Những câu hỏi liên quan
Thúy Anh Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Dung
19 tháng 10 2023 lúc 20:00

7 năm rồi...

Bình luận (0)
23-Minh Hằng
Xem chi tiết
Khánh Ngọc Trần Thị
19 tháng 10 2021 lúc 16:16

Bài thơ 1:

Chẳng ai như chú chào mào 

Cứ vào lớp học thì thào chuyện riêng

Cái mũ đội lệch ngả nghiêng 

Cái đầu nghĩ chuyện hão huyền đẩu đâu 

Bất ngờ cô hỏi một câu 

Chào mào cúi mặt hồi lâu thở dài 

Trách mình theo lũ trống choai 

Ham chơi ,bỏ cả ôn bài ,tiếc thay 

Bài thơ 2: 

Mái trường năm xưa một thời để nhớ 

Nơi tuổi thơ một thời ta gắn bó 

Dù có đi xa đây đó trăm miền 

Vẫn chưa khi nào quên nhắc nhở 

Mái trường xưa che chở tuổi học trò 

Như dòng sông bao bọc những con đò 

Khi ta ở trường là nơi che chở 

Khi ta xa nhớ mãi tuổi học đường 

-> nếu đúng flower mình nha ,like nữa vui

Bình luận (2)
Trần Khánh ngọc
Xem chi tiết
Trần Thị Hồng
28 tháng 9 2018 lúc 20:04

     Con về thăm lại trường xưa
Các em áo trắng ngây thơ nói cười
     Từ đâu hàng lệ tuôn rơi
Con nghe vang vọng nụ cười ngày xưa

     Con xa ngày ấy đến giờ
Con xa xa tiếng thầy cô giảng bài
     Giờ về thăm lại trường ơi
Tóc thầy đã bạc điểm ngôi trên đầu

     Xây bao nhiêu những nhịp cầu
Giờ đây cô cũng mái đầu pha sương
    Cô thầy là những tấm gương
Hướng cho tuổi trẻ con đường mình đi.

Bình luận (0)
Hoàng Dương Ngọc Quỳnh
28 tháng 9 2018 lúc 20:04

Ngày nào tôi bước ngẩn ngơ 
Cổng trường rộn thắm sắc cờ mùa thu. 
Tiếng cười bạn cũ vô tư 
Ngập ngừng nhìn thấy lá thư ngăn bàn. 

Dường như trống ngực vội vàng 
Mở thư đọc thấy đôi hàng chữ nghiêng 
Lời chào anh chị lớp trên 
Rằng ra trường sẽ chẳng quên trường mình. 

Tự nhiên ngơ ngẩn cái nhìn 
Trời xanh mắt nắng đang tìm vòm cây 
Tôi sum họp với bạn bầy 
Mà anh chị phải xa thày, xa cô... 

Mái trường như lớp sóng xô 
Bao năm gối bước học trò sang ngang...

Bình luận (0)
ღїαɱ_Thuyy Tienn《ᗪɾą》
28 tháng 9 2018 lúc 20:15
BÀI THƠ: VỀ LẠI TRƯỜNG XƯACon về thăm lại trường xưaCác em áo trắng ngây thơ nói cườiTừ đâu hàng lệ tuôn rơiCon nghe vang vọng nụ cười ngày xưa Con xa ngày ấy đến giờCon xa xa tiếng thầy cô giảng bàiGiờ về thăm lại trường ơiTóc thầy đã bạc điểm ngôi trên đầu Xây bao nhiêu những nhịp cầuGiờ đây cô cũng mái đầu pha sươngCô thầy là những tấm gươngHướng cho tuổi trẻ con đường mình đi. 

 BÀI THƠ: VỀ THĂM THẦY TÔI

Tôi về thăm mái trường xưaThời gian vọng lại đong đưa tiếng thầyHàng cây đường cũ còn đâyThầy tôi tóc điểm hoa mây nữa đời Nhớ sao lớp học chỗ ngồiChia đôi phấn trắng đâu rồi ngày xưaÀ ơi câu hát chiều mưaÀ ơi bài giảng sớm trưa say nồng Cả đời đưa sáo sang sôngThầy tôi chẳng quản nhọc công sớm chiều"Lời thầy chan chứa tin yêuLòng con nhớ mãi muôn điều...thầy ơi!" BÀI THƠ: HOÀI NIỆM ÁO TRẮNG NGÀY XƯA 

                                                                           Thả trôi cánh phượng ngày hè

Trên cành khản giọng con ve kêu buồnNgày xưa mơ ước chuồn chuồnTiếng cười khúc khích tâm hồn bổng bay Thòm thèm những túi ô maiHọc trò đùa cợt tương lai mong chờÁo trắng tung một trời thơBao nhiêu hoài niệm giấc mơ xếp hàng Sân trường còn mãi nắng vàngThầy cô ngày ấy muôn vàn nhớ nhungTìm về ký ức bâng khuângBạn bè nhắc nhớ những lần chia tay Màu mực lưu bút dần phaiVọng về bạn cũ trường đây kiếm tìmVỉa hè thánh thót tiếng chimKhát khao cười nói nỗi niềm cố nhân. BÀI THƠ: CÒN ĐÂY HOÀI NIỆMNgoài trời có lá thu rơiCó cơn gió mát thổi vào hồn tôiMang về ký ức xa xôiThuở còn cắp sách đến trường ê, a Yêu sao cô giáo thướt thaĐón em vào lớp - cô là cô tiênDạy em, cô giống mẹ hiềnNắn từng nét chữ, bút nghiên cuộc đời Dạy cho em biết nên ngườiKính thầy yêu bạn, vâng lời mẹ chaGiờ là cô bé cấp baNhững lời cô dạy mãi còn trong tim Biết bao hoài niệm về côGửi vào ký ức lòng em nghẹn ngàoThương cô biết đến nhường nào!Những chiều đến lớp, trải dài cơn mưa Ôi!Trang giáo án ngày xưaHành trang kiến thức cho em vào đờiƠn cô cao tựa biển trờiSáng soi từng bước đường đời em đi.     
Bình luận (0)
Công Chúa Hoa Hồng
Xem chi tiết
Lê Ánh
9 tháng 12 2016 lúc 17:48

Lớp em A1 truyền kỳ.

Không lỳ không phải A1 lớp em.

 

Bình luận (2)
Linh Phương
9 tháng 12 2016 lúc 19:02

Lớp em là lớp tám

Học tập, văn nghệ chẳng chê điều

Nắm tay tiếp bước cùng đi

Bạn bè vui vẻ mỗi khi tới trường

Mỗi khi nhắc lại vấn vương trong lòng.

CHúc bạn hc tốt!

Bình luận (4)
nguyễn thị mai hương
Xem chi tiết
Doraemon
7 tháng 8 2018 lúc 10:30

Lục bát là một trong hai thể loại thơ chính của Việt Nam (lục bát và song thất lục bát)Thơ lục bát ở Việt Nam được truyền bá và phát triển hàng trăm năm nay. Thơ lục bát đã thấm đẫm tâm hồn người Việt chúng ta vì đó là thể thơ trong ca dao, đồng dao và các bài ru con. Ngày nay thơ lục bát vẫn được các nhà thơ hiện đại tiếp thu, hoàn chỉnh và giữ một vị trí quan trọng trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Thơ lục bát rất giản dị về quy luật, dề làm thường dùng để diễn tả những cung bậc cảm xúc khác nhau trong tâm hồn con người.

   Thơ lục bát có nguồn gốc lâu đời, là một thể thơ dân tộc ta, thơ lục bát bao gồm có thể từ hai câu trở lên. Trong đó thì cứ hai câu ghép lại thành một cặp câu. Các cặp câu gồm có một câu 6 tiếng (câu lục) và một câu 8 tiếng (câu bát), và xen kẽ cứ câu lục là câu bát rồi đến cặp câu khác, số câu trong bài không giới hạn. Thông thường thì bắt đầu bằng câu sáu chừ và chấm dứt ớ câu tám chữ. Nhưng cũng có khi kết thúc bằng câu sáu để đạt tính cách lơ lừng, thanh và vân, vì vậy tìm hiểu thơ lục bát là tìm hiểu về luật và vần của nó. Luật về thanh giúp cho câu thơ trở nên hài hoà. Các vần chính là hình thức kết dính các câu thơ lại với nhau.

   Luật thanh trong thơ lục bát: Thơ lục bát có 2 câu chuẩn là câu lục và câu bát, cũng như thơ Đường luật, nó tuân thủ quy tắc nhất, tam, ngũ bất luận; nhị, tứ, lục phân minh. Nghĩa là các tiếng thứ 1, 3, 5 trong câu có thể tự do vê thanh, nhưng các tiêng thứ 2, 4, 6 thì phải theo luật chặt chẽ. Luật như sau:

   Câu lục: theo thứ tự tiếng thứ 2-4-6 là Bằng (B) - Trắc (T) - Bằng

   Câu bát: theo thứ tự tiếng thứ 2-4-6-8 là B-T-B-B

   Ví dụ:

Nửa đêm qua huyện Nghi Xuân (B-T-B)

Bâng khuâng nhớ Cụ, thương thân nàng Kiều (B-T-B-B)

(Tố Hữu)

   Về phối thanh, chỉ bắt buộc các tiếng thứ tư phải là trắc, các tiếng thứ hai, thứ sáu, thứ tám phải là băng, nhưng trong câu tám các tiếng thứ sáu thứ tám phải khác dấu, nếu trước là dấu huyền thì sau phải là không dấu hoặc ngược lại:

Một cây làm chăng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

   Thế nhưng đôi khi có thể tự do về tiếng thứ hai của câu lục hay câu bát, có thê biên nó thành thanh trắc. Hoặc là câu lục giữ nguyên mà câu bát thì lại theo thứ tự T-B-T-B những câu thơ thế này ta gọi là lục bát biến thể.

   Ví dụ:

Có xáo thì xáo nước trong T-T-B

Đừng xảo nước đục đau lòng cò con T-T-B-B

   Hay:

Con cò lặn lội bờ sông

Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non T-B-T-B

   Cách gieo vần trong thơ lục bát: Thơ lục bát có cách gieo vần khác với các thơ khác. Có nhiều vần được gieo trong thơ nhiều câu chứ không phải là một vần, điều này tạo cho thơ lục bát tính linh hoạt về vần. Thể thơ lục bát thường được gieo vần bằng; tiếng cuối của câu lục hiệp với tiếng thứ sáu của câu bát, tiếng thứ sáu của câu bát hiệp với tiếng của câu lục tiếp; cứ như thế đến hết bài lục bát:

Trăm năm trong cõi người ta

Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau

Trải qua một cuộc bể dâu

Những điều trông thay mà đau đớn lòng.

   Như thế ngoài vần chân có ở hai câu 6 8, lại có cả vần lưng trong câu tám .Tiểu đối trong thơ lục bát: Đó là đôi thanh trong hai tiêng thứ 6 (hoặc thứ 4) của câu bát với tiếng thứ 8 câu đó. Nếu tiếng này mang thanh huyền thì tiếng kia bắt buộc là thanh ngang và ngược lại.

   Ví dụ:

   Đau đớn thay phận đàn bà

                  Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung

        Ngoài đối thanh còn có đối ý:

Dù mặt lạ, đã lòng quen

(Bích câu kì ngộ)

   Cách ngắt nhịp trong thơ lục bát: Thơ lục bát thông thường ngắt nhịp chẵn, là nhịp 2/2/2, hoặc 4/4 để diễn tả những tình cảm thương yêu, buồn đau...

Người thương/ơi hỡi/ người thương

Đi đâu /mà để /buồng hương/ lạnh lùng

   Đôi khi để nhấn mạnh nên người ta đổi thành nhịp lẻ đó là nhịp 3/3: Chồng gì anh/ vợ gì tôi Chẳng qua là cái nợ đòi chi đây Khi cần diễn đạt những điều trắc trở, khúc mắc, mạnh mẽ, đột ngột hay tâm trạng bất thường, bất định thì có thể chuyển sang nhịp lẻ 3/3, 1/5, 3/5... Thể thơ lục bát với cách gieo vần, phối thanh và ngắt nhịp giản dị mà biến hóa vô cùng linh hoạt, phong phú và đa dạng, nó rất dồi dào khả năng diễn tả. Đa số ca dao được sáng tác theo thể lục bát. Theo thống  kê của các nhà nghiên cứu có hơn 90% lời thơ trong ca dao được sáng tác bằng thể thơ này.

   Từ những đặc trưng cấu trúc ngữ nghĩa trên có thể thấy về cơ bản thể thơ lục bát vẫn là thể thơ nền nã, chỉnh chu với những quy định rõ ràng về vần nhịp, về số tiếng mồi dòng thơ, về chức năng đảm trách của mồi câu trong thể. Tuy vậy cũng có lúc câu lục tràn sang câu bát, câu lục và câu bát dài quá khổ, có khi xê dịch phối thanh, hiệp vần... đó là dạng lục bát biến thể. Sự biến đổi đó là do nhu cầu biểu đạt tình cảm ngày càng phong phú, đa dạng phá vỡ khuôn hình 6/8 thông thường. Tuy nhiên dù phá khuôn hình, âm luật, cách gieo vần của thể thơ lục bát cơ bản vẫn giữ nguyên. Đó là dấu hiệu đặc trưng cho ta nhận biết nó vẫn là thể lục bát.

   Bên cạnh lục bát truyền thống còn có lục bát biến thể là những câu có hình thức lục bát nhưng không phải trên sáu dưới tám mà có sự co giãn nhất định về âm tiết về vị trí hiệp vần... Hiện tượng lục bát biến thể là vàn đề đáng chú ý trong ca dao, chúng ta có thể xem xét một số trường hợp: Lục bát biến thể tăng, tiếng lục bát biến thể giảm số tiếng.

   Xét về mặt nội dung thơ lục bát diễn đạt tâm trạng nhiều chiều của nhàn vật trữ tình. Thông thường người bình dân hay mượn thể loại văn vần này đê bày tỏ nôi lòng, tâm trạng của mình trong cuộc sông, sinh hoạt, tình yêu... do vậy thể thơ chủ yêu của ca dao vần là thể lục bát vì nó có khả năng diễn đạt tất thảy những cung bậc cảm xúc như: tình yêu trai gái, tình yêu gia đình, xóm làng, yêu đông ruộng, đất được, yêu lao động, yêu thiên nhiên.... Dân tộc nào cũng có một thể thơ, một điệu nhạc phù hợp với cách điệu cuộc sống của dân tộc đó. Lục bát là thê thơ hài hoà với nhịp đập của con tim, nếp nghĩ, cách sinh hoạt của người dân Việt Nam. Ca dao, tiếng nói mang đầy âm sắc dân tộc cũng được chuyên tải băng lục bát. Việc sáng tạo thê thơ độc đáo này thể hiện đời sống tinh thần phong phú của người bình dân, rất nhiều nhà thơ thành công nhờ thể thơ này. Những truyện thơ vĩ đại nhất của Việt Nam như Truyện Kiều, Lục Vân Tiên đều được thể hiện bằng hình thức thơ Lục bát. Sau này các nhà thơ hiện đại cũng đã rất thành công khi vận dụng thể lục bát trong các sáng tác của mình. Nguyễn Bính, Đồng Đức Bốn tiêu biểu cho dòng lục bát dân gian. Dòng lục bát trí tuệ có thể xem Lửa thiêng của Huy Cận trong phong trào Thơ Mới là thành tựu mở đầu. Dòng lục bát hiện đại có Bùi Giáng, Nguyễn Duy, Tố Hữu...

   Bởi cái chất duyên dáng, kín đáo, không ồn ào của lối nghĩ phương Đông, lục bát đã giữ cho mình luôn có cái vẻ nên nã. Ngày nay thể lục bát vẫn là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.

Bình luận (0)
Trần Thị Hoài An
7 tháng 8 2018 lúc 10:31

Bắt nguồn từ ca dao, dân ca, được phát triển qua các truyện thơ Nôm… thơ lục bát đã đạt đến sự hoàn thiện hoàn mĩ với Truyện Kiều của thiên tài Nguyễn Du. Trong thơ ca hiện đại, thơ lục bát vẫn được tiếp tục phát huy qua thơ Nguyễn Bính, Tố Hữu, Xuân Diệu, Nguyễn Duy, Trần Đăng Khoa… và nhiều nhà thơ khác, chứng tỏ sức sống mãnh liệt của nó trong lòng người đọc.

Có thể nói rằng không người Việt Nam nào mà lại không biết đến thơ lục bát, một thể thơ thuần túy dân tộc, xuất hiện đã hàng ngàn năm nay. Từ thuở nằm nôi, nằm võng, theo lời ru ngọt ngào của bà, của mẹ, thơ lục bát đã ngấm vào tim óc, làm nên đời sống tâm hồn phong phú của mỗi con người.
Nghiên cứu về đặc điểm của các thể thơ nói chung và thơ lục bát nói riêng, chúng ta cần lưu ý đến các mặt như: số tiếng, số câu, cách gieo vần, phối thanh và ngắt nhịp.

Đơn vị cơ bản của thơ lục bát gồm một cặp câu: câu lục (sáu tiếng) và câu bát (tám tiếng). Số câu trong bài không hạn định, ít nhất là hai, nhiều có thể lên tới hàng ngàn, vài ngàn câu như các truyện thơ Nôm mà tiêu biểu nhất là Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du. Trong ca dao, có những bài chỉ vẻn vẹn hai câu mà đủ sức thể hiện, khái quát một nội dung, một vấn đề nào đó của xã hội, hay một trạng thái tình cảm của con người. Bên cạnh đó là những truyện thơ lục bát trường thiên kể về bao biến cố trong suốt cuộc đời dài dằng dặc của nhân vật. Điều đó chứng tỏ độ dài ngắn của thơ lục bát là hoàn toàn phụ thuộc vào chủ định của người sáng tác.

Bình luận (0)
Doraemon
7 tháng 8 2018 lúc 10:32

Trong nền văn học đồ sộ của Việt Nam, để làm nên các tác phẩm thực sự có giá trị không thể kể đến công lao của các hình thức thơ mà các nhà thơ, nhà văn đã lựa chọn làm chất liệu cho tác phẩm của mình. Nếu nói nội dung là phần hồn của bài thơ, bài văn thì hình thức thơ lại được xem là phương tiện truyền tải để những nội dung ấy, quan niệm của tác giả có thể đến được với bạn đọc. Một trong những thể thơ được xem là mang đậm màu sắc của dân tộc Việt Nam có thể kể đến là thể thơ Lục Bát.

So với nền văn học già lâu đời như nền văn học Trung Hoa, nền văn học Việt Nam có thể coi là non trẻ hơn. Nhưng qua bao thế hệ người Việt Nam luôn có ý thức trong việc tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhân loại, sau đó tiếp thu, chọn lọc một cách có sáng tạo vào Việt Nam, sự chọn lọc này hoàn toàn sáng tạo, bởi người Việt Nam ta chỉ tiếp thu những cái phù hợp nhất với quốc gia, dân tộc mình, và sự kế thừa đó không phải sao chép mà là sáng tạo. Nhìn lại quá trình tiếp thu ấy ta có thể thấy được bản lĩnh dân tộc của con người Việt Nam.

Xét về thể loại và các hình thức thơ trong văn học, người Việt Nam bên cạnh tiếp thu của người Trung Hoa như thể thơ Cổ Phong hay thơ Đường Luật. Bên cạnh đó, ông cha ta cũng sáng tạo riêng cho dân tộc mình những thể thơ độc đáo, mang đậm màu sắc, văn hóa của dân tộc Việt Nam, như thể thơ Song thất lục bát hay thể thơ Lục bát đã trở nên vô cùng quen thuộc trong văn học Việt Nam. Trong đó, thể thơ Lục bát được nhiều nhà thơ lựa chọn làm chất liệu để xây dựng nên các tác phẩm văn chương của mình, cũng là xây dựng nên những bài văn mang đậm tinh thần dân tộc nhất.

Thơ lục bát là thể thơ bao gồm có hai phần câu sáu ( câu lục) và câu tám (câu bát) nối tiếp nhau. Thông thường một bài thơ lục bát thường được mở đầu bằng câu lục và kết thúc bằng câu bát. Về số lượng câu trong một bài thơ lục bát không hề bị giới hạn nghiêm ngặt như các bài thơ đường luật hay thể thơ song thất lục bát. Một bài thơ lục bát có thể bao gồm hai hoặc bốn câu như:

“Anh đi anh nhớ quê nhà

Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương

Nhớ ai dãi nắng dầm sương

Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao”

Hoặc cũng có thể kéo dài ra hàng nghìn câu thơ, mà điển hình nhất mà ta có thể kể đến, đó chính là kiệt tác “Đoạn trường tân thanh” (Truyện Kiều) của đại thi hào Nguyễn Du ( gồm 3253 câu, trong đó gồm 1627 câu lục và 1627 câu bát). Số lượng câu thơ hoàn toàn phụ thuộc vào nội dung và ý đồ mà nhà văn muốn truyền tải đến những độc giả.

Về cách gieo vần, thơ Lục bát tuy không bị giới hạn bởi những luật lệ nghiêm ngặt như thể thơ Đường luật nhưng vẫn phải đảm bải những yếu tố cơ bản. Cụ thể là trong một bài thơ Lục bát thì câu thơ cuối của câu lục phải vần với câu thơ thứ sáu của câu bát. Tương tự, câu cuối của câu bát phải hiệp vần với câu cuối của câu lục. Có thể lấy một ví dụ trong bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu như:

“Mình về mình có nhớ ta?

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.

Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn.

Những câu thơ trên thể hiện được tình cảm thiết tha, gắn bó của nhà thơ Tố Hữu với chiến khu Việt Bắc. Nhưng ở đây ta quan tâm đến cách gieo vần của bốn câu thơ này. Như ta thấy, câu thơ cuối của câu lục kết khúc là chữ “ta” thì trong câu thơ thứ tám của câu bát được hiệp vần bằng từ “tha”. Tương tự, câu bát kết thúc bằng vần “ông” thì câu cuối của câu lục lại được hiệp vần bằng từ “không”. Chính vì đảm bảo những quy tắc trên mà những câu thơ lục bát đọc lên rất dễ nhớ, dễ hiểu, dù đọc một lần thì người đọc cũng có thể có thể đọc lại.

Về thanh điệu của bài thơ Lục bát ta có thể thấy, chữ thứu hai và chữu thứ sáu của câu bát thì đều là vần bằng, nhưng yêu cầu đặt ra ở đây là chúng không được cùng một thanh. Nếu thứ thứ sáu là thanh không có dấu , hay còn gọi là phù bình thì chữ thứ tám phải thuộc thanh trầm bình. Ví dụ cụ thể như trong bài ca dao sau:

“Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng

Nhị vàng bông trắng lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”

Như vậy, ta có thể thấy một cách khái quát về định nghĩa cũng như những đặc điểm, những luật lệ cơ bản trong một bài thơ lục bát. Qua đó ta cũng phần nào hiểu được cách mà các nhà thơ sáng tạo ra một tác phẩm văn chương, đó là cả một quá trình, vừa thể hiện được tài năng, vừa thể hiện được tư duy nhanh nhạy của các thi sĩ.

Bình luận (0)
Papa
Xem chi tiết
lyli
17 tháng 12 2017 lúc 18:42

kb vs mk nha

    AN TOÀN GIAO THÔNG

   Muốn có an toàn giao thông

Hơi thở người lái phải không có cồn.

   Chỉ có một chút hơi men

Thao tác không chuẩn đi liền rủi ro.

  Chân phanh đạp nhầm chân ga

Xe yêu bỗng chốc hóa ra tử thần.

  Nhiều người tự nhận đàn anh

Cậy tay lái lụa tung hoành đường xa

   Đường tốt cứ phóng hết ga

Chỉ trong tích tắc thế là tai ương.

  Tất cả tai nạn trên đường

Đa phần tốc độ là thường rất cao.

  Trời đêm sáng được nhờ sao

An toàn có được nhờ vào lương tâm.

BIỂN BÁO GIAO THÔNG

  Lái xe trên đường giao thông

Không thuộc biển báo là không an toàn.

  Biển tam giác sơn màu vàng

Biển báo nguy hiểm lại càng khắc ghi.

  Biển tròn vành đỏ nói gì?

Đó là biển cấm không đi ngược chiều.

  Mũi tên dù chỉ hướng nào

Có một gạch chéo đi vào phạt nhanh.

  Biển chữ nhật sơn màu xanh

Là biển chỉ dẫn rành rành đường đi.

  Trên đường quốc lộ phẳng lì

Sơn vàng hai vạch không đi chèn vào.

  Đi vào thì sẽ làm sao?

Lấn làn chèn vạch lẽ nào được tha.

  Đi gần hay đi đường xa

Tôn trọng pháp luật mới là văn minh.

  Nhớ lời vợ dặn

Nhớ lời em dặn đinh ninh

  Rượu bia uống ít rồi mình ăn cơm

Khi còn chếnh choáng hơi men

  Lên giường nằm tạm chớ nên ra đường.

  Lên xe nhớ kiểm tra gương

Quai mũ cài chặt không vương vấn gì

  Một hai đã quyết là đi

Giấy tờ đầy đủ không gì lăn tăn.

  Khi đến ngã tư ngã năm

Nhớ giảm tốc độ để căn đúng đường.

  Gặp khi trời tối đường trơn,

Tai nạn bất chợt dễ thường xảy ra

  Muốn an toàn phải giảm ga

Cố lách cố vượt ấy là không nên.

  Muốn rẽ, trước hết si-nhan

Khi vượt xe khác nhớ quan sát đường.

  Dù ai chín nhớ mười thương

Gọi điện khi lái trên đường rất nguy

  Tạm đỗ xem có việc gì

Xi-nhan chầm chậm cho xe sát đường.

  Qua cổng viện, qua cổng trường

Học sinh đi lại sang đường rất đông

  Luôn luôn ghi nhớ trong lòng

Còi nhiều inh ỏi cũng không ích gì

  Trẻ em nghịch ngợm hiếu kỳ

Hàng năm, hàng bảy có khi ngược chiều

  Những lời căn dặn đáng yêu

Đi xa càng nhớ nhớ nhiều nhớ em

Trong anh sáng một niềm tin

Đã đi về đích bình yên cả nhà.

          HI , MK THU THẬP HẾT ĐÓ , NHỚ KB VÀ !

Bình luận (0)
lilyvuivui
Xem chi tiết
THCS Quảng Minh Việt Yên
19 tháng 12 2016 lúc 18:11

Gái xưa ngoan ngoãn hiền lành

Gái nay thì lại tung hoành khắp nơi

Gái xưa không biết ăn chơi

Gái này thì thích đến nơi vũ trường

Bình luận (0)
Nhật Nam Nguyễn
Xem chi tiết
Minh Anh
16 tháng 10 2021 lúc 15:41

Tình bạn

Tình bạn như phép nhiệm màu

Giúp ta xích lại gần nhau trong đời

Cùng bạn dạo cảnh rong chơi

Trên môi luôn thắm nụ cười đẹp tươi

Gặp nhau vui lắm bạn ơi

Cười đùa nắc nẻ thảnh thơi yên bình

Gạt buồn khơi lấy niềm tin

Tìm trong vạt nắng một tình bạn thân

Niềm vui nhân gấp bội lần

Khi tình bạn đẹp không phân sang hèn…

Bình luận (0)
lạc lạc
16 tháng 10 2021 lúc 20:58

tham khảo

 

Thương cha nhiều lắm cha ơi

Cày sâu cuốc bẫm,một đời của cha

Đồng gần rồi tới ruộng xa

Ban mai vừa nở, chiều tà, sương rơi

 

Nếp nhăn vầng trán bên đời

Vai cha mái ấm bầu trời tình thương

Dìu con từng bước từng đường

Lo toan vất vả đêm trường năm canh

Bình luận (0)
Vương Mạnh Dũng
21 tháng 11 2023 lúc 20:52

                       Làm nhiều việc tốt bạn ơi

                Đừng làm viêc xấu người đời chê bai

                       Việc tốt thì sẽ được like

                 Việc xấu được cái dislike thôi này

 

Bình luận (0)
Dân Lê
Xem chi tiết
Citii?
5 tháng 12 2023 lúc 20:14

**TK**

  Con về thăm lại trường xưa
Các em áo trắng ngây thơ nói cười
     Từ đâu hàng lệ tuôn rơi
Con nghe vang vọng nụ cười ngày xưa.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Gia Linh
5 tháng 12 2023 lúc 20:32

      Mùa xuân đã đến thật gần

Tiết trời cũng đã thêm dần ấm hơn

    Từng chồi non xanh đang lớn

Phố phường rộn ràng người đón sắc xuân.

Chúc bn học tốt!☺

Bình luận (0)