Những câu hỏi liên quan
Ngô thừa ân
Xem chi tiết
Phan Thùy Linh
21 tháng 11 2016 lúc 19:59

Thủ công nghiệp

Trong dân gian, nghề chăn tằm ươm tơ, dệt lụa, làm đồ gốm, xây dựng đền, cung điện, nhà cửa rất phát triển. Ngoài ra, nghề làm đồ trang sức bằng vàng, bạc, nghề làm giầy, nghề in bàn gỗ, đúc đồng, rèn sắt, nhuộm vải, đều được mở rộng. Có những công trình do bàn tay người thợ thủ công Đại Việt tạo dựng nên rất nổi tiếng như chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên (Hà Nội), vạc Phổ Minh (Nam Đinh) v.v...

Thương nghiệp

Việc buôn bán trao đổi trong nước và ngoài nước được mở mang hơn trước. Ớ vùng hải đảo và miền biên giới LÝ - Tống, chính quyền hai bên cho lập nhiều khu chợ tập trung để nhân dân đến trao đổi. Thời đó, Vân Đồn là nơi buôn bán tấp nập, sầm uất, có vị trí tự nhiên rất thuận lợi cho thuyền bè qua lại và trú đỗ, lại nằm trên trục hàng hải từ Trung Quốc xuống các nước vùng Đông Nam Á.

 

Bình luận (0)
Võ trọng Trí
30 tháng 11 2016 lúc 20:45

Gồm 2 cấp

+ Cấp trung ương

vua

Đại thần

Quan văn Quan võ

+Cấp địa phương

24 lộ phủ

phủ

hương, xã

Bình luận (0)
thanhtuyen nguyen
Xem chi tiết
Huỳnh Ngọc Lộc
30 tháng 11 2017 lúc 19:55

Mối quan hộ giữa nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp.
Có thể dựa vào sơ đồ sau để lí giải:

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
26 tháng 10 2019 lúc 2:44

- Thủ công nghiệp

     + Nhà nước thành lập các quan xưởng, tập trung thợ giỏi sản xuất : tiền, vũ khí, thuyền chiến

     + Các nghề thủ công cổ truyền như: đúc đồng, rèn sắt, làm gốm, dệt ngày càng phát triển, chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao.

     + Các làng nghề thủ công ra đời: Thổ Hà, Bát Tràng, Nga Sơn,Chu Đậu...

     + Sản xuất được một số sản phẩm kĩ thuật cao: đại bác, thuyền chiến,...

- Thương nghiệp

     + Nội thương: Các chợ làng, chợ huyện, chợ chùa mọc lên ở khắp nơi. Kinh đô Thăng Long trở thành đô thị, trung tâm buôn bán và làm nghề truyền thống.

     + Ngoại thương: Khá phát triển, nhiều bến cảng được xây dựng, vùng biên giới Việt – Trung hình thành các địa điểm buôn bán.

Bình luận (0)
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Nhật Linh
12 tháng 4 2017 lúc 11:12

Thủ công nghiệp có điều kiện phát triển nhanh chóng do nhu cầu trong nước ngày càng tăng lên. Trong nhân dân, các nghề thủ công cổ truyền như đúc đồng, rèn sắt, làm đồ gốm sứ, ươm tơ dệt lụa ngày càng phát triển. Chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao. Chuông đồng, tượng Phật xuất hiện ở khắp các chùa chiền. Đỗ gốm tráng men ngọc, men xanh độc đáo, in hình người, hình thú, hoa lá... được đem trao đổi ở nhiều nơi. Người thợ gốm còn sản xuất các loại gạch có trang trí hoa, rồng để phục vụ việc xây dựng cung điện, chùa chiền. Các nghề chạm khắc đá, làm đồ trang sức bằng vàng bạc, làm giấy các loại, nhuộm vải đều phát triển.

Một số làng chuyên làm nghề thủ công được hình thành như Bát Tràng (Hà Nội), Thổ Hà (Bắc Giang), Chu Đậu (Hải Dương), Huê Cầu (Hưng Yên) v.v... Tuy nhiên, nhân dân ở đây vẫn làm nông nghiệp.

Các triều Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần. Hồ, Lê sơ đều thành lập các xưởng thủ công (quan xưởng) chuyên lo việc đúc tiền, rèn đúc vũ khí, đóng thuyền chiến, may mũ áo cho vua quan, quý tộc hoặc góp phần xây dựng các cung điện, dinh thự. Đầu thế kỉ XV, các thợ quan xưởng dưới sự chỉ đạo của Hồ Nguyên Trừng đã chế tạo được súng thần cơ (súng lớn) và đóng được thuyền chiến có lầu. Thời Lê sơ, quan xưởng được mở rộng.

Bình luận (0)
Nguyen
1 tháng 3 2020 lúc 12:25

- Thủ công nghiệp

+ Nhà nước thành lập các quan xưởng, tập trung thợ giỏi sản xuất : tiền, vũ khí, thuyền chiến

+ Các nghề thủ công cổ truyền như: đúc đồng, rèn sắt, làm gốm, dệt ngày càng phát triển, chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao.

+ Các làng nghề thủ công ra đời: Thổ Hà, Bát Tràng, Nga Sơn,Chu Đậu...

+ Sản xuất được một số sản phẩm kĩ thuật cao: đại bác, thuyền chiến,...

- Thương nghiệp

+ Nội thương: Các chợ làng, chợ huyện, chợ chùa mọc lên ở khắp nơi. Kinh đô Thăng Long trở thành đô thị, trung tâm buôn bán và làm nghề truyền thống.

+ Ngoại thương: Khá phát triển, nhiều bến cảng được xây dựng, vùng biên giới Việt – Trung hình thành các địa điểm buôn bán.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
lilyvuivui
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
3 tháng 11 2016 lúc 12:11

1.chia ruộng đất công cho nông dân cày cấy và nộp thuế; vua tự cày tịch điền và tế thần Nông ; chú trọng khai khẩn đất hoang, đào kênh mương, làm thuỷ lợi) và phân tích tác dụng của những chính sách đó (mùa màng bội thu, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, tạo điều kiện cho thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển

 

Bình luận (1)
Bình Trần Thị
3 tháng 11 2016 lúc 12:11

2.Những biểu hiện về sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp nước ta :
- Nghề gốm : kĩ thuật tráng men ngày càng tinh xảo ; sản phẩm đủ loại như nồi, vò, bình, bát, ấm chén, gạch, ngói...
- Nghề dệt : ngoài các loại vải bông, vải gai, vải tơ... người ta còn dùng tơ tre, tơ chuối để dệt.
- Sản phẩm nông nghiệp và thủ công nghiệp được mua bán trao đổi ở chợ làng.
Ở Luy Lâu, Long Biên có cả người Trung Quốc, Gia-va, Ấn Độ... đến tham gia buôn bán.

 

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
3 tháng 11 2016 lúc 12:12

3.

Bình luận (1)
lê trần trung kiệt
Xem chi tiết
Anh Thư Đinh
23 tháng 11 2016 lúc 10:20

-tình hình nông nghiệp thời Lý:

ruộng đất do vua quản lý, nhân dân canh tác. Nhà Lý khai hoang làm thủy lợi khuyến khích nhân dân sản xuất,đưa ra luật bảo vệ sản xuất,ban lệnh cấm giết trâu,bò. Vua nhà Lý tổ chức lễ cày tịnh điền để khuyến khích nông dân sản xuất

\(\Rightarrow\)Nông nghiệp thời Lý phát triển mạnh

việc cày ruông tinh điền của nhà Vua có ý nghĩa: khuyến khích nông dân tích cực sản xuất,thúc đẩy nông nghiệp phát triển, thể hiện quan hệ gần gũi giữa Vua và dân

-Bước phát triển mới của thủ công nghiệp, thương nghiệp thời Lý:

+)thủ công nghiệp: tiếp tục phát triển với nhiều nghành nghề, sản phẩm phong phú tinh xảo

Các nghề làm đồ trang sức,làm giấy,in bản gỗ,đúc đồng,rèn sắt,nhuôm vải,...đều được mở rộng

việc khai thác mỏ như vàng,bạc, đồng cũng có một số bước phát triển mới

Xây dựng được nhiều công trình nổi tiếng:Tháp Bảo Thiên,chuông Quy Điền,vạc Phổ Minh
+)Thương Nghiệp:

Các chợ làng,chợ liên làng,chợ chùa phổ biến ở nhiều nơi. Các sản phẩm nông nghiệp,thủ công nghiệp là các mặt hàng được buôn bán (mối liên hệ giữa nông nghiệp,thủ công nghiệp,thương nghiệp)

Thăng Long là đô thị phồn thịnh

Vân Đồn được coi là nơi buôn bán thuận lợi với nước ngoài

-Việc thuyền buôn nhiều nước đến buôn bán với Đại Việt đã phản ánh tình hình thương nghiệp của nước ta hồi đó khá phát triển cả trong và ngoài nước,công trình kiến trúc đa dạng, phong phú,...


 

 

Bình luận (2)
Nguyễn Châu
Xem chi tiết
Alex
13 tháng 11 2018 lúc 18:41

1) Tình hình nông nghiệp thời Lý đã được cải thiện hơn. Đa số ruộng đất là của nông dân cày để nộp thuế cho nhà nước. Việc cày tịch điền của các vua nhà Lý có ý nghĩa là muốn khuyến khích nông dân chăm chỉ tăng gia sản suất nông nghiệp.

2) Các bước phát triển mới của :

-Thủ công nghiệp, thương nghiệp:

+Các ngành nghề truyền thống như: dệt vải, ươm tơ, làm giấy,...

+Các xưởng thủ công nhà nước chủ yếu đúc tiền đồng, rèn vũ khí,...

+Việc buôn bán diển ra tấp nập, nhộp nhịp. Ngoại thương bị hạn chế, chủ yếu diễn ra ở cửa khẩu Vân Đồn.

3)

-Việc thuyền buôn nhiều nước đã phản ánh tình hình thương nghiệp nước ta lúc đó khá phát triển đối với trong và ngoài nước.

Bình luận (0)
Nguyễn Thùy Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
30 tháng 12 2019 lúc 5:00

* Thủ công nghiệp:

    - Các nghề chăn tằm, ươm tơ, làm đồ gốm, xây dựng đền đài cung điện phát triển.

    - Các nghề làm đồ trang sức, làm giấy, in bàn gỗ, đúc đồng, rèn sắt, nhuộm vải đều được mở rộng.

    - Nhiều công trình nổi tiếng : tháp Bảo Thiên, chuông Quy Điền,vạc Phổ Minh….

* Thương nghiệp:

    - Thăng Long là đô thi phồn thịnh.

    - Vân Đồn được coi là nơi buôn bán rất thuận lợi với nước ngoài.

Bình luận (0)