy cũng đều đúng cả (!) Nói về ba ngày Tết, tục ngữ có câu: Đói quanh năm, no ba ngày Tết. Dù giàu dù nghèo thì mỗi nhà cũng cố mà lo cho được miếng thịt, đĩa xôi để cúng tổ tiên, ông bà, đó là lẽ đương nhiên. Nhà cô Ngày ba mươi Tết thịt treo trong nhà, chắc chắn là thế, thầy chẳng có nói sai đâu (?!)
Tính chất trào lộng, châm biếm của bài ca dao được đẩy lên tới đỉnh điểm ở những lời thầy phán về phụ mẫu: Số cô có mẹ có cha, Mẹ cô đàn bà, cha cô đàn ông và về nhân duyên: Số cô có vợ có chồng, Sinh con đầu lòng, chẳng gái thì trai. Điệp từ Số cô được đặt ở đầu mỗi câu và lặp đi lặp lại nhiều lần khiến người đọc hình dung lão thầy bói cố làm ra vẻ trịnh trọng, thiêng liêng nhưng thực chất là thủ đoạn lừa bịp để moi tiền của những người nhẹ dạ,c ả tin. Tiếng cười đả kích, phê phán bật lên từ đó. Ca dao có câu châm biếm hạng người lười biếng, chuyên đi lừa đảo, dụ dỗ người khác: Thầy đi xem bói cho người, Số thầy thì để cho ruồi nó bâu.
Cách nói ỡm ờ nước đôi trong bài đã lật tẩy bản chất giả dối của những kẻ hành nghề mê tín dị đoan, lợi dụng lòng tin của người khác để kiếm tiền. Bài ca dao cũng phê phán sự mê tín đến mức mù quáng của không ít người trong xã hội đương thời. Với nội dung tích cực như vậy nên cho đến nay, bài ca dao vẫn nóng hổi ý nghĩa thời sự.
Đọc bài ca dao trên, chúng ta không chỉ hả hê trước thái độ châm biếm, đả kích của nhândân lao động mà còn thích thú bởi đời sống tinh thần phong phú, lạc quan yêu đời của họ. Sức sống mãnh liệt của ca dao - dân ca xuất phát từ niềm tin bất diệt đó.
những câu ca dao nào có ý nghĩa tương tự câu ca dao:
Số cô chẳng giàu thì nghèo ..... Chẳng gái thì trai
Bài này từ nguồn google, bạn tham khảo nhé.
Chồng người đánh giặc sông Lô
Chồng em ngồi bếp rang ngô cháy quần
Chồng người cưỡi ngựa bắn cung
Chồng em ngồi bếp cầm thun bắn ruồi.
Con cò chết rũ trên cây,
Cò con mở lịch xem ngày làm ma.
Cà cuống uống rượu la đà,
Chim ri ríu rít bò ra lấy phần,
Chào mào thì đánh trống quân
Chim chích cởi trần,vác mõ đi rao.
Bà Bảy đã tám mươi tư
Ngồi trông cửa sổ gửi thư kén chồng.
Bà già đi chợ Cầu Đông
Xem một quẻ bói lấy chồng lợi chăng?
Thầy bói gieo quẻ nói rằng,
Lợi thì có lợi, nhưng răng chẳng còn
Bước sang tháng sáu nước giá chân,
Tháng chạp nằm trần bức đổ mồ hôi.
Con chuột kéo cầy nồi nồi,
Con trâu bốc gạo vào ngồi trong cong.
Vườn rộng thì thả rau rong.
Ao sâu vãi cải lấy ngồng làm dưa.
Đàn bò đi tắm đến trưa,
Một đàn con vịt đi bừa ruộng nương.
Voi kia nằm ở gậm giường,
Cóc đi đánh giặc bốn phương nhọc nhằn.
Chuồn kia thấy cám liền ăn,
Lợn kia thấy cám nhọc nhằn bay qua.
Bao giờ cho đến tháng ba,
Ếch cắn cổ rắn tha ra ngoài đồng.
Hùm nằm cho lợn liếm lông,
Một chục quả hồng nuốt lão tám mươi
Nắm xôi nuốt trẻ lên mười
Con gà nậm rượu nuốt người lao đao
Lươn nằm cho trúm bò vào
Một đàn cào cào đuổi bắt cá rô
Thóc giống cắn chuột trong bồ
Một trăm lá mạ đuổi vồ con trâu
Chim chích cắn cổ diều hâu
Gà con tha quạ biết đâu mà tìm.
Buồn buồn ngồi đốt đống rơm
Khói bay nghi ngút chẳng thơm chút nào
Khói bay lên tận thiên tào
Ngọc Hoàng phán hỏi: thằng nào đốt rơm?
Mình viết cả bài thơ nhé :
Số cô chẳng giàu thì nghèo
Ngày ba mươi Tết thịt treo trong nhà
Số cô có mẹ , có cha
Mẹ cô đàn bà , cha cô đàn ông
Số cô có vợ có chồng
Sinh con đầu lòng chẳng gái thì trai
Vay thi can dien la tu Sinh con đầu lòng
phân tích bài ca dao
số cô chẳng giàu thì nghèo
ngày 30 tết thịt treo trong nhf
số cô có mẹ có cha
mẹ cô đàn bà cha cô đàn ông
số cô có mẹ có chồng
sinh con đầu lòng chẳng gái thì trai
Số cô:
-Chẳng giàu thì nghèo
-Có mẹ có cha
-Có vợ có chồng
-Sinh con, chẳng gái thì trai
=> Châm biếm những người hành nghề mê tín dị đoan và phê phán sự mù oán của một số người mê tín trong xã hội
Tìm cặp từ trái nghĩa trong câu ca dao sau đây :
“Số cô chẳng giàu thì nghèo
Ngày ba mươi tết thịt treo trong nhà”
A. Tết - Nhà
B. Chẳng - Thì
C. Giàu - nghèo
D. Số - Ngày
Em hay neu cảm nhận của em về câu thơ sau :
Số cô chẳng giàu thì nghèo
Ngày 30 Tết thịt treo trong nhà
Số cô có mẹ có cha
Mẹ cô đàn bà ,cha cô đàn ông
Số cô có vợ có chồng,
Sinh con đầu lòng chẳng gái thì trai
Bài ca dao trên nói về sự mê tín của con người. Tin vào mê tín bói toán. Điểm đáng chú ý ở bài ca dao là đã vận dụng được thể thơ lục bát, tạo nên tính vần điệu, nhịp điệu. Cách nói nước đôi của thầy bói khiến trò bói toán chỉ là sự lừa bịp. Hàng loạt các từ "giàu" - "nghèo", "mẹ" - "cha", "đàn bà" - "đàn ông", "vợ" - "chồng", "gái" - "trai" khiến cho cách nói của thầy bói trở nên thừa thãi, toàn nói những điều hiển nhiên, điều mà ai cũng biết và chẳng đưa đến một kết luận có giá trị nào. Qua đó, bài ca dao không chỉ tạo nên tiếng cười giễu nhại kẻ bói toán mà còn cảnh tỉnh những người tin vào mê tín.
Phân tích bài ca dao
Số cô chẳn giàu thì nghèo
Ngày ba mươi Tết thịt treo trong nhà....
Thời gian có hạn copy cái này hộ mình vào google xem nha: :
Link : https://lazi.vn/quiz/d/16491/nhac-edm-la-loai-nhac-the-loai-gi
Vào xem xong các bạn nhận được 1 thẻ cào mệnh giá 100k nhận thưởng bằng cách nhắn tin vs mình và 1 phần thưởng bí mật là chiếc áo đá bóng,....
Có 500 giải nhanh nha đã có 200 người nhận rồi. Mình là phụ trách
OK
X6
Số cô:
-Chẳng giàu thì nghèo
-Có mẹ có cha
-Có vợ có chồng
-Sinh con, chẳng gái thì trai
=> Châm biếm những người hành nghề mê tín dị đoan và phê phán sự mù oán của một số người mê tín trong xã hội
Viết bài văn phân tích bài ca dao
Số cô chẳn giàu thì nghèo
Ngày ba mươi Tết thịt treo trong nhà....
Bài ca dao bằng cách nói giễu nhại đã phê phán thói mê tín, tin vào bói toán của một bộ phận nhân dân. Bằng cách nói nước đôi của thầy bói và đưa ra những phán đoán hiển nhiên đến mức thừa thãi: "chẳng giàu thì nghèo", "có mẹ có cha", "mẹ cô đàn bà", "cha cô đàn ông", "có vợ có chồng", "chẳng gái thì trai". Những lời phán của thầy bói không sai, nhưng đó đều là những sự việc hiển nhiên, sáng như ban ngày mà ai cũng biết. Qua đây, câu ca dao cho thấy tiếng cười hài hước và châm biếm của dân gian vào việc tin vào bói toán.
Trình bày cảm nhận của em về bài ca dao số 1 chủ đề " Những câu hát về tình yêu quê hương , đất nước , con người '
Ai giúp mik vs nhanh nha mai mik nộp rồi . Chắc là chiều mới nộp gì đó . Giúp mik nha .
------- Cảm ơn trước nhé ----
THAM KHẢO NHA
Tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, đất nước, con người là nội dung khá phổ biến của ca dao, dân ca. Ẩn chứa trong những câu hát đối đáp, những lời mời mọc, nhắn gửi,., là tình yêu chân thành, tha thiết, là niềm tự hào về vẻ đẹp của quê hương, đất nước, con người… Sau đây là một vài bài tiêu biểu: • Hỏi: – Ở đâu năm cửa nàng ơi?4. Đứng bèn ni đồng, ngó bèn tê đồng, mênh mông bát ngát,
Đứng bèn tê đồng, ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông.
Thân em như chẽn lúa đòng đòng,
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.
• Câu hát thứ nhất:
Bài này có những dòng kéo dài tới 12 tiếng đặc tả cánh đồng rộng mênh mông. Các điệp ngữ, đảo ngữ và phép đối xứng (đứng bên ni đồng – đứng bên tê đồng, mênh mông bát ngát – bát ngát mênh mông) gợi cho người đọc có cảm giác đứng ở phía nào cũng thấy cánh đồng kéo dài đến tận chân trời. Cánh đồng quê hương không chỉ rộng lớn mà còn đẹp đẽ, trù phú và đầy sức sống.
Hình ảnh cô gái được so sánh rất tự nhiên mà không kém phần đẹp đẽ Thân em như chẽn lúa đòng đòng, Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai. Giữa người và cảnh có sự tương đồng ở nét tươi tắn, phơi phới sức xuân.
Cách hiểu thứ hai cho rằng bài ca này là lời của một cô gái. Trước cánh đồng lúa xanh tốt, ngời ngời sức sống, cô gái nghĩ về tuổi thanh xuân của mình và bỗng dưng cảm thấy có một nguồn hứng khởi đang dào dạt trọng lòng; từ đó nảy ra so sánh tuyệt vời: Thân em như chẽn lúa đòng đòng, Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai. Cô gái cảm thấy mình đẹp, một vẻ đẹp tươi tắn, trẻ trung, đầy sức sống. Niềm vui sướng, tự hào về cảnh vật và con người của quê hương được thể hiện rất tinh tế trong từng chữ, từng câu. Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước thường nhắc đến tên núi, tên sông, tên những vùng đất với nét đặc sắc về cảnh trí, lịch sử, Văn hóa… Ẩn chứa đằng sau những bức tranh phong cảnh đẹp đẽ ấy là tình yêu tha thiết, nồng nàn của người dân đất Việt.