Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Hà Trần Nhật Linh
Xem chi tiết
Yen Nhi
17 tháng 4 2021 lúc 10:45

Đặt một câu có sử dụng dấu hai chấm dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật: 

→ Mẹ bảo tôi : Mẹ có quà tặng cho con đấy !

Đặt một câu sử dụng dấu hai chấm báo hiệu bộ phận câu đứng sau giải thích cho bộ phận câu đứng trước: 

→ Thằng bé này là em trai tôi : nó tên Phúc. 

Đặt câu có sử dụng dấu ngoặc kép có tác dụng đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt : 

→ Đối với tôi, chiếc bút mực như ''người thầy'' đã giúp tôi nắn nót từng chữ trên trang giấy trắng. 

Đặt câu có sử dụng dấu ngoặc kép có tác dụng đánh dấu lời nói trực tiếp hoặc ý nghĩ của nhân vật : 

→ Ông tôi gọi tôi : ''Cháu ơi ! Lấy cho ông chén trà với ! 

Khách vãng lai đã xóa
Đào đức thăng
19 tháng 5 2021 lúc 8:51

Hay thật đó vao + Trần Thu Hà

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Đào Hương Mai
19 tháng 5 2021 lúc 16:50
*Dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật Bụt hiện lên:Làm sao con khóc *Bộ phận đứng sau giai thích cho bộ phận đứng trước Tấm:Nhân vật truyện cổ tích *Đánh dấu từ dùng với ý nghĩa đặc biệt Con sông là một "người bạn thân" của em *Đánh dấu lời nói hoặc ý nghĩ trưc tiếp Cô giáo nói:"Cả lớp tập trung làm bài"
Khách vãng lai đã xóa
Sĩ Bí Ăn Võ
Xem chi tiết
Lê Phương Anh
14 tháng 11 2016 lúc 18:49

Cha mẹ là người sinh ra và nâng đỡ cho ta bước vào xã hội. Bạn bè là người giúp đỡ ta vượt qua khó khăn trong cuộc sống. Nhưng thầy cô giáo là người giúp đỡ chúng ta có nhiều kiến thức để tự tin khi bước vào cuộc sống. Tất cả thầy cô đều có một khát vọng giống nhau : " Truyền cho ta tri thức". Hình ảnh của các thầy cô giáo đi suốt cuộc đời học sinh mỗi chúng ta và trong số những thầy cô giáo đã dìu dắt tôi trong suốt nhũng năm học vừa qua thì người tôi yêu quý nhất là cô Bùi Thị Kim Oanh.
Dáng cô hơi gầy, cao dong dỏng, mái tóc đen óng, xõa ngang vai. Cô có khuôn mặt trái xoan rất đẹp. Nhưng tôi nhớ nhất là ánh mắt dịu dàng chứa đầy tình thương yêu của cô. Tính cô thẳng thắn và nghiêm nghị lắm. Cô đã dạy tôi suốt 2 năm nhưng kỷ niệm làm tôi nhớ nhất là lúc mới bước vào lớp 1, tôi là một cô bé rụt rè, nhút nhát, không dám vào lớp chủ đứng bên người mẹ. Cô giáo bước đến chỗ tôi và mẹ, với nụ cười hiền hậu vô cùng. Cô mặc bộ quần áo giản dị nhưng vẫn đẹp, rất hợp với dáng vẻ thon thả của cô. Cô giới thiệu cô là chủ nhiệm lớp tôi. Cô và mẹ nói chuyện hồi lâu rồi quay sang với tôi: " Nào, em hãy theo cô vào lớp chơi cùng các bạn nhé!". Cô dắt tay tôi đi, mẹ quay về. Tôi vào lớp cùng các bạn. Cô sắp xếp chỗ ngồi cho các bạn và cả tôi nữa. Tôi ngồi bàn thứ 2. Rồi đến lúc ra chơi tôi chỉ ngồi trong lớp, không ra chơi với các bạn, cũng chẳng nói chuyện với ai. Rồi cô đến bên tôi, với giọng nói nhẹ nhàng và truyền cảm. Cô an ủi và động viên tôi rồi làm quen với các bạn. Và sau đó tiếng trống vang lên, buổi học đầu tiên kết thúc. Cả lớp đứng dậy chào cô rồi cùng ùa ra ngoài. Hàng ngày, bố thường đứng ở gốc cây phượng đợi tôi. Nhưng hôm nay, tôi đưa mắt nhìn chỗ quen thuộc ấy mà chẳng thấy bố đâu. Tôi ngồi ở cổng trường đợi bố. Càng chờ càng vô vọng. Các bạn đã ra gần hết, sân trường vắng teo. Sợ quá, tôi bắt đầu rưng nước mắt và khóc. Tôi nghe thấy tiếng nói dịu dàng của cô giáo chủ nhiệm lớp tôi:
- Sao em lại khóc? Có phải bố vẫn chưa đến đón em phải không?
Cô lấy khăn lau nước mắ cho tôi, rồi cô dừng xe lại ngồi với tôi. Tôi bây giờ không sợ nữa. Cô hỏi chuyện tôi, tôi vui vẻ kể cho cô nghe nhà ở đâu, bố mẹ làm gì. Hai cô trò ngồi nói chuyện hồi lâu quên cả thời gain. Rồi cô bảo tôi lên xe ngồi cô chở về. Đi được chưa bao xa tôi thấy bố gương mặt nhễ nhại mồ hôi, đạp thật nhanh để đến chỗ tôi. Bố bảo về bận nên đến trễ. Bố cảm ơn cô và đón tôi về. Ngày hôm đó, dù tôi về nhà muộn nhưng tôi không bao giờ quên được tình cảm ấm áp mà cô dành cho tôi. Dường như qua chuyện đó cô và tôi trở nên thân thiết hơn. Những lúc tôi có chuyện buồn cô lại đến bên an ủi tôi, những lúc tôi có chuyện vui cô cũng vui. Có những lúc tôi mắc lỗi cô cũng không mắng mỏ, cô chỉ nhẹ nhàng nhắc nhở và bảo tôi phải sửa lỗi sai. Cô sống với con gái 5 tuổi ở nhà. Chồng cô là bộ đội, đi công tác xa nhà tết mới về được, chỉ có mẹ con cô ở nhà nên nhiều lúc cũng buồn. Có những hôm cô về muộn phải gửi con cho ông bà, nhờ ông bà trông giúp. Mặc dù vậy nhưng cô vẫn luôn vui vẻ, tươi cười. Thỉnh thoảng cô kể chuyện bé Mai Linh cho chúng tôi nghe. Cô luôn quan tâm đến tất cả chúng tôi, có việc gì khó khăn, vất vả cô đêu giúp đỡ cho lớp. Nếu không có sự giúp đỡ của cô trong lao động và cả học tập thì lớp tôi năm đó sẽ không đạt được thành tích cao - đạt lớp tiên tiến xuất sắc. Cô luôn lo lắng, chăm chút cho chúng tôi. Cô như một người mẹ thứ hai cho tất cả chúng tôi, dạy dỗ chúng tôi bao điều hay lẽ phải. Chính tấm lòng bao dung nhân hậu của cô đã giúp tôi và các bạn nhận ra lỗi sai của mình. Cô đã chỉ cho chúng tôi con đường phải đi. Rồi còn biết bao ky niệm đẹp mà cô đã dành cho tôi. Tất nhiên trong lớp không phải cô chỉ dnàh tình thương cho riêng tôi mà cho tất cả học sinh, cô coi chúng tôi như con của mình. Cô rèn chúng tôi những thói quen tốit và sửa cho chúng tôi những thói quen xấu. Chưa bao giờ cô gắt gỏng, quát mắng chúng tôi một lời nào, bao giờ cô cũng dịu dàng chỉ bảo dạy dỗ chúng tôi.
Bây giờ tôi đã là một cô học sinh lớp 8. tôi đã 14 tuổi nhưng tôi vẫn luôn nhớ như in những kỷ niệm trong sáng, đẹp đẽ, những công lao to lớn mà cô dành cho tôi. Tuy bây giờ tôi không còn học cô nữa nhưung tôi chưa bao giờ quên cô và sẽ không bao giờ quên cô. Cô luôn là cô tiên tốt bụng trong ký ức tuổi thơ của tôi. Bây giờ tôi mới hiểu sâu hơn câu tục ngữ mà mọi người thường nói:
" Muốn sang thì bắc cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy"
Các bạn hãy nhớ rằng, thầy cô giáo là người đưa ta bước vào kho tàng tri thức, bước vào thế kỷ mới - thế kỷ của tri thức.

Đỗ Hà Linh
Xem chi tiết
Phạm Thị Thu Hà
Xem chi tiết
dân chơi hệ lầy
12 tháng 3 2021 lúc 20:24

Có những người anh hùng dù bị gông tù giam cầm nhưng vẫn hiên ngang, ngẩng cao đầu hướng về tương lai. Có những người tù bị tra tấn dã man nhưng vẫn cất cao lời ca yêu nước, yêu dân. Bài “Đập đá ở Côn Lôn” của Phan Châu Trinh là một bài thơ tiêu biểu cho tinh thần như vậy, đồng thời khẳng định chí làm trai ở trên đời cần phải sống có lý tưởng, có mục tiêu.

Nhắc đến đảo Côn Lôn, chúng ta lại nhớ đến nhà tù Côn Đảo, nơi đã giam giữ biết bao nhiêu người con cách mạng. Nơi đó có máu, có nước mắt và có cả những khát khao được đập tung cánh cửa nhà tù, ra với thế giới bên ngoài để kháng chiến chống lại kẻ thù.Bài thơ là tiếng hát, tiếng lòng của người anh hùng cách mạng được cất lên giữa gông cùm Côn Đảo. Giọng thơ hào hùng, đanh thép tạo nên âm hưởng chủ đạo cho cả bài thơ.Hình ảnh một con người hiễn lên giữa nhà tù Côn Lôn thật hiên ngang, trong tư thế ngẩng cao đầu.
Dù bị giam cầm, bị khổ sai nhưng vẫn “lừng lẫy”, công việc đập đá nặng nhọc, vất vả nhưng đối với người chiến sỹ cách mạng nó chỉ là việc “con con”. Người tù bỗng trở nên hùng vĩ, to lớn, mang tầm vóc vĩ đại.

  
Thu Hà
Xem chi tiết
Phan Anh Vũ
21 tháng 12 2016 lúc 21:00

Nhắc đến truyện ký Việt Nam trước cách mạng tháng Tám có lẽ không ai là không nhớ đến Ngô Tất Tố, một cây bút lỗi lạc của văn học hiện thực đương thời: "Tắt đèn" là tác phẩm tiêu biểu của ông viết về người nông dân và hiện thực xã hội Việt Nam trong những ngày sưu thuế ở nông thôn mà chương XVIII của tác phẩm với đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" đã để lại cho người đọc nhiều ấn tượng.

Ngô Tất Tố sinh năm 1893, mất 1954, quê ở làng Lộc Hà, huyện Từ Sơn, Bắc Ninh (nay thuộc Đông Anh, ngoại thành Hà Nội). Ông xuất thân là một nhà nho gốc nông dân, là một học giả với nhiều công trình triết học và văn học cổ có giá trị; một nhà báo nổi tiếng với nhiều bài mang khuynh hướng dân chủ tiến bộ và giàu tính chiến đấu; một nhà văn hiện thực xuất sắc chuyên viết về nông thôn trước cách mạng. Sau cách mạng nhà văn tận tuỵ trong công tác tuyên truyền văn nghệ phục vụ kháng chiến chống Pháp, ông đã hy sinh trên đường công tác ở sau lưng địch. Ông để lại nhiều tác phẩm có giá trị thuộc nhiều thể loại tiêu biểu như: Các tiểu thuyết: Tắt đèn (1939), Lều chõng (1940)... ; các phóng sự: Tập án cái đình (1939); Việc làng (1940)...

Với những đóng góp lớn lao của bản thân cho nền văn học nghệ thuật nước nhà, Ngô Tất Tố đã được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn hoá nghệ thuật đợt 1 năm 1996.

Thảo Phương
21 tháng 12 2016 lúc 21:52

Khi còn nhỏ, mơ ước của anh ta là trở thành một ca sĩ nổi tiếng, cũng có khi lại muốn trở thành một giáo viên dạy thật giỏi. Tuy nhiên mơ ước đó không thành vì tại các cuộc thi anh ta đều trượt (thi tiếng hát truyền hình và đại học sư phạm). Không nản chí với mơ ước của mình, anh ta vào lính và rất hăng hái trong các phong trào đoàn thể. Anh cũng không quên thường xuyên ôn bài để tiếp tục thi đại học. Giờ đây đã đứng trên bục giảng một trường Đại học danh giá, anh không thể nào quên "thuở hàn vi" gian nan và cực khổ. Anh thấm thía lời dạy của Bác Hồ: Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền... để truyền lửa cho thế hệ mai sau.

Như Nguyễn
Xem chi tiết
NaRciSsuS_Toàn
10 tháng 12 2017 lúc 18:09

Chiếc nón là hình ảnh gắn bó quen thuộc của người phụ nữ Việt Nam. Bên cạnh áo dài, nón lá được xem là "linh hồn" của người phụ nữ Việt, là vật bất ly thân của họ trong xã hội xưa. Chiếc nón lá, giản dị và mộc mạc, che mưa che nắng cho người con gái trong lúc làm đồng áng, cũng làm tôn thêm vẻ đẹp duyên dáng đằm thắm của họ. Ở nước ta, mỗi địa phương đều có một chiếc nón đặc trưng: nón ngựa hay nón Gò Găng (Bình Định), nón quai thao (miền Bắc Việt Nam), nón bài thơ (Huế). Ngày nay, bên cạnh các loại đồ dùng  khác đa dạng và tiện dụng hơn, nón lá vẫn đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống và tinh thần con người Việt.

k cho mk nha bn

Phúc
14 tháng 12 2017 lúc 16:10

Ngôi nhà cấp bốn trong khu tập thể nhà máy Cao su Sao Vàng không được rộng lắm, nhưng bố mẹ vẫn dành cho anh Quỳnh và em hai góc học tập, kê được hai cái bàn bằng gỗ ép và chiếc ghế nhựa xinh xinh.

Trên bàn học, em đặt hai chồng sách, con lợn đất, cái bình hoa nhỏ. Cái đèn đặt sát tường, chiếm vị trí trung tâm trên mặt bàn.

Chao đèn bằng nhựa xanh gắn liền vói đế đèn bằng cái cần nhựa tím uốn cong như một cành hoa. Đế đèn bằng nhựa đen, có công tắc và nút vặn điều chỉnh độ sáng của đèn khi sử dụng. Bố em chỉ cho thắp bóng đèn 25 oắt. Bố bảo đèn sáng quá hại mắt.

Tối nào, bố mẹ cũng quy định cho em học từ 7 giờ rưỡi đến 9 giờ là đi ngủ, không cho em thức khuya đọc sách và xem ti-vi triền miên. Nền nếp đó nay đã thành một thói quen tốt đẹp.

Tuổi thơ của em gắn liền vói những cuốn sách và ánh đèn. Cái đèn bàn nhỏ bé xinh xinh là người bạn thân của em. Ánh sáng của ngọn đèn bàn sẽ dẫn em đi tới ngày mai tươi đẹp



Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/ta-cai-den-tren-ban-hoc-cua-em-c120a16879.html#ixzz51E05V7bc

Ngôi nhà cấp bốn trong khu tập thể nhà máy Cao su Sao Vàng không được rộng lắm, nhưng bố mẹ vẫn dành cho anh Quỳnh và em hai góc học tập, kê được hai cái bàn bằng gỗ ép và chiếc ghế nhựa xinh xinh.

Trên bàn học, em đặt hai chồng sách, con lợn đất, cái bình hoa nhỏ. Cái đèn đặt sát tường, chiếm vị trí trung tâm trên mặt bàn.

Chao đèn bằng nhựa xanh gắn liền vói đế đèn bằng cái cần nhựa tím uốn cong như một cành hoa. Đế đèn bằng nhựa đen, có công tắc và nút vặn điều chỉnh độ sáng của đèn khi sử dụng. Bố em chỉ cho thắp bóng đèn 25 oắt. Bố bảo đèn sáng quá hại mắt.

Tối nào, bố mẹ cũng quy định cho em học từ 7 giờ rưỡi đến 9 giờ là đi ngủ, không cho em thức khuya đọc sách và xem ti-vi triền miên. Nền nếp đó nay đã thành một thói quen tốt đẹp.

Tuổi thơ của em gắn liền vói những cuốn sách và ánh đèn. Cái đèn bàn nhỏ bé xinh xinh là người bạn thân của em. Ánh sáng của ngọn đèn bàn sẽ dẫn em đi tới ngày mai tươi đẹp


 

Tuan Dang
Xem chi tiết
KUDO SHINICHI
4 tháng 11 2017 lúc 18:30

ông ấy nói:"cháu là một đứa bé ngoan"

Bảo Lưu Quý
4 tháng 11 2017 lúc 18:42

Tôi giúp bác của tôi làm vườn rồi bác tôi nói:"Cháu là một cậu bé chăm chỉ".

phungminhanh
4 tháng 11 2017 lúc 18:53

anh xe om :"Á đù , nhìn mặt mày sinh viên anh bớt cho 5 chục"

lê trần
Xem chi tiết
Giang シ)
27 tháng 12 2021 lúc 8:03

tham khảo , bro :

Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề rất cấp thiết đang làm đau đầu các cơ quan chức năng. Ô nhiễm xảy ra ở mọi nơi: nguồn nước, không khí, đất đai, thực phẩm...Đặc biệt, ô nhiễm đang diễn ra ngay bên cạnh khu sinh sống của con người. Nguyên nhân chủ yếu gây ra ô nhiễm vẫn là do ý thức của con người. Con người khi sinh sống xả rác mọi lúc mọi nơi, họ không xử lý rác một cách hợp lý và cũng chưa được biết cách xử lý. Chủ các doanh nghiệp chưa có tâm làm nghề. Để giảm thiểu chi phí, họ không xử lý chất thải sau khi sản xuất một cách triệt để, họ đã xả thẳng trực tiếp ra môi trường, sau đó " lo lót " cơ quan chức năng ( Những cán bộ thanh tra, kiểm soát về môi trường) để có thể ngang nhiên xả thải. Nhiều vụ việc xả thải đã gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường: Vụ nhà máy fomosa xả thải làm chết cá miền trung, Vụ nhà máy Vedan xả thải ra sông Thị Vải...Những vụ việc này, làm cho dư luận hết sức bất bình, buộc những con người chưa hoàn thành đúng tránh nhiệm phải tiến hành xử lý, chịu tội trước pháp luật.

 

Linh Popopurin
Xem chi tiết
Phía sau một cô gái
31 tháng 12 2022 lúc 22:26

Công dụng:

   - Trích dẫn lời nói của nhân vật

   - Đưa ra một lời nhận định

  - Đánh dấu một từ vựng đặc biệt cần chú ý

VD:  Tôi nghĩ: " Bạch Tuyết là một cô gái hiền lành "