vòng đời của giun đũa như thế nào với vật chủ
Câu 1: Cấu tạo ngoài của giun đất thích nghi với đời sống trong đất như thế nào.Lợi ích của giun đất đối với trồng trọt như thế nào.
Câu 2: Nêu những đặt điểm cấu tạo của iun đất tiến hóa hơn giun đũa.
Câu 3: Hãy trình bày vòng đời của giun đũa và nêu các biện pháp chống giun đũa kí sinh ở người.
Câu 4: Hãy kể tên 4 đại diện của nghành giun tròn ,nêu nơi kí sinh và tác hại của chúng đối với vật chủ.
GIÚP ZỚI MÌNH ĐANG CẦN GẤP
câu 1:cấu tạo ngoài của phần đầu cơ thể giun đất gồm :
vòng tơ xung quanh mỗi đốt
lỗ sinh dục cái (ở mặt bụng đai sinh dục)
lỗ sinh dục đực( dưới lỗ sinh dục cái)
cơ thể giun đất nhờ có đối xứng hai bên phân đốt và có khoang cơ thể chính thức và chủ yếu nhờ sự chun giãn của cơ thể kết hợp với các vòng tơ mà giun đất di chuyển được
giun đất làm tơi xốp đất và làm đất thêm màu mỡ nên rất có lợi ích trong trồng trọt
câu 2:
giun đất có khoang cơ thể chính thức, giun đũa có khoang cơ thể nhưng chưa chính thức. giun đất có vòng tơ, phần đầu (có miệng), thành cơ thể phát triển và đai sinh dục chiếm 3 đốt. hậu môn phía đuôi,..... (bạn tự làm nha)
câu 3:
vòng đời của giun đũa ở cơ thể người: trứng giun đũa theo cơ quan tiêu hóa của con người chui ra ngoài, gặp điều kiện thích hợp sẽ phát triển thành dạng ấu trùng trong trứng, người ăn phải trứng giun, trứng giun sẽ đến ruột non, ấu trùng chui ra, vào máu, đi qua gan, tim, phổi, rồi lại về ruột non lần thứ 2 mới chính thức kí sinh ở đấy.
câu 4: 4 đại diện của ngành giun tròn:
+) giun đũa( kí sinh ở ruột non người, tác hại đối với vật chủ: lấy chất dinh dưỡng, gây độc tố, tắc ống mật)
+) giun kim( kí sinh ở ruột già người, nhất là ở trẻ em, ban đêm giun cái đến hậu môn để đẻ trứng gây ngứa ngáy, giun kim hút chất dinh dưỡng của con người, gây ra các bệnh nguy hiểm)
+) giun móc câu( kí sinh ở tá tràng người, làm con người xanh xao, vàng vọt, mắc bệnh)
+) giun rễ lúa( kí sinh ở rễ lúa gây thối rễ, lá úa vàng rồi cây chết, gây bệnh vang lụi, nguy hại ở cây lúa)
ui da~~, mỏi tay quá, kiến nhẫn lắm mới làm hết cho đấy nhé
1.Cấu tạo ngoài của giun đất thích nghi với đời sống chui rúc trong đất được thể hiện: cơ thể dài, gồm nhiều đốt. ở phần đầu có vòng tơ xung quanh mỗi đốt, dùng để tì vào đất khi giun bò (giun đất không có chân). Khi tìm kiếm thức ăn, nếu gặp môi trường khô và cứng, giun tiết chất nhày làm mềm đất rồi nuốt đất vào miệng.
lợi ích :
- Khi đào hang và di chuyển, giun đất đã làm cho đất tơi, xốp hơn, không khí hòa tan trong đất nhiều hơn, giúp rễ cây nhận được nhiều ôxi hơn để hô hấp.
- Phân giun đất có tác dụng làm tăng tính chịu nước, tăng lượng mùn, các muối canxi và kali dề tiêu cho đất. Chúng góp phần chuyển từ mồi trường chất chua hoặc kiềm về môi trường trung tính thích hợp cho cây. Chúng đấy mạnh hoạt động của vi sinh vật có ích cho đất.
Các hoạt động trên của vi sinh vật góp phần làm tăng năng suất cây trồng.
2. đặc điểm :
- Cơ thể phân đốt giúp cơ thể vận động linh hoạt- Cơ thể có thể xoang chính thức, trong xoang có dịch thể xoang góp phần xúc tiến các quá trình sinh lí cơ thể.- Xuất hiện chân bên: cơ quan di chuyển chuyên hóa chính thức.- Xuất hiện hệ tuần hoàn và hệ hô hấp đầu tiên.Vòng đời của giun đũa khác sán lá gan như thế nào???
- Sán đẻ nhiều trứng (khoảng 4000 trứng mỗi ngày). Trứng gặp nước nở thành ấu trùng có lông bơi.
Ấu trùng chui vào sông kí sinh trong loài ốc ruộng, sinh sản cho ra nhiều ấu trùng có đuôi.
Ấu trùng có đuôi rời khỏi cơ thế ốc, bám vào cây cỏ. bèo và cây thủy sinh, rụng đuôi, kết vò cứng, trở thành kén sán.
Nếu trâu bò ăn phải cây cỏ có kén sán, sẽ bị nhiễm bệnh sán lá gan.
1) Nêu tác hại của trùng kiết lị và biện pháp phòng chống.
2) Vì sao bệnh sốt rét hay xảy ra ở vùng núi .
3) Nêu đặc điểm, đại diện, vai trò của ngành ruột khoang. Ruột khoang có những đặc điểmgì tiến hóa hơn so với ngành động vật nguyên sinh?
4) Kể tên các đại diện của ngành giun dẹp. Sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh như thế nào?
5) Vì sao trâu bò nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiều.
6) Viết sơ đồ vòng đời của sán lá gan.
7) So sánh đặc điểm cấu tạo của giun đất so với sán lá gan.
8) Nêu tác hại của giu đũa. Các biện pháp phòng tránh bệnh giun đũa.
9) Cấu tạo ngoài của giun đất thích nghi với đời sông như thế nào. Nêu lợi ích của giun đất đối với nông nghiệp.
10) Cách mổ giun đũa.
Câu 2 :
Miền núi là nơi có khí hậu nóng ẩm , trình độ dân trí còn thấp , máy móc thiết bị còn lạc hậu , người dân chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường cũng như không có các loại thuốc trị bệnh ,... Tất cả các lí do đó đều tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi Anophen phát triển mạnh nên dễ xảy ra sốt rét .
@phynit
Câu 10: Trả lời:
Giun đũa sống kí sinh trong cơ thể người nên dù có lấy ra cũng rất khó mổ xẻ , ta chỉ có thể uống thuốc sổ giun vào để cho lớp vỏ cuticun của giun đũa bị hư và giun đũa cũng sẽ trở thành thức ăn bị tiêu hóa trong bụng người.
để thích nghi với đời sống kí sinh trong ống tiêu hóa của người hoặc vật, giun đũa có cấu tạo như thế nào
Giun đũa có lớp vỏ ngoài bao bọc bởi lớp cuticun lúc nào cũng căng tròn để tránh bị tiêu hóa bởi dịch tiêu hóa trong dạ dày con người.
Chúc bạn học tốt môn Sinh học
Vì giun đũa có lớp vỏ cuticun, luôn căng tròn vs có tác dụng như 1 "lớp áo giáp" bảo vệ nó ko bi tiêu hóa bởi Enzim và Dịch tiêu hóa trong ruột non của ng
Hi vọng baan5 học tốt
mn ơi cho mik xíu là vòng đời khép kín của giun đũa diễn ra như nào ạ
Vòng đời giun đũa: - Trứng theo phân ra ngoài, dặp ẩm và thoáng khí phát triển thành ấu trùng trong trứng . Người ăn phải. Trứng giun đến ruột non ấu trùng chui ra --> vào máu đi qua gan -> tim -> phổi rồi về lại ruột non mới chính thức ký sinh ở đấy.
Sơ đồ:
Trứng giun theo phân ra ngoài, gặp ẩm & thoáng khí, phát triển thành dạng ấu trùng trong trứng. Người ăn phải trứng giun, đến ruột non, ấu trùng chui ra, vào máu, đi qua gan, tim, phổi, rồi về lại ruột non lần thứ hai mới chính thức kí sinh ở đấy.
Thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
- Các loại giun tròn thường kí sinh ở đâu và gây ra các tác hại gì cho vật chủ?
- Hãy giải thích sơ đồ vòng đời giun kim ở hình 14.4
+ Giun gây cho trẻ em nhiều phiền toái như thế nào?
+ Do thói quen nào của trẻ mà giun khép kín được vòng đời?
- Để đề phòng bệnh giun, chúng ta phải có biện pháp gì?
- Các loại giun tròn thường kí sinh ở nơi giàu chất dinh dưỡng ở cơ thể người động vật, thực vật như: ruột non, hệ bạch huyết, rễ lúa,…
→ Lấy chất dinh dưỡng của vật chủ, gây viêm nhiễm nơi kí sinh, tiết ra độc tố có hại → ngăn cản sự phát triển của vật chủ.
- Giải thích sơ đồ vòng đời giun kim ở hình 14.4:
Giun kim đẻ trứng ở hậu môn trẻ em vì ở đây thoáng khí → gây ngứa → trẻ em gãi → theo thói quen trẻ em đưa tay lên miệng → khép kín vòng đời của giun.
- Để đề phòng bệnh giun đối với người:
+ Ăn chín, uống sôi, ăn thức ăn sạch, đậy kín thức ăn
+ Đi dép giầy ủng khi tiếp xúc với đất ẩm
+ Giáo dục trẻ bỏ thói quen mút tay
+ Giữ vệ sinh môi trường, diệt ruồi nhặng,…
- Đối với thực vật:
+ Chọn giống khỏe, kháng bệnh tốt
+ Xử lí hạt giống và bộ rễ cây trồng
+ Dùng biện pháp canh tác tăng sức đề kháng cây trồng.
Các loại giun tròn thường kí sinh ở đâu và gây ra các tác hại gì cho vật chủ?
Giun kim gây cho trẻ em điều phiền toái như thế nào?
Do thói quen nào ở trẻ em mà giun kim khép kín được vòng đời?
cấu tạo giun đũa khác vs sán lá gan như thế nào? Nêu đặc điểm giun đũa thích nghi vs đời sống kí sinh.
Sán lá gan | Giun đũa |
– Cơ thể hình lá, dẹp, màu đỏ. | – Cơ thể thon dài, 2 đầu thon lại (tiết diện ngang hình tròn). |
– Các giác bám phát triển. | – Có lớp vỏ cutincun bọc ngoài cơ thể. |
– Có hai nhánh ruột vừa tiêu hóa vừa dẫn thức ăn nuôi cơ thể, không có hậu môn. | – Ống tiêu hóa bắt đầu từ miệng, kết thúc ở hậu môn. |
– Sinh sản: lưỡng tính (có bộ phận đực và cái riêng, có tuyến noãn hoàng), đẻ trứng 4000 trứng mỗi ngày. | – Sinh sản: phân tính, tuyến sinh dục đực và cái đều ở dạng ống. Thụ tinh trong, con cái đẻ khoảng 200000 trứng một ngày. |
Giun đũa thích nghi với đời sống kí sinh trong ruột non người vì:
_Có vỏ cuticun
_Dinh dưỡng khỏe
_Đẻ nhiều trứng
_Có khả năng phát tán rộng
Tham khảo
Đặc điếm cấu tạo của sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh là: Sán lá gan dùng 2 giác bám chắc vào nội tạng vật chu. Hầu có cơ khỏe giúp miệng hút chất dinh dưỡng từ môi trường kí sinh đưa vào 2 nhánh ruột rồi sau đó phân thành nhiều nhánh nhỏ đế vừa tiêu hóa vừa dẫn chất dinh dưỡng nuôi cơ thể.
Mặt khác, sán lá gan đẻ rất nhiều trứng và ấu trùng cũng có khả năng sinh sản làm cho số lượng cá thế ở thế hệ sau rất nhiều. Cho nên, dù tỉ lệ tử vong cao, chúng vẫn còn sống sót và phát triển để duy trì nòi giống.
Câu 1: Nêu các biện pháp phòng tránh giun sán. Giun sán có tác hại như thế nào?
Câu 2: Nhờ đặc điểm nào mà giun đũa có thể chui rúc vào được ống mật, và hậu quả sẽ như thế nào?
Câu 3: Trình bày cấu tạo ngoài và trong của giun đất thích nghi với đời sống trong đất.
- Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, không nghịch bẩn, thường xuyên tắm rửa, không đi chân đất, không để trẻ bò lê la dưới đất. Cắt móng tay, đi dép thường xuyên, bảo hộ lao động khi tiếp xúc với đất.
- Thực hiện ăn chín, uống sôi, ăn các thức ăn đã được nấu chín kỹ, chế biến hợp vệ sinh.
1.Tham Khảo:
- Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, không nghịch bẩn, thường xuyên tắm rửa, không đi chân đất, không để trẻ bò lê la dưới đất. Cắt móng tay, đi dép thường xuyên, bảo hộ lao động khi tiếp xúc với đất. - Thực hiện ăn chín, uống sôi, ăn các thức ăn đã được nấu chín kỹ, chế biến hợp vệ sinh.
Tác hại nhiễm giun sán. Những người bị nhiễm giun truyền qua đất thường không có triệu chứng hoặc có một số các triệu chứng như đau bụng, chán ăn. Khi bị nhiễm giun nặng có thể gây ra một loạt các vấn đề sức khỏe, bao gồm: tiêu chảy, mất máu, chậm phát triển thể chất và nhận thức.
Tham Khảo:
Câu 1.
Học sinh nêu được những biểu hiện | Điểm |
- Giun sán kí sinh hút chất dinh dưỡng của vật chủ làm cho cơ thể vật chủ gầy, yếu, xanh xao, chậm phát triển. | 1 đ |
- Các biện pháp phòng tránh giun sán: vệ sinh ăn uống, vệ sinh cơ thể, vệ sinh môi trường… | 1đ |
Câu 2.
Học sinh nêu được | Điểm |
Giun đũa chui vào được ống mật nhờ đặc điểm: Đầu rất nhỏ chỉ bằng đầu kimCơ thể thon nhọn hai đầu | 0.5đ 0.5đ |
Hậu quả: Giun đũa chui vào ống mật, gây tắc ống dẫn mật,viêm túi mật, vàng da do ứ mật, gây đau bụng dữ dội. | 0.5đ 0.5đ |
Câu 3.
Tên | |
Nơi sống: trong đất ẩm | 0.2đ |
Hoạt động kiếm ăn: ban đêm | 0.2 đ |
Cơ thể dài, thuôn 2 đầu. | 0.2đ |
Phân đốt, mỗi đốt có vòng tơ (chi bên). | 0.2đ |
Chất nhày → da trơn. | 0.2đ |
Có đai sinh dục và lỗ sinh dục. | 0.2đ |
Có khoang cơ thể chính thức, chứa dịch. | 0.2đ |
Hệ tiêu hoá: phân hoá rõ: lỗ miệng, hầu, thực quản diều, dạ dày cơ, ruột tịt, hậu môn. | 0.2đ |
Hệ tuần hoàn: Mạch lưng, mạch bụng, vòng hầu (tim đơn giản), tuần hoàn kín. | 0.2đ |
Hệ thần kinh: chuỗi hạch thần kinh, dây thần kinh. | 0.2đ |